AO ——————- Gi LOT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCM
BỘ MÔN CHỨNG KHOÁN PGS TS BÙI KIM YẾN
TS LẠI TIẾN DĨNH - TS THÂN THỊ THU THỦY ThS TRẦN PHƯƠNG THẢO - ThS PHAM THI ANH THU
GIAO TRINH :
THI TRUONG TAI CHINH
THI TRUONG CHUNG KHOAN
1127226 —
Trang 3LOI MG BAU 5 LOI MO DAU
Mục tiêu lớn nhất và cuối cùng của việc hình thành và phát triển
thị trường chúng khoán tại các quốc gia là phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế một cách hữu hiệu nhất Thông qua thị trường chứng khoán, các nguồn vốn trong và ngoài nước được tập trung sử dụng cho các dự
án đầu tư phát triển kinh tế xã hội Việc hình thành và phát triển thị trường chứng khoán là bước phát triển tất yếu của nền kinh tế thị trường
Việt Nam với nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, với rất nhiều nỗ lực để rút ngắn khoảng cách trên con đường hội nhập với nền
kinh tế thế giới, cũng đòi hỏi phải có thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua bảy năm hoạt động
và phát triển, những gì đạt được đã khẳng định bước phát triển hết sức quan trọng trong chính sách đổi mới của Nhà nước
Tập thể giảng viên Khoa Ngân Hàng, Bộ mơn Chứng Khốn của
Trường Đại học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh cùng hợp tác biên soạn
cuốn sách này làm tài liệu học tập cho sinh viên cũng như tài liệu tham
khảo cho các bạn đọc quan tâm nghiên cứu về Thị trường Chứng khoán
Tham gia biên soạn gồm có :
— PGS TS Bui Kim Yến - Trưởng bộ mơn Chứng khốn
— TS Thân Thị Thu Thủy - Phó bộ mơn Chứng khốn
Các giảng viên khác của khoa Ngân hàng :
— TS Lại Tiến Dĩnh —- ThS Trần Phương Thảo — ThS Phạm Thị Anh Thư
Xin chân thành cảm ơn mọi ý kiến đóng góp của đọc giả
Trang 5
NỘI DUNG
”
— Lời mở đầu
PHAN MOT : THI TRUONG TAI CHiNH
- Chương! : THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
~ Chương II : THI TRUONG TIEN TE
PHẦN HAI : THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
— Chương III : THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
- Chương IV: CONG TY CO PHAN
- Chương V_ : CHỨNG KHOÁN
— Chương VỊ : CHUNG KHOAN PHAI SINH — Chương VII : PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN
— Chuong Vill : SG GIAO DICH CHUNG KHOAN
- Chương IX : THỊ TRƯỜNG PHI TAP TRUNG (OTC)
- Chương X : CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
- Chương XI : QUỸ ĐẦU TƯ VÀ CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ
~ Chương XII : TRUNG TÂM LƯU KÝ CK VÀ THANH TOÁN BÙ TRỪ
~_ Chương XIII : HỆ THỐNG THÔNG TIN CỦA TTCK ~_ Chương XIV :_ HỆ THỐNG THANH TRA, GIÁM SÁT TTCK
- Chương XV :_ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ
Trang 9
Ch.1 : THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH 11
CHUONG I
THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
I- BẢN CHẤT - CHỨC NĂNG CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
1- Bản chất :
ø Mối quan hệ nhân quả giữa đầu tư và tiết kiệm
Trong mọi quốc gia, muốn có nền kinh tế phát triển, tăng
trưởng nhanh và bến vững trước hết phải đáp ứng đủ nhu cầu
về vốn đầu tư Đồng thời muốn có vốn đầu tư lớn và dài hạn đòi
hồi phải gia tăng tiết kiệm Ngược lại, tăng trưởng kinh tế cao
sẽ tạo điều kiện để tăng tỷ lệ tiết kiệm và từ đó tăng khả năng cung ứng vốn đầu tư Đây chính là mối quan hệ nhân quả và nền tảng để phát triển kinh tế - xã hội, mở rộng sản xuất và kinh doanh, từ đó tăng thu nhập quốc dân và cải thiện đời sống của
mọi tầng lớp nhân dân
ø Quá trình giao lưu vốn
Trong nền kinh tế, nhu cầu về vốn để dau tu va cdc nguồn tiết kiệm có thể phát sinh từ những chủ thể khác nhau Những ' người có cơ hội đầu tư sinh lời thì thiếu vốn, trái lại những người có vốn nhàn rỗi lại khơng có cơ hội đầu tư Từ đó hình thành q trình giao lưu vốn giữa những người có vốn và những người cần vốn, họ cần gặp gỡ nhau để thỏa mãn nhu cầu của nhau
Trong nền kinh tế cũng hình thành nên một cơ chế chuyển
Trang 1012 : Ch.1 : THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
Vậy thị trường tài chính là nơi diễn ra sự chuyển vốn từ những người có vốn nhàn rỗi tới những người cần sử dụng
Thị trường tài chính là nơi tập trung huy động các nguồn
vốn trong xã hội để tài trợ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cho các chủ thể trong nền kinh tế
2- Chức năng :
2.1- Chức năng quan trọng nhất của thị trường tài chính (TTTC) là tập trung các khoản tiền tiết kiệm thành nguồn vốn
lớn tài trợ ngắn hạn và dài hạn cho các chủ thể cần vốn trong nên kinh tế
Chức năng này được thể hiện qua kênh tài chính trực tiếp
và gián tiếp :
+ Kênh tài chính gián tiếp : Thông qua các trung gian tài chính là các ngân hàng và các định chế tài chính phi ngân hàng
Hoạt động chủ chốt trên khu vực này là các Ngân hàng thương
mại với vai trò là người huy động vốn rồi đem cho vay Những
trung gian tài chính thực hiện việc kinh doanh chuyển vốn từ người dư vốn sang người cần vốn bằng việc đặt một lãi suất cao
hơn cho các món cho vay so với lãi suất của các món mà họ đi
vay để thu lợi nhuận Nhưng điều quan trọng hơn cả ở đây là
hoạt động của các trung gian tài chính làm cho lãi suất - còn
gọi là giá của tiền tệ - phản ánh đúng cung cầu thị trường Như
vậy, nhờ hoạt động tài chính gián tiếp (được gọi là sự trung gian tài chính) thị trường tài chính được vận hành
+ Kênh tời chính trực tiếp : Các chủ thể dư thừa vốn trực
tiếp chuyển vốn cho các chủ thể thiếu vốn là người chỉ tiêu cuối
cùng bằng cách mua các tài sản tài chính trực tiếp từ người phát hành tức là người cần vốn, thông qua các TTTTC.Trong trường
Trang 11
Ch.1 : THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH 18
2.2- Kích thích tiết kiệm và đầu tư
* Thị trường tài chính tạo ra cơ hội đầu tư cho mọi thành viên trong xã hội, đó là các cơ hội đầu tư sinh lời đầy hấp dẫn;
mọi cá nhân, tổ chức kinh tế thông qua thị trường tài chính
đều có thể dùng đồng tiên của mình để đầu tư dưới nhiều hình
thức thơng qua các chứng khoán để kiếm lời dưới nhiều quy mô khác nhau
* Thị trường tài chính cịn có chức năng nâng cao năng suất và hiệu quả hoạt động của toàn bộ nên kinh tế, nhờ hoạt động của thị trường tài chính mà nó khơng những tạo cơ hội đầu tư cho mọi thành viên trong xã hội mà còn tăng hiệu suất sử dụng vốn của toàn bộ nên kinh tế, các hoạt động sản xuất kinh doanh nhờ thị trường tài chính ngày càng phát triển, công nghệ tiên
tiến được ứng dụng rộng rãi làm cho nền kinh tế phát triển với tốc độ ngày càng cao
2.3- Hình thành giá các tài sản tài chính
Thơng qua tác động qua lại giữa những người mua và người
bán, giá của các tài sản tài chính được xác định, hay nói cách
khác, lợi tức cần phải có trên một tài sản tài chính được xác
định Yếu tố thúc đẩy các doanh nghiệp gọi vốn chính là mức lợi
tức mà các nhà đầu tư yêu cầu; và chính đặc điểm này của thị trường tài chính đã phát tín hiệu cho biết vốn trong nền kinh tế cần được phân bổ như thế nào giữa các tài sản tài chính Q
trình đó được gọi là quá trình hình thành giá
2.4 Tạo tính thanh khoản cho tài sản tài chính
Tính thanh khoản là tính chất dễ dàng chuyển hóa các tài
sản tài chính thành tiền mặt ở tại mức giá gần bằng hay bằng giá trị của nó Tính thanh khoản được thực hiện nhờ vai trò của
Trang 1214 Ch.1 : THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
chứng khoán đã được phát hành ra trên thị trường sơ cấp Thiếu tính thanh khoản, người nắm giữ các công cụ tài chính buộc phải nắm giữ chúng cho tới khi đáo hạn, hoặc, trong trường hợp cổ
phiếu cho tới khi công ty tự nguyện hoặc không tự nguyện phải
thanh lý tài sản Mặc dù tất cả các thị trường tài chính đều có tính thanh khoản, song mức độ thanh khoản là khác nhau giữa các thị trường
I-_ PHAN LOAI THI TRƯỜNG TÀI CHÍNH
1- Căn cứ vào thời hạn luân chuyển vốn :
Thị trường tài chính được chia thành 2 loại : Thị trường
tiền tệ có thời hạn luân chuyển không quá một năm và Thị
trường vốn có thời hạn luân chuyển từ một năm trở lên
1.1- Thị trường tiền tệ (Money Market)
Thị trường tiền tệ là thị trường phát hành và mua bán các công cụ tài chính ngắn hạn, thơng thường dưới một năm như tín phiếu Kho bạc, khoản vay ngắn hạn giữa các ngân hàng, thỏa
thuận mua lại, chứng chỉ tiền gửi, thương phiếu Nói cách khác, thị trường tiền tệ là thị trường mà ở đó người ta chuyển giao các khoản vốn ngắn hạn giữa các chủ thể nhằm thỏa mãn nhu
cầu thanh khoản và đầu tư ngắn hạn
Thị trường tiền tệ bao gồm 3 thị trường bộ phận :
— Thị trường liên ngân hàng (Interbank Market)
— Thị trường vốn ngắn hạn (Shorterm Loans Market) — Thi trường hối đoái (Foreign Exchange Market)
Trên thị trường tiền tệ lưu hành những công cụ nợ (Debt
Trang 13
Ch.1 : THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH 15
các ngân hàng, thỏa thuận mua lại, chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng của các ngân hàng, thương phiếu Mỗi cơng cụ
hình thành một thị trường riêng biệt có đặc điểm khác nhau,
phụ thuộc vào người phát hành có liên quan, mức độ an toàn
tương ứng và các điều kiện đi kèm công cụ 1.2- Thị trường vốn (Capital Market)
Còn gọi là thị trường vốn dài hạn, là một bộ phận quan trọng của thị trường tài chính, hoạt động của nó nhằm huy động những nguồn vốn trong xã hội, tập trung thành những nguồn vốn lớn tài trợ dài hạn cho các doanh nghiệp và chính phủ nhằm
mục đích phát triển sản xuất, tăng trưởng kinh tế hay cho các dự án đầu tư Thị trường vốn bao gồm ba thị trường bộ phận :
Thị trường tín dụng trung và dài hạn còn gọi là thị trường thế chấp (Mortgage market), thị trường cho thuê tài chính (Leasing
market), và thị trường chứng khoán (Securities market) Trong
đó thị trường chứng khoán là bộ phận quan trọng nhất của thị trường tài chính trong việc tập trung và huy động những khoản
vốn khổng lô tài trợ cho các mục đích đầu tư phát triển kinh tế, xã hội của Chính phủ, phát triển sản xuất tại các doanh nghiệp
1.2.1- Thị trường thế chấp (Mortgage Market)
Cung cấp tín dụng trung và dài hạn cho các doanh nghiệp thường đòi hỏi phải có tài sản thế chấp Hoạt động trên thị trường này là các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng
1.2.2- Thị trường cho thué tai chinh (Leasing Market)
Cho thuê tài chính là một loại hình tài trợ vốn hữu hiệu cho các doanh nghiệp đầu tư đổi mới trang thiết bị công nghệ
Trang 1416 CH.1 : THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
chuyển và các động sản khác trên cơ sở hợp đồng cho thuê giữa bên cho thuê với bên thuê Bên cho thuê cam kết mua máy móc,
thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác theo yêu
cầu của bên thuê và nắm giữ quyền sở hữu đối với các tài sản cho thuê Bên thuê sử dụng tài sản thuê và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê và được 2 bên thỏa thuận Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tai san
thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng cho thuê tài chính Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng cho thuê tài chính ít nhất phải tương
đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng Phương thức cho thuê tài chính
@ 6.6
Người cho thué (Lessor)
2C| 2A) 1B 1AJ2D| 3 y Ỷ ¥
Người cung cấp |« Người đi thuê
(Supplier) (Lessee)
1A : Hợp đồng thuê tài chính 2B : Chuyển giao tài sản
1B : Hợp đồng mua tài sản 2C : Trả tiền mua tài sản
1C : Hợp đồng bảo trì, bảo hành sửa chữa 2D : Giao quyền sử dụng 2A : Giao quyền sở hữu tài sản 3 : Định kỳ trả tiền thuê
Cho thuê tài chính là phương thức cho thuê tài sản dài hạn mà trong thời gian đó người cho thuê chuyển giao tài sản cho người đi thuê sử dụng Bên thuê có trách nhiệm định kỳ thanh
toán tiền thuê theo hợp đồng Khi hợp đồng thuê hết hạn, bên đi thuê được quyền mua tài sản hoặc thuê tiếp hoặc cũng có thể
Trang 15
Ch.1 : THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH 17
Trong cho thuê tài chính, tài sản vẫn thuộc quyền sở hữu của người cho thuê trong suốt thời gian cho thuê nhưng vai trò thực sự của người cho thuê là cung cấp tài chính trung - dài hạn cho người đi thuê nên cho thuê tài chính và tín dụng trung dài
hạn có những điểm giống nhau :
+ Người cho thuê chuyển giao cho người đi thuê một lượng
giá trị dưới hình thức tài sản, còn người cho vay chuyển cho
người đi vay một lượng giá trị dưới hình thức tiền tệ trong khoảng thời gian trung dài hạn
+ Người đi thuê hay người đi vay phải hoàn trả cho người
cho thuê hay người cho vay toàn bộ vốn gốc và lãi trong thời
gian hợp đồng
Cho thuê tài chính tài trợ vốn dưới hình thức tài sản nên
cho th tài chính khơng phải là phương pháp thay thế tín dụng trung và dài hạn mà chỉ là hình thức tín dụng trung dài hạn đặc biệt, tham gia tài trợ vốn làm chuyên nghiệp hóa các nghiệp vụ
tín dụng hơn Cho thuê tài chính mang đầy đủ bản chất của tín
dụng trung dài hạn như tính hồn trả, tính thời hạn, lãi suất
Tính hồn trả thể hiện ở chỗ là hàng tháng hay hàng quý người đi thuê phải thanh toán tiền thuê tài sản cho người cho
thuê Người đi thuê được quyền sử dụng tài sản tức là đã sử dụng vốn của người cung cấp tín dụng dưới hình thức máy móc thiết bị Trong cho thuê tài chính vốn gốc có thể hồn trả lại phần lớn bằng tiền và một phần là tài sản, có nghĩa là trong thời gian hiệu lực của hợp đồng cho thuê tài chính (tức thời gian sử dụng tài sản) vốn gốc được hoàn trả bằng tiền và khi kết thúc hợp
đồng thì người đi thuê có thể hoàn trả lại tài sản đã thuê Như
vậy, một phan vốn gốc đã được hoàn trả bằng tài sản đã được
sử dụng Điều này có một chút khác blétuvéis tinoduing trumgcdam
hạn Trong tín dụng trung dai han, vdn ery een? bang tién vì nó tài trợ vốn dưới hình khứ : tạ ` SAL
Trang 1618 Ch.1 : THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
Tính thời hạn được quy định trong hợp đồng cho thuê tài
chính tùy thuộc vào sự thỏa thuận giữa bên cho thuê và bên đi
thuê dựa trên thời gian hữu dụng của tài sản và khả năng tài
chính của người đi thuê Và thời gian thuê thông thường là trung
dài hạn Hết thời hạn thuê, người đi thuê phải hoàn trả cho người cho thuê toàn bộ vốn gốc và lãi dưới hình thức thanh tốn
tiên thuê
Lãi suất, trong cho th tài chính có sự tách rời giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng tài sản Người cho thuê mặc dù sở hữu
tài sản nhưng sẽ sử dụng nó mà cho thuê để thu lãi Lãi suất
mà người cho th tính tốn dựa trên lãi suất cho vay trung dài
hạn trên thị trường, thêm vào đó tùy thuộc vào mức độ rủi ro của từng dự án cho thuê mà áp dụng một mức lãi suất thích hợp Việc xác định lãi suất phù hợp giúp cho công ty cho thuê tài chính tăng nhanh việc thu hồi vốn tài trợ, tránh những rủi ro có thể xảy ra khi tài sản tài trợ là loại thiết bị dễ lỗi thời, khơng
có thị trường bán lại khi kết thúc hợp đồng thuê
Vậy cho thuê tài chính là một hình thức đặc biệt của tín dụng trung dài hạn mà trong đó người cho thuê có vai trị là nhà tài trợ vốn trung dài hạn dưới dạng tài sản
1.2.3- Thị trường chứng khoán
Để huy động được các nguồn vốn dài hạn bên cạnh việc đi
vay ngân hàng thông qua hình thức tài chính gián tiếp, Chính
phủ và một số các cơng ty cịn thực hiện huy động thông qua
việc phát hành các chứng khoán
Chứng khoán là các công cụ thể hiện quyền sở hữu trong
một công ty (cổ phiếu) quyền chủ nợ đối vối một công ty, một
Trang 17
Ch.1 : THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH 19
Khi các chứng khốn được phát hành thì tất yếu sẽ nảy
sinh nhu cầu về mua bán trao đổi các chứng khoán đó Chính vì
vậy thị trường chứng khoán đã ra đời với tư cách là một bộ phận
của thị trường vốn nhằm đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi
chứng khoán các loại
1.3- Mối quan hệ giữa thị trường tiền tệ và thị trường vốn
Thị trường tiền tệ và thị trường vốn là hai bộ phận cấu thành nên thị trường tài chính, cùng thực hiện một chức năng là cung cấp vốn cho nền kinh tế, do đó các nghiệp vụ hoạt động
ở trên 2 thị trường có mối liên quan bổ sung và tác động tương hỗ với nhau
Lãi suất trên thị trường tiền tệ có ảnh hưởng lớn đến việc phát hành và mua bán chứng khoán trên thị trường vốn Nếu
lãi suất các ngân hàng trả cho người tiết kiệm cao, điểu này sẽ khiến cho người tiết kiệm thích gửi tiền vào ngân hàng để hưởng
lãi suất cao và rủi ro thấp, hơn là mua chứng khoán Mặt khác,
những biến đổi về giá cả và lãi suất trên thị trường tiền tệ thường
kéo theo các biến đổi trực tiếp trên thị trường vốn như quan hệ
cung cầu và giá cổ phiếu, trái phiếu Chẳng hạn như một số chứng
khốn dài hạn có lãi suất thả nổi, căn cứ để điều chỉnh lãi suất là lãi suất tiền gửi ngắn hạn của ngân hàng Hay khi định giá
cổ phiếu hoặc trái phiếu tại một thời điểm nào đó trên thị trường, người ta phải tham khảo lãi suất của ngân hàng được hình thành trên thị trường tiền tệ Giữa lãi suất thị trường và giá trái phiếu
có mối quan hệ tỷ lệ nghịch : Khi lãi suất của ngân hàng tăng
cao hơn lãi suất trái phiếu, trái phiếu sẽ sụt giảm và tình hình
ngược lại khi lãi suất ngân hàng hạ thấp hơn lãi suất trái phiếu Ngược lại, các thay đổi về chỉ số giá cổ phiếu của thị trường
vốn cũng phản ánh các hiện tượng tốt hay xấu, đã đang hoặc sẽ
Trang 1820 Ch.1 : THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
trì một lãi suất ổn định không thăng trầm quá đáng là cần thiết cho sự ổn định của thị trường
Trên thực tế, các hoạt động của thị trường tiền tệ và thị trường vốn được thực hiện đồng bộ xen lẫn nhau, tác động và
chịu ảnh hưởng của nhau, tạo thành cơ cấu hoàn chỉnh của một
thị trường tài chính
Việc phân định các bộ phận của thị trường tài chính trên
đây chỉ là biện pháp để tạo thuận lợi cho quá trình nghiên cứu của từng loại thị trường như một khái niệm kinh tế tổn tại độc
lập và ly khai ra khỏi các mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành của nó
Trên thực tế, không phải dễ dàng có thể chỉ ra đâu là khu vực chun mơn hóa của thị trường tiền tệ và đâu là khu vực chun mơn hóa của thị trường vốn Hai thị trường này có mối quan hệ hữu cơ khắn khít với nhau Các biến đổi (về giá cả, lãi
suất) trên thị trường tiền tệ diễn ra thường kéo theo các biến đổi trực tiếp trên thị trường vốn Ngược lại, các thay đổi (về chỉ số chứng khoán hoặc thị giá cổ phiếu) của thị trường vốn cũng phản ánh các hiện tượng tốt xấu đã và đang, hoặc sẽ xảy ra trên thị trường tiền tệ Các chính sách của Nhà nước như chính sách
lãi suất, tiền tệ với mục đích phát triển thị trường tiền tệ đồng thời cũng là các yếu tố ngăn cẩn phạm vi hoạt động của thị trường vốn Xét trong tương lai, xuất phát từ những đòi hỏi của
thực tế, không thể tồn tại một thị trường tiền tệ thuần túy cũng như khơng thể có một thị trường vốn thuần túy, mà sẽ tổn tại một thị trường tài chính tổng hợp
2- Căn cứ vào tính chất chun mơn hóa của thị trường : 2.1- Thị trường công cụ nợ
Trang 19
Ch.1 : THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH 21
tín phiếu, kỳ phiếu ) Thực chất các công cụ nợ là thỏa thuận
có tính hợp đồng trong đó người vay vốn thanh toán cho người
giữ công cụ một khoản tiền cố định trong những khoảng thời
gian nhất định (thanh toán lãi) cho tới thời điểm mãn hạn là
lúc thực hiện đợt thanh toán cuối cùng giá trị gốc Người mua
các công cụ nợ là người cho vay - chủ nợ của người phát hành Trên cơ sở kỳ hạn thanh tốn, cơng cụ nợ được chia làm 3 loại khác nhau :
Công cụ nợ ngắn hạn
Công cụ nợ trung hạn Công cụ nợ dài hạn
Tùy mỗi nước mà việc quy định thời hạn cho từng loại cơng
cụ có thể khác nhau Đặc điểm của công cụ nợ là dựa trên quan hệ vay mượn, có thời hạn, lãi suất được ấn định trước và cố định, người sở hữu cơng cụ nợ khơng có tiếng nói trong việc quản lý
công ty
2.2- Thị trường công cụ vốn
Là thị trường trong đó người cần vốn huy động vốn bằng cách phát hành các cổ phiếu bán cho những người có vốn Người nắm giữ cổ phiếu gọi là cổ đông, họ góp vốn vào cơng ty để tiến
hành sản xuất kinh doanh với tỉnh thần lời ăn lỗ chịu Họ có
quyền được chia phần trên lãi ròng và tài sản của các công ty phát hành cổ phiếu Như vậy, khác với công cụ nợ, cổ phiếu khơng có số lãi cố định mà cổ tức phụ thuộc vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của các công ty phát hành Các cổ phiếu này
được coi là những chứng khoán dài hạn vì chúng khơng quy định
thời gian mãn hạn Người nắm giữ cổ phiếu là chủ sở hữu công
Trang 2052 Ch.1 : THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
Sự khác biệt giữa hai thị trường trên thể hiện ở bản chất
công cụ tài chính giao dịch trên đó Các công cụ nợ thường có
một mức lãi suất cố định và thời hạn thanh toán được ấn định từ trước, do đó việc mua các công cụ nợ an tồn hơn và ít rủi ro hơn so với các cổ phiếu Hơn nữa, công ty phải trả lãi cho các
chủ nợ trước khi chia lãi cổ phần và khi công ty bị phá sản thì
tài sản thanh lý được chia cho các chủ nợ trước khi trả cho các
cổ đông
2.3- Thị trường công cụ phái sinh
Thị trường công cụ phái sinh là thị trường phát hành và mua ởi bán lại các chứng khoán phái sinh Đây là thị trường cao cấp, giao dịch những công cụ tài chính cao cấp như : Chứng
quyền, quyền chọn, hợp đồng tương lai
3- Căn cứ vào cơ cấu thị trường 3.1- Thị trường sơ cấp
Thị trường sơ cấp là thị trường mua bán các chứng khoán mới phát hành Trên thị trường này vốn từ nhà đầu tư sẽ được chuyển sang nhà phát hành thông qua việc nha dau tư mua các
chứng khoán mới phát hành Vai trò của thị trường sơ cấp
- Chứng khoán hóa nguồn vốn cần huy động, vốn của công
ty được huy động qua việc phát hành chứng khoán
Trang 21
Ch.1 : THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH 23
Đặc điểm của thị trường sơ cấp
- Thị trường sơ cấp là thị trường không liên tục và là nơi duy nhất mà các chứng khoán đem lại vốn cho người phát hành - Những người bán trên thị trường sơ cấp được xác định thường là Kho bạc Ngân hàng Nhà nước, công ty phát hành, tập đoàn bảo lãnh phát hành
- Giá chứng khoán trên thị trường sơ cấp do tổ chức phát hành quyết định và thường được in ngay trên chứng khoán
3.2- Thị trường thứ cấp
Thị trường thứ cấp là nơi giao dịch các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp Thị trường thứ cấp đảm bảo tính thanh khoản cho các chứng khoán đã phát hành
Vai trò của thị trường thứ cấp
- Cung cấp thị trường, tạo ra những điều kiện dé dàng để
bán những công cụ tài chính trên thị trường sơ cấp
— Thi trường thứ cấp xác định giá của mỗi chứng khốn mà
cơng ty phát hành bán ở thị trường sơ cấp Đặc điểm thị trường thứ cấp :
- Trên thị trường thứ cấp, các khoản tiền thu được từ việc bán chứng khoán thuộc về các nhà đầu tư và các nhà kinh doanh
chứng khốn chứ khơng thuộc về nhà phát hành Nói cách khác các lng vốn không chảy vào những người phát hành chứng
khoán mà chuyển vận giữa những người đầu tư chứng khoán trên
thị trường Thị trường thứ cấp là một bộ phận quan trọng của
Trang 2224 Ch.1 : THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
— Giao dịch trên thị trường thứ cấp phản ảnh nguyên tắc
cạnh tranh tự do, giá chứng khoán trên thị trường thứ cấp do
cung và cầu quyết định
~ Thị trường thứ cấp là thị trường hoạt động liên tục, các nhà đầu tư có thể mua và bán các chứng khoán nhiểu lần trên thị trường thứ cấp
Như vậy, sự khác nhau cơ bản giữa thị trường thứ cấp và
thị trường sơ cấp thể hiện ở chỗ : hoạt động của thị trường sơ cấp làm tăng thêm vốn cho toàn bộ nền kinh tế còn hoạt động của thị trường thứ cấp chỉ thực hiện việc chuyển đổi quyển sở hữu chứng khoán đã phát hành mà không làm tăng thêm vốn cho nên kinh tế
Hai thị trường này có mối quan hệ mật thiết với nhau được ví như 2 bánh xe của một chiếc xe, trong đó thị trường sơ cấp là cơ sở, là tiền để; thị trường thứ cấp là động lực Nếu khơng
có thị trường sơ cấp thì sẽ khơng có chứng khốn để lưu thông trên thị trường thứ cấp, và ngược lại, nếu khơng có thị trường
thứ cấp thì việc hốn chuyển các chứng khoán thành tiền sẽ rat khó khăn và khiến cho người đầu tư sẽ dè đặt khi mua chứng khoán, làm thu hẹp thị trường sơ cấp, hạn chế việc huy động vốn của các chủ thể cần vốn trong nên kinh tế
Việc phân biệt thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp chỉ có ý nghĩa về mặt lý thuyết Trong thực tế tổ chức thị trường
khơng có sự phân biệt đâu là thị trường sơ cấp, đâu là thị trường thứ cấp Nghĩa là, trong một thị trường vừa có giao dịch của thị trường sơ cấp, vừa có giao dịch của một thị trường thứ cấp, vừa có việc mua bán các loại chứng khoán mới phát hành, vừa có việc mua bán chứng khoán theo tính chất mua đi bán lại
Tuy nhiên, điểm cần chú ý là phải coi trọng thị trường sơ
Trang 23
Ch.1 : THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH 25
đơn vị phát hành, đông thời phải giám sát chặt chẽ thị trường thứ cấp, không để tình trạng đầu cơ lũng đoạn thị trường để bảo
vệ thị trường tài chính trở thành công cụ hữu dụng của nền kinh
tế
HI_- CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH TRUNG GIAN (FINANCIAL INTERMEDIARIES)
Các định chế tài chính trung gian được ví như những chiếc
câu nối giữa nguồn cung và cầu vốn trong nền kinh tế Với sự
tiến bộ của khoa học kỹ thuật, các định chế tài chính trung gian đã kết nối được các nguồn vốn tiết kiệm lẻ tổ trong xã hội từ các hộ gia đình, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp ở khắp
nơi trong và ngoài nước để truyền dẫn đến địa chỉ cần sử dụng vốn từ Chính phủ, doanh nghiệp cho đến các tổ chức kinh tế, với các yêu câu về sử dụng vốn ngắn hạn, trung và dài hạn Sự truyền
dẫn này được thực hiện một cách nhanh chóng và hiệu quả trên thị trường tài chính
Trên thị trường tài chính, các tổ chức tài chính như ngân hàng, cơng ty bảo hiểm, các quỹ đầu tư và các quỹ hưu trí thường
được gọi với một tên gọi đặc biệt : các định chế tài chính trung gian Vai trị của chúng là huy động được các nguồn vốn bằng cách phát hành quyển truy địi ra cơng chúng (chứng chỉ tiền gửi tiết kiệm, hoặc cho vay), sau đó chúng quay vòng và sử dụng số
tiền này để mua chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu hoặc những
công cụ tài chính khơng được mua bán như các khoản tín dụng tiêu dùng và tín dụng thương mại
Các định chế tài chính trung gian cũng giống như các loại hình công ty khác - đều được thúc đẩy bởi động cơ lợi nhuận Trong quá trình chuyển thành lợi nhuận, họ tình cờ đạt được
một mục tiêu kinh tế quan trọng, đó là giúp di chuyển nguồn
Trang 2426 Ch.1 : THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
Có thể phân loại các tổ chức trung gian tài chính theo
2 nhóm lớn : Các ngân hàng trung gian - thơng thường đó là
các ngân hàng thương mại, và định chế tài chính phi ngân hàng
e Ngân hàng thuong mai (Commercial Bank)
Ngân hàng thương mại là một loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện tồn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động
khác có liên quan
- Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và
dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi
và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh
toán
- Ngân hàng thương mại phát hành phiếu nợ (Debt
Instruments) khi di vay va phat hanh phiéu tin dung (Credit Instruments) khi cho vay, ngân hàng thu nhận vốn bằng cách
bán (phát hành) những tài sản nợ (nguồn vốn) rồi dùng vốn này để mua những tài sản có (cho vay, đầu tư vào các giấy tờ có
giá ) mang lại thu nhập Bất cứ giao dịch tài chính nào cũng
tạo ra một sản phẩm tài chính mà đối với người sở hữu thì nó
là một tích sản và đối với người phát hành thì nó là một tiêu
sản Sản phẩm tài chính (hay tài sản tài chính) phản ánh hoặc
là trái quyển, hoặc dưới dạng một nguồn thu nhập, hoặc dưới dạng tiền vốn (hiện vật hay tài sản)
— Ngân hàng thương mại có vai trị quan trọng trong việc
hình thành và phát triển thị trường tài chính, cả đối với thị
trường sơ cấp và thị trường thứ cấp Trên thị trường tài chính, các ngân hàng tham gia hoạt động với tư cách là người phát
hành và bán các cổ phiếu của mình (ngân hàng cổ phần), hoặc mua cổ phiếu, trái phiếu của các doanh nghiệp, của các ngân
hàng khác và của Nhà nước, tức là với tư cách của một nhà đầu
Trang 25
Ch.1 : THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH 27
các ngân hàng tham gia thị trường với chức năng môi giới ăn
hoa hồng hoặc chức năng kinh doanh các chứng khốn
« Tổ chức tín dụng phi ngân hàng (Non-bank credit
institutions)
Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổ chức tín
dụng được thực hiện một số hoạt động ngân hàng như là nội
dung kinh doanh thường xuyên, nhưng không được nhận tiền gửi không kỳ hạn, không làm dịch vụ thanh tốn Tổ chức tín dụng
phi ngân hàng có nhiều loại hình khác nhau nhưng đều hoạt động theo một nguyên tắc chung đó là : dựa vào nguồn vốn vay
mượn để cung ứng tín dụng và các dịch vụ khác cho khách hàng Còn để vay vốn khách hàng, định chế tài chính phải cam kết cung ứng những dịch vụ khác nhau mà khách hàng yêu câu Các định chế tín dụng phi ngân hàng phổ biến ở các nước bao gồm : Công ty tài chính, cơng ty bảo hiểm, công ty đầu tư, cơng ty cho th tài chính
+ Cơng ty tài chính (Finance companles)
Là công ty cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp và người
tiêu thụ với nhiều mục đích khác nhau như hỗ trợ sản xuất và
tiêu dùng
Công ty tài chính có thể huy động vốn dưới các hình thức
tiên gửi tiết kiệm có kỳ hạn, phát hành trái phiếu, phát hành cổ phiếu (nếu là công ty tài chính cổ phần)
Cơng ty tài chính tài trợ cho các doanh nghiệp bằng việc cấp tín dụng trung và dài hạn để mua máy móc thiết bị, tài trợ các khoản phải thu của doanh nghiệp (accounts receivable
Trang 2628 Ch.1 : THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
Các tập đồn kinh doanh (corporation), khi đã đủ lớn mạnh
thường đẻ ra cho chính mình một cơng ty tài chính Các cơng ty tài chính này ngồi nhiệm vụ huy động tài chính cho cơng ty
mẹ, chức năng còn lại của nó là kinh doanh tiền tệ Hệ thống
này nằm ngoài hệ thống ngân hàng, nhưng cũng cung cấp tín
dụng cho sản xuất, ngoài ra cịn cung cấp tín dụng tiêu thụ Đây
là một loại định chế tài chính trung gian thực hiện các khoản cho vay đối với các doanh nghiệp và người tiêu dùng và phải đảm bảo bằng tài sản hữu hình
Về tín dụng sản xuất, nhiều cơng ty tài chính chun cung
cấp tín dụng cho những nhà công nghiệp mua máy móc, trang
thiết bị và dùng những tài sản đó như là một vật cầm thế Số
tiền vay được hoàn trả lại theo định kỳ đã được định trước Công ty tài chính thường cho vay những doanh nghiệp nhỏ và nhà buôn sỉ Ưu thế của cơng ty tài chính là dựa vào sự hiểu biết chuyên môn về ngành công nghiệp được vay hoặc dựa vào sự tiếp xúc cá nhân người vay Một vài cơng ty tài chính ở các nước còn
liên kết với những đại lý bán lẻ và cung ứng vốn cho họ để ho bán hành trả chậm cho các xí nghiệp nhỏ và vừa huy động vốn
để mua sắm thiết bị máy móc do chính cơng ty mẹ sản xuất
Đây là chính sách kinh doanh hai đầu thường thấy ở các công ty hoặc tập đoàn sản xuất lớn
Về tín dụng tiêu dùng, hình thức phổ biến nhất là cho vay trả góp để mua hàng hóa có giá trị cao như xe hơi, nhà cửa
thời hạn trả góp biến đổi tùy theo loại hàng Lãi suất thường rất cao Những chỉ phí phụ thêm vào một phần lãi được đưa vào
giá bán Phương thức này (Installment Sales Loans) ngày nay trở nên thông dụng ở các nước công nghiệp
Ngồi ra, cịn một hình thức nữa của tín dụng tiêu dùng là cho vay cầm cố (Pawnbrokers) Nó được thiết lập nhằm mục đích
Trang 27
Ch.1 : THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH 29
thế những tư trang, y phục hoặc đồ gia dụng Loại tín dụng này có tính cách tiêu thụ nhiều hơn là sản xuất, vì những người đi vay thường để thỏa mãn những nhu cầu cấp bách như trả nợ, chi
tiêu vào cuối tháng, đài thọ những chi phí về ốm đau Cho vay
cầm cố ở các nước được quan niệm như là một định chế giúp đỡ
những người yếu kém về tài chính để tránh nạn cho vay nặng
lãi
Cơng ty tài chính ngày nay còn đối đầu với sự gia tăng cạnh
tranh từ các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng, các
hiệp hội tiết kiệm và cho vay, cùng các tổ chức cho vay khác Do áp lực về giá cả và cạnh tranh, các loại hình cơng ty tài chính
đã phải đa dạng hóa hoạt động nhằm thâm nhập cùng một lúc
vào cà hai thị trường cho vay đối với doanh nghiệp và người tiêu
dùng Cũng có khuynh hướng là liên kết, hợp nhất giữa các công ty tài chính nhằm giảm thiểu số lượng các công ty độc lập và
tránh phụ thuộc thêm vào công ty mẹ Khuynh hướng chính là
hướng đến những tổ chức tài chính lớn hơn, đa dạng hơn với nhiều dịch vụ tín dụng từ những khoản cho vay nhỏ bé đối với
từng người tiêu dùng đến những nghiệp vụ cho vay và cho thuê
cực kỳ lớn đối với các doanh nghiệp tâm cỡ
Không những loại hình cho vay của cơng ty tài chính đã
thay đổi mà những nguồn vốn để cho vay cũng đã chuyển hướng Công ty tài chính có nhiều nguồn vốn, quan trọng nhất là phát hành trái phiếu và cổ phiếu, vốn của công ty mẹ cấp cho công ty, các khoản vay ngân hàng và các kỳ phiếu ngắn hạn khác
+ Cong ty bao hiém (Insurance company)
Công ty bảo hiểm ra đời bắt nguôn từ nhu cầu hạn chế rủi
ro trong sản xuất, kinh doanh và đời sống Chức năng chủ yếu
Trang 2830 Ch.1 : THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
ngờ Nguyên tắc hoạt động của công ty bảo hiểm là huy động sự
đóng góp của nhiều người để bồi thường cho một số người khác gặp tai nạn hay rủi ro Nhưng với sự phát triển của nền kinh tế
thị trường, hoạt động của công ty bảo hiểm được biêt tới như là
một định chế tài chính trung gian, thực hiện chức năng thu hút
vốn tiết kiệm của cá nhân và tổ chức thành các nguồn vốn lớn,
sử dụng nó để đầu tư tài chính sinh lời và phục vụ cho sự chu chuyển vốn trong xã hội
Ngày nay các công ty bảo hiểm là hình thức điển hình của
dạng cơng ty tài chính ở hầu khắp các nước công nghiệp trên thế giới Hoạt động bảo hiểm rất rộng, nó đi vào từng lĩnh vực
của đời sống kinh tế xã hội Ở những nước phát triển, hầu như
mọi tài sản và hoạt động đều được bảo hiểm
Ngoài mục đích nhân đạo, các tổ chức bảo hiểm còn đảm
nhiệm chức năng môi giới tài chính rất quan trọng Các công ty
bảo hiểm thực hiện kinh doanh trung gian tài chính chuyển một
dạng từ tài sản này thành một dạng khác cho công chúng Các
công ty bảo hiểm sử dụng các phí bảo hiểm thu được nhờ bán
các hợp đồng bảo hiểm để đầu tư vào các tài sản có (ví dụ như
trái phiếu, cổ phiếu, các món cho vay thế chấp, hoặc các món
vay khác) rồi từ những tài sản có này được dùng thanh toán cho
những khiếu nại đòi bồi thường theo các hợp đồng đã bán Với nguồn vốn hoạt động rất dồi dào và khá dễ dàng từ sự đóng góp
tự nguyện của các thân chủ, các công ty đã nhanh chóng dùng
vốn ấy đem cho vay hoặc đầu tư để kiếm lãi Do tập trung được một nguồn vốn lớn từ tất cả các pháp nhân và thể nhân trong xã hội, ngoài nghĩa vụ để lại một số vốn cần thiết để chi trả bảo hiểm thường xuyên, các công ty bảo hiểm tích cực tham gia vào
Trang 29
Ch.1 : THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH ‘ 31 Cơng ty bảo hiểm chia làm hai nhóm gồm Cơng ty bảo hiểm nhân thọ (Life insurance company) và Công ty bảo hiểm phi nhan tho (Non-Life insurance company)
- Công ty bảo hiểm nhân thọ thực chất là tổ chức tài chính
trung gian Theo lịch sử phát triển ngành bảo hiểm, công ty bảo hiểm nhân thọ có hai nguồn thu quan trọng nhất đó là phí bảo hiểm do người mua bảo hiểm đóng và lợi nhuận do hoạt động đầu tư Ngày nay, nguồn thu nhập do đầu tư đã tăng lên nhanh
hơn nguồn thu nhập do phí bảo hiểm Chiều hướng gia tăng đột biến trong nguồn thu do đầu tư phản ánh phần nào lãi suất khá
cao, vị thế đầu tư xông xáo hơn, linh hoạt và dễ thích ứng hơn Qua việc bán các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, các nhà bảo hiểm dành ra một khoản để chi trả bồi thường cho người mua bảo hiểm, hoặc cho người thụ hưởng khi có rủi ro xảy ra; nhưng phần
lớn được dùng để đầu tư vào các loại trái phiếu và cổ phiếu trên
thị trường chứng khoán hoặc các công cụ trên thị trường tiền tệ
Tại các quốc gia phát triển, lợi nhuận thu được từ đầu tư trên
thị trường chứng khốn mang lại cho cơng ty bảo hiểm còn lớn hơn lợi nhuận thu được từ kinh doanh bảo hiểm
— Ngược lại, các công ty bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm
các tài sản như xe cộ, nhà cửa và các tài sản khác có mức độ rủi
ro thường xuyên hơn dẫn tới việc lượng tiền bảo hiểm phải chỉ hàng tháng, thậm chí đến hàng tuần là rất cao Do đó các cơng
ty bảo hiểm này rất ít dám dùng vốn để đầu tư vào những loại
tài sản lâu dài, thường thì họ đầu tư vào các chứng khoán ngắn hạn hoặc các loại tài sản có tính thanh khoản cao (thường là
trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp với yêu cầu thu
Trang 30S) Ch.1 : THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH:
+ Công ty đầu tu (Investment company)
Khi quỹ đầu tư được thành lập dưới dạng một công ty là một pháp nhân đây đủ, những người góp vốn vào quỹ trở thành các cổ đông và có quyển bầu ra Hội đồng quản trị quỹ Đây là tổ chức cao nhất của quỹ đầu tư, đứng ra thuê công ty quản lý
quỹ, ngân hàng bảo quản tài sẩn quỹ và giám sát việc tuân thủ
hoạt động của 2 tổ chức này Công ty quản lý quỹ có trách nhiệm
cử người điểu hành và sử dụng vốn của quỹ để đầu tư vào các
chứng khoán hoặc các tài sản sinh lợi khác
Quỹ đầu tư là một doanh nghiệp đặc biệt, nó khơng dùng
vốn của mình để mua máy móc thiết bị, các yếu tố sản xuất khác
để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, mà nó dùng vốn để đầu tư dài hạn, thơng qua góp vốn liên doanh, mua cổ phần
hoặc các loại chứng khoán khác với mục đích thu lợi nhuận Như vậy, hoạt động kinh doanh của quỹ đầu tư là kinh doanh đầu tư
vốn bao gồm đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp
Đầu tư trực tiếp là việc các quỹ đầu tư dùng vốn của mình để thâm nhập trực tiếp vào các công ty, vào các dự án bằng cách góp vốn cổ phan, mua cổ phiếu phát hành lân đầu với tư cách là cổ đông sáng lập như các sáng lập viên khác
Đầu tư gián tiếp là việc các quỹ đầu tư dùng vốn của mình
tham gia vào thị trường chứng khoán với tư cách của một nhà
kinh doanh chứng khoán, hoặc mua đi bán lại các chứng khoán
để hưởng chênh lệch giá hay nhận cổ tức của các công ty phát
hành chứng khoán Tuy nhiên, quỹ đầu tư không phải là thành viên của thị trường chứng khoán tập trung (Sở giao dịch chứng
khoán) do đó việc mua bán chứng khoán của quỹ đầu tư ở thị
Trang 31
Ch.1 : THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH 33
+ Cơng ty cho thué tai chinh (Leasing company)
Là một định chế tài chính chuyên cung cấp tín dụng trung
và dài hạn cho các doanh nghiệp thông qua việc cho doanh nghiệp thuê các máy móc, trang thiết bị, bất động sản, với thời gian dài
hạn và tạo điều kiện cho doanh nghiệp sở hữu luôn các tài sản
đó khi kết thúc hợp đồng cho thuê
* Một số loại định chế tài chính trung gian tại các quốc gia
phát triển :
+ Ngan hàng thương mại (Commercial banks) 1a t6 chite néi
bật nhất trong các loại định chế tài chính trung gian Hiện nay
tại Mỹ, có khoảng 9.000 ngân hàng thương mại, từ Bank America với tài sản hàng trăm tỷ dollar đến hàng ngàn ngân hàng nhỏ
được phân bố rải rác khắp đất nước, nhiều ngân hàng trong số
đó có tài sản ít hơn 100 triệu dollar Các ngân hàng thương mại
cũng là loại hình đa dạng nhất về mặt các khoản phải trả lẫn tài sản Nguồn vốn chủ yếu của họ thường là những tài khoản
tiền gui khéng ky han (Demand deposit hay Checking account),
nhưng trong những thập niên gần đây, tài khoản tiền gửi tiết
kiệm định kỳ (bao gồm chứng chỉ tiền gửi và các loại khoản nợ khác) ngày càng trở nên quan trọng hơn tiền gửi không kỳ hạn
Điểm khác nhau chính giữa tài khoản tiết kiệm và tài khoản tiền gửi định kỳ đó là tài khoản tiền gửi định kỳ có thời gian
đáo hạn đã được hoạch định trước Với những nguồn vốn này,
ngân hàng thương mại mua rất nhiều loại tài sản, từ những chứng
khốn Chính phủ ngắn hạn đến những khoản tín dụng kinh doanh dài hạn và cả những khoản vay có thế chấp
+ Quy huu tri tu nhân không ãẩm bảo (Priuate noninsured pension funds), tuong tu nhu các công ty bảo hiểm nhân thọ và
chúng chủ yếu quan tâm đến đầu tư dài hạn hơn là ngắn hạn
Trang 3234 Ch.1 : THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
số tiền dự trữ khi họ về hưu Vì chúng phải đối mặt với những
vấn để không chắc chắn trong ngắn hạn, chúng thường đầu tư
chủ yếu vào trái phiếu công ty dài hạn và những cổ phiếu cao
cấp
+ Quỹ hỗ tương (Mutual funds) là loại tổ chức có mối quan
hệ thường xuyên với thị trường cổ phiếu, nhưng cũng có loại quỹ
hỗ tương chuyên về tất cả các loại trái phiếu cũng như về các món vay thế chấp Một quỹ hỗ tương có nhiệm vụ tập hợp những khoản tiền tiết kiệm của nhiều người lại qua việc phát hành chứng chỉ quỹ đầu tư và đầu tư số tiền này vào nhiều loại chứng
khốn khác nhau, do đó chúng đạt được mức độ đa dạng hóa mà từng cá nhân riêng lẻ sẽ khơng thể tự mình thực hiện được Các
cổ đông luôn có thể mua lại hoặc bán lại các cổ phần của mình nếu họ muốn, nhưng giá cả họ nhận được từ quỹ hỗ tương này
lại phụ thuộc vào giá những chứng khoán mà họ đang nắm giữ
Mua cổ phần trong một quỹ hỗ tương do đó sẽ có nhiều rủi
ro hơn mua một chứng chỉ tiết kiệm hoặc một cơng cụ nào đó
trên thị trường tiền tệ như trái phiếu Chính phủ, nhưng vì lý do đa dạng hóa, nó sẽ ít rủi ro hơn việc mua từng cổ phiếu và trái phiếu một cách riêng biệt
+ Công tụ bảo hiểm nhân thọ bảo hiểm cho con người chống lại những hậu quả về tài chính do rủi ro về nhân mạng Công
ty nhận được tiền dưới hình thức các khoản thanh toán định kỳ
(gọi là phí bảo hiểm) Dựa vào số thống kê về tử vong, những cơng ty bảo hiểm có thể dự đoán với mức độ chính xác cao về
việc họ sẽ phải chi trả bao nhiêu trong năm nay, năm sau, hay thậm chí 10 hoặc 20 năm sau nữa Họ sẽ đầu tư theo đó, mục đích là đạt được lợi nhuận cao nhất, ổn định với độ an toàn trong
Trang 33
Ch.1 : THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH 35
loại thế chấp này chủ yếu là tài sản thương mại hơn là những
tài sản cá nhân
+ Quỹ lương hưu của chính quyền địa phương (State and local government retirement funds) thuc hién nhitng chite nang tuong tự như những quỹ tư nhân ngoại trừ việc chúng được tài trợ bởi
chính quyền địa phương
+ Quø hỗ tương trên thị trường tiền tệ ( Money market mutual
ƒumds) thay vì đầu tư tiền vào thị trường cổ phiếu hoặc trái phiếu
thì họ mua những cơng cụ có tính thanh khoản cao trên thị
trường tiền tệ ngắn hạn như những CDs có thể chuyển nhượng được và những tín phiếu cơng ty có chất lượng cao
+ Tổ chức tiết kiệm 0à cho 0a (S&Ls : Savings and Loans
associations) theo cách truyền thống thì hầu hết nguồn vốn của họ thông qua những tài khoản tiển gửi tiết kiệm, thường được
gọi là shares, và dùng chúng để cho vay mua nhà cửa Đây là mục đích cơ bản của những tổ chức này - khuyến khích các gia
đình tiết kiệm và sở hữu nhà ở Ngày nay chúng thường phát hành những tài khoản tiền gửi và cho vay tiêu dùng cũng như cho vay kinh doanh với số lượng hạn chế Những ngân hàng tiết kiệm (Savings banks) trên thực tế thì giống với những tổ chức tiết kiệm và cho vay
+ Công tụ bảo hiểm tài sẵn va tai nan (Propety and casualty
Insurance company) bao hiểm cho thân chủ của họ tránh khỏi việc mất trộm và hoả hoạn, chống việc mất cắp và va chạm các
phương tiện giao thông, bác sĩ chống lại những vụ khởi kiện vì
những sơ suất trong khi điều trị cho bệnh nhân, và những doanh
nghiệp chống lại những vụ kiện cáo do sai sót Với số tiền bán bảo hiểm, họ mua những trái phiếu công ty, trái phiếu địa phương,
cổ phiếu có chất lượng cao, và những công cụ trên thị trường tiền
Trang 3436 Ch.1 : THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
+ Cơng tụ tài chính tiêu dùng 0à thương mại (Comunercial and consumer finance companies) chuyén vé linh vuc cho vay mua xe hơi, cho vay dé du lịch trong mùa nghỉ phép, và cho những công ty kinh doanh vay để tài trợ vốn và máy móc thiết bị
+ Những hiệp hội tín dung (Credit Unions) thường được bao gồm trong nhóm những tổ chức tiết kiệm Chúng được cấu tạo như những hợp tác xã với những người có cùng mối quan tâm,
như những nhân viên của một cơng ty nào đó hoặc thành viên
của một liên đoàn lao động, một hội ái hữu hay một nhà thờ nào
đó Thành viên của những hiệp hội tín dụng này mua cổ phần
và do đó họ được phép vay tiền của hiệp hội Ngày nay họ cung cấp thêm những tài khoản tiền gửi (gọi là Credit union share
Trang 35Ch.2 : THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ 37 CHƯƠNG II THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ
I- THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ (MONEY MARKET)
1- Khái niệm :
Thị trường tiền tệ là thị trường mua bán các công cụ nợ
ngắn hạn có thể chuyển nhượng được trong vịng một năm Cũng có thể hiểu, thị trường tién tệ là thị trường mà ở đó người ta chuyển giao các khoản vốn ngắn hạn giữa các chủ thể nhằm thỏa mãn nhu cầu thanh khoản và đầu tư ngắn hạn
Thị trường tiền tệ là thị trường OTC (Over the Counter
Market) tại các phòng kinh doanh của các ngân hàng và các công ty kinh doanh đầu tư chuyên nghiệp thông qua một mạng lưới
điện thoại, vi tính rộng lớn Các nghiệp vụ trên thị trường tiền
tệ là nghiệp vụ chuyển giao vốn có khả năng thanh toán cao, ít |
xảy ra rủi ro đối với nhưng người đầu tư | 2- Đặc điểm :
+ Giai đoạn luân chuyển vốn ngắn hạn (không quá 1 năm)
Công cụ của thị trường tiền tệ là các khoản vay hay các chứng khoán đáo hạn trong vòng 1 năm
+ Hình thức tài chính đặc trưng là hình thức tài chính gián
tiếp Đóng vai trị trung gian tài chính giữa người vay và người
cho vay là các ngân hàng thương mại
+ Các công cụ của thị trường tiền tệ có tính thanh khoản cao, cung cấp lợi tức tiết kiệm cho các nhà đầu tư
Trang 3638 Ch.2 : THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ
3- Phân loại :
Theo mơ hình của các nước phát triển, thị trường tiền tệ
bao gồm :
3.1- Thị trường liên ngân hàng (Inter - bank Market) Đây là thị trường vốn ngắn hạn giữa các ngân hàng với
nhau do ngân hàng Trung ương tổ chức để giải quyết nhu cầu
vốn giữa các ngân hàng thương mại về bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ, đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng Ở đó các ngân hàng chuyên trao đổi khả năng thanh toán trên tài khoản ở ngân hàng Trung ương thông qua việc mua bán số
ngân quỹ thừa ra, qua đó đáp ứng nhu cầu cân đối ngân quỹ
trong ngày Nghiệp vụ mua bán này được thực hiện một cách
đơn giản bằng cách chuyển vốn trên tài khoản của các tổ chức
tín dụng tại ngân hàng Trung ương Hàng hóa trên thị trường
này là các nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ chức tín dụng Giá cả của hàng hóa "vốn" này là lãi suất
Trên thị trường liên ngân hàng, các ngân hàng thương mại tham gia để tìm kiếm lợi nhuận, còn các ngân hàng Trung ương
tham gia với vai trò là người cho vay cuối cùng đối với các ngân hàng thương mại và là người chi phối thị trường
Như vậy, xét theo chiều ngang thì thị trường tiền tệ biểu
hiện quan hệ giữa các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín
dụng Nếu xét theo chiều dọc thì thị trường tiền tệ biểu hiện quan hệ giữa các ngân hàng thương mại với ngân hàng Trung
ương qua các nghiệp vụ điều hòa vốn của ngân hàng Trung ương
3.2- Thị trường vốn ngắn hạn (Short-term Loans Market)
Trang 37
Ch.2 : THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ 39
những người có vốn và phân phối lại cho những người cần vốn nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận Đây chính là sự vận động gián tiếp của vốn trong nền kinh tế thị trường thông qua các
trung gian tài chính
Thị trường tín dụng bao gồm các loại thị trường sau :
— Thị trường tín dụng ngân hàng : Ở thị trường này, chủ
thể tham gia là các ngân hàng với nhau, hoặc giữa các ngân hàng và khách hàng của họ
- Thị trường tín dụng thương mại : Chủ thể tham gia là các doanh nghiệp có quan hệ kinh doanh thường xuyên với nhau
- Thị trường tín dụng Nhà nước : Chủ thể tham gia là Nhà
nước và các tầng lớp dân cư
~ Thị trường tín dụng tự do giữa các tầng lớp dân cư
3.3- Thị trường hối đoái (Foreign Exchange Market) còn gọi
là Thị trường ngoại hối
Một bộ phận quan trọng của thị trường tiền tệ là thị trường ngoại hối Thị trường ngoại hối là một cơ chế mà nhờ đó giá trị tương đối của các đồng tiền quốc gia được xác lập Nói cách khác, thị trường ngoại hối là nơi một đồng tiền quốc gia này được dùng để mua một đồng tiền quốc gia khác
Khác với các thị trường khác, nơi người ta dùng tiền để đổi lấy hàng hóa, tiền được đổi lấy tiền Một điểm khác biệt nữa của thị trường ngoại hối là thị trường thực sự và tất yếu mang tính quốc tế; cứ khi nào mà dân chúng ở những khu vực đồng tiền
khác nhau còn kinh doanh với nhau thì các giao dịch ngoại hối cịn rất cần thiết Vơ số giao dịch, trong đó có ngoại thương và
đầu tư quốc tế, đã góp phần tạo nên những khối lượng mua và
Trang 3840 Ch.2 : THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ
Thị trường hối đoái có tính tồn cầu mà các thành viên của nó quan hệ với nhau qua điện thoại, màn hình vi tính, telex,
fax Trong hoạt động kinh tế đối ngoại, các doanh nghiệp trong nước đều phải tham gia các thị trường hối đoái để mua hay bán,
vay hay cho vay ngoại tệ
Các nghiệp vụ của thị trường hối đoái phần lớn mang tích chất ngắn hạn (dưới 1 năm) Thành viên tham gia thị trường hối đoái chủ yếu là ngân hàng thương mại, doanh nghiệp, các nhà
môi giới ngoại hối, các nhà cung cấp dịch vụ tư vấn, các nhà
kinh doanh, ngân hàng Trung ương
Tỷ giá hối đoái và cân bằng thị trường ngoại hối
Sự tác động qua lại giữa các lực lượng cung cầu trên thị
trường ngoại hối sẽ tạo thành tỷ giá hối đoái, tức là giá của một đông tiền đo bằng một đồng tiền khác Tỷ giá hình thành theo phương thức đó được gọi là tỷ giá thả nổi
Tuy nhiên, do tỷ giá hối đối có tác động rất lớn đến nhiều mặt của nền kinh tế, nên ở nhiều nước hoặc trong những thời kỳ nhất định của một nước, ngân hàng Trung ương có thể tác động để giữ tỷ giá ở một mức nhất định (tỷ giá cố định), hoặc điều chỉnh tỷ giá theo một hướng nhất định bằng biện pháp can
thiệp nhằm đạt được những mục tiêu nào đó trong nên kinh tế
Mỗi khi tỷ giá hối đoái biến động theo chiều hướng được coi là
bất lợi cho việc đạt được những mục tiêu của nền kinh tế, ngân hàng Trung ương lại tiến hành can thiệp vào thị trường ngoại
hối, tức là chủ động tác động vào tương quan cung cầu giữa 2 đồng
tiền để thay đổi mức giá cân bằng của đồng nội tệ
Hành động can thiệp vào thị trường ngoại hối của ngân hàng Trung ương được thực hiện chủ yếu bằng cách ngân hàng bán ra (hoặc mua vào) một lượng ngoại tệ nhất định, lất từ dự
Trang 39
Ch.2 : THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ 41
đổi lượng cung (hoặc cầu) ngoại tệ và làm thay đổi tỷ giá theo
hướng mong muốn Tuy nhiên, việc bán ngoại tệ ra liên tục để giữ tỷ giá cố định trong những thời kỳ mà tình trạng khan hiếm
ngoại tệ khiến đồng nội tệ mất giá kéo dài, sẽ làm suy yếu dự
trữ ngoại tệ quốc gia Đến lượt nó, tình trạng này sẽ gây ra
những hiệu ứng dây chuyển khác trong nền kinh tế
Là một bộ phận của thị trường tài chính, thị trường ngoại hối có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình lưu thông
vốn, lưu thông hàng hóa trên bình diện quốc tế và nó có mối
quan hệ tác động qua lại chặt chẽ với các bộ phận khác của thị trường tài chính
II- CƠNG CỤ LƯU THÔNG TRÊN THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ
1- Tín phiếu Kho bạc (Treasury Bills) :
Là loại chứng khoán nợ ngắn hạn do Nhà nước phát hành
nhằm mục đích điều hịa lưu thơng tiền tệ, hỗ trợ cho việc cân đối thu chi ngân sách, bù đắp những thiếu hụt tạm thời hoặc mục đích chống lạm phát hay khuyến khích phát triển sản xuất Đặc điểm của loại chứng khoán ngắn hạn là thời gian đáo hạn dưới 1 năm, lãi và vốn được trả một lần khi đáo hạn
Tín phiếu Kho bạc là công cụ quan trọng nhất trên thị trường tiển tệ vì có độ an toàn cao nhất, khối lượng phát hành
lớn, tính thanh khoản cao nhất do được chuyển nhượng dã dàng
trên thị trường thứ cấp, là công cụ chủ yếu để ngân hàng Trung ương thực hiện nghiệp vụ thị trường mở và can thiệp vào thị trường tài chính Tín phiếu Kho bạc còn là tài sản được nhiều
tổ chức tài chính và phi tài chính sử dụng như ngân hàng thương
mại, công ty bảo hiểm, các quỹ hưu trí, các cơng ty Để điều
Trang 4042 Ch.2 : THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ
dự trữ để trả cổ tức, thuế và các khoản nợ ngắn hạn khác Lãi suất của tín phiếu Kho bạc là loại lãi suất đóng vai trò chuẩn cho những loại lãi suất khác
2- Các khoản vay liên ngân hàng :
Theo quy định của Ngân hàng Trung ương, các tổ chức nhận
tiền gửi phải có một tỷ lệ dự trữ bắt buộc để đáp ứng nhu cầu rút tiền của những người gửi tiền Một số tổ chức có thể thừa dự trữ, một số khác lại thiếu Các tổ chức nhận tiền gửi có thể mua
bán các khoản dự trữ này trên thị trường liên ngân hàng; bằng cách này có thể tối thiểu hóa được lượng tài sản có tính thanh khoản cao nhưng khả năng sinh lời thấp, như tín phiếu Kho bạc
3- Kỳ phiếu thương mại (Commercial Papers) :
Thương phiếu là giấy nhận nợ ngắn hạn do các doanh nghiệp phát hành để tài trợ nhu cầu vốn tạm thời của doanh nghiệp Tuy có nhiều loại nhưng thương phiếu đều xuất phát từ quan hệ
mua bán chịu giữa các doanh nghiệp
Mọi thương phiếu đều là công cụ vay nợ ngắn hạn do các công ty nổi tiếng phát hành, chúng thực sự là những giấy tờ có
giá khơng có đảm bảo
Các công ty tài chính thường phát hành thương phiếu trực tiếp cho các nhà đầu tư, cịn các cơng ty phi tài chính phát hành thương phiếu chủ yếu là thông qua các nhà kinh doanh chuyên
nghiệp dưới hình thức bán bn, sau đó các nhà đầu tư chuyên nghiệp mới bán lại trên thị trường thứ cấp
Có 2 loại hình cơ bản của thương phiếu :