1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ứng dụng microstation trong xây dựng bản đồ và hoàn thiện cơ sở dữ liệu địa chính xã thạch định, huyện thạch thành, tỉnh thanh hóa

66 5 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ứng Dụng Microstation Trong Xây Dựng Bản Đồ Và Hoàn Thiện Cơ Sở Dữ Liệu Địa Chính Xã Thạch Định, Huyện Thạch Thành, Tỉnh Thanh Hóa
Tác giả Cù Thị Ngọc Hà
Người hướng dẫn TS. Chu Thị Bình
Trường học Trường Đại Học Lâm Nghiệp
Chuyên ngành Quản Lý Đất Đai
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2010
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 12,78 MB

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP KHOA KINH TE & QUAN TRỊ KINH DOANH

KHỐ LUẬN TĨT NGHIỆP

ỨNG DỤNG MICROSTATION TRONG XÂY DỰNG BẢN ĐÒ

VA HOAN THIEN CO SO DU LIEU DIA CHINH XA THACH DINH, HUYEN THACH THANH, TINH THANH HOA

NGANH: QUAN LY DAT DAI

MÃ SỐ: 403

Giáo viên hướng dẫn : TS Chu Thị Bình

Sinh viên thực hiện _ : Cù Thị Ngọc Hà

Khoá học + 2006 - 2010

Trang 2

LOI NOI DAU

Để hồn thành khố hoc 2006 — 2010, được sự đồng ý của Ban giám

hiệu trường Đại học Lâm Nghiệp, ban chủ nhiệm khoa Kinh tế và quản trị kinh doanh, đưới sự hướng dẫn của cô giáo, tiến sĩ Chu Thị Bình, tơi đã thực

hiện đề tài: “Ứng dụng Microstation trong xây dựng bản đồ và hoàn thiện

cơ sở dữ liệu địa chính xã Thạch Định, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hố”

Với tắm lịng biết ơn sâu sắc, tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường,

khoa kinh tế và quản trị kinh doanh, các thầy cô giáo Đặc biệt là TS Chu Thị

Bình người đã nhiệt tình chu đáo hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong q trình hồn thành đề tài này

Tơi xin gửi lời cảm ơn đến Đoàn đo đạc bản đồ và quy hoạch - Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hoá đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi, cung

cấp các số liệu chính xác cho tơi trong thời gian thực tập để thực hiện đề tài

Với sự nỗ lực của bản thân nhưng do trình độ và thời gian hạn chế nên

đề tài không tránh khỏi những thiếu sót Tơi kính mong được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn để đề tài này được hoàn thiện hơn

Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2010 Sinh viên thực hiện

Trang 3

i MUC LUC

i DAT VAN DE

Chuong 1

TONG QUAN VAN DE NGHIEN CUU

| 1.1 Công tác quản lý và tình hình sử dụng đât đai của tỉnh Thanh Hoá

| 1.2 Nghiên cứu sơ lược quá trình thành lập bản đô địa chính và cơng ngh

thành lập bản đơ địa chính

| 1.3 Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu

Chương 2

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

2.2 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

2.3 Nội dung nghiên cứu

2.4 Phương pháp nghiên cứu

3.1.1 Khái niệm ban 46 di

3.1.2 Các yếu tô cơ bản của bản đồ địa chính

i 3.1.3 Nội dụng của bản đỗ địa chính

3.2 Cơ sở toán học của bản đồ địa chính

3.2.1 Lưới khống ché toa độ địa chính 3.2.2 Hệ thống tỷ lệ bản đồ địa chính

3.2.3 Phương pháp chia mảnh và đánh sơ bản đơ địa chính 3.3 Yêu cầu độ chính xác của bản đồ địa chín]

3.4 Bản đồ địa chính số 10 10 10 dị 15 17 17 .5.1 ệ 17 352; Xử lý dữ liệu 19 3.5.3 Biển thị đữ liệu 19 3.5.4 Lưu trữ dữ liệ 19

3.5,5 Phan mém Microstation và Famis ứng dụng trong thành lập bản đồ

địa chính 19

3.6 Hồ sơ kỹ thị

Chương 4

KÉT QUẢ

4.1 Đặc điểm của khu vực nghiên cứu

4.1.1 Vị trí địa lý, diện tích tự nhiên 4.1.2 Điều kiện tự nhiên và dân số

4,1.3 Tình hình kinh tế xã hội và quản lý sử dụng đất đai 4.1.4 Tình hình giao thơng, thuỷ lợi

4.2 Sơ đồ quy trình các bước thực hiện

Trang 4

4.3 Kết quả thu thập các tài liệu và phần mềm phục vụ nghiên cứn 27

4.3.1 Các tài liệu được sử dụng cho nghiên cứu

4.3.2 Các phần mềm dùng trong đề tài 4.4 Kết quả xử lý bản đồ

4.4.1 Tạo file bản đồ mới

4.4.2 Quá trình nắn chỉnh ảni

4.4.3 Số hố các lớp thơng tin của bản đồ đã được nắn

4.4.4 Bỗ sung biến động và nhập CSDL không gian thửa đi 4.4.5 Tao Topology

4.5 Tao CSDL dia chinh khu vực nghiên cứu

Trang 5

1.GIS 2 CSDL 3 HDND 4 UBND 5.QLDD

DANH MUC CAC TU VIET TAT

: Hệ thống thông tin địa lý

: Cơ sở dữ liệu

: Hội đồng nhân dân

: Uỷ ban nhân dân

Trang 6

DANH MUC HiNH, SO DO VA BANG BIEU Bảng 2.1 Hệ thống tỷ lệ bản đồ địa chính

Bảng 2.2 Tóm tắt một số thông số phân chỉa tỷ lệ bản đồ Bảng 4.1 Bảng toạ độ bốn điểm góc lưới

Bang 4.1 Thống kê điện tích các loại đất

Sơ đồ 4.1 Sơ đồ các bước thực hiện

Hình 3.1 Mơ tả hồ sơ kỹ thuật thửa đất

Hình 4.1 Bản đồ hành chính huyện Thạch Thành Hình 4.1 Chọn các thông số tạo file bản đồ mới

Hình 4.2 Hộp thoai Design File Settings

Hình 4.3 Trích dẫn khung lưới chứa 14 mảnh bản đồ

Hình 4.4 Trích dẫn khung lưới cho mảnh bản đồ địa chính số 1 Hình 4.5 Hộp thoại chọn đường dẫn đến file ảnh bản đồ

Hình 4.6 Thanh cơng cụ của IRASB

Hình 4.7 Menu chức năng của phần mềm FAMIS

Hình 4.8 Hộp thoại chọn các lớp thông tin

Hình 4.9 Hộp thoại chọn các đối tượng kiểu điểm

Hình 4.10 Hộp thoại chọn và viết các đối tượng kiểu chữ

Hình 4.11 Hộp thoại MRE Clean

Hình 4.12 Hộp thoại thiết lập thơng số

Hình 4.13 Hộp thoại thiết lập thơng số cho từng level

Hình 4.14 MRE Clean bắt đầu sửa các lỗi

Hình 4.15 Hộp thoại biển thị các lỗi Flag

Hình 4.16, Trích dẫn lỗi bắt điểm chưa tới được tìm thấy bằng MRF FELAG

Hình 4.17 Hộp thoại chọn thông số trong chức năng tao ving

Hình 4.18 Kết quả tạo Topology Hình 4.19 Kết quả đánh số thửa

Hình 4.22 Trích mơ tả bảng SCDL địa chính

Trang 7

Hình 4.22 Kết quả của việc tạo nhãn

Hình 4.23 Hộp thoại chọn các thông tin vẽ khung bản đồ địa chính

Trang 8

DAT VAN DE

Dat dai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là

thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu

dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá - xã hội, an ninh quốc phòng

Từ xưa nhân dân ta đã có câu "Tắc đất, tắc vàng" càng, khẳng định giá trị to

lớn của đất đai Do đó việc quản lý, bảo vệ và sử dụng tốt nguồn tài nguyên đất

đai là mục đích hàng đầu của mỗi quốc gia ở mọi thời đại

Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của xã hội đã kéo theo nhiều nhu cầu sử dụng đất rất lớn đặc biệt là nhu cầu đất cho xây dựng các khu

công nghiệp, đường giao thơng, các cơng trình công cộng nảy sinh nhiều vấn đề như tranh chấp đắt đai, thu hồi đất, lắn chiếm, giải phóng mặt bằng Thực tế đặt

ra cho ngành quản lý đắt đai rất nhiều vấn đề cần giải quyết

Tuy nhiên ở nước ta công nghệ địa chính chưa thực sự phát triển, công tác

quản lý đất đai và xây dựng bản đồ ở các cấp vẫn còn gặp nhiều khó khăn Hầu

hết các bản đồ được lưu trữ trên giấy thông tin chưa được cập nhật Trong những

năm gần đây hệ thống thông tin địa lý cùng với những phần mềm hỗ trợ đã giúp

Trang 9

Chuong 1

TONG QUAN VAN DE NGHIEN CUU

1.1 Công tác quản lý và tình hình sử dụng đất đai của tỉnh Thanh Hoá

Thanh Hoá là tỉnh có tiềm năng đất đai, dân số và tài nguyên thiện nhiên khá lớn so với cả nước, về dân số tính đến 1/ 4/ 2009 có 3.400.239 người Diện tích tự

nhiên là 11.106 km” đứng hàng thứ § so với các tỉnh trong cả nước

Là tỉnh đất rộng, dân số đơng, có truyền thông cách mạng kiên cường và lao động sáng tạo, có tiềm năng phát triển kinh tế tồn điện Có điều kiện về vị ví địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế theo hướng cơng

nghiệp hố - hiện đại hố nơng thơn trên nhiều lĩnh vực Song Thanh Hoá phần

lớn dân số sống bằng nghề nông nghiệp, cơ cấu kinh tế nông nghiệp thường chiếm

tỷ lệ 45- 50 % GDP của tỉnh Trong khi đó bình qn diện tích đất nơng nghiệp

theo đầu người thấp và giảm dần, hàng năm do dân số tăng và đất nông nghiệp

phải chuyển cho các mục đích sử dụng khác

Nhận thức đúng đắn về tim quan trọng của tài nguyên đất trong việc phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng, tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh đã đầu tư thích đáng cho cơng tác quản lý và sử dụng đất Từ tổ chức, cơ sở vật chất, đầu tư

kinh phí đến nay công tác quản lý sử dụng đất đã đạt được nhiều thành quả

đáng kẻ

Nhìn chung cơng tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá được triển khai khá đồng bộ và ngày càng có nề nếp, khoa học và hiệu quả hơn, đã có tác động tích cực đén mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phịng Sản lượng

lương thực nơng sản ngay càng tăng đã phục vụ cho công nghiệp phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được ôn định và nâng cao Các vụ lộn xộn gây mắt trật tự xuất phát từ nguyên nhân do quản lý sử dụng đắt đai đã ngày một giảm

1.2 Nghiên cứu sơ lược quá trình thành lập bản đồ địa chính và công

nghệ thành lập bán đồ địa chính

Trong quá trình phát triển của xã hội lồi người thì vấn đề đất đai luôn

được chú ý hàng đầu Trong các q trình đó, con người đã sớm nghĩ ra bản

Trang 10

đồ nói chung và bản đồ địa chính nói riêng Tuy nhiên ở mỗi dân tộc lại có

ic điểm riêng, ở nước ta khi hình thành nên hệ thống địa chính và ra đời

một

bản đồ địa chính ban đầu chỉ là bản phác hoạ các thửa đất mà ở đó chỉ cho

biết vị trí tương đối của nó so với các thửa xung quanh Khi xã hội phát triển

thì các bản đồ địa chính được thành lập với các đặc điểm về nội dung và hình

thức được chính xác, chặt chẽ và gọn nhẹ hơn

Về công nghệ trong lĩnh vực địa chính cũng phát triển song song với sự

phát triển của xã hội, khi mới bắt đầu thì công nghệ thô sơ chỉ là đo vẽ đơn

giản Vào thời kỳ phát triển như hiện nay thì cơng nghệ địa chính có bước phát triển vượt bậc đặc biệt là sự ra đời của hệ thống thông tin dia ly (GIS) đã có những ứng dụng rất lớn trong công tác thành lập bản đồ địa chính Với sự lớn mạnh của công nghệ thông tin, máy móc, cơng nghệ đồ hoạ, sự ra đời các

phần mềm tin học đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho công tác thành lập bản

đồ địa chính Ngày nay việc sử dụng công nghệ tin học vào cơng tác địa chính

là rất cần thiết không những hạn chế được các sai số đồ hoạ, dễ lưu trữ, dễ ập nhật, chỉnh sửa thơng tin mà nó còn đem đến cho người sử dụng sự tiện lợi, nhanh chóng trong q trình khai khác các thông tin

1.3 Sự cẦn thiết của vấn đề nghiên cứu

Hiện nay ở các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai Microstation đã trở thành phần mềm chuyên dụng không thể thiếu được do nó có khả năng xây dựng quản lý các đối tượng đồ hoạ, thể hiện các yếu tố bản đồ, tốc độ khai thác và cập nhật nhanh chóng với khả năng ứng dụng cao trong thực tế bởi vậy việc ứng dụng Microstation trong xây dựng bản đồ và hoàn thiện cơ sở dữ liệu địa chính là hết sức cẦn thiết giúp cho quá trình quản lý của địa phương

được dễ dàng hơn đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của xã Thạch

Trang 11

Chương 2

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

- Xây dựng và cập nhật được những biến động bản đồ địa chính xã

Thạch Định, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hố

- Hồn thiện được hệ thống cơ sở dữ liệu địa chính cho tồn bộ xã Thạch Định, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá

- Thành lập được bản đồ địa chính của khu vực nghiên cứu đảm bảo độ chính xác

- Đề ra các phương hướng, biện pháp nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác quản lý và sử dụng đất đai của địa phương

2.2 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

- Giới hạn khu vực xây dựng bản đồ địa chính và hoàn thiện cơ sở dữ liệu địa chính là xã Thạch Định, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hố

- Trong khn khổ đề tài này đã sử dụng những số liệu có sẵn và tiến

hành điều tra những khu vực biến động bổ sung vào tờ bản đồ địa chính và cơ sở dữ liệu địa chính của khu vực nghiên cứu

2.3 Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu các chỉ tiêu kỹ thuật và các quy phạm quy định cho việc xây dựng bản đồ địa chính

- Nghiên cứu các quá trình sử dụng các phần mềm tin học vào việc thành lập bản đồ địa chính

~ Xây dựng bản đị số địa chính của khu vực nghiên cứu

~ Xây dựng và hoàn thiện cơ sở đữ liệu địa chính của khu vực nghiên cứu - Thống kê diện tích các loại đất

Trang 12

2.4 Phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Phương pháp thu thập số liệu

Trong công tác xây dựng bản đồ nói chung và hoàn thiện cở sở dữ liệu

thì việc thu thập tài liệu là việc rất quan trọng Do đó việc thu thập, kiểm tra, đánh giá các tài liệu, số liệu sẵn có và điều tra thực địa theo những yêu cầu

đặt ra được chú trọng hàng đầu

Sử dụng các phương pháp sau đây để thu thập số liệu:

- Kế thừa có chọn lọc các bản đồ, tài liệu đã có tại khu vực nghiên cứu:

các tờ bản đồ địa chính giấy, số mục kê, báo cáo tình hình sử dụng đất

- Thu thập số liệu thực địa để bỗ xung CSDL bằng cách đi thực tế của

khu vực và đôi chiêu với sô liệu có sẵn

2.4.2 Phương pháp xử lý số liệu

- Tiến hành quét bản đồ địa chính giây rồi nắn ảnh số hoá, biên tập và

hoàn thiện các cơ sở dữ liệu thành lập nên bản đồ địa chính số

- Sử dụng các phần mềm chuyên dụng như: Microstation, Famis dễ sữa

chữa biên tập, cập nhật những thay đổi của từng thửa đất vào cơ sở dữ liệu địa

chính của khu vực

- Sử dụng phần mém Microsoft Exel, Microsoft Word để xử lý các số liệu điều tra ngoài thực địa

Trang 13

Chương3

CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VÁN ĐÈ NGHIÊN CỨU

3.1 Ban đồ địa chính

3.1.1 Khái niệm bản đồ địa chính

Bản đồ địa chính là bản đồ chuyên ngành đất đai, trên bản đồ thể hiện

chính xác vị trí, ranh giới, diện tích và một số thơng tin địa chính của từng

thửa đất, từng vùng đắt, bản đồ địa chính cịn thể hiện các thông tin khác liên

quan đến đất đai

Bản đồ địa chính là tài liệu cơ bản nhất của bộ hồ sơ địa chính, mang tính pháp lý cao phục vụ quản lý chặt chẽ đất đai đến từng thửa đất, chủ sử

dụng đất, bản đồ địa chính được lập theo đơn vị hành chính cơ sở Xã,

phường, thị trấn và thống nhất trong phạm vi cả nước Bản đồ địa chính

thường xuyên được cập nhật các thay đổi hợp pháp của thửa đắt, được dùng làm cơ sở thực hiện một số nhiệm vụ: Thống kê đất đai, xác nhận hiện trạng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập quy hoạch, kế hoạch, giải quyết tranh chấp

Bản đồ địa chính được thành lập ở dạng giấy và dạng bản đồ số song

do những nhược điểm của bản đồ giấy gặp phải như chịu ảnh hưởng của sai

số đồ hoạ, CSDL cồng kểnh, tìm kiếm, truy cập thơng tin chậm, khả năng phân tích tổng hợp thông tin không nhanh nên người ta đang chuyển dần

sang sử dụng bản đồ số do bản đồ số khắc phục được những nhược điểm của bản đồ giấy, đồng (bời phục vụ kịp thời các yêu cầu sử dụng của các cơ quan nhà nước, cơ quan kinh tế, kỹ thuật

3.1.2 Các yếu tố cơ bản của bản đồ địa chính

Bản đồ địa chính được sử dụng trong quản lý đất đai là bộ bản đồ biên

Trang 14

dễ dang vận dụng trong quá trình thành lập, sử dụng bản dé va quản lý đất

đai, ta cần hiểu rõ bản chất một số yếu tố cơ bản của bản đồ địa chính

Yếu tố điểm: Điểm là một vị trí được đánh dấu ở thực địa bằng dấu mốc đặc biệt Trong thực tế đó là các điểm trắc địa, các điểm đặc trưng trên

đường biên thửa đất, các điểm đặc trưng của địa vật, địa hình Trong địa chính

cần quản lý dấu mốc thẻ hiện ở thực địa và toạ độ của chúng

Yếu tố đường: Đó là các đường, đoạn thắng, đường cong nói các điểm

và địa vật lại với nhau, Đối với đoạn thẳng cần quản lý toạ độ điểm đầu và

điểm cuối, phương vị cạnh đó

'Thửa đất: Là yếu tố quan trọng của đất đai Thửa đất là một mảnh đất

tồn tại ở thực địa có diện tích xác định, được giới hạn bởi một đường bao khép kin, thuộc một chủ sở hữu hoặc chủ sử dụng nhất định Mọi thửa đất đều được đặt tên, tức là gán cho nó 1 số hiệu địa chính, số hiệu này thường

được đặt theo thứ tự trên từng tờ bản đồ địa chính Ngồi số hiệu địa chính, các thửa đất cịn có các đặc trưng như địa đanh, tên riêng của khu đất, xứ đồng, lô đất, địa chỉ thơn, đường phó, và địa danh thửa đắt giúp cho viéc nhan

dạng, phân biệt thửa này với thửa khác trên phạm vi địa phương và quốc gia

Thửa đất phụ: Trên 1 thửa đất lớn có thể tồn tại các thửa nhỏ có

đường ranh giới phân chia khơng ổn định, có các phần được sử dụng vào các mục đích khác nhau, trồng cây khác nhau, mức tính thuế khác nhau, thậm chí

thường xuyên thay đổi chủ sử dụng đất Loại thửa nhỏ này được gọi là thửa

đất phụ hay đợn vị phụ tính thuế

Lơ đất: là

vùng đắt có thể gồm một hoặc nhiều thửa đất Thông thường

lô đất được giới hạn bởi các con đường, kênh mương, sơng ngịi Đất đai được chia lô theo điều kiện địa lý như có cùng độ cao, độ đốc, theo điều kiện giao thông thuỷ lợi, theo mục đích sử dụng bay cùng loại cây trồng

Trang 15

Thôn, bản, xóm, ấp: Đó là các cụm dân cư tạo thanh 1 céng déng người cùng sống và lao động sản xuất trên cùng 1 ving dat Các cụm dân cư

thường có sự liên kết mạnh về các yếu tố dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp

Xã, phường: Là đơn vị hành chính cơ sở gồm nhiều thôn, bản hoặc

đường phó đó là đơn vị hành chính có đầy đủ các tổ chức quyền lực để thực

hiên chức năng quản lý nhà nước một các toàn điện đối với các hoạt động về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trong phạm vi lãnh thể của mình Thơng thường bản đồ địa chính được đo vẽ và biên tậo theo đơn vị hành chính cơ sở

xã phường để sử dụng trong quá trình quản lý đất đai 3.1.3 Nội dụng của bán đồ địa chính

Bản đồ địa chính là tài liệu chủ yếu trong bộ hồ sơ địa chính vì vậy trên

bản đồ cần thể hiện đầy đủ các nội dung đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai Điểm khống chế toạ độ va độ cao: Trên bản đồ cần thể hiện đầy đủ

các điểm khống chế toạ độ và độ cao nhà nước các cấp, lưới toạ độ địa chính

cấp I, cấp II và các điểm khống chế đo vẽ có chôn mốc để sử dụng lâu dài

Đây là yếu tố đạng điểm, cần thể hiện chính xác đến 0,1mm trên bản đồ

Địa giới hành chính các cấp: Cần thẻ

n chính xác đường địa giới

quốc gia, địa giới hành chính các cấp tỉnh, huyện, xã, các mốc giới hành

chính, các điểm ngoặt của đường địa giới Khi đường địa giới hành chính các

cấp trùng nhau thì biểu thị đường địa giới cấp cao nhất Các đường địa giới

phải phù hợp với hồ sơ địa giới đang được lưu trữ trong các cơ quan nhà nước

Ranh giới thửa đất: Thửa đất là yếu tố cơ bản của bản đồ địa chính Ranh giới thửa đất được thể hiện trên bản đồ bằng đường viền khép kín dạng đường gấp khúc hoặc dường cong Để xác định vị trí thửa đất cần đo vẽ chính

Trang 16

Loại đất: Tiến hành phân loại và thể hiện 3 loại đất chính là đất nơng nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng Trên bản đồ địa chính cần phân loại đến từng thửa đất, từng loại đất chỉ tiết

Cơng trình xây dựng trên đất: Khi đo vẽ bản đồ tỷ lệ lớn ở vùng đất

thổ cư, đặc biệt là ở khu vực đơ thị thì trên từng thửa đất còn phải thể hiện

chính xác ranh giới các cơng trình xây dựng cố định như nhà ở, nhà làm việc Các cơng trình xây dựng được xác định theo mép tường phía ngồi Trên vị trí cơng trình cịn biểu thị tính chất cơng trình như nhà gạch, nhà bê tông, nhà nhiều tầng

Ranh giới sử dụng đất: Trên bản đồ thẻ hiện ranh giới các khu dân cư,

ranh giới lãnh thổ sử dụng đất của các doanh nghiệp, của các tổ chức xã hội,

doanh trại quân đội

Hệ thống giao thông: Cần thể hiện tắt cả các loại đường sắt, đường bộ,

UL

đường hàng không, đường trong làng, ngoài đồng, đường phó, ngõ phố

có trên địa bàn Đo vẽ chính xác vị trí tim đường, mặt đường, chỉ giới đường,

các cơng trình cầu cống trên đường và tính chất con đường Giới hạn thể hiện hệ thống giao thông là chân đường, đường có độ rộng lớn hơn hoặc bằng 0,5mm trên bản đồ phải vẽ 2 nét, nếu độ rộng nhỏ hơn 0,5 thì vẽ 1 nét và ghi chú độ rộng

Mạng lưới thuỷ văn: Thẻ hiện hệ thống sơng ngịi, kênh mương, ao

hồ có trên địa bàn được thể hiện theo mức nước cao nhất hoặc mực nước tại

thời điểm đo vẽ Độ rộng kênh mương lớn hơn hoặc bằng 0.5mm trên bản đồ phải vẽ 2 nẻt, nếu độ rộng nhỏ hơn 0,5mm thì vẽ 1 nét theo đường tim của nó và ghi chú độ rộng Khi đo vẽ trong các khu dân cư thì phải vẽ chính xác các rãnh thốt nước cơng cộng Sơng ngịi, kênh mương cần phải ghi chú tên riêng và hướng nước chảy

Trang 17

Mốc giới quy hoạch: Trên bản đồ địa chính cịn phải thể biện đầy đục

mốc quy hoạch, chỉ giới quy hoạch, hành lang an toàn giao thông, hành lang

bảo vệ đường điện cao thế, bảo vệ đê diều

Dáng đất: Khi đo vẽ bản đồ còn phải thể hiện dáng đất bằng đường đồng mức hoặc ghi chú độ cao hoặc kết hợp cả hai

3.2 Cơ sở toán học của bản đồ địa chính 3.2.1 Lưới khống chế toạ độ địa chính

Cơ sở khống chế toạ độ, độ cao đẻ đo vẽ thành lập bản đồ địa chính gồm:

- Lưới khống chế toạ độ và độ cao quốc gia các hạng (Lưới toạ độ địa chính cơ sở tương đương điểm toạ độ hạng III quốc gia)

- Lưới toạ độ đại chính cấp 1,1, lưới độ cao kỹ thuật ~ Lưới khống chế đo vẽ, điểm không chế ảnh

Trong trường hợp lưới toạ độ quốc gia các hạng hoặc lưới toạ độ địa chính cơ sở chưa có hoặc chưa đủ mật độ, cần xây dựng lưới toạ độ địa chính

trên cơ sở các điểm toạ độ quốc gia cắp “0” hạng I và hạng ]I 3.2.2 Hệ thống tỷ lệ bản đồ địa chính

Bản đồ địa chỉnh được thành lập theo các tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000,

1:2000, 1:5000, 1:10000 va 1:25000 Việc lựa chọn tỷ lệ bản đồ địa chính căn

cứ vào các yếu tố cơ bản như sau:

- Mật độ thửa đất trên một hecta diện tích: mật độ thửa càng lớn thì đo vẽ ở tỷ lệ lớn

- Loại đất khi đo vẽ bản đồ: đất nông nghiệp ~ lâm nghiệp diên tích thửa lớn thì đo vẽ ở tỷ lệ nhỏ, còn đất ở nông thôn, đắt ở đơ thị, đất có giá trị kinh tế cao thì đo vẽ ở tỷ lệ lớn hơn

- Khu vực đo vẽ: do điều kiện tự nhiên, tính chất quy hoạch của vùng

đất và tập quán sử dụng đất khác nhau nên diện tích thửa đất cùng loại ở các vùng khác nhau cũng thay đổi đáng kể Đất nông nghiệp ở đồng bằng Nam

Trang 18

Bộ thường có diện tích thửa lớn hơn ở vùng đồng bằng Bắc Bộ nên đất nông nghiệp ở phía Nam sẽ đo vẽ bản đồ địa chính ở tỷ lệ nhỏ hơn phía Bắc

~ Yêu cầu độ chính xác bản đồ là yếu té quan trọng để chọn tỷ lệ bản

đồ Muốn thể hiện diện tích đến 0.1m” thì chọn tỷ lệ 1:200, 1:500 Muốn thể hiện chính xác dén Im? thi chọn tỷ lệ 1:1000, 1:2000 Nếu chỉ cần tính diện

tích chính xác chục mét vng thì vẽ bản đồ tỷ lệ 1:5000 và nhỏ hơn

Khả năng kinh tế, kỹ thuật của đơn vị cần đo vẽ bản đồ là yếu tố cần

tính đến vì đo vẽ tỷ lệ càng lớn thì càng phải chỉ phí lớn

Nhu vay dé đảm bảo chức năng mô tả, bản đồ địa chính được thành lập

ở tỷ lệ lớn và khi mật độ các yếu tố nội dung bản đồ cần thể hiện càng dày, quy mô diện tích thửa đất càng nhỏ, giá trị đất và yêu cầu độ chính xác càng cao tỷ lệ bản đồ địa chính càng phải lớn

Có thể chọn tỷ lệ bản đồ địa chính theo Bảng 2.1 Bảng 2.1 Hệ thống tỷ lệ bản đồ địa chính

Loại đất ˆ ¡ Khu vực đo vẽ Tỷ lệ bản đồ ˆ

Đô thị lớn 1:500 (:200)

Thị xã, Thị trần 1:500

| Nog thon 1:1000

Đất nông nghiệp Đồng bằng Bắc Bộ 1:2000, 1:1000

| Đồng bằng Nam Bộ 1:5000 1:2000

Đất lâm nghiệp Đổi núi 1:5000 1:10000

Đất chưa sử dụng Núi cao 1:10000 1:25000

Đât chuyên dùng năm trong đất nào thì đo cùng tÿlệ voi loai ditdé |

3.2.3 Phương pháp chia mảnh và đánh số bản đồ địa chính

Từ trước đến nay các quy phạm bản đồ địa chính đã đưa ra nhiều

phương pháp chia mảnh và đánh số bản đồ địa chính Các phương pháp chia

mảnh bản đồ địa chính đã được sử dụng ở các thời kỳ, ở địa phương rất khác nhau, đẫn đến kết quả là bản đồ và hồ sơ địa chính khơng hoàn toàn thống

Trang 19

nhất trên phạm vi rộng Xin giới thiệu phương pháp chia mảnh đánh số bản

đồ địa chính theo quy phạm đo vẽ bản đồ địa chính ban hành tháng 3 năm 2000

3.2.3.1 Chia mãnh bản đồ địa chính theo hình vng toạ độ thẳng góc

Bản đồ địa chính các loại tỷ lệ đều được thể hiện trên bản vẽ hình

vng Việc chia mảnh bản đồ địa chính dựa theo độ lưới ô vuông góc phẳng Trước hết xác định 4 góc của hình chữ nhật có toạ độ chẵn kilômét trong hệ toạ độ vng góc theo kinh tuyến trục của tỉnh bao kín tồn bộ ranh

giới hành chính của tỉnh hoặc thành phố làm giới hạn chia mảnh bản đồ tỷ lệ

1:25000 Các tờ bản đồ tỷ lệ lớn hơn sẽ được chia nhỏ từ tờ bản đồ 1:25000

Bản đồ 1:25000: Dựa theo hình chữ nhật giới hạn khu đo, từ góc Tây- Bắc chia các khu đo thánh các ô vuông kích thước thực tế 12x12km Mỗi ô

vuông tương ứng với một tờ bản đồ tỷ lệ 1:25000, kích thước bản vẽ là 48x48cm, diện tích đo vẽ 14400 ha Số hiệu tờ bản đồ 1:25000 gồm 8 chữ số:

hai số đầu là 25, tiếp sau là gạch ngang (-), ba số tiệp theo là số chẵn km toạ độ X, ba số sau cùng là số chẵn km toạ độ Y của điểm góc Tây Bắc tờ bản đồ

Bản đồ 1:10000: Lấy tờ bản đồ tỷ lệ 1:25000 làm cơ sở chia thành 4 ô

vng kích thước 6x6 km, tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:10000

Kích thước khung trong của tờ bản đồ là 60x60cm, ứng với điện tích đo vẽ là

3600ha

Số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:10000 đánh theo ngưyên tắc tương tự tờ bản đồ 1:25000 nhưng thay 2 số đầu 25 bằng số 10

Bản đồ 1:5000: Chia mảnh bản đồ 1:10000 thành 4 ô vuông, mỗi ơ

vng có kích thước là 3x3 km, ta có một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5000 Kích

thước hữu ích của bản vẽ là 60x60 cm, tương ứng với điện tích đo vẽ là 900ha

ở thực địa

Số hiệu của tờ bản đồ 1:5000 đánh theo nguyên tắc tương tự tờ bản đồ

tỷ lệ 1:25000 nhưng khơng có số 25 hoặc số 10 mà chỉ có 6 số, đó là toạ độ chẵn km của góc Tây - Bắc mảnh bản đồ địa chính 1:5000

Trang 20

Bản đồ 1:2000: Lấy tờ bản đồ 1:5000 làm cơ sở chia 9 ô vuông, mỗi ơ vng có kích thước thực tế là 1x1 km, tương ứng với một tờ bản đồ tỷ lệ 1:2000, có kích thước khung bản vẽ là 50 x50 cm, diện tích đo vẽ thực tế là

100ha

Các ô vuông được đánh số bằng chữ Arập từ 1 đến 9 theo nguyên tắc từ

trái sang phải, từ trên xuống dưới Số hiệu mảnh ban dd ty kệ 1:2000 là số hiệu tờ 1:5000 thêm gạch nối và số hiệu ô vuông

Bản đồ 1:1000: Lấy tờ bản đồ 1:2000 chia thành 4 ô vuông Mỗi ô

vuông có kích thước 500x500m ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000 Kích thước hữu ích của bản vẽ tờ bản đồ tỷ lệ 1:1000 là 50x50cm, điện tích đo vẽ

thực tế là 25ha

Các ô vuông được đánh số thứ tự bằng chữ cái a, b, c, d theo nguyên

tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới Số hiệu tờ bản đồ 1:1000 gồm nhiều số hiệu tờ bản đồ 1:2000, thêm gạch nói và số thứ tự ô vuông

Bán đồ 1:500 : Lấy tờ bản đồ 1:2000 làm cơ sở chia thành 16 ô vuông

Mỗi ô vng có kích thước thực tế là 250x250m tương ứng với 1 tờ bản đồ tỷ

lệ 1:500 Kích thước hữu ích của bản vẽ là 50x50cm, tương ứng với diện tích do vé la 6,25ha

Các ô vuông được đánh sé tir 1 dén 16 theo nguyên tắc từ trên xuống

dưới, từ trái qua phải Số hiệu tờ bản đồ 1:500 gồm số hiệu 1:2000, thêm gạch

nối và số thứ tự ô vuông trong ngoặc đơn

Trong trường hợp đặc biệt cần vẽ bản đồ tỷ lệ 1:200 thì lấy tờ bản đồ

1:2000 làm cơ sở chia thành 100 tờ bản đồ tỷ lệ 1:200 thêm ký hiệu chữ số

Arập từ 1 đến 100 vào sau ký hiệu tờ bản đồ cơ sở 1:2000 (theo quy phạm 1996)

Trang 21

Bảng 2.2 Tóm tắt một số thông số phân chia tỷ lệ bản đô

Tỷlệ | Cơsở | Kích | Kíchthước ' Diện | Kýhiệu Ký hiệu

bản đồ | để chia | thước | thựctế(m) | tích | thêm vào

mảnh | bản vẽ đo vẽ (em) (ha) (1:25000 |[Khuđo | 48x48 |12000x12000 | 14400 25-330493 1:10000 | 1:25000 | 60x60 | 6000x6000 | 3600 10-324499 — | 1:5000 | 1:10000 | 60x60 | 3000x3000 900 5 321.502 12000 |1:5000 50x50 | 1000x1000 100” |1z9 321.502-9 1:1000 Ï1:2000 | 50x50 | 500x500 25 lab¿c,d | 321.502-9-d 1500 | 1:2000 (50x50 |250x250 625 | (Dy.-(16) | 321.502-9-(16) | 1:200 | 1:2000 |50x50 | 100x100 10 J1z100 — | 321.502-9-100 |

Theo cách chia này kích thước khung giấy và toạ độ gố khung ln là số chẵn trăm mét hoặc kilômét nên rất thuận lợi cho người đo vẽ và biên tập

bản đồ

3.2.3.2 Nguyên tắc đánh số thửa trong bản đồ địa chính

Số thứ tự thửa được coi như một “tên riêng” của thửa đất Nó được dùng trong Quản lý đất đai, ghỉ trong hồ sơ địa chính Việc đánh số thửa phải

tuân theo một số quy định sau:

~ Trong một tờ bản đồ số thửa không được trùng nhau

- Số thửa phải liên tục

- Số thừa phải thống nhất trong các tài liệu có liên quan

- Thực hiện đánh số thửa:

lánh số thửa trên bản đồ gốc bằng chữ Arập Trình tự đánh từ trái sang phải, từ trên xuống đưới theo hình zic zc

- Khi đánh số thửa ở thửa đất quá nhỏ không đủ ghi cả số thửa và diện

tích thì ghỉ số thửa còn diện tích lập bảng thống kê riêng, lập ở ngồi khung phía nam tờ bản đồ Trong trường hợp thửa bên rộng thì ghi nhờ ra thửa lớn

và đánh mũi tên chỉ vào thửa nhỏ nhằm tránh nhằm lẫn

Trang 22

- Khi một tờ bản đồ có nhiều đơn vị hành chính thì số thửa được đánh

số liên tục cho đến hết và chuyền sang đơn vị hành chính khác

- Trường hợp một mảnh đất nằm trên nhiều mảnh bản đồ thì số thửa được đánh trên mảnh bản đồ có điện tích lớn nhất

- Trường hợp tách hoặc nhập thửa thì số thửa đất mới là số tiếp theo

của số thửa lớn nhất trong mảnh bản đồ đó

3.3 Yêu cầu độ chính xác của bản đồ địa chính

Yếu tố cơ bản cần quản lý đối với đất đai là vị trí, kích thước, điện tích

các thửa đất Các yếu tố này được đo đạc và thể hiện trên bản đề địa chính, độ chính xác của các yếu tố trên phụ thuộc vào độ chính xác kết quả đo, độ chính

xác thể hiện bản đồ và độ chính xác diện tích Khi sử dụng công nghệ bản đồ số thì giảm hẳn ảnh hưởng của sai số đồ hoạ, sai số tính diện tích, độ chính

xác của số liệu không phụ thuộc vào tỷ lệ bản đồ mà phụ thuộc trực tiếp vào sai số đo

Tuy nhiên trong hệ thống bản đồ địa chính người ta phải nghiên cứu

những hạn sai cơ bản của các yếu tố bản đồ để từ các hạn sai này sẽ thiết kế

các sai số đo, vẽ bản đồ phù hợp cho từng bước của công nghệ thành lập bản đồ Độ chính xác của bản dé địa chính thể hiện thơng qua độ chính xác của

các yếu tố đặc trưng trên bản đồ:

+ Độ chính xác điểm khống chế đo vẽ: Khi đo vẽ bản đồ địa chính theo phương pháp đo vẽ trực tiếp ngoài thực địa phải xây dựng lưới khống chế đo vẽ ở thực địa còn khi dùng ảnh hàng không phải tăng dầy khống chế ảnh

trong quy phạm ban hành tháng 3 năm 2000 quy định “sai số trung phương vị trí mặt phẳng của điểm khống chế đo vẽ sau bình sai so với điểm khống chế toạ độ nhà nước gan nhất không vượt quá 0.Imm tính theo tỷ lệ bản đồ cần

thành lập” ở vùng ẩn khuất sai số trên không lớn quá 0.15mm Đối với khu

vực đô thị, sai số nói trên khơng vượt q 6 cm trên thực địa áp dụng chung

cho mọi tỷ lệ đo vẽ Đối với điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp cũng phải đạt

Trang 23

độ chính xác nói trên, đối với điểm tăng dầy khống chế ảnh thì sai số nay

được quy định là 0.15mm

“Sai số trung phương độ cao của điểm khống chế đo vẽ sau bình sai so

với điểm độ cao nhà nước gần nhất không vượt qué 1/10 khoảng cao đều

đường bình độ cơ bản”

+ Độ chính xác vị trí điểm chỉ tiết: Quy phạm hiện hành quy định như sau

* Thứ nhất: “sai số trung bình vị trí mặt phẳng của các điểm trên ranh

giới thửa đất biểu thị trên bản đồ địa chính so với điểm của lưới khống chế đơ vẽ gần nhất không được lớn hơn 0.5mm trên bản đò, đối với các địa vật cịn

lại khơng vượt quá 0.7mm”

+ Thứ hai: “sai số tương hỗ giữa các ranh giới thửa đất, giữa các điểm

trên cùng ranh giới thửa đất, sai số độ dài cạnh thửa đất không vượt quá 0.4mm trên bản đồ địa chính”

+ Thứ 3: Đối với bản đồ địa chính yếu tố kích thước thửa đất quan trọng hơn nhiều so với quan hệ tương hỗ vị trí điểm địa vật Kích thước thửa đất

được hiểu là chiều đài cạnh thửa hoặc chiều dài đường chéo thửa Thay cho sai số tương hỗ vị trí điểm trong quy phạm trước đây quy phạm hiện hành quy định sai số trung phương chiều đài cạnh thửa đất không vượt quá 0.4mm trên

bản đồ

+ Độ chính xác thể hiện độ cao trên bản đồ: Nếu trên bản đồ thể hiện độ cao bằng đường bình độ, độ cao điểm đặc trưng địa hình, độ cao của điểm ghi chú độ cao trên bản đồ địa chính so với điểm khống chế độ cao ngoại nghiệp gần nhất không vượt quá 1/3 khoảng cao đều đường bình độ cơ bản ở vùng đồng bằng và 1⁄2 khoảng cao đều đối với vùng núi và vùng ân khuất

+ Độ chính xác diện tích: Diện tích thửa đất được tính chính xác đến

từng mỶ, khu vực đô thị cần tính chính xác đến 0.1mẺ Diện tích thửa đất được

tính hai lần, độ chênh kết quả tính diện tích phụ thuộc vào tỷ lệ bản đồ và diện tích thửa Quy phạm quy định sai số tính diện tích cho phép là:

Trang 24

Ajm= 00004 M ,/p (m’) Trong đó: M là mẫu số tỷ lệ bản đồ

P là diện tích thửa đất

3.4 Bản đồ địa chính số

Bản đồ địa chính số có nội dung thơng tin tương tự như bản đồ giấy,

song các thông tin này được lưu trữ dưới dạng số trong máy tính, sử dụng một hệ thống ký hiệu đã số hoá Các thông tin không gian lưu trữ dưới dạng toạ

độ, còn thơng tin thuộc tính sẽ được mã hoá Bản đồ số địa chính được thành lập dựa trên 2 yếu tố kỹ thuật là phần cứng máy tính và phần mềm điều hành Các số liệu đo đạc hoặc bản đồ cũ được đưa vào máy tính để xử lý, biên tập, lưu trữ và có thể in ra thành bản đồ giấy

3.5 Khái quát công nghệ thành lập bản đồ số địa chính

Bản đồ địa chính dạng số là loại bản đồ được thành lập có sự trợ giúp của máy tính Việc thành lập bản đồ số địa chính phải trải qua các công đoạn

chủ yếu sau đây:

- Thu thập và số hoá dữ liệu

- Xử lý đữ liệu

- Biểu thị đữ liệu

~ Lưu trữ dữ liệu

3.5.1 Thu thập dữ liệu

Thu thập dữ liệu là bước quan trọng trong quy trình thành lập bản đồ số địa chính Dữ liệu khơng gian được thu thập từ 3 nguồn cơ bản là: bản đồ giấy

đã có, tư liệu ảnh hàng không, và kết quả đo trực tiếp ở ngoài thực địa Mỗi

nguồn tư liệu này cần có một quy trình và thiết bị riêng đẻ thu thập và số hóa

Trang 25

3.3.1.1 Nhập dữ liệu đo thực địa

Số liêu đo thực địa được ghi lại dưới dạng số đo hoặc số đo điện tử Số liệu ghi trên số sách được đưa vào máy tính qua bàn phim, tạo ra file dữ liệu có khn dang phù hợp với khuôn dang dữ liệu của phần mềm xử lý

Trong các máy đo đạc điện tử hiện nay có kèm theo bộ ghi tự động hoặc số đo điện tử Nhờ có phần mềm phụ trợ, các dữ liệu về vị trí khơng gian của đối tượng có gán mã nhận dang, phân loại và chỉ thị nối với điểm lân cận

Nhờ mã điểm, sau khi đo đạc số liệu được trút sang máy tính thì hình ảnh đối

tượng bản đồ đã thể hiên tương đối đấy đủ trên màn hình , chỉ cần bổ sung một số kết quả đo phụ trợ và xử lý bản vẽ là có bản đồ dang số

3.5.1.2 Nhập dữ liệu dạng bản đồ và ảnh

Không gian địa lý được thể hiện trên mặt giấy dưới dạng bản đồ hoặc

chụp thành phim ảnh như ảnh hàng không, ảnh vũ trụ Hai dạng dữ liệu này được số hoá để tạo ra CSDL bản đồ số - dữ liệu dạng Vector theo hai phương pháp cơ bản:

+ Số hoá trực tiếp bản đồ giấy bằng bàn số hoá hoặc máy đo diện tích + Quét bản đồ giấy bằng máy quét (Scanner) để có bản đồ dạng dữ liệu

Raster, sau d6 sir dung phần mềm chuyên dụng để vector hoá bản dé

Các tư liệu ảnh hàng không chụp bằng máy chụp ảnh quang học được quét bằng máy quét có dạng Raster Sau khi xử lý ảnh sẽ có bản đồ ảnh trực giao dạng Raster và tiến hành vector hố để có bản đồ đường nét với dữ liệu dạng Vector

3.5.1.3 Nhập dữ liệu dạng văn bản

Các thơng tin thuộc tính của đối tượng bản đồ, các nhãn , địa danh, các ghi cha thuyét minh v.v c6 thé duge thu thập dưới dạng văn bản Các đữ liệu này được đưa vào máy tính bằng bàn phím hoặc qua các menu màn hình

Ví dụ : Loại đất, số hiệu thửa đất, điên tích thửa là dang văn bản được đặt ở vùng giữa các thửa đất

Trang 26

3.5.2 Xử lý dữ liệu

Xử lý dữ liệu là việc gia công các dữ liệu nhận được Trước hết cần sửa chữa các lỗi, sau đó làm thay đổi cấu trúc bên trong của chúng, tạo ra cấu trúc mới phù hợp với yêu cầu tạo ra sản phẩm bản đồ, biện lên màn hình hoặc in ra

giấy Việc xử lý số liệu được thực hiên thông qua các phần mềm chuyên

dụng Với các dữ liệu địa chính việc liên kết giữa CSDL địa chính với CSDL bản đồ cụ thể như: Các thông tin về loại đất, chủ sử dụng đất, các công trình

có trên đất và đặc biệt là tính pháp lý của các đối tượng bản đồ địa chính và

đây cũng chính là sự khác biệt căn bản so với các loại bản đồ khác Vì vậy việc xử lý các dữ liệu địa chính thực chất là làm sao liên kết được các dữ liệu

thuộc tính này với các đối tượng bản đồ để việc quản lý và khai thác thông tin thửa đất là thuận lợi nhất

3.5.3 Biểu thị dữ liệu

Biểu thị đữ liệu bản đồ số là quá trình sử dụng kỹ thuật đồ hoạ máy tính

để biểu thị bản đồ số dưới dạng hình ảnh trên màn hình hoặc thông qua các máy vẽ, máy in để in ra dạng bản đồ truyền thống Phương tiện để biểu thị dữ

liệu là các ký bản đồ đã được số hoá Màn hình máy tính là thiết bị hiển

thị hình ảnh có nhiều kích thước và độ phân giải khác nhau Tốc độ hién thi

và xoá các đối tượng trên màn hình rất cao nên nó dé dang đáp ứng mọi yêu cầu chỉnh sửa và biên tập bản đồ

3.5.4 Lưu trữ dữ liệu

Các đữ liệu bản đồ số sau khi được thu thập, xử lý và biên tập cần được

lưu trữ an toàn đảm bảo sử dụng lâu đài Các dữ liệu được ghi trên các phương tiện thích hợp như: ổ đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa CD hoặc băng từ

3.5.5 Phần mềm Microstation và Famis ứng dụng trong thành lập bán đồ địa chính

MICROSTATION

MICROSTATION là một phần mềm trợ giúp thiết kế (CAD) và là môi

trường đồ hoạ rất mạnh cho phép xây dựng, quản lý các đối tượng đồ hoạ thể hiện các yếu tố bản đồ MicroStation còn được sử dụng để làm nền cho các

Trang 27

ứng dụng khác như Geovec, Irasb, MSFC, Mrfclean, Mrfflag chạy trên đó Các cơng cụ của MicroStation được sử dụng để số hoá các đối tượng

trên nền ảnh (Raster), sửa chữa, biên tập dữ liệu và trình bày bản đồ

MicroStation cịn cung cấp cơng cụ nhập, xuất (import, export) dữ liệu đồ họa

từ các phần mềm khác qua các file (.dxf) hoặc (.dwg)

FAMIS

Phần mềm tích hợp cho đo vẽ và thành lập bản đồ địa chính FAMIS

(Field Work anh Cadastra Maping Intergrated Software) là một phần mềm nằm trong bệ thống chuẩn thống nhất trong ngành địa chính phục vụ lập bản

đồ và hồ sơ địa chính Nó có khả năng xử lý số liệu đo ngoại nghiệp, xây

dựng, xử lý và quản lý bản đồ địa chính số Phần mềm này đảm nhiệm công đoạn từ sau khi đo vẽ ngoại nghiệp cho đến hoàn chỉnh bản đồ địa chính số

CSDL bản đồ địa chính kết hợp với CSDL hồ sơ địa chính để tạo thành một CSDL về ban dé và hồ sơ địa chính thống nhất FAMIS có 2 chức năng được

chia thành 2 nhóm lớn đó là:

- Chức năng làm việc với CSDL trị đo

~ Chức năng làm việc với CSDL bản đồ địa chính

3.6 Hồ sơ kỹ thuật thửa đất và nguyên tắc thành lập

Hồ sơ kỹ thuật thửa đất là một tài liệu cơ sở phục vụ công việc cấp giầy

chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở

Mỗi thửa đất ở sẽ lập một bản hồ sơ riêng Hồ sơ này do người làm

công tác đo vẽ bản đồ địa chính và người làm công tác quản lý địa chính cùng

thực hiện

Hồ sơ lỹ thuật thừa đất bắt đầu được tập hợp trong quá trình thành lập bản đồ địa chính góc từ khâu đo vẽ, biên vẽ bản đồ gốc và bản đồ địa chính

được ïn chính thức và lưu trữ

Hồ sơ kỹ thuật thửa đất bao gồm các nội dung:

- Số hiệu thửa đất -Diệntích —_

- Dia chi - Sơ đồ thửa đât

~ Mục đích sử dụng - Toạ độ góc thửa

~ Tên chủ sử dụng đất

Trang 29

Chương 4

KÉT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KÉT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Đặc điểm của khu vực nghiên cứu

4.1.1 Vị trí địa lý, diện tích tự nhiên

4.1.1.1 Vị trí địa lý

Xã Thạch Định là một xã tuy nằm trong khu vực miền núi nhưng địa

hình tương đối bằng phẳng nằm ở phía Nam huyện Thạch Thành tỉnh Thanh 'Hoá Cách thành phố Thanh Hoá 56 km về phía Tây Bắc theo đường quốc lộ 45

BẢN ĐỎ HÀNH CHÍNH

ren cn narra HOA

aha ‘rare

Hinh 4.1 Ban dé hanh chinh huyện Thạch Thành Có vị trí giới hạn và tiếp giáp như sau:

- Phía bắc giáp: xã Thanh Trực

~ Phía nam giáp: thị trấn Kim Tân, xã Thành Hưng - Phía đơng giáp: xã Thành Kim

- Phía Tây giáp: xã Thạch Tân, xã Thạch Đồng

Trang 30

4.1.1.2 Diện tích tự nhiên

Tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã Thạch Định là: 629.30 ha (Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2005)

Trong đó:

~ Đất nông nghiệp: 356.23 ha (trong đó đát sản xuất nông nghiệp 356.23 ha) - Đất phi nông nghiệp: 268.86 ha

- Đất chưa sử dụng: 4.21 ha 4.1.2 Điều kiện tự nhiên và dân số 4.1.2.1 Điều kiện tự nhiên

Địa hình của xã tương đối bằng phẳng, trên địa bàn của xã có sơng

Bưởi chảy đọc theo hướng Đông Nam của xã với chiều dài 8 km, địa hình của xã thoải dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam

Xã Thạch Định nằm trong vùng tiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa Nhiệt

độ bình quân hang nam tir 24°C đến 28°C

4.1.2.2 Dân số

Theo số liệu thống kê năm 2006 tồn xã có 3121 khẩu, phân bố ở bốn

cụm dân gồm 7 thôn, số khâu phi nông nghiệp chiếm 4% Binh quan dat nông nghiệp là 986.5m”/khẩu

Đắ ở là 1106m7/hd

4.1.3 Tình hình kinh tế xã hội và quản lý sử dụng đắt đai 4.1.3.1 Tình hình kinh tế xã hội

Trước khoán mười xã Thạch Định là một xã có nền kinh tế chậm phát

triển, nền sản xuất chủ yếu là nông nghiệp thuần tuý Năng suất và sản lượng

chưa cao, đời sống nhân đân cịn gặp nhiều khó khăn

Từ khi có sự chuyển đổi cơ chế trong sản xuất nông nghiệp và nhất là

từ khi có chuyên dỏi chính sách giao đất nơng nghiệp ôn định lâu dài cho hộ

nông dân, đã khuyến khích được người dân yên tâm đầu tư sản xuất, năng suất được nâng cao, cơ cấu cây trồng thay đổi phù hợp với khả năng thâm canh và cải tạo đất Các địch vụ mua bán hàng hoá phát triển mạnh, khuyến

Trang 31

khích phát triển các ngành nghề phụ trong xã, tạo ra động lực phát triển kinh

tế ổn định trên địa bàn tồn xã Chính nhờ có sự phát triển kinh tế đời sống

nhân dân đã từng bước được cải thiện và không ngừng nâng cao 4.1.3.2 Tình hình an ninh chính trị và trật tự xã hội

Là một xã có trật tự an ninh ~- xã hội ổn định, phát huy được quyền làm

chủ và tỉnh thần tự giác của nhân dân Thực hiện tốt quy chế dân chủ, tuyên truyền giáo dục nhân dân thực hiện đúng đường lối của Đảng, Pháp luật của

Nhà nước Có những biện pháp răn đe đối với những phần tử xấu gây mắt trật

tự, xây dựng được địa bàn dân cư có trật tự - an ninh ổn định làm cơ sở cho

phát triển kinh tế xã - hội

Do có thuận lợi về an ninh trật tự trong quá trình thỉ cơng nên có sự đảm bảo an toàn về con người cũng như trang thiết bị máy móc, vật tư

4.1.3.3 Tình hình quản lý sử dụng đắt đai

'Việc ban hành luật đất đai năm 1993 đánh dấu một bước hoàn thiện cơ

bản trong hệ thống pháp luật nước ta Luật đất đai quy định rõ chế độ quản lý,

sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của các đối tượng sử dụng đất mà đặc biệt là

quyền và nghĩa vụ cơ bản của các hộ gia đình, cá nhân được nhà nước giao

đất và Nghị định số: 181/2004/NĐ-CP ngầy 29/10/2004 của Chính phủ về thi

bành luật đất đai năm 2003

* Đất nông nghiệp

Thực hiện Nghỉ định 64/CP ngầy 29/09/1993 của Thủ tướng Chính phủ

về việc giao đất cho hộ nông dân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích nông

nghiệp

Tổng số hộ được giao đất: 737 hộ

Tổng điện tích giao theo Nghị định 64/CP là 14 thửa/hộ

Tổng số thửa là: 10318 thửa

Kết quả của các công tác giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng

Trang 32

sản xuất, thúc đẩy sản xuất, nông dân yên tâm và mạnh dạn đầu tư thâm canh

tăng vụ, tăng năng xuất trên các thửa đất được giao * Đất thổ cư:

'Việc phân bổ và sử dụng đất khu dân cư phát sinh hàng năm được thực hiện theo đúng kế hoạch và quy hoạch, khơng có trường hợp nào cấp đất ở sai thâm quyền, trái pháp luật Đắt đai đã đi vào quản lý ngày càng chặt chế đúng pháp luật Hạn chế được tình trạng tranh chấp, lần chiếm, sử đụng dat khơng đúng mục đích

* Các loại đất khác:

UBND xã là đối tượng được nhà nước giao và quản lý, khai thác sử dụng các loại đất khác nhau: Đất chuyên dùng, đất chưa sử dụng đã quản lý và sử dụng một cách có hiệu quả theo ranh giới hành chính xã

4.1.4 Tình hình giao thông, thuỷ lợi 4.1.4.1 Giao thông

Trên địa bàn xã có đường giao thông liên huyện dài 4,6 km, và hệ thống giao thông nông thôn nội đồng tuy chưa được nâng cấp và tu sửa thường xuyên, song đã phần nào đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân 4.1.4.2 Thuỷ lợi

Trên địa bàn của xã có hệ thống thuỷ lợi chưa được bê tông boá nên

thâm canh đồng ruộng cịn gặp nhiều khó khăn 4.1.4.3 Cơ sé ha tang

Trụ sở UBND xã xây dựng đã lâu có phần xuống cấp, các cơng trình như trường học, trạm lễ, tượng đài, mạng lưới truyền thanh đã được xã đầu tư xây dựng, nâng cấp, sửa chữa phục vụ tốt cho nhu cầu làm việc, học tập và sinh hoạt của nhân dân

Trang 33

4.2

Sơ đồ quy trình các bước thực hiện

THU THAP TAI LIEU PHUC

VU NGHIEN CUU

Bản đồ địa chính Sổ mục kê, số địa Số liệu ngoại

lưu trên giây năm chính nghiệp

2008 Ỳ

Xây dựng bản đồ địa chính sơ khu vực năm 2008

¥

Xây dựng CSDL | | Bản đồ địa chính số khu

thuộc tính vực năm 2009

- Đánh số thửa - Tính điên tích

Hồn thiện CSDL thuộc

- Thống kê điện loại đất

- Thong ké chủ

tính bản đồ năm 2009

J

Hoàn thiện bản đồ địa

tích các

sử dụng

chính số khu vực

“Tạo ra các loại hô sơ

địa chính

Hoan chỉnh hồ sơ địa chính khu

vực nghiên cứu

Bản đồ được in ra lưu trữ sử dụng Khai thác các thông tin

Sơ đô 4.1 Sơ đồ các bước thực hiện

Trang 34

4.3 Kết quả thu thập các tài liệu và phần mềm phục vụ nghiên cứu 4.3.1 Các tài liệu được sử dụng cho nghiên cứu

4.3.1.1 Tài liệu bản đồ

Bản đồ địa chính dạng số được vẽ trên giấy với tỷ lệ 1:2000 gồm 14

mảnh bản đồ, bao trùm toàn bộ khu vực nghiên cứu Bản đồ được đo vẽ vào tháng 1 năm 2008 do Đoàn đo đạc bản đồ và quy hoạch thuộc Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Thanh Hoá đo vẽ, đã được Sở Tài Nguyên và Môi

Trường tỉnh Thanh Hoá phê duyệt Bản đồ này do Đoàn đo đạc Bản đồ và

Quy hoạch - Sở Tài Nguyên và Mơi trường tỉnh Thanh Hố cung cấp Đây là tài liệu có tính pháp lý cao, nó cịn đảm bảo cho độ chính xác kết quả đề tài

4.3.1.2 Tài liệu hồ sơ địa chính

Bao gồm các loại số: SỐ mục kê, số địa chính, được lập từ năm 2008 cho đến quý IV năm 2009

4.3.1.3 Các số liệu ngoại nghiệp

Bao gồm các số liệu do cá nhân thu thập Đó là các số liệu về biến động của các thửa đất

4.3.2 Các phần mềm dùng trong đề tài

Đề tài dùng phần mềm MICROSTATION và FAMIS để xây dựng và

quản lý bản đồ địa chính số

Đề tài dùng phần mễn Microsoft Exel để lưu các số hồ sơ địa chính khu

vực nghiên cứu

4.4 Kết quả xử lý bản đồ

Sau khi đã thu thập đủ các tài liệu và các phần mềm, đề tài tiến hành xử lý các số liệu Các bước tiền hành và kết quả của từng bước lần lượt được mô

tả như sau:

4.4.1 Tạo file bản đồ mới

Mục đích của việc tạo file bản đồ mới là:

~ Tạo file dữ liệu môi trường làm việc mới cho các công đoạn thành lập bản dé sau nay

Trang 35

- Lưư trữ các đữ liệu của toàn bộ quá trình làm việc

Với mỗi tờ bản đồ được nhập vào xử lý cần có một file dữ liệu riêng, các tên file được đánh sao cho ngắn gọn và đễ hiểu Trong đề tài bao gồm các tén file:

+ Một file lưới km bao trùm tồn bộ xã có tên LUOI_KM + Các file được đánh tên theo thứ tự từ DC1 đến DC14

+ Một file tiếp biên toàn bộ các mảnh bản đồ của xã sau khi hoàn thành được đánh tên BANDO_THACHDINH

4.4.1.1 Tạo file lưới km

* Khởi động phần mềm Microstation SE: Start > All Programs —> Mierostation SE —> hộp thoại —> Microstation hiện ra chọn File —> New > xuất hiện hộp thoại và chọn thông số như mơ tả trên hình 1

3 khoa, luan_ha51sJd > xa_thach_dinh Help Bước L chon 6 dia Buse? chọn thư mục lưu đữ liêu ee |

Hình 4.1 Chọn các thông số tạo file bản đồ mới

* Đổi đơn vị cho Design file: Trên thanh tiêu đề của Microstation chọn Settings > chon Design file —> xuất hiện hộp thoại Design File Settings —>

Trang 36

~—>chọn các thơng số như trong hình đưới rồi chọn OK

Design Elle Settings

g Modity Working Unit Parameters ¥ c Unit Names —-—

"`

[ Satthe umber of pastional unis (ORs) per

i gubsunt-the working reeciutorWhich determines _ [=] 7

Hinh 4.2 H6p thogi Design File Settings

Ghi lại sự thay đổi đơn vị: Trên thanh tiêu đề của Microstation chon File/ Save Settings

* Chọn công cụ nhập 4 điểm toạ độ góc lưới

Bang 4.1 Bảng toa độ bún điểm góc lưới

nị_ x Y 1 | 2231000 566000 | 2; 2231000 570000 3 2226000 570000 4 2226000 566000

Sau đó nối 4 điểm góc khung tạo thành 4 cạnh góc khung, dùng lệnh

copy để copy các cạnh góc khung tạo thành các đường của lưới km với khoảng cách giữa các đường là 1000m

* Dánh só thứ tự cho ô lưới tương ứng với tên mảnh bản đồ

Trang 37

S| 6 |.7 9 | 10) 41 | 12 13 | 14

Hình 4.3 Trích dẫn khung lưới chứa 14 mảnh bản đồ 4.4.1.2 Tạo các file bin đồ

- Từ file LUOI KM chọn File —> Save as —> chọn đến thư mục đang

lưu file LUOI_KM bản đồ xã Thạch Định —> nhập tên DC1 —> ghỉ lại

- Dùng các công cụ của Microstation đẻ giữ lại ô lưới chứa mảnh bản

đồ địa chính 1 và xố hết những ô lưới không liên quan

Trang 38

Hình 4.4 Trích dẫn khung lưới cho mảnh ban dé dia chinh sé 1

~ Thực hiện lại các thao tác trên lần lượt với các ô lưới bản đồ cịn lại 4.4.2 Q trình nắn chỉnh ảnh bản đồ

Bản đồ đã thu thập đầy đủ ở dạng giấy trên khu vực nghiên cứu tiến hành chuyên thành dạng ảnh số lưu trong máy tính qua quá trình Scan ảnh với độ phân giải đáp ứng được quá trình thành lập bản đồ số địa chính

Các bước tiền hành như sau:

- Khởi động chương trình Irasb phục vụ cho công tác định vị nắn chỉnh hình học ảnh

~ Mở ảnh bản đồ để tiến hành nắn chỉnh: Từ thanh Menu của IRACB

chọn File -» chọn Open ~> xuất hiện hộp thoại IRASB LOAD chọn đường dẫn chỉ thư mục chứa file ảnh, thay đổi Mode mở ảnh từ Use raster file header transformation thanh Interactive placement by rectangle

Trang 39

#@JRASB LOẠD,

Fla: [SE Man haệigduwa hạch dnhWo01 tf

4) Format: ti, TIFF bHevel aster format

© nteractive placement by rectangle | Cole [Og _ FeLoodinvet age © Leyet [0 :

i ‘ '

E0K[P ˆ Canoe Oe Poeton | ee

Hình 4.5 Hộp thoại chọn đường dẫn đền file ảnh bản đồ

- Thực hiện nắn chỉnh ảnh:

+ Chọn công cụ nắn ảnh Warp —> xuất hiện dòng nhắc Enter source

point #1 trên cửa số lệnh của MicroStation

Hình 4.6 Thanh công cụ của IRASB

+ Chọn điểm khống chế thứ nhất trên file Raster -> xuất hiện dòng

nhắc Enter destination point #1 trên cửa số lệnh của MicroStation

+ Chọn điêm khống chế thứ nhất tương ứng trên lưới Km (trên file dgn)

-> xuất hiện đồng nhắc Enter souree point #2 trên cửa số lệnh của MicroStation

+ Tiếp tục chọn 3 điểm khống chế còn lại và xem bảng sai số

Khi sai số đạt tiêu chuẩn (sai số nhỏ hơn 1) tiến hành lưu lại file ảnh đã được nắn

- Tiến hành nắn chỉnh tương tự đối với những tờ bản đồ xã Thạch Định còn lại với sai số đạt tiêu chuẩn và chuyển sang công đoạn tiếp theo

Trang 40

4.4.3 Số hoá các lớp thông tin của bản đồ đã được nắn

Sử dụng phần mềm FAMIS để số hoá các lớp thông tin của bản đồ

Hình 4.7 Menu chức năng của phần mềm FAMIS

* Chọn các lớp thông tin và đặt các đối tượng kiểu điểm để số hoá ~ Chọn các lớp thông tin

Từ menu FAMIS chọn: Cơ sở dữ liệu bản đồ > Quản lý bản đồ —>

Chon lớp thông tin —> xuất hiện bảng chọn đối tượng sau:

# Chún đối tương Mã Tên, 77 Điểm nhấn thửa Kí hiệu, ghi chú độ rộng Ghi chú về thửa Ra khdi

Hinh 4.8 H6p thoại chọn các lớp thông tin

Chọn từng lớp thông tin và sử dụng các công cụ của Micro tiến hành số hố tồn bộ

ội dung bản đồ của toàn khu vực xã Thạch Định - Vẽ các đối tượng dang diém (cell)

Từ menu FAMIS chọn: Cơ sở đữ liệu bản đồ > Quan ly ban db > VE

các đối tượng điểm -> xuất hiện bảng công cụ sau:

Ngày đăng: 20/11/2023, 13:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w