1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận án tiến sĩ) nghiên cứu động thái xâm nhập mặn ảnh hưởng đến một số mô hình nông lâm nghiệp phổ biến tỉnh sóc trăng

217 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Động Thái Xâm Nhập Mặn Đến Một Số Mô Hình Nông Lâm Nghiệp Phổ Biến Tỉnh Sóc Trăng
Tác giả Phan Thị Ngọc Thuận
Người hướng dẫn PGS. TS. Văn Phạm Đăng Trí
Trường học Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Môi Trường Đất Và Nước
Thể loại luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Sóc Trăng
Định dạng
Số trang 217
Dung lượng 12,43 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU (17)
    • 1.1. Đặt vấn đề (17)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (18)
      • 1.2.1. Mục tiêu chung (18)
      • 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (18)
    • 1.3. Nội dung nghiên cứu (19)
    • 1.4. Phạm vi, đối tượng và thời gian nghiên cứu (19)
    • 1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án (19)
    • 1.6. Những đóng góp mới của luận án (20)
    • 1.7. Giới hạn nghiên cứu của luận án (21)
  • CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU (22)
    • 2.1. Tổng quan lĩnh vực nghiên cứu (22)
    • 2.2. Xu hướng và tác động của xâm nhập mặn vùng ven biển ĐBSCL (24)
      • 2.2.1. Xu hướng xâm nhập mặn tại ĐBSCL (24)
      • 2.2.2. Tác động của xâm nhập mặn vùng ven biển ĐBSCL (28)
    • 2.3. Hiện trạng và tác động xâm nhập mặn tỉnh Sóc Trăng (32)
      • 2.3.1. Hiện trạng xâm nhập mặn ở tỉnh Sóc Trăng (32)
      • 2.3.2. Tác động của xâm nhập mặn đến sản xuất nông nghiệp (33)
    • 2.4. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước về mô hình thủy lực mô phỏng xâm nhập mặn (34)
      • 2.4.1. Các nghiên cứu trong nước (34)
      • 2.4.2. Các nghiên cứu ngoài nước (37)
    • 2.5. Tổng quan khu vực nghiên cứu tỉnh Sóc Trăng (38)
      • 2.5.1. Điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu (38)
      • 2.5.2. Đặc trưng khí hậu tỉnh Sóc Trăng (40)
      • 2.5.3. Đặc điểm tài nguyên nước tỉnh Sóc Trăng (41)
      • 2.5.4. Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước và lưu vực sông (41)
      • 2.5.5. Các mô hình canh tác chính của tỉnh Sóc Trăng (47)
      • 2.5.6. Đặc điểm tự nhiên huyện Trần Đề (50)
      • 2.5.7. Đặc điểm tự nhiên huyện Vĩnh Châu (51)
      • 2.5.8. Đặc điểm tự nhiên huyện Mỹ Xuyên (51)
      • 2.5.9. Đặc điểm tự nhiên huyện Cù Lao Dung (52)
    • 2.6. Tổng quan về địa điểm nghiên cứu (53)
  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (58)
    • 3.1. Phương pháp phân tích động thái xâm nhập mặn, ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến độ mặn các mô hình canh tác vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng (58)
      • 3.1.1. Phương pháp thu thâp số liệu trong xây dựng và chạy mô hình MIKE 11 (58)
      • 3.1.2. Phương pháp xây dựng mô hình MIKE 11 (58)
      • 3.1.3. Module thuỷ lực (.HD) (59)
      • 3.1.4 Phương pháp xây dựng bản đồ (71)
      • 3.1.5 Tóm tắt phương pháp mô phỏng và xây dựng bản đồ mặn trên hệ thống sông (72)
    • 3.2. Đánh giá tác động của xâm nhập mặn đến kiểu sử dụng đất vùng ven biển (73)
      • 3.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp (73)
      • 3.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp (73)
      • 3.3.4 Phương pháp tính tổng trọng điểm của từng kiểu sử dụng đất đai (74)
    • 3.3. Đánh giá ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến các điều kiện sinh kế và hiệu quả kinh tế của các mô hình nông lâm nghiệp (76)
      • 3.3.1. Đánh giá ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến các điều kiện sinh kế (76)
      • 3.3.2. Phương pháp phân tích thống kê (77)
      • 3.3.3. Đánh giá ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến hiệu quả kinh tế (77)
    • 3.4. Đánh giá khả năng thích ứng sinh kế, xác định các thuận lợi và khó khăn của người dân (78)
      • 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu (78)
      • 3.4.2. Phương pháp xác định chỉ số tổn thương (78)
      • 3.4.3. Phương pháp phân tích SWOT (79)
      • 3.4.4. Sơ đồ nghiên cứu (80)
  • CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN (82)
    • 4.1. Phân tích động thái xâm nhập mặn và ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến độ mặn các mô hình canh tác vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng (82)
      • 4.1.1. Đánh giá tình hình diễn biến xâm nhập mặn theo thời gian (82)
      • 4.1.2. Hiệu chỉnh và kiểm định mô hình MIKE 11 trong điều kiện mặn cao (88)
      • 4.1.3. Các kịch bản mô phỏng (97)
      • 4.1.4. Hiện trạng công trình thủy lợi giai đoạn 2010 – 2018 tại tỉnh Sóc Trăng (100)
      • 4.1.5. Ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến các mô hình canh tác tỉnh Sóc Trăng (102)
    • 4.2. Đánh giá tác động của xâm nhập mặn đến sự thay đổi kiểu sử dụng đất vùng ven biển 89 1. Hiện trạng sử dụng đất nông lâm nghiệp chính vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng (110)
      • 4.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến các kiểu sử dụng đất nông lâm nghiệp chính vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng (111)
      • 4.2.3. Giải pháp trong việc phát triển các kiểu sử dụng đất canh tác nông lâm nghiệp chính vùng ven biển 102 4.3. Đánh giá ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến các điều kiện sinh kế và hiệu quả kinh tế của các mô hình nông lâm nghiệp (125)
      • 4.3.1. Nguyên nhân và ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến hoạt động canh tác (127)
      • 4.3.2. Thực trạng sinh kế của nông hộ trong điều kiện xâm nhập mặn (132)
      • 4.3.3. Hiệu quả kinh tế của các mô hình canh tác nông nghiệp chính tỉnh Sóc Trăng 115 4.4. Xác định các thuận lợi và khó khăn của người dân trong hoạt động nông lâm nghiệp dưới ảnh hưởng của diễn biến xâm nhập mặn (138)
      • 4.4.1. Kết quả đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và rủi ro và chiến lược phát triển của các mô hình canh tác chính (144)
      • 4.4.2. Kết quả đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và rủi ro và chiến lược phát triển chung (150)
  • CHƯƠNG 5:KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (153)
    • 5.1. Kết luận (153)
    • 5.2 Kiến nghị (154)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................... 131 (155)

Nội dung

GIỚI THIỆU

Đặt vấn đề

Khí hậu thay đổi làm gia tăng hiện tượng thời tiết cực đoan và nóng lên toàn cầu gây ra nước biển dâng và xâm nhập sâu vào nội đồng những vùng đồng bằng thấp tương đối bằng phẳng như Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL); đặc biệt, vào mùa khô xâm nhập mặn trở nên nghiêm trọng hơn ở vùng ven biển ĐBSCL (Tuấn, 2017; Tuấn và ctv., 2014) Mặc khác, thiếu nước thượng nguồn cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng xâm nhập mặn tại ĐBSCL trở nên nghiệm trọng hơn (Mai và Trung, 2017) Thiếu nước sinh hoạt và sản xuất cùng với các vấn đề phát sinh do khô hạn, xâm nhập mặn ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng (Bé và ctv., 2017) Tuy nhiên, đối với vùng ven biển, sản xuất nông lâm nghiệp có vai trò quyết định đến khả năng phát triển kinh tế - xã hội của vùng (Trung và ctv., 2012) Tác động của xâm nhập mặn làm thay đổi tính chất của đất và nước gây ra sự hạn chế sinh trưởng và phát triển của sinh vật vì vậy làm thay đổi hiện trạng các mô hình canh tác (Vũ và ctv, 2016; Khoa và ctv., 2013). Đồng bằng sông cửu long được dự đoán là sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của nước biển dâng và lưu lượng bất thường từ sông MeKong (Trung and Tri, 2014); hiểm họa này có xu hướng xảy ra thường xuyên và nghiêm trọng hơn Đánh giá tính tổn thương về sinh kế không chỉ phản ảnh việc thích ứng với tác động của các điều kiện tự nhiên thay đổi trong hoạt động sinh kế của người dân mà còn phản ảnh sự phụ thuộc vào tính đa ngành (Tuấn, 2010), tùy theo từng lĩnh vực mà có các cách đánh giá và xác định chỉ số tổn thương khác nhau (Tuấn, 2017); trong đó có phương pháp đánh giá tính bền vững sinh kế theo khung phân tích của tổ chức DFID 1999 (Solesbury, 2003) và phương pháp đánh giá dựa vào chỉ số tổn thương sinh kế LVI (Livelihood Vulnerability Index), phương pháp này cũng đã được áp dụng tương tự ở Việt Nam (Nghiem, 2015; Kim và ctv., 2016) Nhiều nghiên cứu đã tìm hiểu mối liên quan giữa yếu tố sinh kế và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) của người dân địa phương (IPCC, 2007); tuy nhiên, nghiên cứu đối với hạn mặn cho tiểu vùng ven biển ở ĐBSCL còn hạn chế Sóc Trăng được xem là đại diện trong số các tỉnh ven biển ĐBSCL bị ảnh hưởng nặng bởi hạn mặn; khoảng 50% diện tích đất canh tác nông nghiệp của Sóc Trăng đã bị ảnh hưởng hạn mặn trong số 8 tỉnh ven biển ĐBSCL (Điệp và ctv., 2017), và được dự báo là tỉnh chịu tổn thương nhiều nhất bởi tác động của tình trạng xâm nhập mặn do nước biển dâng (Bé, 2017).

Hiện nay, một số nghiên cứu đã được thực hiện để dự đoán tác động của những thay đổi về lưu lượng thượng nguồn, mực nước biển dâng và xâm nhập mặn tại ĐBSCL (Van et al 2013; Smajgl et al 2015); tuy nhiên, các mô hình cho toàn vùng đồng bằng không cho thấy chi tiết đối với các khu vực nhỏ như Bán đảo Cà Mau và các nghiên cứu khác chỉ được xem xét trong điều kiện ngập lụt ở thượng nguồn như

Tứ giác Long Xuyên (Dinh và ctv, 2012; Vân và ctv 2013 ) Tuy có một số nghiên cứu được thực hiện tại vùng ven biển ĐBSCL nhưng các nghiên cứu này được thực hiện cho các kênh nhỏ và không đảm bảo độ bao phủ trên một khu vực đủ lớn để tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý nước liên vùng Sóc Trăng thuộc bán đảo Cà Mau có hệ thống sông ngòi phức tạp, công trình thủy lợi liên vùng và nhu cầu nước đa dạng, bao gồm cả nông nghiệp mặn, ngọt và lợ; ngoài ra, Sóc Trăng chịu tác động lớn của các chế độ thủy triều khác nhau và sự xâm nhập mặn giữa Biển Đông và Biển Tây do hệ thống sông phức tạp và độ cao thấp Tuy nhiên, các nghiên cứu về vùng ven biển, đặc biệt là các nghiên cứu mang tính liên vùng với mạng lưới sông phức tạp như tỉnh Sóc Trăng ít được chú ý; do đó, nghiên cứu này được thực hiện để đánh giá thủy động lực học của khu vực ven biển của mạng lưới sông đan xen, một hệ thống vận hành phức tạp trong điều kiện hiện tại và các kịch bản trong tương lai.

Trước những thuận lợi và thách thức trong việc thay đổi các mô hình canh tác nông lâm nghiệp dưới tác động của xâm nhập mặn tại tỉnh Sóc Trăng nói riêng và ĐBSCL nói chung, đề tài: “Nghiên cứu động thái xâm nhập mặn đến một số mô hình nông lâm nghiệp phổ biến tỉnh Sóc Trăng” nhằm đánh giá lại thực trạng xâm nhập mặn qua các năm, ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến các mô hình canh tác làm cơ sở đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động của xâm nhập mặn đến các mô hình canh tác.

Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu động thái xâm nhập mặn ảnh hưởng đến các mô hình canh tác nông lâm nghiệp chính, từ đó xác định các tác động đến sinh kế và đề xuất chiến lược thích ứng của nông hộ vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng.

- Nghiên cứu động thái của xâm nhập mặn vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng dưới ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

- Đánh giá ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến sự thay đổi hiện trạng các mô hình nông lâm nghiệp phổ biến vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng.

- Đánh giá ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến các điều kiện sinh kế và chiến lược thích ứng của người dân.

- Đánh giá các thuận lợi và khó khăn của người dân trong hoạt động nông lâm nghiệp dưới ảnh hưởng của xâm nhập mặn.

Nội dung nghiên cứu

- Nội dung 1 : Đánh giá tình hình diễn biến xâm nhập mặn, xây dựng mô hình toán (MIKE 11) nhằm đánh giá động thái xâm nhập mặn trên hệ thống sông chính và sông nội đồng vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng.

- Nội dung 2 : Đánh giá tác động của xâm nhập mặn đến các mô hình canh tác nông lâm nghiệp chính vùng ven biển.

- Nội dung 3 : Đánh giá ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến các điều kiện sinh kế và hiệu quả kinh tế của các mô hình nông lâm nghiệp Từ đó đưa ra các chiến lược thích ứng của nông hộ trong điều kiện xâm nhập mặn.

- Nội dung 4: Đánh giá tính tổn thương và khả năng thích ứng sinh kế, xác định các thuận lợi và khó khăn của người dân trong hoạt động nông lâm nghiệp dưới ảnh hưởng của diễn biến xâm nhập mặn.

Phạm vi, đối tượng và thời gian nghiên cứu

- Luận án được thực hiện tại các huyện ven biển tỉnh Sóc Trăng.

- Khu vực nghiên cứu của luận án là các huyện tỉnh Sóc Trăng, bao gồm: huyện

Mỹ Xuyện, Trần Đề, Cù Lao Dung và Vĩnh Châu.

- Đối tượng nghiên cứu của luận án gồm: xâm nhập mặn, mô hình canh tác nông lâm nghiệp (bao gồm cac mô hình: lúa, màu, chuyên tôm và tôm rừng) cùng với lịch thời vụ, các kịch bản nước biển dâng của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường Nghiên cứu được thực hiện vào thời điểm mùa khô từ năm 2016 đến 2020 để đánh giá tình trạng xâm nhập mặn đang diễn ra tại tỉnh Sóc Trăng Trong đó, các đối tượng bị tác động bởi xâm nhập mặn bao gồm sinh kế và hiệu quả kinh tế của các mô hình canh tác nông lâm nghiệp Vì đây là những yếu tố cho thấy tác động của xâm nhập mặn rõ nhất khi xâm nhập mặn nghiệm trọng xảy ra trong thời gian ngắn và không liên tục.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

Nghiên cứu đã cung cấp những luận cứ và dữ liệu khoa học về quá trình xâm nhập mặn tại các huyện ven biển tỉnh Sóc Trăng (đặc biệt là trên hệ thống sông chính và sông nội đồng) có sự vận hành hệ thống công trình, thuộc các tỉnh ven biển ĐBSCL Các luận cứ và dữ liệu này cung cấp cơ sở cho từng địa phương vùng duyên hải nói chung và khu vực ĐBSCL nói riêng đề xuất những giải pháp thích ứng trong sản xuất nông lâm nghiệp dưới tác động của quá trình xâm nhập mặn diễn ra ngày càng phức tạp và nghiêm trọng dựa theo các kịch bản của biến đổi khí hậu trong tương lai.

Kết quả của luận án có thể được sử dụng như một nguồn tài liệu tham khảo quan trọng cho chính quyền địa phương và các bên có liên quan trong công tác quản lý phát triển vùng ven biển có đặc tính tương đồng về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội.

Luận án được thực hiện nhằm mô phỏng và dự báo xâm nhập mặn, những ảnh hưởng của mặn đến sinh kế nông hộ trong điều kiện thực tế hiện nay Nghiên cứu chọn tỉnh Sóc Trăng, đại diện cho các tỉnh ven biển Đông vùng Đồng bằng sông Cửu Long làm địa bàn nghiên cứu là phù hợp với thực tiễn, là vùng đã và đang chịu nhiều ảnh hưởng của biến đổi khí hậu – nước biển dâng và thực trạng xâm nhập mặn ngày càng có xu hướng tăng dần.

Luận án đã cung cấp thông tin về cách mà nước mặn xâm nhập vào hệ thống canh tác nông lâm nghiệp tại Sóc Trăng, dẫn đến sự biến đổi trong độ mặn của nước trên hệ thống sông vào các thời gian, giai đoạn khác nhau Hiểu rõ về tác động này là cơ sở để xây dựng các biện pháp phòng ngừa và ứng phó.

Luận án đã đánh giá tác động của xâm nhập mặn đến các mô hình canh tác nông lâm nghiệp khác nhau tại khu vực Điều này giúp nông dân và nhà quản lý nông nghiệp hiểu rõ hơn về tình hình và tìm ra các giải pháp tối ưu để thích nghi và tăng cường hiệu quả sản xuất.

Dựa trên kết quả nghiên cứu, luận án có thể đề xuất các biện pháp quản lý và ứng phó, như xây dựng hệ thống ngăn chặn xâm nhập mặn, điều tiết dòng chảy nước, sử dụng các mô hình canh tác nông nghiệp phù hợp với điều kiện địa phương.

Những đóng góp mới của luận án

Nghiên cứu sử dụng mô hình MIKE 11 với các nguồn số liệu sử dụng hiệu chỉnh và kiểm định được cập nhật mới nhất trong năm 2016 và năm 2020 (hai năm có độ mặn cao nhất) Ngoài ra, đề tài cập nhật hệ thống sông ngòi và quy trình vận hành hệ thống công trình để có những thông tin đảm bảo tính mới và khoa học cho luận án Qua đó nghiên cứu cho thấy sự thay đổi của diễn biến xâm nhập mặn dưới ảnh hưởng của BĐKH và nước biển dâng ở vùng hạ nguồn, sự thay đổi độ mặn trong hệ thống sông tại khu vực nghiên cứu tác động đến các hoạt động nông lâm nghiệp và sinh kế của người dân, phục vụ cho quy hoạch, định hướng phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh của BĐKH.

Nghiên cứu được thực hiện chủ yếu tập trung tại các huyện vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi xâm nhập mặn đến các mô hình canh tác nông lâm nghiệp chính làm đại diện cho vùng ven biển Đông của ĐBSCL Dựa trên các kết quả khảo sát mới nhất về tác động của xâm nhập mặn trong hai năm gần nhất là 2016 và 2020 để đưa ra những so sánh về tác động này Đề tài đánh giá và so sánh sinh kế và hiệu quả kinh tế của các mô hình canh tác nông lâm nghiệp trong năm

2018 (mặn ít) để có những cái nhìn chung nhất về tác động của xâm nhặp mặn trong các điều kiện mặn khác nhau.

Giới hạn nghiên cứu của luận án

Động thái xâm nhập mặn trong nghiên cứu này tập trung đánh giá về sự thay đổi độ mặn trong nước theo không gian và thời gian trên hệ thống sông chính Đề tài không đánh giá động thái mặn đến diễn biến sinh thái trên hệ thống sông nội đồng.

Trong nghiên cứu này, động thái xâm nhập mặn chỉ được áp dụng trên hệ thống sông chính do kết quả từ mô hình thủy lực MIKE 11 chỉ được đánh giá trên hệ thống sông chính và sông nội đồng Đề tài không đánh giá về sự thẩm thấu của độ mặn trong nước sông đến độ mặn trong đất, do đó các kết quả đánh giá độ mặn chủ yếu chỉ tập trung trong nồng độ muối tan trong nước sông Ngoài ra, đề tài không tiến hành thu mẫu nước trên hệ thống sông để đo đạc độ mặn Tuy nhiên các số liệu độ mặn được tác giả sử dụng trong mô hình MIKE 11 đều được thu thập từ các trạm quan trắc thực địa của địa phương nên đảm bảo tính chính xác và có độ tin cậy cao. Đề tài chỉ tập trung đánh giá hiệu quả kinh tế và sinh kế người dân bị ảnh hưởng trên 4 mô hình chính Sự ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến sinh kế và hiệu quả kinh tế các mô hình được đánh giá và so sánh chủ yếu giữa hai năm 2018 và 2020 do thời gian nghiên cứu của đề tài chỉ được thực hiện từ năm 2017 đến 2021 Trong đó 2018 là giai đoạn có mức độ xâm nhập mặn nhẹ và ít nghiêm trọng hơn so với năm 2020.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp phân tích động thái xâm nhập mặn, ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến độ mặn các mô hình canh tác vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng

3.1.1 Phương pháp thu thâp số liệu trong xây dựng và chạy mô hình MIKE 11

Trong nghiên cứu này, các số liệu được sử dụng trong luận án được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau Tùy từng loại số liệu khác nhau mà có thời gian thu thập cũng khác nhau Chi tiết về các số liệu sử dụng trong luận án được trình bày tại Bảng 3.1. Bảng 3.1 Tổng hợp các số liệu sử dung trong xây dựng mô hình MIKE 11

Loại số liệu Số lượng/giải thích Nguồn Thời gian

Hệ thống sông, 932 Viện khoa học thủy Năm 2012 kênh nội đồng lợi miền nam

Hệ thống sông 296 Viện khoa học thủy Năm 2012 tỉnh Sóc Trăng lợi miền nam

Hệ thống cống 154 Công ty thuỷ nông Năm 2016, tỉnh Sóc Trăng 2018, 2020 Điểm nút 13.164 Viện khoa học thủy Năm 2012 lợi miền nam

Thời gian vận hành cống/đập

(Thiết lập theo ngày chạy mô hình)

Thời gian vận hành (1 ngày), kiểu vận hành (đóng mở tự động):

+ Kiên Giang và Bạc Liêu là vận hành cống tự động

+ Sóc Trăng vận hành cống của công ty Thuỷ Nông

5 Trạm: biên trên (Long Xuyên), biên dưới (Mỹ Thanh, Gành Hào, Sông Đốc, Rạch Giá)

Trạm: Long Phú, Đại Ngãi, Thạnh Phú, Sóc Trăng và Tham Đôn

Lịch vận hành theo Năm 2016, điều kiện canh tác 2018, 2020 thực tế được Công ty thuỷ nông tỉnh Sóc Trăng cung cấp Đài Khí tượng thủy Năm 2016 văn nam bộ và 2020

Chi Cục Thủy Lợi Năm 2016, Tỉnh Sóc Trăng 2018, 2020

3.1.2 Phương pháp xây dựng mô hình MIKE 11

MIKE 11 là một module của mô hình MIKE thuỷ động lực học để tính toán động thái dòng chảy vùng ở sông và cửa sông, bao gồm mô tả chế độ thuỷ lực dưới sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố như mưa, vận hành cống Mô hình MIKE 11 còn có thể mô tả cơ bản sự lan truyền và vận chuyển của chất trên sông dưới tác động của nhiều điều kiện biên, việc này giúp ích rất nhiều cho các nghiên cứu về dự báo xâm nhập mặn cũng như đánh giá tác động ô nhiễm trên sông (DHI, 2017).

Mô hình MIKE 11 có rất nhiều module để cấu thành một mô hình hoàn chỉnh:Module mạng lưới sông (.nwk11), module biên thuỷ lực (.bnd11) module mặt cắt sông

(.xns11) Các dữ liệu dạng chuỗi (.dfs0), Module thiết lập thông số thuỷ lực và lan truyền (.HD11 và ad11) và module tất cả các module trên được kết nối với nhau bằng giao diện mô phỏng (.sim).

Hình 3.1 Cấu trúc mô hình MIKE 11

Cơ chế vận hành của mô hình MIKE 11 tuân theo phương trình (1) Saint-Venant

(Popescu, 2014) thể hiện sự kết hợp ngắn gọn của định luật bảo toàn moment quán tính và định luật bảo toàn khối lượng Phương trình củng thể hiện các giá trị cơ bản mà mô hình toán cần phải nhập vào để mô phỏng cho mô hình.

Q lưu lượng (m 3 /s); A = diện tích mặt cắt (m 2 ); q = Lưu lượng qua mặt cắt (m 2 /s); H 1 = Mực nước tại thời điểm bắt đầu; c = Hệ số Chezy (m 1/2 /s);

R = Bán kính thuỷ lực(m); γ = Hệ số phân bố moment quán tính; g = gia tốc trọng trường (9.81 m 2 /s);

X = Khoảng cách theo chiều dọc của sông (m); and t = Thời gian chảy (s).

3.1.3 Module thuỷ lực (.HD) a Thiết lập điều kiện biên và điều kiện ban đầu Điều kiện ban đầu của mô hình là mực nước (H) ở thời điểm trước khi chạy mô hình Thiết lập điều kiện ban đầu mô hình giúp cho mô hình các thể ổn định dòng chảy ở các khoảng thời gian đầu tiên, việc chọn điều kiện ban đầu chỉ mang tính tương đối không cần thiết phải có độ chính xác cao vì việc này chỉ ảnh hưởng đến kết quả ở các khoảng thời gian đầu, mô hình sẽ tự động điều hoà dòng chảy ở các khoảng thời gian tiếp theo. Điều kiện biên được định nghĩa là vị trí tạo nên dòng chảy của mô hình, các vị trí này thường được bắt đầu từ thượng nguồn và hạ lưu của mô hình Điều kiện biên của mô hình MIKE 11 có 3 loại : (i) Giá trị hằng số của Lưu lượng (Q) hoặc mực nước (H),

(ii) Giá trị thay đổi theo thời gian của Q và H, (iii) Mối quan hệ giữa Q và H (chỉ nên sử dụng ở hạ lưu) (DHI, 2017). b Hệ số nhám thuỷ lực

Thông số hiệu chỉnh trong mô hình này là hệ số nhám thuỷ lực Manning’s n đây là hệ số làm cản trở dòng chảy bởi các yếu tố hình thái và vật liệu lòng sông (LIMERINOS,

1898) Ở các khu vực có độ dốc cao thường sẽ có sự biến động cao về hệ số nhám thuỷ lực do có độ dốc cao và vật liệu đáy sông chủ yếu là đá sỏi Ngược lại, ở vùng đồng bằng và vùng duyên hải thì có hệ số nhám thấp hơn do độ dốc thấp củng như vật liệu đáy sông chủ yếu là phù sa và đất mịn (George J Arcement, JR., 1989). Bảng 3.2 Bảng hệ số Manning’s n cho các con sông kênh ngoài tự nhiên.

Loại hình và hình dạng sông Min Trung bình Max

1 Sông, kênh chính a Sạch, thẳng, không có hố sâu và hình dạng hoàn chỉnh 0,025 0,03 0,033 b Như trên và có thêm cỏ dại và nhiều đá hơn 0,03 0,035 0,04 c Sạch, quanh co, một vài hố sâu và bãi bồi 0,033 0,04 0,045 b Như trên và có thêm cỏ dại và nhiều đá hơn 0,035 0,045 0,05

2 Kênh đào hoặc nạo vét a Thẳng, và đồng nhất

Sạch, và sau khi chịu ảnh hưởng của thời tiết 0,018 0,022 0,025

Có sỏi, và đồng nhất vật liệu đáy 0,022 0,025 0,03

Có cỏ và cỏ dại 0,022 0,027 0,033 b Quanh co, và chậm chập

Cỏ rậm rạp và nhiều động vật thuỷ sinh 0,03 0,035 0,04

(Nguồn: Manning's n for Channels (Chow, 1959)

3.1.3.1 Tạo mạng lưới sông (.nwk) a Thiết lập mạng lưới mô hình

Cách thức tạo mạng lưới sông của mô hình phụ thuộc vào độ lớn của khu vực nghiên cứu, mật độ sông ngòi và vị trí các mặt cắt đo được trên sông Ở các khu vực có mật độ sông dày đặt và khu vực nghiên cứu rộng lớn cần kèm theo các công cụ hỗ trợ như QGIS hay ArcGIS để tiết kiệm thời gian tạo mạng lưới sông.

Tạo mạng lưới sông cho mô hình giúp mô tả cơ bản được hình dạng và vị trí của con sông ở ngoài tự nhiên, thiết lập mạng lưới sông càng chi tiết thì càng giống với tự nhiên nhưng lại tốn rất nhiều thời gian ngược lại việc tạo nên mạng lưới sông quá đơn giản làm ảnh hưởng lớn đến kết quả của mô hình, vì vậy việc tạo mạng của mô hình yêu cầu người làm mô hình cần phải có cái nhìn tổng quan về khu vực nghiên cứu để tránh làm mất thời gian hay gây ra nhiều sai số kết quả mô hình. b Phương pháp tạo mặt cắt sông (.crs) và nội suy địa mạo lòng sông

Mặt cắt sông được tạo nên trên toạ độ 2 chiều ở các điểm trên toạ độ 2 chiều kết nối với nhau tạo thành mặt cắt hoàn chỉnh Mặt cắt củng cho người dùng quy định về các bờ trái, bờ phải và các điểm đặc trưng trên mặt cắt ngang, hoặc người dùng củng có thể chỉnh chế độ bắt điểm đặc biệt trong mô hình Khi hoàn thành việc tạo mặt cắt ngang mô hình sẽ tự động tính toán nội suy địa mạo và tính toán thuỷ lực cho các điểm nút trên sông (Hình 3.2).

Hình 3.2 Mặt cắt ngang (a) Nội suy tuyến tính; (b - c) mặt cắt sông trong mô hình MIKE 11 c Tạo vị trí công trình vận hành thuỷ lợi

Công trình thuỷ lợi giúp điều hành và quản lí lưu vực sông điều này góp phần thay đổi chế độ dòng chảy của tự nhiên; vì thế, trong quá trình tạo hệ thống sông người làm mô hình nên thiết lập các vị trí công trình thuỷ lợi và quá trình vận hành của chúng để tạo sự chính xác cho mô hình. d Thiết lập vận hành cống

Cách thiết lập vận hành cống của mô hình MIKE được sử dụng theo cách định dạng đóng mở dựa trên độ cao của các cống được thiết lập trong ngày.

Có 2 cách để thiết lập vận hành cống là (i) vận hành cống tự động dựa trên mực nước, (ii) vận hành cống theo ý muốn của người chạy mô hình hay còn gọi là vận hành chiến lược (DHI, 2017).

Đánh giá tác động của xâm nhập mặn đến kiểu sử dụng đất vùng ven biển

3.2.1 Thu thập số liệu thứ cấp

- Các báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội của vùng nghiên cứu, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến sản xuất nông nghiệp của địa phuơng.

- Các tài liệu định hướng về phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

3.2.2 Thu thập số liệu sơ cấp

Việc điều tra, phỏng vấn nông hộ được tiến hành ngẫu nhiên ở cấp nông hộ là cơ sở để tiến hành phân tích thống kê và đánh giá hiệu quả của các kiểu sử dụng đất sản xuất ở địa phương Nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn 4 kiểu sử dụng đất chính với số lượng phỏng vấn từng mô hình khác nhau (Bảng 3.4);

Bảng 3.4 Thống kê số mẫu phỏng vấn theo mô hình

Mô hình Khu vực khảo sát Số quan sát

Lúa 2 vụ Vĩnh Châu, Mỹ Xuyên, Trần Đề 56

Chuyên màu Vĩnh Châu, Trần Đề 58

Chuyên tôm Vĩnh Châu, Trần Đề, Mỹ Xuyên 52

Tôm rừng Vĩnh Châu, Trần Đề 30

Trong đó, bộ câu hỏi phỏng vấn được thiết kế theo phương pháp bảng câu hỏi chuẩn để điều tra nông hộ và thu thập số liệu về thực trạng sản xuất nông nghiệp, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, lịch sử và tình hình sử dụng đất; nội dung cụ thể tập trung vào các yêu tố.

- Quá trình thay đổi sử dụng đất đai từ trước đến nay, những định hướng sắp tới, ước đoán những thay đổi trong tương lai.

- Các yếu tố quyết định đến sự thay đổi kiểu sử dụng đất sản xuất.

- Chỉ tiêu kinh tế: Chi phí sản xuất, hiệu quả đồng vốn, lợi nhuận, thị trường tiêu thụ.

+ Tiềm lực tài chính của nông hộ để phát triển kiểu sử dụng đất điều tra về nguồn vốn mà nông hộ có được để đầu tư vào kiểu sử dụng đất.

+ Khả năng hỗ trợ tài chính: nguồn ngân sách của địa phương để hỗ trợ người dân sản xuất.

+ Tập quán canh tác điều tra về lịch sử canh tác nông nghiệp tại địa phương và kinh nghiệm canh tác của nông hộ.

+ Hỗ trợ kỹ thuật: việc tổ chức các buổi tập huấn, hướng dẫn áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp.

+ Giải quyết việc làm: số lao động có việc làm từ kiểu sử dụng đất sản xuất

+ Giảm đa dạng sinh học trong nông nghiệp điều tra về mức độ ảnh hướng đến các loài sinh vật khi canh tác kiểu sử dụng đất.

+ Mức độ gia tăng dịch bệnh: mức độ làm gia tăng các loại dịch bệnh hoặc làm tăng chi phí trừ sâu bệnh khi canh tác kiểu sử dụng đất.

+ Gây mặn hóa cho đất, gây phèn hóa: điều tra về mức độ gây mặn, gây phèn cho đất từ kiểu sử dụng đất canh tác.

+ Khả năng thích hợp của đất điều tra về chất đất có thích hợp phát triển kiểu sử dụng đất canh tác.

+ Thời gian mặn/ngọt: khoảng thời gian mặn ngọt tại địa phương.

3.2.2.2 Kiểm tra số liệu kinh tế xã hội

Các số liệu sau khi được thu thập và phân tích, kết quả được trình bày với các chủ thể khác nhau của địa phương: Chính quyền, các ban ngành liên quan và nhóm nông dân đại diện Xem xét mức độ phù hợp của kết quả phân tích trong điều kiện cụ thể của địa phương Ghi nhận những đề xuất từ các chủ thể địa phương để hiệu chỉnh lại số liệu.

3.3.4 Phương pháp tính tổng trọng điểm của từng kiểu sử dụng đất đai

Phương pháp định điểm lượng hóa cho các chỉ tiêu:

- Xác định các mục tiêu dựa vào nguồn thông tin từ định các chỉ tiêu của các mục tiêu về: (i) Kinh tế, (ii) Xã

Nhiên và (v) Rủi ro được người dân địa phương đánh giá. việc điều tra dã ngoại để xác hội, (iii) Môi trường, (iv) Tự

- Kế tiếp là phân tích và chuẩn hóa các tiêu chuẩn, xác định điểm đánh giá của từng kiểu sử dụng ứng với tất cả các chỉ tiêu của các mục tiêu được căn cứ dựa trên các kết quả phân tích định lượng Các chỉ tiêu của mục tiêu xã hội và môi trường được đánh giá bằng phương pháp định tính (xác định điểm bằng thang đánh giá 5 cấp) và được chuyển đổi từ định tính sang định lượng.

- Trong các mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường, tự nhiên và rủi ro được chọn ra các chỉ tiêu khảo sát để đánh giá đa mục tiêu được trình bày trong Bảng.

Từ các điểm đánh giá tiến hành chuẩn hóa theo phương pháp dạng khoảng, thu được giá trị điểm chuẩn 0 – 1; từ đó, xác định thứ tự ưu tiên hay trọng điểm của các tiêu chuẩn (thông qua điều tra nông hộ) Trọng điểm nhận giá trị từ 0 - 10 với mức độ quan trọng tăng dần Xác định trọng điểm cho các mục tiêu theo phương pháp so sánh cặp Giả sử có I tiêu chuẩn đánh giá và ∑ 1Iwi = 1wi > 0 (∀i)

Ta có so sánh cặp I x I’ và ai’i, aii’ là các giá trị so sánh: aii’ = wi/wi’ => aii’ = 1/ ai’i Để so sánh giữa các mục tiêu, sử dụng thang đánh giá từ 1 - 9. Điểm đánh giá các mục tiêu = Σ (Điểm chuẩn hóa i * Trọng điểm j).

Trong đó: i là điểm chuẩn hóa của tiêu chuẩn thứ I; j là trọng điểm thứ j tương ứng với tiêu chuẩn thứ I (Sarify M A., 1990).

Bảng 3.5 Các chỉ tiêu của mục tiêu được sử dụng đánh giá các mô hình canh tác

Tiêu chí cấp 1 Tiêu chí cấp 2

Tổng thu Tổng chi Tổng lợi nhuận Hiệu quả đồng vốn (B/C) Lao động

Kỹ thuật Giống Thị trường tiêu thụ Chính sách hỗ trợ Tập huấn kỹ thuật Tập quán canh tác Đa dạng sinh học Mức độ gia tăng dịch bệnh Gây sự mặn hóa

Gây sự phèn hóa Đất

Nước Thời gian mặn Thời gian ngọt Nhiệt độ cao hoặc mưa bất thường trong mùa khô Hạn đầu và giữa mùa mưa

Xâm nhập mặn, nồng độ mặn gia tăng trong mùa khô Thủy triều cao

Đánh giá ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến các điều kiện sinh kế và hiệu quả kinh tế của các mô hình nông lâm nghiệp

3.3.1 Đánh giá ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến các điều kiện sinh kế

3.3.1.1 Thu thập số liệu thứ cấp

Thu thập các thông tin liên quan từ các đề tài tại thư viện khoa, các nghiên cứu công bố trước đó, thông tin sách báo, thông tin trên mạng Internet từ các nguồn chính thống đáng tin cậy Tham khảo và thu thập các tài liệu liên quan đến các vấn đề như:

- Số liệu về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, xã hội tại khu vực nghiên cứu vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng năm 2018.

- Thu thập các báo cáo tổng kết hàng năm về tình hình kinh tế - xã hội, tình hình sản xuất, các chính sách tại địa phương năm 2018.

3.3.1.2 Thu thập số liệu sơ cấp

Các mô hình nông lâm nghiệp chính vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng bao gồm: lúa

2 vụ, chuyên màu, chuyên tôm và tôm rừng vì Sóc Trăng còn có hơn 10% diện tích canh tác lúa của cả Đồng bằng sông Cửu Long (Viện Khoa Học Thủy Lợi Miền Nam,

2019) và có diện tích canh tác thủy sản hơn 26% lớn nhất vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long (Tổng cục Thủy sản, 2017) Số mẫu phỏng vấn của các mô hình nông lâm nghiệp vùng ven biển được trình bày cụ thể trong Bảng 3.3:

3.3.1.3 Khả năng thích ứng của nông hộ

Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích thống kê mô tả nhằm mô tả hiện trạng các nguồn vốn sinh kế như: Nguồn vốn tự nhiên (diện tích đất canh tác, chất lượng nước mặt, chất lượng đất canh tác, nguồn lợi thủy sản) Nguồn vốn con người (số lượng lao động, trình độ học vấn, kinh nghiệm sản xuất, dân tộc và nhận thức tác động lũ) Nguồn vốn xã hội (tham gia hội đoàn tại địa phương và dịch vụ y tế tại địa phương) Nguồn vốn tài chính (hoạt động tạo thu nhập và tín dụng địa phương) Nguồn vốn vật chất (hiện trạng nhà ở, phương tiện sản xuất, sinh hoạt, hệ thống giao thông và hệ thống thủy lợi).

Nghiên cứu áp dụng phương pháp đánh giá khả năng thích ứng của nông hộ thông qua 5 nguồn vốn sinh kế theo khung đánh giá sinh kế bền vững của DFID dựa theo nghiên cứu của (Tuan et al 2014) Trong đó, mức độ của mỗi yếu tố trong nguồn vốn sinh kế thích ứng với sự xâm nhập mặn được đánh giá qua 6 mức độ (thể hiện ởHình 3.9) bao gồm: 0 – 1 mức thích ứng rất thấp; 1 – 2 mức thích ứng thấp; 2 – 3 mức thích trung bình; 3 – 4 mức thích ứng cao; 4 – 5 mức thích ứng rất cao; các mức độ được xác định qua nhận định của nông hộ tại địa điểm khảo sát.

Các giá trị của mỗi chỉ số (từ 0 đến 5) sẽ được nhóm lại theo từng loại tài sản sinh kế Giá trị trung bình của mỗi loại tài sản sinh kế (nhân lực, xã hội, tự nhiên, tài chính và vật chất) từ thang đo 0 đến 5 sẽ được biểu thị bằng sơ đồ mạng nhện Sơ đồ này giúp so sánh khả năng thích ứng của các nhóm hộ ở các mô hình canh tác khác nhau Trong nghiên cứu này, các yếu tố của 5 nguồn vốn sinh kế được đánh giá dựa vào khung sinh kế bền vững DFID và các nghiên cứu khác như: Tuan et al (2014); Khoa (2015); Tú et al., (2012) và Phương, (2014).

Hình 3.9 Tiến trình cho điểm để đánh giá khả năng thích ứng của nông hộ (Brown et al.2010)

3.3.2 Phương pháp phân tích thống kê Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả (SPSS) để trình bày về các mức độ tác động của xâm nhập mặn đến các nguồn vốn sinh kế của nông hộ Ngoài ra, phương pháp so sánh một nhân tố (ANOVA) cũng được sử dụng để so sánh sự khác biệt về mức độ tổn thương và khả năng thích ứng các nguồn vốn của nông hộ trong điều kiện xâm nhập mặn ở mức ý nghĩa 5% theo phép kiểm định Duncan.

3.3.3 Đánh giá ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến hiệu quả kinh tế

Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, tình hình sản xuất nông nghiệp như: diện tích canh tác, thông tin sản xuất, mô hình canh tác, định hướng phát triển nông nghiệp giai đoạn 2018 đến cuối năm 2020 trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.

Các số liệu về nồng độ mặn, định hướng canh tác của tỉnh Sóc Trăng được thu thập từ các báo cáo kinh tế - xã hội năm 2018 và 2020, các nghiên cứu về đánh giá tác động của xâm nhập mặn liên quan đến đề tài, niên giám thống kê 2018 và 2020 của các huyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.

3.3.3.2 Phân tích hiệu quả kinh tế

Các phương pháp được sử dụng để tính toán và phân tích hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất bao gồm: tổng chi phí, tổng thu nhập, lợi nhuận, hiệu quả đồng vốn để đánh giá sự khác biệt cơ bản về hiệu quả kinh tế của các mô hình canh tác, trong đó:

+ Tổng chi phí gồm: chi phí giống, lao động, chăm sóc, thu hoạch…

+ Tổng thu nhập = ∑ sản lượng x giá bán (thị trường).

+ Tổng lợi nhuận = ∑ thu nhập - ∑ chi phí.

+ Hiệu quả đồng vốn (B/C) = ∑lợi nhuận/∑chi phí

Đánh giá khả năng thích ứng sinh kế, xác định các thuận lợi và khó khăn của người dân

3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu Điều tra, phỏng vấn nông hộ được tiến hành ngẫu nhiên ở cấp nông hộ là cơ sở để tiến hành phân tích thống kê và đánh giá; trên mỗi mô hình canh tác, tiến hành phỏng vấn mô hình canh tác ứng với mỗi khu vực nghiên cứu về thực trạng sản xuất nông nghiệp, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, lịch sử và tình hình sử dụng đất.

3.4.2 Phương pháp xác định chỉ số tổn thương

Nghiên cứu sử dụng khung sinh kế bền vững của tổ chức DIFD để đánh giá tính tổn thương sinh kế của nông hộ vùng ven biển ĐBSCL qua: Chỉ số LVI được tính toán dựa theo Hahn và ctv (2009) và Can và ctv (2012) được tính toán dựa trên trung bình có trọng số đã được chuẩn hóa để đảm bảo mỗi yếu tố thứ cấp (phụ) đóng góp như nhau đối với chỉ số chung Bởi vì mỗi yếu tố thứ cấp được đánh giá theo thang điểm khác nhau, do đó các chỉ số sẽ được chuẩn hóa (7): index sp = (S p − S min )/(S max − S min )

Trong đó: Sp: là chỉ số gốc cho đại diện huyện p; S min và S max : lần lượt là những giá trị nhỏ nhất và lớn nhất Sau khi được chuẩn hóa, mỗi yếu tố thứ cấp sẽ được tính trung bình bằng công thức (8) để tính toán giá trị của mỗi yếu tố chính:

Trong đó: Mp: là 01 trong 10 yếu tố chính của huyện p; index sp i: thể hiện cho yếu tố thứ cấp, chỉ số yếu tố thứ cấp theo i; n: là tổng số yếu tố thứ cấp trong một yếu tố chính Khi các giá trị của mỗi yếu tố chính của một xã đại diện của huyện đã được tính toán, nó được tính trung bình theo công thức (9) để có được chỉ số LVI cho cấp độ huyện:

Trong đó: LVIp: là chỉ số tổn thương sinh kế của tỉnh p; WMi: được xác định bởi số yếu tố thứ cấp của một yếu tố chính (chỉ số LVI nằm trong khoảng 0 đến 0,6 [ít đến tổn thương nhiều nhất]) Tính toán chỉ số LVI-IPCC: chỉ số LVI-IPCC được tính dựa trên LVI sau khi những yếu tố chính được tổng hợp và sử dụng công thức (10):

Trong đó: CF p : là chỉ số IPCC được định nghĩa những yếu tố chính gồm mức độ phơi nhiễm (exposure), tính nhạy cảm (sensitivity), và năng lực thích ứng (adaptive capacity) cho mỗi huyện p; M pi : là những yếu tố chính của huyện p, xác lập chỉ số theo i; w Mi : là trọng số của mỗi yếu tố Khi mức độ phơi nhiễm (exposure), tính nhạy cảm (sensitivity), và năng lực thích ứng (adaptive capacity) được tính toán, ba yếu tố này sẽ được tổng hợp bằng cách sử dụng công thức được xây dựng bởi Hahn và ctv (2009) được thể hiện ở (11):

LVI-IPCCp = (ep − ap)*sp

Trong đó: LVI-IPCC p : là chỉ số LVI của huyện p bằng cách sử dụng khung tổn thương IPCC (chỉ số LVI-IPCC dao động từ -1 đến 1 [từ ít đến tổn thương nhiều nhất]). Trọng số của chỉ số LVI bao gồm các nguồn vốn sinh kế, yếu tố chính và yếu tố thứ cấp. Việc xác định trọng số của các yếu tố trên thông qua việc đánh giá cho điểm của cán bộ địa phương trong khoảng từ 0 – 1 (Tổn thương ít nhất đến tổn thương nhiều nhất).

3.4.3 Phương pháp phân tích SWOT

SWOT được viết tắt từ (Strength) điểm mạnh, (Weaknesses) điểm yếu, (Opportunities) cơ hội và (Threats) thách thức Phương pháp này bao gồm 4 phần thể hiện nội dung: điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức khi chuyển từ vùng không bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn đến vùng bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn Tiến hành thực hiện các bước phân tích như sau:

+ Điểm mạnh (Strengths): Đây là các yếu tố nội bộ có thể giúp tăng hiệu quả canh tác nông nghiệp, bao gồm các yếu tố như tài nguyên đất đai, nguồn nước, con người, kỹ thuật canh tác, vật liệu và thiết bị sản xuất, quản lý kinh doanh.

+ Điểm yếu (Weaknesses): Đây là các yếu tố nội bộ có thể ảnh hưởng đến hiệu quả canh tác nông nghiệp, bao gồm các yếu tố như thiếu tài nguyên, thiếu kỹ thuật, thiếu vốn đầu tư, thiếu quản lý kinh doanh chuyên nghiệp.

+ Cơ hội (Opportunities): Đây là các yếu tố bên ngoài có thể tạo ra cơ hội cho hoạt động canh tác nông nghiệp, bao gồm các yếu tố như thị trường tiêu thụ, chính sách hỗ trợ, khu vực sản xuất tiềm năng, thời tiết thuận lợi.

+ Thách thức (Threats): Đây là các yếu tố bên ngoài có thể gây ra thách thức cho hoạt động canh tác nông nghiệp, bao gồm các yếu tố như thị trường cạnh tranh, xâm nhập mặn, biến đổi khí hậu, bệnh dịch, tăng giá nguyên liệu sản xuất.

Sau khi phân tích xong, tiến hành xây dựng các chiến lược như sau để đạt mục tiêu:

- Chiến lược SO (Strengths - Opportunities): Tận dụng những cơ hội phù hợp với điểm mạnh

- Chiến lược WO (Weaks - Opportunities): Vượt qua điểm yếu để tận dụng tốt cơ hội.

- Chiến lược ST (Strengths - Threats): Tận dụng điểm mạnh bên trong để giảm thiểu rủi ro do môi trường bên ngoài

- Chiến lược WT (Weaks - Threats): Lập kế hoạch “phòng thủ” để khắc phục những điểm yếu bị tác động từ môi trường bên ngoài.

Tổng quan sơ đồ các nội dung, công việc và công cụ nghiên cứu của luận án được tổng hợp và trình bày trong Hình 3.10. Động thái xâm nhập mặn

Dự báo mặn trong tương lai

Hiện trạng sử dụng đất

Tổn thương và khả năng thích ứng Đối chiếu

Tác động trong hiện tại

Dự báo tác động trong tương lai

Xác định thuận lợi khó khăn

Ch iế n lư ợc thí ch ứn g và ph át triể n

Hình 3.10 Lưu đồ khối thực hiện nghiên cứu của đề tài

LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận

Kết quả đánh giá động thái xâm nhập mặn giai đoạn năm 2000 đến năm 2020 cho thấy xâm nhập mặn diễn ra rất phức tạp và thay đổi theo thời gian; trong đó, năm 2016 và năm 2020 được đánh giá là thời gian có độ mặn trong nước cao nhất và xâm nhập sâu nhất vào hệ thống nội đồng Kết quả ứng dụng mô hình MIKE 11 để mô phỏng về thủy lực và lan truyền mặn cho kết quả tương quan tốt giữa mô phỏng và giá trị thực đo Đề tài đã đưa ra các dự báo về xâm nhập mặn cho hai kịch bản khác nhau về biến đổi khí hậu trong điều kiện tương lai Kết quả mô phỏng và dự báo cho thấy xâm nhập mặn sẽ gia tăng và lấn sâu hơn vào nội đồng trong điều kiện tương lai khi biến đổi khí hậu xảy ra nghiêm trọng làm gia tăng mực nước biển ở biển Đông và biển Tây và sự suy giảm của lưu lương nước thượng nguồn.

Kết quả đánh giá thực trạng canh tác nông lâm nghiệp tại vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng hiện tại có 4 mô hình nông lâm nghiệp chính là Lúa 2 vụ, Chuyên màu, Chuyên Tôm và Tôm rừng Kiểu sử dụng đất Tôm rừng gần như đạt trạng thái cân bằng giữa các yếu tố tác động, nhưng rủi ro trong sản xuất vẫn cao Chuyên tôm không có sự cân bằng giữa các yếu tố, vừa có rủi ro cao lại tác động lớn đến môi trường Lúa 2 vụ có hiệu quả kinh tế không cao Cuối cùng, Chuyên màu xét về mặt bền vững chung của 3 khía cạnh kinh tế - xã hội – môi trường thì kiểu sử dụng đất màu có tính bền vững nhất về môi trường và có ít rủi ro nhất trong các kiểu sử dụng đất nhưng hiệu quả kinh tế lại không cao Trong điều kiện xâm nhập mặn diễn biến bất thường và nghiêm trọng sẽ làm tăng rủi ro trong việc canh tác, đặc biệt là các mô hình cần nhiều nguồn nước ngọt như chuyên lúa và chuyên màu.

Nhìn chung, xâm nhập mặn đã gây ra những tác động đến việc sản xuất của các mô hình nông lâm nghiệp chính vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng Trong đó, sinh kế và hiệu quả kinh tế của các mô hình canh tác là những yếu tố đầu tiên cho thấy các tác động của xâm nhập mặn Trước thực trạng xâm nhập mặn nghiêm trọng diễn ra không liên tục trong thời gian dài nên chưa cho thấy những thay đổi trong các mô hình canh tác tại khu vực nghiên cứu Tuy nhiên, đối với các mô hình canh tác có nhu cầu nước ngọt cao thì xâm nhập mặn đã có những tác động như làm thiếu nguồn nước ngọt cung cấp phục vụ tưới tiêu, từ đó làm giảm năng suất ảnh hưởng đến sinh kế và hiệu quả kinh tế của các mô hình canh tác. Trong các mô hình canh tác thì mô hình Chuyên tôm và Tôm rừng có khả năng thích ứng cao hơn với xâm nhập mặn so với hai mô hình còn lại là mô hình Lúa và Chuyên màu. Khả năng thích ứng trong hoạt động sản xuất của nông hộ ở vùng ven biển được đánh giá ở mức thích ứng trung bình trước tác động của xâm nhập mặn.

Trong đó, chi phí sản xuất gia tăng cao để thích ứng với xâm nhập mặn, điều này dẫn đến lợi nhuận canh tác của người nông dân không cao.

Trên cơ sở phân tích động thái xâm nhập mặn và đánh giá ảnh hưởng sự thay đổi sử dụng đất, ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến các mô hình nông lâm nghiệp phổ biến vùng ven biển, luận án đã phản ánh thực tế khách quan về môi trường, sinh thái, hiện trạng, hiệu quả kinh tế và tiềm năng nông lâm nghiệp của khu vực nghiên cứu Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần vào công tác quản lý, bảo vệ, phát triển bền vững tài nguyên nước, dự báo xâm nhập mặn ở vùng nghiên cứu, là cơ sở cho các cơ quan, các tỉnh thành vùng ven biển tại khu vực nghiên cứu nói riêng và ĐBSCL nói chung tham khảo hoạch định chiến lược, chủ trương, chính sách, cũng như lập và điều chỉnh kế hoạch phát triển bền vững tài nguyên nước, phát triển các mô hình nông lâm nghiệp vùng ven biển phục vụ công cuộc phát triển tại địa phương theo mục tiêu Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu của Chính phủ Việt Nam và Nghị quyết số 287/QĐ-TTg về quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021 - 2030 tầm nhìn đến năm 2050.

Kiến nghị

Luận án đã cung cấp được hiệu quả của mô hình toán trong mô phỏng động thái tài nguyên nước đối với khu vực có hệ thống sông phức tạp bị ảnh hưởng bởi triều biển Đông và biển Tây, cở sở dữ liệu đảm báo tính khoa học, khả thi áp dụng tại khu vực nghiên cứu và các vùng ven biển khác; bên cạnh đó, cần có những nghiên cứu tiếp theo về nhu cầu dùng nước trong khu vực và liên vùng đối với các hoạt động canh tác nông lâm nghiệp khác nhau, về mô phỏng và dự báo chất lượng nước của các hoạt động canh tác nông lâm nghiệp nhằm hỗ trợ địa phương trong công tác quản lý và sử dụng tài nguyên nước.

Kết quả nghiên cứu cho thấy được sự thay đổi về khả năng thích ứng sinh kế của người dân dưới tác động của mặn; trước những vấn đề trên cần nghiên cứu thêm để xác định được tính bền vững của các kiểu sử dụng đất canh tác dựa theo điều kiện tự nhiên đất nước hay vùng sinh thái cụ thể trong điều kiện tương lai. Để có một đánh giá toàn diện về động thái xâm nhập mặn đến các mô hình nông lâm nghiệp vùng ven biển, tác giả đề nghị cần nghiên cứu thêm về tính chất và chất lượng môi trường đất và nước trong thời gian dài dưới ảnh hưởng của xâm nhập mặn.Ngoài ra, những nghiên cứu này cần được thực hiện trong thời gian dài hơn để có thể xây dựng phương trình tương quan giữa xâm nhập mặn đến chất lượng môi trường đất nước Từ đó có những ảnh hưởng đến việc lựa chọn kiểu sử dụng đất và các mô hình canh tác nông lâm nghiệp dưới tác động của xâm nhập mặn.

Ngày đăng: 17/11/2023, 04:28

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.2 Nguyên nhân và ảnh hưởng của xâm nhập mặn (Barlow, 2003) - (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu động thái xâm nhập mặn ảnh hưởng đến một số mô hình nông lâm nghiệp phổ biến tỉnh sóc trăng
Hình 2.2 Nguyên nhân và ảnh hưởng của xâm nhập mặn (Barlow, 2003) (Trang 23)
Hình 2.3 Xu hướng xâm nhập mặn tại các cửa sông vùng ĐBSCL - (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu động thái xâm nhập mặn ảnh hưởng đến một số mô hình nông lâm nghiệp phổ biến tỉnh sóc trăng
Hình 2.3 Xu hướng xâm nhập mặn tại các cửa sông vùng ĐBSCL (Trang 24)
Hình 2.4 Sơ đồ vị trí các hệ thống thuỷ lợi khép kín điển hình - (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu động thái xâm nhập mặn ảnh hưởng đến một số mô hình nông lâm nghiệp phổ biến tỉnh sóc trăng
Hình 2.4 Sơ đồ vị trí các hệ thống thuỷ lợi khép kín điển hình (Trang 28)
Hình 2.8 Sử dụng nước dưới đất (trái), cấp nước dưới đất (phải) - (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu động thái xâm nhập mặn ảnh hưởng đến một số mô hình nông lâm nghiệp phổ biến tỉnh sóc trăng
Hình 2.8 Sử dụng nước dưới đất (trái), cấp nước dưới đất (phải) (Trang 43)
Hình 2.9 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp trên các vùng xâm nhập mặn năm 2014 - (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu động thái xâm nhập mặn ảnh hưởng đến một số mô hình nông lâm nghiệp phổ biến tỉnh sóc trăng
Hình 2.9 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp trên các vùng xâm nhập mặn năm 2014 (Trang 50)
Hình 2.11 Diện tích đất dễ bị tổn thương do lụt và mặn đến năm 2050 - (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu động thái xâm nhập mặn ảnh hưởng đến một số mô hình nông lâm nghiệp phổ biến tỉnh sóc trăng
Hình 2.11 Diện tích đất dễ bị tổn thương do lụt và mặn đến năm 2050 (Trang 54)
Bảng 2.3 Diện tích sử dụng đất năm 2010 và năm 2018 của tỉnh Sóc Trăng - (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu động thái xâm nhập mặn ảnh hưởng đến một số mô hình nông lâm nghiệp phổ biến tỉnh sóc trăng
Bảng 2.3 Diện tích sử dụng đất năm 2010 và năm 2018 của tỉnh Sóc Trăng (Trang 55)
Hình 3.3 Vị trí các biên của mô hình toán MIKE 11 - (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu động thái xâm nhập mặn ảnh hưởng đến một số mô hình nông lâm nghiệp phổ biến tỉnh sóc trăng
Hình 3.3 Vị trí các biên của mô hình toán MIKE 11 (Trang 66)
Hình 3.4 Mạng lưới sông được thiết lập trong mô hình tỉnh Sóc Trăng - (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu động thái xâm nhập mặn ảnh hưởng đến một số mô hình nông lâm nghiệp phổ biến tỉnh sóc trăng
Hình 3.4 Mạng lưới sông được thiết lập trong mô hình tỉnh Sóc Trăng (Trang 67)
Hình 3.6 Vị trí các công trình thuỷ lợi tỉnh Sóc Trăng - (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu động thái xâm nhập mặn ảnh hưởng đến một số mô hình nông lâm nghiệp phổ biến tỉnh sóc trăng
Hình 3.6 Vị trí các công trình thuỷ lợi tỉnh Sóc Trăng (Trang 69)
Hình 3.8 Sơ đồ MIKE 11 xác định lan truyền mặn - (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu động thái xâm nhập mặn ảnh hưởng đến một số mô hình nông lâm nghiệp phổ biến tỉnh sóc trăng
Hình 3.8 Sơ đồ MIKE 11 xác định lan truyền mặn (Trang 72)
Bảng 3.5 Các chỉ tiêu của mục tiêu được sử dụng đánh giá các mô hình canh tác - (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu động thái xâm nhập mặn ảnh hưởng đến một số mô hình nông lâm nghiệp phổ biến tỉnh sóc trăng
Bảng 3.5 Các chỉ tiêu của mục tiêu được sử dụng đánh giá các mô hình canh tác (Trang 75)
Hình 3.10 Lưu đồ khối thực hiện nghiên cứu của  đề tài - (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu động thái xâm nhập mặn ảnh hưởng đến một số mô hình nông lâm nghiệp phổ biến tỉnh sóc trăng
Hình 3.10 Lưu đồ khối thực hiện nghiên cứu của đề tài (Trang 81)
Hình 4.7 Kết quả kiểm định mực nước năm 2020 giữa thực đo và mô phỏng - (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu động thái xâm nhập mặn ảnh hưởng đến một số mô hình nông lâm nghiệp phổ biến tỉnh sóc trăng
Hình 4.7 Kết quả kiểm định mực nước năm 2020 giữa thực đo và mô phỏng (Trang 91)
Hình 4.8 Đánh giá kết quả mô phỏng xâm nhập mặn năm 2016 - (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu động thái xâm nhập mặn ảnh hưởng đến một số mô hình nông lâm nghiệp phổ biến tỉnh sóc trăng
Hình 4.8 Đánh giá kết quả mô phỏng xâm nhập mặn năm 2016 (Trang 94)
Hình 4.13 Số lượng cống tích luỹ từ năm 2005 đến sau năm 2016 - (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu động thái xâm nhập mặn ảnh hưởng đến một số mô hình nông lâm nghiệp phổ biến tỉnh sóc trăng
Hình 4.13 Số lượng cống tích luỹ từ năm 2005 đến sau năm 2016 (Trang 101)
Hình 4.15 Thực trạng xâm nhập mặn 6 tháng đầu năm của năm 2016 - (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu động thái xâm nhập mặn ảnh hưởng đến một số mô hình nông lâm nghiệp phổ biến tỉnh sóc trăng
Hình 4.15 Thực trạng xâm nhập mặn 6 tháng đầu năm của năm 2016 (Trang 103)
Hình 4.19 Hiện trạng xâm nhập mặn và mô hình canh tác nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng năm 2018 - (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu động thái xâm nhập mặn ảnh hưởng đến một số mô hình nông lâm nghiệp phổ biến tỉnh sóc trăng
Hình 4.19 Hiện trạng xâm nhập mặn và mô hình canh tác nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng năm 2018 (Trang 108)
Bảng 4.7 Đánh giá mức độ ưu tiên của các yếu tố đối với các kiểu sử dụng đất của 4 huyện - (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu động thái xâm nhập mặn ảnh hưởng đến một số mô hình nông lâm nghiệp phổ biến tỉnh sóc trăng
Bảng 4.7 Đánh giá mức độ ưu tiên của các yếu tố đối với các kiểu sử dụng đất của 4 huyện (Trang 113)
Bảng 4.10 Trọng số các tiêu chí ảnh hưởng đến kiểu sử dụng đất Chuyên màu - (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu động thái xâm nhập mặn ảnh hưởng đến một số mô hình nông lâm nghiệp phổ biến tỉnh sóc trăng
Bảng 4.10 Trọng số các tiêu chí ảnh hưởng đến kiểu sử dụng đất Chuyên màu (Trang 118)
Hình 4.23 Biểu đồ cân bằng bền vững kiểu sử dụng đất Chuyên màu - (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu động thái xâm nhập mặn ảnh hưởng đến một số mô hình nông lâm nghiệp phổ biến tỉnh sóc trăng
Hình 4.23 Biểu đồ cân bằng bền vững kiểu sử dụng đất Chuyên màu (Trang 119)
Bảng 4.12 Trọng số các tiêu chí ảnh hưởng đến kiểu sử dụng đất Tôm rừng - (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu động thái xâm nhập mặn ảnh hưởng đến một số mô hình nông lâm nghiệp phổ biến tỉnh sóc trăng
Bảng 4.12 Trọng số các tiêu chí ảnh hưởng đến kiểu sử dụng đất Tôm rừng (Trang 121)
Hình 4.25 Biểu đồ cân bằng bền vững kiểu sử dụng đất Tôm rừng - (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu động thái xâm nhập mặn ảnh hưởng đến một số mô hình nông lâm nghiệp phổ biến tỉnh sóc trăng
Hình 4.25 Biểu đồ cân bằng bền vững kiểu sử dụng đất Tôm rừng (Trang 123)
Hình 4.26 Nguyên nhân gây ra xâm nhập mặn - (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu động thái xâm nhập mặn ảnh hưởng đến một số mô hình nông lâm nghiệp phổ biến tỉnh sóc trăng
Hình 4.26 Nguyên nhân gây ra xâm nhập mặn (Trang 128)
Hình 4.36 Đặc điểm về trọng số của nguồn vốn tài chính năm 2020 - (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu động thái xâm nhập mặn ảnh hưởng đến một số mô hình nông lâm nghiệp phổ biến tỉnh sóc trăng
Hình 4.36 Đặc điểm về trọng số của nguồn vốn tài chính năm 2020 (Trang 138)
Bảng 4.14 Hiệu quả kinh tế mô hình Lúa 2 vụ - (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu động thái xâm nhập mặn ảnh hưởng đến một số mô hình nông lâm nghiệp phổ biến tỉnh sóc trăng
Bảng 4.14 Hiệu quả kinh tế mô hình Lúa 2 vụ (Trang 139)
Bảng 3. Thống kê mô tả diễn biến xâm nhập mặn giai đoạn 2000 – 2020 tại trạm quan trắc Đại Ngãi - (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu động thái xâm nhập mặn ảnh hưởng đến một số mô hình nông lâm nghiệp phổ biến tỉnh sóc trăng
Bảng 3. Thống kê mô tả diễn biến xâm nhập mặn giai đoạn 2000 – 2020 tại trạm quan trắc Đại Ngãi (Trang 171)
Bảng 4. Thống kê mô tả diễn biến xâm nhập mặn giai đoạn 2000 – 2020 tại trạm quan trắc Thạnh Phú - (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu động thái xâm nhập mặn ảnh hưởng đến một số mô hình nông lâm nghiệp phổ biến tỉnh sóc trăng
Bảng 4. Thống kê mô tả diễn biến xâm nhập mặn giai đoạn 2000 – 2020 tại trạm quan trắc Thạnh Phú (Trang 175)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w