báo cáo sinh thái môi trường

14 494 0
báo cáo sinh thái môi trường

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bài báo cáo tìm hiểu về vấn đề ô nhiễm không khí Việ Nam và Thê giới hiện nay. Đề cập các nội dung: hiện trạng ô nhiễm ko khí, nguyên nhân ô nhiễm ko khí, hậu quả của ô nhiễm ko khí, giải pháp ô nhiễm không khí. Tài liệu word, 15 trang.

I.ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường không khí không còn là vấn đề riêng lẻ của một quốc gia hay một khu vực mà nó đã trở thành vấn đề toàn cầu. Sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới trong thời gian qua đã có những tác động tiêu cực đến môi trường đồng thời làm cho môi trường sống của con người bị thay đổi và ngày càng tồi tệ. Những năm gần đây nhân loại đã phải chịu nhiều hậu quả về vấn đề ô nhiễm môi trường không khí đó là: sự biến đổi của khí hậu – nóng lên toàn cầu, sự suy giảm tầng ôzôn và mưa axít. Ở Việt Nam ô nhiễm môi trường không khí đang là một vấn đề bức xúc đối với môi trường đô thị, môi trường sống và môi trường ở các làng nghề hay khu công nghiệp. Ô nhiễm môi trường không khí không chỉ tác động xấu tới sức khỏe con người (đặc biệt là gây ra các bệnh đường hô hấp) mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hệ sinh thái và biến đổi khí hậu. Công nghiệp hóa càng mạnh, đô thị hóa càng phát triển thì nguồn thải gây ô nhiễm môi trường không khí càng nhiều, áp lực làm biến đổi chất lượng không khí theo chiều hướng xấu càng lớn. Ở nước ta, môi trường không khí tại các khu công nghiệp, các trục đường giao thông lớn đều bị ô nhiễm với các cấp độ khác nhau, nồng độ các chất ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn cho phép rất nhiều lần. Sự gia tăng dân số, gia tăng đột biến của các phương tiện giao thông trong khi cơ sở hạ tầng còn yếu kém càng làm cho tình hình ô nhiễm không khí trở nên trầm trọng. Xuất phát từ vấn đề trên, nhóm chúng em lựa chọn đề tài “Ô nhiễm môi trường không khí” để nghiên cứu và qua đó đề xuất một số biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí. Do kinh nghiệm nghiên cứu còn nhiều hạn chế nên đề tài nhóm em không thể tránh khỏi thiếu sót. Mong quý thầy cô thông cảm và sẽ đóng góp ý kiến quý báu để nhóm em hoàn thành tốt đề tài. Chúng em xin trân thành cảm ơn! I. NỘI DUNG I.1 Hiện trạng ô nhiễm không khí. I.1.1 Hiện trạng ô nhiễm không khí nói chung. Tình trạng ô nhiễm môi trường không khí hiện nay là vấn đề khá nổi trội ,nó thể hiện rất rõ qua các số liệu cụ thể sau: • Hàng năm con người khai thác và sử dụng hàng tỷ tấn dầu mỏ, than đá… hàng năm khí quyển nhận thêm khoảng 20 tỷ tấn CO 2 , 1,53 triệu tấn SiO 2, 700 triệu tấn bụi…. ( theo nghiên cứu năm 2008). • Theo bảng xếp hạng của maplecroft(anh) – một trong những công ty tư vấn rủi ro hàng đầu thế giới về 10 nước đứng đầu về lượng khí thải trên thế giới (2007 – 2011) stt Quốc gia Lượng thải năm 2007 Lượng thải năm 2011 1 Trung quốc 6018 6071 2 Mỹ 5903 5769 3 Nga 1704 1587 4 Ấn Độ 1293 1324 5 Nhật Bản 1247 1236 6 Đức 858 798 7 Canada 614 573 2.1.2 Ô nhiễm môi trường không khí tại Việt Nam. Tình trạng ô nhiễm không khí ở Việt Nam khá nghiêm trọng so với các nước trong khu vực Đông Nam Á nói riêng và trên thế giới nói chung. Ô nhiễm không khí không chỉ diễn ra ở các khu công nghiệp, đô thị mà kể cả ở các vùng nông thôn. Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa mạnh dẫn tới các nguồn gây ô nhiễm không khí cũng gia tăng nhanh. Ô nhiễm bụi, khí thải và tiếng ồn nguyên nhân từ các hoạt động giao thông thường bộ (chiếm 70%), các hoạt động xây dựng và sinh hoạt đun nấu của các hộ gia đình. Bình quân số lượng xe máy ở các đô thị Việt Nam mỗi năm tăng khoảng 15-18%, số lượng xe ô tô mỗi năm tăng khoảng 8-10%, tuy nhiên chất lượng các loại phương tiện không đảm bảo nên đã gây ra ô nhiễm môi trường không khí nghiêm trọng. Mỗi năm, hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải sử dụng tới 1,5 triệu tấn xăng và dầu Diezel. Đây là những hình ảnh cụ thể: 2.2. Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí 2.2.1. Nguồn gốc tự nhiên ● Núi lửa: Núi lửa phun ra những nham thạch nóng và nhiều khói bụi giàu sunfua, mêtan và những loại khí khác. Không khí chứa bụi lan toả đi rất xa vì nó được phun lên rất cao. • Cháy rừng: Các đám cháy rừng và đồng cỏ bởi các quá trình tự nhiên xảy ra do sấm chớp, cọ sát giữa thảm thực vật khô như tre, cỏ. Các đám cháy này thường lan truyền rộng, phát thải nhiều bụi và khí. • Bão bụi gây nên do gió mạnh và bão, mưa bào mòn đất sa mạc, đất trồng và gió thổi tung lên thành bụi. Nước biển bốc hơi và cùng với sóng biển tung bọt mang theo bụi muối lan truyền vào không khí. • Các quá trình phân huỷ, thối rữa xác động, thực vật tự nhiên cũng phát thải nhiều chất khí, các phản ứng hoá học giữa những khí tự nhiên hình thành các khí sunfua, nitrit, các loại muối v.v Các loại bụi, khí này đều gây ô nhiễm không khí. 2.2.2 Nguồn gốc nhân tạo • Do hoạt động công nghiệp. • Do các phương tiện giao thông. • Do các hoạt động sinh hoạt của con người. 2.2.2.1. Do hoạt động công nghiệp. Nguồn gốc nhân nhạo gây ô nhiễm không khí rất đa dạng nhưng chủ yếu là do hoạt động công nghiệp, đốt cháy nhiên liệu hóa thạch và hoạt động của các phương tiện giao thông. Đặc điểm: Nguồn khí thải công nghiệp có nồng độ chất độc hại cao và thường tập trung trong một không gian nhỏ. Tùy thuộc vào quy trình công nghệ, quy mô sản xuất và nhiên liệu sử dụng mà hàm lượng và loại chất độc hại sẽ khác nhau. Nguồn gốc ô nhiễm không khí do hoạt động công nghiệp xảy ra bởi 2 quá trình: • Quá trình đốt nhiên liệu thải ra rất nhiều khí độc đi qua các ống khói của các nhà máy vào không khí. − Than, dầu, khí đốt tạo ra: CO 2 , CO, SO 2 , NO x . − Các chất hữu cơ chưa cháy hết: muội than, bụi • Do bốc hơi, rò rỉ, thất thoát trên dây chuyền sản xuất sản phẩm và trên các đường ống dẫn tải. Nguồn thải của quá trình sản xuất này cũng có thể được hút và thổi ra ngoài bằng hệ thống thông gió. Các ngành công nghiệp chủ yếu gây ô nhiễm không khí gồm: • Nhiệt điện • Vật liệu xây dựng • Hóa chất và phân bón hóa học • Ngành dệt và ngành sản xuất giấy • Luyện kim • Thực phẩm • Cơ khí • Công nghiệp nhẹ • Giao thông vận tải 2.2.2.2. Do các hoạt đông giao thông vận tải Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn đối với không khí đặc biệt ở khu đô thị và khu đông dân cư. Các quá trình tạo ra các khí gây ô nhiễm là quá trình đốt nhiên liệu động cơ: CO, CO 2 , SO 2 , NOx, Pb,CH 4 Các bụi đất đá cuốn theo trong quá trình di chuyển. Nếu xét trên từng phương tiện thì nồng độ ô nhiễm tương đối nhỏ nhưng nếu mật độ giao thông lớn và quy hoạch địa hình, đường xá không tốt thì sẽ gây ô nhiễm nặng cho hai bên đường. 2.2.2.3. Do hoạt động sinh hoạt của con người Trong quá trình phát triển đô thị và nông thôn, các hoạt động xây dựng các khu dân cư tập trung, các khu công nghiệp, du lịch và dịch vụ, các công trình khác… cũng đóng góp đáng kể vào sự ô nhiễm không khí. Tuy vậy, do các hoạt động xây dựng thường chỉ diễn ra trong một thời gian không dài, nên chúng đóng góp vào sự ô nhiễm không khí cũng chỉ xảy ra trong một giai đoạn nhất định. Song, cũng cần thấy rằng, do còn nhiều hạn chế và thiếu đồng bộ trong công tác quản lý, trình độ kỹ thuật và kinh nghiệm… thi công các hạng mục công trình, nên nhiều khi sự ô nhiễm không khí cục bộ xảy ra khá nghiêm trọng, đặc biệt là các công trình nằm trong hoặc ở gần khu dân cư. Các hoạt động dịch vụ (chợ, khách sạn, nhà hàng, y tế…) và dân sinh như đốt các nhiên liệu hoá thạch (than đá, dầu hoả và khí đốt), củi, đốt các chất thải không có kiểm soát (như đốt giấy, gỗ thải xây dựng, cây cối ) cũng góp phần làm tăng nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí. Việc sử dụng than tổ ong sẽ thải ra nhiều chất ô nhiễm như SO 2 , CO, CO 2 và bụi. Nồng độ CO tại bếp đun thường rất cao, gây độc hại cho con người. Ngoài ra, các khí ô nhiễm phát sinh từ các nguồn chất thải sinh hoạt, chăn nuôi… như khí CH 4 , NH 3 , H 2 S… và mùi hôi thối cũng là nguyên nhân đóng góp vào sự ô nhiễm không khí. • Các tác nhân gây ô nhiễm không khí − Các loại khí oxit: CO, CO 2 , SO 2 , NOx − Các hợp chất khí halogen: HCl, HF, HBr − Các chất hữu cơ tổng hợp RH, bay hơi xăng, sơn − Các khí quang hóa: PAN, O 3 − Các chất lơ lửng: sương mù, bụi − Nhiệt, tiếng ồn, phóng xạ 2.3. HẬU QUẢ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ. 2.3.1.Ảnh hưởng đến con người: Phần lớn các chất ô nhiễm đều gây hại đối với sức khỏe con người thông qua thành phần hóa học và thời gian tiếp xúc với 2 cơ quan chính của con người là mắt và đường hô hấp. Những tác động xấu của ô nhiễm không khí không trừ bất kì ai là đẩy nhanh quá trình lão hóa, giảm chức năng của phổi, dễ mắc các bệnh hen suyễn, viêm phế quản, thậm chí dẫn đến mắc bệnh ung thư phổi… • Bụi: Kích thích cơ học và phát sinh phản ứng sơ hóa phổi gây nên các bệnh về hô hấp thường gặp như viêm phổi, khí thũng phổi, ung thư phổi. • Khí Cacbon oxit (cacbon monoxit – CO): Là khí không màu, không mùi, không vị. Có thể gây nhức đầu nhẹ, hoa mắt, buồn nôn, nặng hơn có thể gây bất tỉnh hoặc tử vong. Do khi đi vào cơ thể CO thay thế O 2 liên kết với hemoglobin trong máu làm giảm lượng O 2 trong máu. • Khí SO 2: SO 2 chuyển hóa thành SO 3 và biến thành axit sulfuric hay là muối sulfat đều có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Ở nồng độ thấp gây ra sự kích thích đối với bộ máy hô hấp, ở nồng độ cao gây ra biến đổi bệnh lý đối với bộ máy hô hấp và có thể gây tử vong. • Khí NO x : Khí NO ở nồng độ thường trong không khí không gây hại đối với sức khỏe con người, chỉ nguy hại khi nó bị oxy hóa thành NO 2 . Con người tiếp xúc lâu với không khí có nồng độ khí NO 2 0.06 ppm sẽ gây trầm trọng thêm các bệnh về phổi và mắt và nếu ở nồng độ cao có thể gây ung thư. • CO 2 : Ở nồng độ thấp gây kích ứng trung tâm hô hấp, nồng độ cao gây ngạt thở có thể dẫn đến tử vong. • HF: Có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bằng bất cứ hình thức tiếp xúc nào. • NH 3 gây khó chịu, viêm đường hô hấp, loét giác mạc, thanh quản, khí quản, khản cổ họng, ho, • Các loại thuốc trừ sâu: Có thể gây đau đẩu, hoa mắt, choáng váng, rối loạn tiêu hóa và bị kích thích. Ở nồng độ cao gây rối loạn thần kinh trung ương, có thể dẫn đến tử vong • Cho đến nay toàn thế giới đều đã biết về thảm họa Bhopal (Ấn Độ) - sự cố công nghiệp lớn nhất trong lịch sử nhân loại từ trước đến nay. Đó là vụ rò rỉ gần 40 tấn khí MIC (khí metyl - iso – cyanate) ở nhà máy sản xuất thuốc trừ sâu của tập đoàn Union Cabede (Mỹ) tại Bhobal. Tổng số thiệt hại cao hơn rất nhiều với khoảng 5000 đến 15000 trường hợp tử vong, 2 triệu người bị nhiễm độc, trong đó có nhiều người bị đuôi mù. • Trong “Khói thiên tai” tại London năm 1952, bốn ngàn người đã chết trong một vài ngày do nồng độ cao của ô nhiễm. • Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đã xếp ô nhiễm không khí ngoài trời là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên các căn bệnh ung thư ở người 2.3.2 Đối với động vật: Động vật bị nhiễm độc do hít trực tiếp và qua chuỗi thức ăn. • SO 2 : Gây tổn thương lớp mô trên cùng của bộ máy hô hấp, gây bệnh khí thũng và suy tim. • CO: Làm suy giảm khả năng trao đổi, vận chuyển oxy của hồng cầu trong máu. • HF: Gây viêm khí quản, viêm phổi ở các loài chuột lang và thỏ. Với nồng độ cao trên 8 mg/m 3 có thể gây chết do viêm phổi nặng. 2.3.3 Đối với thực vật: Thực vật rất nhạy cảm đối với ô nhiễm không khí. • SO 2 , NO 2 , ozon, fluor, chì… gây hại trực tiếp cho thực vật khi đi vào khí khổng, làm hư hại hệ thống giảm thoát nước và giảm khả năng kháng bệnh. • Ngăn cản sự quang hợp và tăng trưởng của thực vật; giảm sự hấp thu thức ăn, làm lá vàng và rụng sớm. • Đa số cây ăn quả rất nhạy đối với HF. Khi tiếp xúc với nồng độ HF lớn hơn 0,002 mg/m 3 thì lá cây bị cháy đốm, rụng lá. • NH 3 và HCl: Làm ngưng trệ quá trình quang hợp và gây ra bệnh hạc, cháy lá. • CO: Với nồng độ cao (10-10000 ppm) làm cho lá rụng, bị xoắn, quăn, cây non bị chết, cây cối chậm phát triển, làm mất khả năng cố định Nitơ, làm thực vật bị thiếu đạm. • Thuốc trừ sâu: Nếu sử dụng không cẩn thận hoặc quá liều sẽ gây ra những nguy hại trầm trọng cho thực vật dẫn tới làm cho cây rụng lá, quăn lá, còi cọc, lớn chậm hoặc có thể chết,… 2.3.4 Ảnh hưởng đến vật liệu và công trình xây dựng: • Gây han gỉ rất mạnh đối với kim loại (như bụi than, bụi xi măng có chứa SO 2 và vôi,…). • Gây mài mòn, bong tróc hoặc phá hủy bề mặt lớp sơn. • Giảm độ bền dẻo của sợi vải. • Giảm tuổi thọ, khả năng đặc biệt của linh kiện điện tử. • Ăn mòn bê tông. • Làm giảm độ bền của giấy, cao su, thuộc da,… 2.3.5 Phú dưỡng dẫn đến ô nhiễm nguồn đất và nước: • Các chất oxít Nitơ (NO, N 2 O, … viết tắt là NOx) xuất hiện trong khí quyển qua quá trình đốt nhiên liệu ở nhiệt độ cao. Trong khí quyển các oxit nitơ sẽ chuyển hóa thành nitrat rồi theo nước mưa xuống đất. Nitrat nằm trên mặt đất theo nước mưa xuống đất và theo nước mưa chảy tràn hay vào cống thóat nước để vào môi trường nước. Các chất tẩy rửa dùng trong sinh hoạt là nguồn cung cấp photpho chính cho nước thải. Hai chất nitơ và photpho thường là nguyên nhân chính trong việc gây ra hiện tượng phú dưỡng làm bùng nổ sự phát triển thực vật. Cuối cùng có thể dẫn đến suy giảm nghiêm trọng chất lượng môi trường nước. Hiện tượng phú dưỡng là hiện tượng đáng quan tâm nhất là đối với ao hồ, trong môi trường nước, làm cho rong tảo phát triển mạnh tạo nên ô nhiễm nguồn nước. 2.3.6 Ảnh hưởng đến thời tiết , khí hậu và các quá trình xảy ra trong khí quyển: • Mưa axit: Làm pH nước sông, hồ giảm mạnh khiến các loài sinh vật thủy sinh bị chết. Nguy hiểm hơn là có thể có tác động xấu trong thời gian dài vì làm ngưng trệ quá trình sinh sản của loài cá cũng như các loài động vật thủy sinh khác. pH thấp khiến các kim loại độc trong đá bị giải phóng (đặc biệt là Al), chính những kim loại độc hại này cũng gây hại nghiêm trọng đến các loài sinh vật thủy sinh. Trên mặt đất, axit làm nước nhiễm độc và làm hỏng tầng đất “nhạy cảm” này khiến cây cối và sinh vật ở đây bị chết. Thống kê, với nguyên nhân mưa axit đã khiến các khu rừng châu Âu thiệt hại gần 30 tỷ USD, vùng Đông Bắc nước Mỹ có hơn 50% trong số 219 ao hồ được khảo sát đã bị axit phá hoại. Châu Âu và Bắc Mỹ là 2 nơi chịu trách nhiệm về 80% lượng khí ô nhiễm đã gây ra hiện tượng mưa và sương mù axit trong nhiều thập niên qua. Trung Quốc là nước thứ 3 thế giới sau Mỹ và các nước SNG bị khí SO 2 lan tỏa rộng nhất. • Hiệu ứng nhà kính: Một số hậu quả nghiêm trọng của hiệu ứng nhà kinh như sự nóng dần lên của trái đất: Nhiệt độ trái đất tăng lên ~ 0,5 o C (1870-1900). Đến 1900-1940, nhiệt độ trên bề mặt trái đất tăng khoảng 0,8 o C, đã có hiện tượng băng tan ở 2 cực, mực nước biển tăng; khu vực bờ biển mong manh dễ bị tràn ngập sóng gió. Bão tố xảy ra thường xuyên hơn, nước mặn xâm nhập ngày càng nghiêm trọng vào hệ thống nước ngầm, làm hủy hoại nông nghiệp và ảnh hưởng đến việc cung cấp nước ngọt, làm khí hậu thay đổi bất thường, ảnh hưởng đến chế độ mưa toàn cầu, những vùng hiện nay đang có đủ nước ngọt sẽ lâm vào cảnh thiếu nước ngọt thường xuyên hơn. • Suy thoái tầng Ozeone: Ozone ở tầng đối lưu dưới dạng vệt, khi vượt quá giới hạn nồng độ cho phép (0,2 ppm) thì trở thành ô nhiễm và có hại cho sức khỏe con người, gây khó chịu cho mũi, mắt và cuống họng. Một số thiết bị văn phòng như máy photocopy dễ tạo nên ozone gây hại cho sức khỏe nhân viên văn phòng. Ozone nồng độ cao cũng gây hại cho cây trồng, gây tổn hại lá cây, tổn thương màng sinh chất, tác động xấu đến quá trình quang hợp, làm giảm sức chống chịu của cây trồng. 2.4 BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ. Để đảm bảo môi trường không khí không bị ô nhiễm chúng ta cần có những biện pháp tích cực và thiết thực nhất.Vậy nên cần áp dụng các biện pháp tổng hợp sau đây: 2.4.1. Biện pháp kỹ thuật • Các loại máy móc và dây chuyền công nghệ lạc hậu, gây nhiều ô nhiễm, cần được thay thế bằng các dây chuyền công nghệ, máy móc hiện đại, ít gây ô nhiễm hơn. • Các loại máy móc chạy bằng than đá, dầu mazut phải được thay thế bằng chạy điện để ngăn chặn ô nhiễm không khí bởi muội than và SO 2 • Cần sử dụng rộng rãi điện năng trong vận tải ô tô thiết kê hoặc thay thế loại động cơ đốt trong đốt cháy hoàn toàn nhiên liệu, chạy bằng các loại xăng cao cấp để thải ít nhất các chất gây ô nhiễm không khí Ưu tiên các phương tiện giao thông công cộng và hạn chế xe tư nhân .Với vận tải bằng đường sắt, cần điện khí hóa ngành này đồng thời cần phải c huyển các xưởng sửa chữa ra khỏi thành phố. • Hạn chế sự gia tăng phương tiện vận chuyển một cách tự phát, tiến tới xây dựng các phương tiện vận tải công cộng hiện đại như xe bus, tàu điện ngầm, tàu điện trên cao Sử dụng nhiên liệu sạch như điện, ga, Hydro, năng lượng mặt trời, cải thiện kỹ thuật xe máy nhằm giảm bớt sự phát thải khí ô nhiễm từ xe cộ và sử dụng các biện pháp đơn giản để giảm sự bay hơi nhiên liệu.Tăng cường kiểm soát sự phát thải kiểm định kỹ thuật máy móc. Sử dụng các loại xe "sạch" với môi trường 2.4.2. Biện pháp quy hoạch • Không được xây dựng các nhà máy nhiệt điện lớn trong thành phố (nếu xây mới); và [...]... tăng cường pháp chế về vấn đề bảo vệ môi trường nói chung và môi trường không khí nói riêng.Đó chính là hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường không khí theo hướng quy định rõ hơn về quyền lợi, trách nhiệm bảo vệ môi trường không khí của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.Cần phải ban hành các chế tài pháp luật cụ thế để xử lí những trường hợp vi phạm, từ đó mà nhằm bảo... chống ô nhiễm không khí • Tuyên truyền mọi người cùng nhau giữ gìn vệ sinh chung • Thực hiện đúng các luật giữ gìn môi trường • Cần tiến hành các cuộc nghiên cứu sâu sắc hơn, không chỉ giới hạn trong vấn đề kỹ thuật mà còn là ảnh hưởng của các nhân tố làm không khí bị ô nhiễm tác hại lên sức khỏe và bệnh tật, lên môi trường sinh thái như thế nào • Đề xuất được các chiến lược trước mắt và lâu dài phòng... với khả năng đóng vốn của họ Đối với các nhà máy ra đời trước khi có luật môi trường, nhà nước nên có chính sách khyến khích cụ thể để các nhà máy có tiền đầu tư cho hệ thống xử lí ô nhiễm môi trường nói chung và hệ thống xử lí ô nhiễm không khí nói riêng II KẾT LUẬN Ở Việt Nam, vấn đề ô nhiễm môi trường không khí đang ở mức báo động và đó là mối quan tâm hàng đầu của các cơ quan nhà nước cũng như... nhiễm môi tường không khí Bên cạnh đó các hoạt động giao thông vận tải, công nghiệp và xây dựng là những nguồn chính gây ô nhiễm không khí Đây là vấn đề vô cùng bức xúc, nó không chỉ làm suy thoái môi trường, biến đổi khí hậu, gây thiệt hại nặng nề về kinh tế, mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của người dân, đặc biệt là trẻ em Hiên nay, việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường. .. về không khí sạch 2.4.5 Biện pháp kinh tế • • Trong điều kiện kinh tế xã hội cụ thể của đất nước ta, trong xu thế toàn cầu hóa việc bảo vệ môi trường hợp tác quốc tế là đòi hỏi rất lớn Thiếu sự hợp tác quốc tế thì đất nước ta khó có thể giải quyết các vấn đề môi trường một cách triệt để.Tận dụng và kết hợp áp dụng những thành quả của dự án ODA có liên quan đến chất lượng không khí, tăng cường năng lực... xuất thải ra ít độc hoặc không độc 2.4.7 Biện pháp sử dụng hệ thống xử lý không khí ô nhiễm • • Bắt buộc tất cả các nhà máy, xí nghiệp có khí thải ra môi trường vượt tiêu chuẩn cho phép đều phải lắp đặt các hệ thống xử lí, điều này nhằm mục đích bảo vệ môi trường, vừa tạo nên sự công bằng cho các nhà máy xí nghiệp Trừ một số nhà máy hiện đại, vốn đầu tư lớn có thể ứng dụng các công nghệ xử lí tiên tiến... đi bộ + Nên sử dụng xe buýt vừa giảm chi phí vừa hạn chế kẹt xe, giảm ô nhiễm môi trường + Nên ăn trưa gần nơi làm việc, học tập nhằm hạn chế việc sử dụng xe gắn máy + Nên đi chung xe khi đi làm, đi chơi (nếu có thể) + Trồng và bảo vệ cây xanh + Khi phát hiện các hoạt động vi phạm như xả trộm khí thải chưa qua xử lí cần báo ngay với cơ quan chức năng đế có biện pháp xử lí kịp 2.4.4 Biện pháp đẩy mạnh... tăng mức độ nhiễm bẩn của không khí thành phố • Chỉ giữ lại trong thành phố các xí nghiệp trực tiếp phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, nhưng cần thay thế những máy cũ bằng máy mới, thay đổi qui trình công nghệ với các kỹ thuật hiện đại , nhờ đó giảm chu vi vùng bảo bệ vệ sinh • Để giảm mức độ ô nhiễm không khí do khí xả của ô tô, cần phải thực hiên các vấn đề về an toàn giao thông(trong thành... chưa thực sự hiệu quả và đôi khi còn mang tính chất đối phó Bên cạnh đó, với đặc điểm của nền sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp mang tính chất nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu… đã và đang thải vào môi trường sống một lượng lớn bụi, hơi khí bụi… không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trong tới sức khỏe các công nhân trực tiếp sản xuất mà còn gây ảnh hưởng xấu đến các khu dân cư lân cận Quá trình phát triển... phải ban hành các chế tài pháp luật cụ thế để xử lí những trường hợp vi phạm, từ đó mà nhằm bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật Bổ sung luật mới: hiện Việt Nam đã có luật bảo vệ môi trường, luật bảo vệ sức khỏe nhân dân, bộ luật hình sự.Đồng thời Việt Nam đã tham gia kí kết các điều ước quốc tế.atuy nhiên việc thực hiện các cam kết quốc tế và đưa pháp luật vào cuộc sống lại chưa . khiến các loài sinh vật thủy sinh bị chết. Nguy hiểm hơn là có thể có tác động xấu trong thời gian dài vì làm ngưng trệ quá trình sinh sản của loài cá cũng như các loài động vật thủy sinh khác cũng gây hại nghiêm trọng đến các loài sinh vật thủy sinh. Trên mặt đất, axit làm nước nhiễm độc và làm hỏng tầng đất “nhạy cảm” này khiến cây cối và sinh vật ở đây bị chết. Thống kê, với nguyên. con người (đặc biệt là gây ra các bệnh đường hô hấp) mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hệ sinh thái và biến đổi khí hậu. Công nghiệp hóa càng mạnh, đô thị hóa càng phát triển thì nguồn thải

Ngày đăng: 21/06/2014, 08:03

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan