Khái niệm tội tàng trữ trái phép chất ma túy
Khái niệm tội phạm là khái niệm trung tâm của pháp luật hình sự, được các học giả nghiên cứu với nhiều góc độ khác nhau Đây là khái niệm cơ bản nhằm phân biệt hành vi nào là tội phạm, hành vi không phải tội phạm Đó là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, do người có năng lực TNHS hoặc pháp nhân thương mại thực hiện xâm phạm đến khách thể được luật hình sự bảo vệ Trong đó, các tội phạm về ma túy có tính chất truyền thống, được quy định từ lâu trong pháp luật hình sự nước ta, đây là nhóm tội phạm có tính nguy hiểm cao, gây nguy hại rất lớn cho xã hội.
Trong khoa học pháp lý cũng đã có nhiều công trình khoa học khác nhau nghiên cứu về khái niệm tội tàng trữ trái phép chất ma túy, nhưng đều cơ bản thống nhất cho rằng: Tàng trữ trái phép chất ma túy là hành vi cất giữ, dấu trái phép chất ma túy ở bất kỳ nơi nào như: trong nhà, ngoài vườn, chôn dưới đất, để trong valy, cho vào thùng xăng xe, cất trong quần áo, tư trang mặc trên người hoặc mang theo người mà không nhằm mục đích mua bán hay sử dụng trái phép chất ma túy khác [10, tr.501].
Trong PLHS Việt Nam hiện hành thì tội tàng trữ trái phép chất ma túy được quy định tại Điều 249, Chương XX của BLHS năm 2015, thuộc nhóm các tội phạm về ma túy Nghiên cứu về tội này rút ra một số đặc điểm như:
- Thứ nhất, hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy xâm phạm chính sách thống nhất quản lý của Nhà nước về chất ma túy, trực tiếp là hoạt động tàng trữ chất ma túy; xâm phạm trật tự, an toàn xã hội.
- Thứ hai, hành vi khách quan của tội này là cất giữ, giấu bất hợp pháp chất ma túy ở bất cứ nơi nào mà không nhằm mục đích vận chuyển, mua bán hay sản xuất trái phép chất ma túy khác Hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy để cấu thành tội phạm cần phải có số lượng chất ma túy tối thiểu, dưới mức quy định lượng ma túy tối thiểu thì chủ thể trước đó đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc một trong các tội sản xuất, vận chuyển, mua bán, chiếm đoạt trái phép chất ma túy, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
- Thứ ba, chủ thể của tội này là người từ đủ 16 tuổi (khoản 1) hoặc từ đủ 14 tuổi trở lên (khoản 2, 3 và 4) có năng lực trách nhiệm hình sự.
- Thứ tư, người phạm tội thực hiện hành vi với lỗi cố ý trực tiếp, họ biết rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm chính sách thống nhất quản lý của Nhà nước về chất ma túy, trực tiếp là hoạt động tàng trữ chất ma túy; xâm phạm trật tự, an toàn xã hội, nhưng vẫn mong muốn thực hiện.
Từ những phân tích trên, dựa trên khái niệm về tội phạm tại khoản 1 Điều 8 BLHS năm 2015, tác giả đưa ra khái niệm tội tàng trữ trái phép chất ma túy như sau: Tội tàng trữ trái phép chất ma túy là hành vi hành vi cất giữ, giấu trái phép chất ma túy nhưng không nhằm mục đích vận chuyển, mua bán hay sản xuất chất ma túy khác, do người từ đủ 14 tuổi trở lên, có năng lực TNHS thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp, xâm phạm chính sách thống nhất quản lý của Nhà nước về chất ma túy, trực tiếp là hoạt động tàng trữ chất ma túy; xâm phạm trật tự, an toàn xã hội.
1.2 Các dâu hiệu pháp lý của tội tàng trữ trái phép chất ma túy
1.2.1 Khách thể của tội phạm
Khoa học luật hình sự Việt Nam phân biệt ba loại khách thể của tội phạm: Khách thể chung, khách thể loại và khách thể trực tiếp, theo đó khách thể chung của tội phạm được hiểu là tổng hợp các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ khỏi sự xâm hại của tội phạm, khách thể loại của tội phạm là nhóm quan hệ xã hội cùng tính chất được nhóm các quy phạm pháp luật hình sự bảo vệ khỏi sự xâm hại của nhóm tội phạm Trong đó, khách thể trực tiếp của tội phạm là quan hệ xã hội bị tội phạm cụ thể xâm hại mà sự xâm hại này phản ánh được đầy đủ tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm đó [29, tr.108] Đối với tội tàng trữ trái phép chất ma túy, thì khách thể trực tiếp của tội phạm là chế độ độc quyền và thống nhất quản lý của Nhà nước đối với các chất ma túy, trực tiếp là hoạt động tàng trữ chất ma túy; xâm phạm trật tự, an toàn xã hội Để gây thiệt hại cho khách thể trên, thì chủ thể tội phạm phải tác động và đối tượng tác động của tội phạm đó là các chất ma túy và các nguyên liệu thực vật có chứa chất ma tuý [46; tr18].
1.2.2 Mặt khách quan của tội phạm
Mặt khách quan của tội phạm bao gồm hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội, hậu quả nguy hiểm cho xã hội cũng như mối quan hệ nhân quả giữa hậu quả và hành vi; các điều kiện bên ngoài của việc thực hiện hành vi phạm tội (công cụ, phương tiện, phương pháp, thủ đoạn, thời gian, địa điểm phạm tội ) Tuy nhiên không phải tất cả các biểu hiện của mặt khách quan đều được phản ánh trong cấu thành cơ bản của tội phạm, mà chỉ có dấu hiệu hành vi khách quan nào nguy hiểm cho xã hội thì mới là dấu hiệu bắt buộc trong mọi cấu thành tội phạm.
- Về hành vi khách quan:
Hành vi khách quan của tội tàng trữ trái phép chất ma túy là hành vi cất giữ, giấu bất hợp pháp chất ma túy ở bất cứ nơi nào mà không nhằm mục đích vận chuyển, mua bán hay sản xuất trái phép chất ma túy khác Hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy để cấu thành tội phạm cần phải có số lượng chất ma túy tối thiểu theo quy định tại khoản 1 Điều 249 BLHS năm 2015.
Trong thực tế, có nhiều trường hợp cất giấu ma túy trên phương tiện giao thông: Xa máy, ô tô, tàu thủy nhưng lại không có mục đích vận chuyển dù phương tiện này vẫn di chuyển từ nơi này đến nơi khác Trường hợp này dễ bị lầm tưởng vận chuyển trái phép chất ma túy Tội phạm này phải được xác định là tội tàng trữ trái phép chất ma túy vì mục đích phạm tội là cất giấu.
Hậu quả không phải là yếu tố bắt buộc để định tội Những thiệt hại do hành vi mua bán trái phép chất ma tuý gây ra cho xã hội chính là những thiệt hại phi vật chất (chính sách quản lý của Nhà nước đối với các chất ma tuý).
1.2.3 Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội tàng trữ trái phép chất ma túy chỉ có thể là cá nhân. Đó là người có năng lực TNHS và đủ độ tuổi theo luật định. Đối chiếu với quy định tại Điều 249 BLHS năm 2015, thì chỉ những người sau đây, có năng lực TNHS mới có thể là chủ thể của tội phạm này:
- Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu TNHS về tội tàng trữ trái phép chất ma túy theo quy định của Điều 249 BLHS.
- Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi, phải chịu TNHS theo quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều 249 BLHS Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ trái phép chất ma túy quy định tại khoản 1 vì đây là tội phạm nghiêm trọng.
1.2.4 Mặt chủ quan của tội phạm
Mặt chủ quan của tội phạm là hoạt động tâm lý bên trong của người phạm tội, bao gồm: lỗi, động cơ và mục đích.
Theo đó, lỗi của người phạm tội tàng trữ trái phép chất ma tuý thực hiện hành vi phạm tội của mình do cố ý trực tiếp, người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình bị pháp luật cấm, thấy trước được tác hại của hành vi tàng trữ trái phép chất ma tuý nhưng vẫn thực hiện. Để áp dụng tội này với người phạm tội, cơ quan điều tra cũng như người phạm tội cần chứng minh việc tàng trữ đó không nhằm mục đích vận chuyển, mua bán hay sản xuất trái phép số ma túy này Động cơ không phải là dấu hiệu bắt buộc của CTTP của tội tàng trữ trái phép chất ma túy.
Phân biệt tội tàng trữ trái phép chất ma túy với một số tội phạm về ma túy khác
1.3.1 Phân biệt tội tàng trữ trái phép chất ma túy với tội vận chuyển trái phép chất ma túy
Tiêu chí Tội tàng trữ trái phép chất ma Tội vận chuyển trái phép chất túy ma túy
Hành vi cất giữ, cất giấu bất hợp Hành vi chuyển dịch bất hợp pháp chất ma túy từ nơi này đến pháp chất ma túy ở bất cứ nơi nơi khác dưới bất kỳ hình thức Hành vi nào mà không nhằm mục đích nào mà không nhằm mục đích khách quan mua bán, vận chuyển hay sản mua bán, tàng trữ hay sản xuất xuất trái phép chất ma túy. trái phép chất ma túy khác.
Không nhằm mục đích vận Không nhằm mục đích tàng trữ, Mục đích chuyển, mua bán hay sản xuất mua bán hay sản xuất trái trái phép chất ma túy phép chất ma túy.
Tình nguy - Hành vi có tình nguy hiểm cho - Hành vi có tính nguy hiểm cho hiểm cho xã hội thấp hơn xã hội cao hơn. xã hội và - Hình phạt ít nghiêm khắc hơn: - Hình phạt nghiêm khắc hơn. hình phạt
Căn cứ Điều 249 BLHS năm 2015 Điều 250 BLHS năm 2015 pháp lý
1.3.2 Phân biệt tội tàng trữ trái phép chất ma túy với tội mua bán trái phép chất ma túy
Tội tàng trữ trái phép chất ma
Tội mua bán trái phép chất ma túy túy
Hành vi cất giữ, cất giấu bất hợp pháp chất ma túy ở bất cứ nơi Bán trái phép chất ma túy cho Hành vi nào mà không nhằm mục đích người khác Mua, xin, tàng trữ, khách quan mua bán, vận chuyển hay sản vận chuyển chất ma túy nhằm xuất trái phép chất ma túy bán trái phép cho người khác.
Mục đích Không nhằm mục đích mua bán Nhằm mua bán trái phép chất ma trái phép chất ma túy túy.
Tình - Hành vi có tình nguy hiểm cho - Hành vi có tính nguy hiểm cho nguy xã hội thấp hơn xã hội cao hơn. hiểm cho
- Hình phạt ít nghiêm khắc hơn - Hình phạt nghiêm khắc hơn. xã hội và hình phạt
Căn cứ Điều 249 BLHS năm 2015 Điều 251 BLHS năm 2015 pháp lý
1.3.3 Phân biệt tội tàng trữ trái phép chất ma túy với tội tàng trữ tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy
Tội tàng trữ tiền chất dùng vào Tiêu chí Tội tàng trữ trái phép chất ma việc sản xuất trái phép chất ma phân biệt túy túy
Xâm phạm chính sách thống Xâm phạm chính sách thống nhất
Khách thể nhất quản lý của Nhà nước về quản lý của Nhà nước về các chất chất ma túy, trực tiếp là hoạt ma túy cũng như các tiền chất để động tàng trữ chất ma túy sản xuất trái phép chất ma túy.
Các chất ma túy như: Heroine, Tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy là các chất Cocaine, Methamphetamine, lá có trong tự nhiên hoặc tổng hợp khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, Đối mà từ các chất này sẽ bào chế thân, cành, hoa, quả của cây cần tượng được một trong các chất ma túy. sa hoặc bộ phận của cây khác có
Ví dụ: ê-phê-đrin, pờ-sờ-phê- chứa chất ma túy do Chính phủ đrin, axêtic an-hy-đric, axít sun- quy định…. phua-ric
Mục đích để sản xuất trái phép chất ma túy Nếu không chứng Không nhằm mục đích vận minh được mục đích nhằm sản Mục đích chuyển, mua bán hay sản xuất xuất trái phép chất ma túy thì trái phép chất ma túy không phạm tội hoặc phạm tội khác theo quy định của BLHS.
Chủ thể của tội phạm là người từ đủ 16 tuổi (khoản 1) hoặc từ
Chủ thể của tội phạm là bất kỳ Chủ thể đủ 14 tuổi trở lên (khoản 2, 3 và người nào từ đủ 16 tuổi trở lên có
4) có năng lực trách nhiệm hình năng lực trách nhiệm hình sự. sự.
Tình - Hành vi có tình nguy hiểm cho - Hành vi có tính nguy hiểm cho nguy xã hội cao hơn. xã hội thấp hơn. hiểm cho - Hình phạt nghiêm khắc hơn.
- Hình phạt ít nghiêm khắc hơn. xã hội và hình phạt
Căn cứ Điều 249 BLHS 2015 Điều 253 BLHS 2015 pháp lý
Khái quát lịch sử hình thành và phát triển các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội tàng trữ trái phép chất ma túy
1.4.1 Tội tàng trữ trái phép chất ma túy từ năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật Hình sự năm 1985
Cách mạng tháng Tám thành công khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, chính quyền non trẻ chưa đủ điều kiện để xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh Ngày 03/9/1945, trong bài “Những nhiệm vụ cấp bách của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: Chúng ta có nhiệm vụ cấp bách là phải giáo dục lại nhân dân chúng ta….Cuối cùng tôi đề nghị tuyệt đối cấm thuốc phiện” [48, tr.885] Đồng thời, để bảo đảm an ninh trật tự, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành Sắc lệnh số 47 ngày 10/10/1945 cho tạm thời giữ các luật lệ cũ, trong đó có Bộ “Luật hình An Nam”, Bộ “Hoàng Việt hình luật” và Bộ “Hình luật pháp tu chính” với điều kiện “không trái với nguyên tắc độc lập của nước Việt Nam và chính thể dân chủ cộng hòa”, để đấu tranh xử lý các hành vi vi phạm, tội phạm trong đó có hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy [8, Điều 21].
Cho tới ngày 5/3/1952, Thủ tướng chính phủ ban hành Nghị định số 150/TTg quy định việc xử lý đối với những hành vi vi phạm thể lệ quản lý thuốc phiện với những hành vi cụ thể như:
“Điều 5 Ngoài các cơ quan chuyên trách, không ai được tàng trữ… nhựa thuốc phiện hay thuốc phiện đã nấu rồi. Điều 6 Những hành vi vi phạm sẽ bị phạt như sau:
Tịch thu thuốc phiện tàng trữ hoặc chuyển vận trái phép; Phạt tiền từ 1 đến 5 lần trị giá số thuốc phiện lậu.
Ngoài ra, người phạm pháp còn có thể bị truy tố trước Tòa án nhân dân….” [31, tr.482].
Tiếp theo đó, Thủ tướng ban hành Nghị định số 225/TTg ngày 22/12/1952 quy định những người có hành vi vi phạm thể lệ quản lý thuốc phiện bị xử lý bằng các hình thức cụ thể như: Tịch thu thuốc phiện tàng trữ…
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hòa bình lập lại tại miền Bắc, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số số 580/TTg ngày 15/9/1955, quy định những trường hợp có thể bị đưa ra Tòa án xét xử Giai đoạn tiếp sau đó,Nhà nước ta chủ yếu ban hành các văn bản pháp luật điều chỉnh hành vi buôn lậu thuốc phiện như: Thông tư số 635/VHH-HS ngày 29/3/1958 và thông tư số 33/VHH-HS ngày 5/7/1958 để thống nhất đường lối xét xử đối với những vụ án buôn lậu thuốc phiện giai đoạn sau khi giải phóng miền nam thống nhất đất nước, nhà làm luật chủ yếu ban hành các văn bản điều chỉnh hành vi buôn lậu thuốc phiện, ít đề cập đến hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy độc lập, ví dụ: ngày 25/3/1977, Hội đồng chính phủ ban hành Nghị định số 76/CP về chống buôn lậu thuốc phiện Đến năm 1982, Hội đồng nhà nước ban hành pháp lệnh trừng trị các tội đầu cơ, buôn bán, làm hàng giả, kinh doanh trái phép, trong đó có ma túy được coi là đối tượng của buôn lậu và mức phạt có thể lên tới tử hình.
Như vậy, tội tàng trữ trái phép chất ma túy trong pháp luật hình sự
Việt Nam từ năm 1945 đến trước khi ban hành BLHS năm 1985 chưa được pháp điển hóa và quy định thành tội phạm độc lập, mà chỉ được quy định trong một số văn bản pháp luật Thực trạng này đòi hỏi phải có một văn bản pháp lý chính thức quy định thống nhất về tội phạm, trong đó có tội tàng trữ trái phép chất ma túy.
1.4.2 Tội tàng trữ trái phép chất ma túy trong Bộ luật Hình sự năm 1985
BLHS năm 1985 là BLHS đầu tiên của nước ta, đánh dấu sự tiến bộ về kỹ thuật lập pháp, các chính sách hình sự ở nước ta Đây là lần đầu tiên cụm từ “Chất ma túy” được đưa vào sử dụng trong hệ thống các văn bản pháp luật của Việt Nam.
Tuy nhiên, BLHS năm 1985 chỉ có duy nhất một điều luật quy định về tội phạm ma túy (Điều 203 Tội tổ chức sử dụng chất ma túy) và hai điều luật có liên quan đến ma túy (Điều 97 Tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới) và Điều 166 Tội buôn bán hàng cấm)…
Trong lần sửa đổi, bổ sung lần thứ 1 BLHS 1985 (ngày 28/12/1989), hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy lần đầu tiên được quy định cụ thể, rõ ràng trong Điều 96a về “Tội sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy”, quy định mức hình phạt cao nhất là tử hình, ngày 10/5/1997 trong lần sửa đổi BLHS 1985 (lần thứ tư) thì các tội phạm về ma túy được quy định thành một chương riêng là chương VII A “Các tội phạm về ma túy” trong phần các tội phạm của BLHS.
Trong đó “Tội tàng trữ trái phép chất ma túy” quy định tại Điều
185c “Điều 185c Tội tàng trữ trái phép chất ma túy
1- Người nào tàng trữ trái phép chất ma tuý, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
2- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:….” [18].
Như vậy, lần đâu tiên pháp luật hình sự nước ta quy định tội tàng trữ trái phép chất ma túy thành tội danh riêng biệt, quy định trọng lượng, số lượng, thể tích, loại ma túy cũng như chất ma túy được quy định một cách cụ thể tương ứng với từng khung hình phạt cụ thể, tạo thuận lợi cho việc áp dụng và cá thể hóa TNHS, không bỏ lọt tội phạm. Để thuận lợi hơn nữa trong thực tiễn xét xử, ngày 02/01/1998 và ngày 05/08/1998, liên ngành trung ương đã ban hành Thông tư liên tịch số 01/1998/ TTLT/BNVVKSNDTC-TSNDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 1985 và thông tư liên tịch số 02/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA hướng dẫn cụ thể về các hành vi liên quan đến tội phạm này.
Tóm lại: Tong khoảng 15 năm tồn tại, BLHS năm 1985 đã được sửa đổi, bổ sung 4 lần vào các năm 1989, 1991, 1992 và 1997, với những sửa đổi, bổ sung này luật hình sự đã có sự phát triển đáp ứng được phần nào đòi hỏi của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm trong điều kiện đổi mới, đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm ma túy, trong đó có hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy, đã được quy định cụ thể với CTTP độc lập, thể hiện chính sách hình sự của Nhà nước ta là xử lý nghiệm khắc tội phạm ma túy Tuy nhiên, thực hiện thi hành cho thấy BLHS năm 1985 qua
4 lần sửa đổi đã không còn là thể thống nhất, nhiều nội dung quy định về tội tàng trữ trái phép chất ma túy nói riêng và tội phạm ma túy nói chung không còn phù hợp với thực tiễn đòi hỏi phải được sửa đổi.
1.4.3 Tội tàng trữ trái phép chất ma túy trong Bộ luật Hình sự năm 1999
Trong BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định tội tàng trữ trái phép chất ma tuy tại Chương XVIII với 10 điều luật cụ thể, trong đó tội tàng trữ trái phép chất ma túy được quy định tại Điều 194 BLHS với tên gọi “Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt trái phép chất ma túy”, gộp 4 tội danh độc lập được quy định tại 4 điều luật khác nhau trong BLHS năm 1985 thành một tội danh chung.
Quy định này đã giảm thiểu được một cách đáng kể số lượng điều luật, phục vụ tốt cho quá trình tố tụng vụ án bởi khi cơ quan tố tụng chưa chứng minh được một hành vi phạm tội cụ thể nào đó là hành vi “tàng trữ trái phép chất ma túy” hay là “vận chuyển trái phép chất ma túy”…thì vẫn có thể áp dụng Điều 194 BLHS để áp dụng trong các giai đoạn Đáp ứng yêu cầu thực tiễn, ngày 24/12/2007, liên ngành trung ương đã ban hành Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTCTANDTC (sửa đổi, bổ sung tại Thông tư liên tịch số 08/2015/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC) hướng dẫn cụ thể việc áp dụng một số quy định tại chương XVIII “Các tội phạm về ma túy” của BLHS 1999, góp phần tháo gỡ nhiều vướng mắc trong quá trình giải quyết vụ án ma túy.
Tóm lại: Bộ luật hình sự năm 1999 được xây dựng trên cơ sở kế thừa những nội dung hợp lý, tích cực của BLHS năm 1985 Tuy nhiên trước những thay đổi lớn lao trên các mặt của đời sống xã hội, sự phát triển của nền kinh tế trong thời kỳ hội nhập, qua một thời gian áp dụng thì BLHS năm 1999 (được sửa đổi, bổ sung vào năm 2009) đã bộc lộ nhiều điểm tồn tại, hạn chế như chưa phân hóa chính sách hình sự phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm của từng hành vi phạm tội là tàng trữ, vận chuyển, mua bán, chiếm đoạt trái phép chất ma túy, nhiều chất ma túy mới chưa được quy định; chưa giảm hình phạt tử hình theo tinh thần của Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 05/6/2005 của
Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, đòi hỏi cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với sự phát triển của thực tiễn.
1.4.4 Điểm mới của tội tàng trữ trái phép chất ma túy trong Bộ luật Hình sự năm 2015
Thực tiễn định tội danh, quyết định hình phạt trong xét xử tội tàng trữ trái phép chất ma túy trên địa bàn tỉnh Hải Dương
Hải Dương thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, cách thủ đô Hà Nội
57 km về phía đông, cách thành phố Hải Phòng 45 km về phía tây với 12 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, bao gồm 2 thành phố, 1 thị xã và 9 huyện.
Công tác xét xử tội phạm tàng trữ trái phép chất ma túy của Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Hải Dương từ 2016 đến năm 2020:
Theo số liệu thống kê của TAND tỉnh Hải Dương thì từ năm 2016 đến năm 2020, thì TAND hai cấp tỉnh Hải Dương đã đưa ra xét xử sơ thẩm 5272 vụ án, đối với 9622 bị cáo, trong đó nhóm tội phạm về ma túy là 744 vụ/1104 bị cáo, trong đó tội tàng trữ trái phép chất ma túy là 105 vụ án với 180 bị cáo.
Trong 05 năm trên thì TAND tỉnh Hải Dương đã đưa ra xét xử phúc thẩm 360 vụ án với 761 bị cáo thuộc chương XX (tội phạm về ma túy), trong đó tội tàng trữ trái phép chất ma túy là 91 vụ án với 129 bị cáo.
- Tổng số vụ: Theo số liệu thống kê được từ TAND tỉnh Hải Dương trong 05 năm giai đoạn từ 2016 đến năm 2020, TAND hai cấp tỉnh Hải Dương đã đưa ra xét xử sơ thẩm 744 vụ án thuộc chương tội phạm về ma túy, trong đó tội tàng trữ trái phép chất ma túy là 105 vụ án.
- Tổng số bị cáo: Theo số liệu thống kê được từ TAND tỉnh Hải Dương trong 05 năm giai đoạn từ 2016 đến năm 2020, TAND hai cấp tỉnh Hải Dương đã đưa ra xét xử sơ thẩm 1104 bị cáo thuộc chương tội phạm về ma túy, trong đó tội tàng trữ trái phép chất ma túy là 180 bị cáo.
Bảng 2.1 Tội tàng trữ trái phép chất ma túy với tội phạm thuộc Chương
XX (các tội phạm về ma túy) được xét xử sơ thẩm trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn từ năm 2016 – 2020
Tội phạm thuộc Tội tàng trữ trái phép Tỷ lệ %
Năm chương XX chất ma túy
Số vụ án Số bị cáo Số vụ án Số bị cáo Số vụ án Số bị cáo
(Nguồn TAND tỉnh Hải Dương) Qua bảng số liệu nêu trên, có thể thấy tình hình xét xử sơ thẩm tội tàng trữ trái phép chất ma túy trên địa bàn tỉnh Hải Dương có sự biến động qua các năm, diễn biến tội này có xu hướng tăng trong các năm từ 2018 đến 2020.
Nếu như vào năm 2015 có tổng số 21 vụ án và 42 bị cáo đưa ra xét xử thì năm
2016 con số này đã tăng lên là 22 vụ án nhưng số bị cáo giảm xuống còn 39 bị cáo vào năm 2017 Tuy nhiên đến năm 2018 thì giảm xuống còn 17 vụ án với
26 bị cáo, từ năm 2018 đến 2020 số vụ án, số bị cáo tăng lên đáng kể, cụ thể đến năm 2019 thì 21 vụ với 35 bị cáo, đến năm 2020 tiếp tục tăng lên 24 vụ với 38 bị cáo Đây là con số thể hiện sự tăng nhanh và phức tạp khó dự đoán của loại tội phạm này trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong thời gian tới.
- Tổng số vụ: Theo số liệu thống kê được từ TAND tỉnh Hải Dương trong 05 năm giai đoạn từ 2016 đến năm 2020 TAND tỉnh Hải Dương đã đưa ra xét xử phúc thẩm 360 vụ án thuộc chương XX (tội phạm về ma túy), trong đó tội tàng trữ trái phép chất ma túy là 91 vụ án.
- Tổng số bị cáo: Theo số liệu thống kê được từ TAND tỉnh Hải Dương trong 05 năm giai đoạn từ 2016 đến năm 2020 TAND tỉnh Hải Dương đã đưa ra xét xử phúc thẩm 761 bị cáo thuộc chương XX (tội phạm về ma túy), trong đó tội tàng trữ trái phép chất ma túy là 129 bị cáo, chủ yếu là các bị cáo kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.
Bảng 2.2 Tội tàng trữ trái phép chất ma túy với tội phạm quy định tại
Chương XX (các tội phạm về ma túy) được xét xử phúc thẩm trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn từ năm 2016 – 2020
Tội phạm hình sự thuộc Tội tàng trữ trái phép Tỷ lệ %
Năm Chương XX chất ma túy
Số vụ án Số bị cáo Số vụ án Số bị cáo Số vụ án Số bị cáo
(Nguồn TAND tỉnh Hải Dương) Qua bảng thống kê nêu trên có thể thấy, tình hình tội tàng trữ trái phép chất ma túy được đưa ra xét xử phúc thẩm chiếm tỷ lệ cao trong số các vụ án được đưa ra xét xử Tình hình xét xử phúc thẩm trong năm 2016 là 15 vụ/24 bị cáo chiếm tỷ lệ 23,43% về số vụ và 17,26% về số bị cáo, đến năm 2017 thì là 13 vụ/19 bị cáo, giảm hơn so với năm 2016, chiếm tỷ lệ 22,03% về số vụ và13,38% về số bị cáo, con số này tiếp tục tăng từ năm 2018 đến 2020, cụ thể: năm 2018 là 18 vụ/26 bị cáo chiếm tỷ lệ 24,65% về số vụ và 16,88% về số bị cáo; năm 2019 là 21 vụ/29 bị cáo chiếm tỷ lệ 24,7% về số vụ và 18,01% về số bị cáo; năm 2020 là 24 vụ/31 bị cáo chiếm tỷ lệ 30,37% về số vụ và 18,78% về số bị cáo Điều này cho thấy tình hình tội tàng trữ trái phép chất ma túy đưa ra xét xử phúc thẩm đang có xu hướng tăng và phức tạp, trong các vụ án về tàng trữ trái phép chất ma túy các bị cáo có xu hướng kháng cáo, qua khảo sát các bản án thì các bị cáo chủ yếu kháng cáo để xin giảm nhẹ hình phạt cho họ.
- Hình phạt áp dụng: Theo số liệu thống kê được từ TAND tỉnh Hải
Dương trong 05 năm giai đoạn từ 2016 đến năm 2020, thì hình phạt được áp dụng đối với các bị cáo phạm tội được thể hiện như sau:
Bảng 2.3 Hình phạt được áp dụng đối với các bị cáo phạm tội tàng trữ trái phép chất ma túy trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2016 - 2020
Số bị Cảnh Tù Tù Tù từ Tù từ cáo, Tù 03 07 15 20 cáo cải tạo Án dưới năm năm năm năm Tử
Năm đã không treo 03 đến đến đến đến hình xét giam năm 07 15 20 chung xử giữ năm năm năm thân
(Nguồn: TAND tỉnh Hải Dương)Qua bảng thống kê trên cho thấy, trong giai đoạn từ năm 2016 đến
25 năm 2020, trong các bị cáo bị xét xử về tội tàng trữ trái phép chất ma túy trên địa bàn tỉnh Hải Dương thì không có trường hợp nào miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt hoặc cảnh cáo, án treo.
Các bị cáo chủ yếu bị áp dụng hình phạt tù từ 03 năm đến 07 năm với
89 bị cáo, tù dưới 03 năm là 54 bị cáo, tù 07 năm đến 15 năm là 09 bị cáo, tù từ 15 năm đến 20 năm, cá biệt có 04 trường hợp bị áp dụng khung hình phạt từ trên 20 năm đến chung thân.
Bảng 2.4 Nhân thân của các bị cáo bị xét xử về tội tàng trữ trái phép chất ma túy trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2016 - 2020
Số Từ đủ Từ Tuổi
Cán bộ đủ từ Tái bị Dân 14 phạm, công 16 18 Người cáo tộc đến tái
Năm chức, đến đến nghiện đã bị thiểu Nữ dưới phạm Đảng dưới dưới ma tuý xét số 16 nguy viên 18 30 xử tuổi hiểm tuổi tuổi
(Nguồn: TAND tỉnh Hải Dương) Qua phân tích bảng trên cho thấy, trong giai đoạn từ 2016 đến năm
2020 có 180 trường hợp bị xét xử về tội tàng trữ trái phép chất ma túy, trong đó nữ giới phạm tội 29 người; các đối tượng phạm tội chủ yếu từ đủ 18 tuổi đến dưới 30 tuổi là 110 trường hợp; người nghiện ma tuý phạm tội là 93
26 trường hợp; các đối tượng phạm tội thuộc trường hợp tái phạm, tái phạm nguy hiểm là 43 trường hợp Đặc biệt không có trường hợp nào phạm tội là cán bộ công chức chức, đảng viên.
Những thuận lợi và khó khăn trong xét xử tội tàng trữ trái phép chất ma túy trên địa bàn tỉnh Hải Dương
Qua nghiên cứu các bản án của tòa án nhân dân hai cấp của tỉnh Hải Dương cho thấy, đa số các vụ án đều được định tội danh và quyết định hình phạt đúng người, đúng tội, đúng pháp luật Quá trình xử lý vụ án đều tuân thủ đúng quy định của pháp luật, bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng.
Một số vụ án điển hình gần đây như:
Ví dụ 1: Bản án số 111/2018/HSPT ngày 15/11/2018
Phạm Văn V là người sử dụng chất ma túy Khoảng 22h00’ ngày 15/5/2018, V gặp và rủ anh Vũ Văn H ở khu 5, phường C, thành phố H đi chơi Anh H đồng ý và điều khiển xe mô tô Honda Dream, biển số 99H8 – 84xx chở V đến quán nước trước cửa phường H, thành phố H V bảo anh H ngồi đợi, rồi mượn xe mô tô của anh H đi vào nhà của người tên P ở phố L, phường H, thành phố H (không rõ họ, địa chỉ cụ thể) mua được 01 gói ma túy tổng hợp với số tiền 900.000đ Mua được ma túy, V cất giấu vào bao thuốc lá Vinataba kẹp vào gác ba ga xe mô tô rồi quay trở lại chỗ anh H Khoảng 23h00 cùng ngày, khi V đi đến trước cửa phường H, thành phố H thì bị Công an phường Nhị Châu, TP Hải Dương kiểm tra bắt quả tang Thu giữ trên gác ba ga xe mô tô Honda Dream biển số 99H8 – 84xx V đang điều khiển 01 vỏ bao thuốc lá Vinataba bên trong có 01 gói nilon màu trắng, kích thước(1x1,5)cm chứa chất tinh thể dạng cục màu trắng, trước sự chứng kiến của anh Vũ Văn H và ông Trần Công O Kết luận giám định số 346/KLGĐ-PC54 ngày 18 tháng 5 năm 2018 của Phòng kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Hải
Dương, kết luận: Chất rắn dạng tinh thể màu trắng ghi thu của Phạm Văn V, gửi đến giám định có khối lượng là 1,125 gam, là loại Methamphetamine Bản án hình sự sơ thẩm số 174/2018/HSST ngày 12/9/2018, Tòa án nhân dân (TAND) thành phố Hải Dương đã áp dụng điểm o khoản 2 Điều 249; điểm s khoản 1 Điều 51, xử phạt Phạm Văn V 05 năm 03 tháng tù về tội Tàng trữ trái phép chất ma túy, thời hạn tù tính từ ngày tạm giữ 16/5/2018 Cấp phúc thẩm đã giữ nguyên ban án sơ thẩm nêu trên.
Như vậy, dựa trên nội dung của vụ án, TAND hai cấp tỉnh Hải Dương đã định tội danh hành vi của Phạm Văn V theo các dấu hiệu sau:
+ Về khách thể: Hành vi của V đã xâm phạm trực tiếp chế độ độc quyền và thống nhất quản lý của Nhà nước đối với các chất ma túy, với đối tượng tác động là Methamphetamine.
+ Về chủ thể: Phạm Văn V là người đã thành niên, đạt độ tuổi phải chịu TNHS, có khả năng nhận thức và điều hiển hành vi của mình nhưng vẫn thực hiện tàng trữ trái phép chất ma túy.
+ Về mặt chủ quan: V thực hiện hành vi với lỗi cố ý trực tiếp.
+ Về mặt khách quan: Phạm Văn V đã có hành vi tàng trữ trái phép chất 1,125 gam Methamphetamine để sử dụng, bị cáo đã tái phạm chưa được xoá án tích, nay lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý nên cấp sơ thẩm xác định bị cáo thuộc diện tái phạm nguy hiểm Hành vi phạm tội của bị cáo đã đủ yếu tố cấu thành tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy” với tình tiết định khung
“ Tái phạm nguy hiểm” theo điểm o khoản 2 Điều 249 của Bộ luật hình sự
TAND hai cấp tỉnh Hải Dương đã định tội danh đối với hành vi của Phạm Văn V theo khoản 2 Điều 249 trên cơ sở các dấu hiệu trên là hoàn toàn đúng quy định của pháp luật.
- Về quyết định hình phạt: Trong vụ án này, khi quyết định hình phạt,+ Về căn cứ vào quy định của BLHS: V đã thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình đã thực hiện hành vi tàng trữ trái phép chất 1,125g ma túy.
Vì vậy, đủ cơ sở kết luận V phạm tội phạm tội tàng trữ trái phép chất ma túy, theo khoản 2, Điều 249 với khung phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
+ Về căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội: hành vi của bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, xâ phạm đến chế độ quản lý độc quyền của nhà nước đối với các chất ma túy.
+ Về căn cứ vào nhân thân người phạm tội: Bị cáo có nhân thân xấu, có 02 tiền án.
+ Về căn cứ vào tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng TNHS: Trong quá trình điều tra cũng như tại phiên tòa, bị cáo thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải về hành vi phạm tội của mình Đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định tại điểm s khoản 1 Điều 51 BLHS.
Căn cứ vào các lý do trên, TAND hai cấp tỉnh Hải Dương đã áp dụng pháp luật: điểm o khoản 2 Điều 249; điểm s khoản 1 Điều 51 BLHS, xử phạt Phạm Văn V 05 năm 03 tháng tù về tội Tàng trữ trái phép chất ma túy, thời hạn tù tính từ ngày tạm giữ 16/5/2018 [37].
Ví dụ 2: Bản án số 16/2018/HS-PT ngày 26/02/2018
Khoảng 14 giờ ngày 28/10/2017, tại trục đường 191B thuộc địa phận thôn Đ, xã P, huyện K, tỉnh Hải Dương lực lượng Cảnh sát điều tra Công an huyện K bắt quả tang thu giữ tại tay phải của Trần Đình Q 04 gói giấy màu trắng, kích thước (1x2) cm bên trong có chất bột dạng cục màu trắng; thu giữ tại túi quần Q đang mặc 01 bơm kim tiêm, 01 ống nước cất chưa sử dụng Q khai chất bột màu trắng trong 04 gói giấy là Hêrôin Q vừa mua được mục đích mang về sử dụng.Tại Kết luận giám định số 435/KLGĐ-PC54 ngày30/10/2017 của Phòng kỹ thuật Hình sự Công an tỉnh Hải Dương kết luận:Chất bột (dạng cục) màu trắng thu giữ của Trần Đình Q gửi đến giám định có trọng lượng là 0,223g là loại Hêrôin Tại bản án hình sự sơ thẩm số 82/2017/HSST ngày 28 tháng 12 năm 2017, TAND huyện K quyết định:
Tuyên bố bị cáo Trần Đình Q phạm tội "Tàng trữ trái phép chất ma túy" Áp dụng khoản 1 Điều 194; điểm p khoản 1 Điều 46 của BLHS; Nghị quyết 41/2017/QH14 của Quốc hội khóa XIV; khoản 3 Điều 7; điểm c khoản 1 Điều
249 của BLHS năm 2015 đối với bị cáo Trần Đình Q Phạt bị cáo Trần Đình
Q 16 (Mười sáu) tháng tù, thời hạn chấp hành hình phạt từ tính từ ngày bị tạm giữ Tại cấp phúc thẩm, không chấp nhận kháng cáo của bị cáo Trần Đình Q, giữ nguyên phần hình phạt của bản án sơ thẩm số 82/2017/HSST.
Như vậy, dựa trên nội dung của vụ án, TAND hai cấp tỉnh Hải Dương đã định tội danh hành vi của Trần Đình Q theo các dấu hiệu sau:
+ Về khách thể: Hành vi của Q đã xâm phạm trực tiếp chế độ độc quyền và thống nhất quản lý của Nhà nước đối với các chất ma túy, với đối tượng tác động là Hêrôin.
Nguyên nhân của những khó khăn, hạn chế trong thực tiễn xét xử tội tàng trữ trái phép chất ma túy trên địa bàn tỉnh Hải Dương
- Pháp luật và hướng dẫn áp dụng:
Thứ nhất, BLHS năm 2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2018, trong đó có nhiều quy định mới trong chương các tội phạm về ma túy, trong đó có tội tàng trữ trái phép chất ma túy, nhưng nhà làm luật chưa có những văn bản hướng dẫn kịp thời, phù hợp với tình hình mới của xã hội, cơ quan tiến hành tố tụng còn có cách đánh giá khác nhau khi lượng hình.
Thứ hai, thời hạn giám định chất ma tuý gặp nhiều khó khăn vì không thể xác định ngay được hàm lượng chất ma túy để quyết định xử lý hình sự hay xử lý hành chính dẫn đến khó khăn trong công tác điều tra, truy tố, xét xử; trường hợp chất ma túy có chứa thành phần của nhiều chất ma túy khác nhau và không thể tách riêng từng chất ma túy thì tính tổng khối lượng hoặc thể tích chất ma túy như thế nào
- Về phía tòa án và cơ quan tiến hành tố tụng khác:
+ Công tác đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức tập huấn về nghiệp vụ và tổ chức hội thảo hoặc các chuyên đề rút kinh nghiệm về công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án ma túy chưa được thực hiện một cách thường xuyên và liên tục.
+ Vẫn còn một bộ phận người tiến hành tố tụng chưa làm hết trách nhiệm được giao, chưa tự rèn luyện để nâng cao phẩm chất, năng lực.
+ Quan hệ phối hợp hoạt động trong điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự về tàng trữ trái phép chất ma túy chưa có sự phối kết hợp đồng bộ và chặt chẽ, nhất là các vụ án phức tạp.
+ Tính chất thủ đoạn tội phạm ngày một tinh vi, xảy ra trên nhiều địa bàn gây khó khăn cho việc thu thập chứng cứ, chứng minh tội phạm.
+ Công tác hướng dẫn, giải thích luật thực hiện chưa thường xuyên và đồng bộ dẫn đến việc áp dụng pháp luật thiếu thống nhất.
+ Đội ngũ người tiến hành tố tụng còn thiếu, chưa đồng đều, cơ sở vật chất còn hạn chế.
Thông qua kết quả nghiên cứu tại chương 2 của luận văn, tác giả đã phân tích, đánh giá một cách khái quát tình hình xét xử tội tàng trữ trái phép chất ma túy trên địa bàn tỉnh Hải Dương, trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020 Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, bên cạnh những kết quả đạt được thì vẫn còn một số thiếu sót trong việc nhận thức pháp luật giữa cơ quan tiến hành tố tụng về việc giám định, miễn TNHS hay không; việc quyết định hình phạt của một số tòa cấp huyện còn chưa tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, với các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹTNHS…, nhưng đây chỉ là những vi phạm không nghiêm trọng và đã được cấp phúc thẩm khắc phục Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế chủ yếu xuất phát từ một số quy định pháp luật chưa có những hướng dẫn kịp thời,năng lực trình độ của đội ngũ công chức trong định tội danh và quyết định hình phạt không đồng đều đòi hỏi phải có sự thay đổi về quy định của pháp luật và các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của BLHS về tội tàng trữ trái phép chất ma túy.
Chương 3GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG ĐÚNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬTHÌNH SỰ VỀ TỘI TÀNG TRỮ TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY TRÊN
Yêu cầu trong xét xử tội tàng trữ trái phép chất ma túy
- Yêu cầu thực tiễn xử lý các vụ án về ma túy
Thời gian vừa qua, trên địa bàn cả nước cũng như tại tỉnh Hải Dương mặc dù đã đạt được những thành tích rất lớn trong việc giải quyết các vụ án ma túy nói chung và tàng trữ trái phép chất ma túy nói riêng nhưng hoạt động điều tra, truy tố, xét xử vẫn còn những tồn tại nhất định, làm ảnh hướng đển uy tín của cơ quan tố tụng và chất lượng của công tác đấu tranh chống tội phạm về ma túy đòi hỏi cần phải được cải thiện trong thời gian tới.
- Yêu cầu nguyên tắc pháp chế và bảo vệ quyền con người Đây là yêu cầu tất yếu của việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, điều này đòi hỏi hệ thống pháp luật của nhà nước ta trong đó có tội phạm về ma túy, tàng trữ trái phép chất ma túy phải được xây dựng hoàn thiện, trên những cơ sở khoa học, đáp ứng nhu cầu đấu tranh, phòng chống tội phạm về ma túy; quá trình giải quyết vụ án về tàng trữ trái phép chất ma túy phải đảm bảo không làm oan, sai, đúng pháp luật, không bỏ lột tội phạm, không được xâm phạm đến các quyền con người đã được quy định và thừa nhận Do đó, nguyên tắc pháp chế và bảo vệ quyền con người là yêu cầu quan trọng để bảo đảm định tội danh tội và quyết định hình phạt tàng trữ trái phép chất ma túy đúng.
- Yêu cầu của xu thế hợp tác quốc tế
Trong bối cảnh hợp tác quốc tế của các quốc gia đang diễn ra rất mạnh, tất yếu Đất nước ta cũng không phải ngoại lệ, đặc biệt trong bối cảnh phát triển kinh tế, quốc tế ngày một sâu rộng Trong khi đó, vấn nạn ma túy ở nước ta và trên thế giới đang có những diễn biến phức tạp, quyết liệt, yêu cầu các quốc gia phải có sự nhìn nhận, đánh giá đúng thực trạng và xây dựng,triển khai các giải pháp phù hợp nhằm đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả đối với loại tội phạm này Chính vì vậy, việc đẩy mạnh hợp tác giữa các nước có liên quan trong khu vực và trên thế giới trong giải quyết vấn nạn ma túy là đòi hỏi tất yếu, khách quan và cần được nâng lên tầm cao mới, nhằm đạt được hiệu quả, thiết thực Đây là là vấn đề toàn cầu mà không một quốc gia riêng lẻ nào có thể giải quyết được, tất cả các quốc gia cần chung tay trong cuộc chiến chống ma túy Góp phần vào việc thực hiện nhiệm vụ này thì việc nâng cao chất lượng xét xử tội tàng trữ trái phép chất ma túy, một tội có tính phổ biến cao trong nhóm tội phạm về ma túy có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Giải pháp bảo đảm áp dụng đúng quy định pháp luật hình sự về tội tàng trữ trái phép chất ma túy trên địa bàn tỉnh Hải Dương
về tội tàng trữ trái phép chất ma túy trên địa bàn tỉnh Hải Dương
3.2.1 Hoàn thiện pháp luật hình sự và văn bản hướng dẫn về tội tàng trữ trái phép chất ma túy
Mặc dù BLHS năm 2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 tuy nhiên quy định về nhóm tội ma túy, trong đó có tội tàng trữ trái phép chất ma túy chưa được hướng dẫn kịp thời, thực tiễn xét xử chủ yếu áp dụng quy định của Thông tư 17/2007 và Thông tư 08/2015 (sửa đổi, bổ sung thông tư 17/2007), trong đó có nhiều nội dung theo tác giả cần được hướng dẫn cụ thể hơn.
- Thứ nhất, trường hợp đối tượng bị bắt quả tang bán ma túy Qua điều tra thu được một lượng ma túy khác mà đối tượng này cất giấu trong nhà, đối tượng khai vừa để sử dụng vừa để bán thì xử lý đối tượng này về tội mua bán trái phép chất ma túy hay tội tàng trữ trái phép chất ma túy?
Theo tác giả: Trường hợp này phải căn cứ vào hành vi và ý thức chủ quan của người phạm tội để xem xét trách nhiệm hình sự Nếu các hành vi đủ yếu tố cấu thành của 02 tội thì xem xét xử lý cả về 02 tội theo quy định của
Bộ luật Hình sự Trường hợp bắt được đối tượng mua bán trái phép chất ma túy, sau đó đối tượng khai có tàng trữ trái phép chất ma túy ở nhà để sử dụng thì xem xét xử lý đối tượng này về tội mua bán trái phép chất ma túy và tội tàng trữ trái phép chất ma túy Trường hợp bắt được đối tượng mua bán trái phép ma túy, sau đó đối tượng tiếp tục khai còn tàng trữ ma túy trái phép chất ma túy ở nhà để mua bán thì cộng tổng khối lượng ma túy để xử lý về tội mua bán trái phép chất ma túy theo quy định của Bộ luật Hình sự.
- Thứ hai: Sửa đổi quy định tại mục 1.4, Phần I Thông tư 17 (sửa đổi, bổ sung Thông tư 08): “Nếu chất được giám định không phải là chất ma túy…, nhưng người thực hiện hành vi phạm tội ý thức rằng chất đó là chất ma túy…, thì tùy hành vi phạm tội cụ thể mà truy cứu trách nhiệm hình sự người đó theo tội danh quy định tại khoản 1 của điều luật tương ứng đối với các tội phạm về ma túy”.
Lý do: Việc truy cứu các trường hợp đều theo khoản 1 của điều luật tương ứng theo quan điểm của tác giả là không đảm bảo công bằng Ví dụ: A ý thưc tàng trữ trái phép 05kg heroin khác với việc A ý thức tàng trữ 03g heroin nhưng đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 249 BLHS năm 2015 sẽ không đảm bảo tính công bằng, và sự răn đe vì số lượng heroin mà người phạm tội nhận thức “nhầm” là chênh lệch nhau rất lớn, đặc biệt trong trường hợp này thì người phạm tội vẫn mong muốn thực hiện việc tàng trữ trái phép ma túy với số lượng trên Do vậy, theo tác giả cần thiết phải truy cứu TNHS theo các điều, khoản tương ứng của BLHS về tội tàng trữ trái phép chất ma túy nhưng có xem xét giảm nhẹ TNHS hình sự khi lượng hình. Trong trường hợp không xác định được tội phạm mà họ thực hiện không đạt thuộc khoản tăng nặng cụ thể nào của điều luật quy định về tội tàng trữ trái phép chất ma túy, thì áp dụng khoản nhẹ nhất của điều luật về tội này.
- Thứ ba: Khái niệm “hàm lượng” ma túy là gì chưa được nhà làm luật quy định Chưa đưa ra được một khái niệm chung, khái quát được những yếu tố của “chất ma túy” thuộc đối tượng điều chỉnh của luật hình sự ngay trong BLHS Do vậy, tác giả kiến nghị, nhà làm luật cần xây dựng một điều luật mới thể hiện nội dung sau:
“ Điều : Khái niệm chất ma túy
Chất ma túy mà Bộ luật này điều chỉnh là các chất gây nghiện, chất hướng thần năm trong danh mục các chất ma túy do Chính phủ ban hành ở dạng tự nhiên hoặc dạng tổng hợp, có trọng lượng, thể tích, hàm lượng nhất định theo quy định của pháp luật” [12, tr.90]
* Về công tác giám định:
Hiện nay công tác giám định hàm lượng chất ma túy có nhiều bất cập:
- Thứ nhất: Chưa quy định cụ thể, trong trường hợp nào thì Tòa án tiến hành giám định lại, giám định bổ sung để xác định hàm lượng chất ma túy Theo tác giả thời gian tới nhà làm luật cần có hướng dẫn cụ thể về việc giám định lại, giám định bổ sung của Tòa án để tránh việc áp dụng tùy nghi, không thống nhất khi giải quyết vụ án, để áp dụng thống nhất trong toàn quốc, trong đó quy định cụ thể: Khi giám định lại, giám định bổ sung thì Cơ quan nào thực hiện việc đi giám định? Trình tự, thủ tục?
- Thứ hai, trường hợp thu giữ được chất ma túy tổng hợp (dạng viên nén), bên trong có chứa nhiều loại chất ma túy khác nhau và theo quy định của Bộ luật Hình sự các chất ma túy này bị xử lý ở các điểm khác nhau thì có phải giám định hàm lượng để phân tách khối lượng từng loại chất ma túy làm căn cứ xử lý trách nhiệm hình sự hay không?
Theo tác giả, trong thời gian tới nhà làm luật cần có quy định cụ thể trong các văn bản hướng dẫn để áp dụng chung cho hoạt động tố tụng hình sự.
Ngoài ra, cần có hướng dẫn cụ thể đối với trường hợp (Nghị định số19/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 chưa quy định) trong trường hợp bắt được đối tượng tàng trữ chất ma túy, kết quả giám định xác định có chứa thành phần của nhiều chất ma túy khác nhau, không thể tách riêng từng chất ma túy thì cách tính tổng khối lượng hoặc thể tích được thực hiện như thế nào?
- Thứ ba, có thể thấy giữa tội tràng trữ trái phép chất ma túy và tội mua bán trái phép chất ma túy định tội danh chủ yếu thông qua việc xác định mục đích phạm tội là gì, có nghĩa là việc định tội chủ yếu dựa vào mặt chủ quan của tội phạm Theo quy định tại điều luật, tội tàng trữ trái phép chất ma túy được định danh qua việc loại trừ các tội mua bán, vận chuyển, sản xuất trái phép chất ma túy, còn hành vi mua bán trái phép chất ma túy được xác định là việc mua ma túy để bán dưới bất kỳ hình thức nào; với cùng số lượng ma túy, nếu khi có thêm yếu tố mua nhằm mục đích để bán số ma túy đó thì đã đủ yếu tố chuyển từ tội danh tàng trữ trái phép chất ma túy sang tội danh mua bán trái phép chất ma tuy Thực tế công tác điều tra, truy tố, xét xử, một số bị can đã thay đổi lời khai từ việc mua ma túy để bán sang việc mua ma túy về sử dụng; thậm chí có đối tượng mua số lượng ma túy lớn, đặc biệt lớn để bán, nhưng khi bị bắt, chỉ khai mua ma túy để sử dụng hoặc không có mục đích để bán (tàng trữ) nhằm được hưởng mức án thấp hơn, nên không xử lý được chính xác tội phạm.
Theo tác giả, thực tiễn giải quyết các vụ án ma túy cho thấy, thông thường, đối tượng sử dụng trái phép chất ma túy đều là những đối tượng nghiện ma túy, không mua hoặc tàng trữ số lượng ma túy lớn; còn những đối tượng tàng trữ số lượng lớn đều để mua bán (buôn) ma túy Việc người phạm tội bị bắt với số lượng ma túy lớn nhưng lại khai nhận với mục đích để sử dụng, không phải để bán là không đúng thực tế Trong những trường hợp này, đòi hỏi quá trình giải quyết vụ án, người tiến hành tố tụng phải đấu tranh, truy xét trên cơ sở số lượng ma túy để suy luận logic và niềm tin nội tâm để đấu tranh xác định tội danh Tuy nhiên, đối với những đối tượng phạm tội ngoan cố và sự kiện phạm tội chứa nhiều yếu tố phức tạp thì biện pháp này chưa thực sự an toàn, còn ẩn chứa nguy cơ thiếu chặt chẽ có thể dẫn đến bị trả hồ sơ, thậm chí bị xác định oan sai; đây là vướng mắc, khó khăn trong quá trình giải quyết án ma túy cần được tháo gỡ Do vậy, theo tác giả thay vì định tội qua việc xem người phạm tội khai “nhằm mục đích” gì, thì nên căn cứ vào số lượng ma túy để làm cơ sở xác định đối tượng phạm tội mua bán trái phép chất ma túy hay tàng trữ trái phép chất ma túy. Để có căn cứ giải quyết các vụ án như vậy, tác giả kiến nghị liên ngành tư pháp trung ương sớm ban hành thông tư hướng dẫn, theo hướng:
“Đối với người tàng trữ trái phép chất ma túy với số lượng rất lớn, đặc biệt lớn có trọng lượng từ gam trở lên, tuy đối tượng cung cấp được tài liệu, chứng cứ vật chất về việc sẽ sử dụng số ma túy đó cho bản thân thì vẫn phải bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử người đó về tội mua bán trái phép chất ma túy theo quy định tại Điều 251 BLHS.