Kỹthuậttrồngcâysongmật Tên Việt Nam: Songmật Tên khoa học: Calamus platyacanthus Warb. ex Becc Họ: Cau (Arecaceae) 1. Mô tả hình thái Songmật là cây thân leo, thân khí sinh mọc thành cụm nhưng rất ít cây, có cụm chỉ có một thân khí sinh.Thân khí sinh không phân nhánh, có thể dài 30-40m, thậm chí đến 100m ở nơi rừng già. Thân khí sinh có thể đứng thẳng đến độ cao 4-5m thì cần chỗ dựa để leo lên cao hơn. Thân khí sinh chia lóng và đốt, lóng dài 10-25cm, đường kính 2,5-4cm, đốt hơi nổi. Thân khí sinh khi non mầu trắng ngà, khi già mầu xanh xám. Thân ngầm có hình như củ hành, phía ngoài được bao bọc bởi các bẹ lá dày mầu trắng hay vàng nhạt, phía giữa thân ngầm là đỉnh sinh trưởng nơi sinh ra thân khí sinh. Thân ngầm có xu hướng ăn nổi trên mặt đất. ở cây 6-7 tuổi chồi mầm xuất hiện giữa các gốc rễ lớn, chồi cong và hướng lên phía trên sát với cây mẹ. Rễ Songmật thuộc loại rễ chùm, mọc xung quanh thân ngầm, khá mập, phía ngoài được bao bằng lớp vỏ mềm mầu trắng ngà, bên trong có lõi cứng mầu đen, rễ cấp hai kém phát triển. 2 Lá đơn, khi mới nảy mầm lá có hình kim nhọn, lá cây 1-2 tuổi đầu phiến lá chẻ sâu thành hai thuỳ hình bầu dục, đầu lá có túm lông tím, dài 15-20cm rộng 8-10 cm; ở cây trưởng thành lá xẻ lông chim, gần giống lá dừa, dài 2,5m, mang 20-38 thuỳ lớn, đầu lá có roi dài với nhiều vuốt dùng bám vào giá thể để vươn lên cao. Thuỳ lá mọc thành cụm 2-6 thuỳ lá, cách nhau 15-20cm, hình thuẫn, dài 40cm rộng 7cm, mép có gai, mặt trên phiến lá có nhiều gai mảnh. Bẹ lá hình ống mầu xanh bao ngoài, thân khí cây non bẹ lá không gai, khi được 2-3 tuổi, bẹ lá bắt đầu có gai và cây trưởng thành trên bẹ lá có nhiều gai to mầu vàng, mọc lật ngược về phía gốc. Bẹ lá cây non không có khuỷu, lá cây trưởng thành có khuỷu lớn mầu vàng. Thìa lìa ở lá non hình ống, cao 4cm trên mặt có lông hung, phía gốc có gai. Khi lá già, thìa lìa bị rách ra, đầu và mặt ngoài mang lông cứng. Songmật là cây đơn tính khác gốc, hoa đực và hoa cái ở trên các cây khác nhau. Hoa tự hình bông mo phân nhánh nhiều. Hoa mẫu 3, 6 nhị, cụm hoa cái thường chỉ có khoảng 20 hoa được thụ phấn và phát triển thành quả. Quả hình trứng, cuống mập, kích thước 18x12mm, mang 18 hàng vẩy dẹp, khi non mầu xanh, khi già mầu vàng nhạt; cùi mầu trắng có vị chua. Hạt hình trái xoan hay bầu dục, hơi dẹt ở phía bụng, vỏ hạt rất cứng, mầu nâu đen. 2. Đặc điểm sinh thái 2.1. Điều kiện tự nhiên Phân bố tự nhiên ở nhiều nước như Mianma, Malaysia, Thái Lan, Indonesia . . . Songmật là cây đặc hữu của các tỉnh phía Bắc Việt Nam. Mới gặp Songmật từ Hà Tĩnh trở ra, gặp nhiều ở Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Hoà Bình. Songmật mọc trong các rừng lá rộng thường xanh ở độ cao 100-1000m. Nhiệt độ bình quân năm 20-25 0 C, Lượng mưa 1500-2500mm. Songmật ưa sáng và ẩm, phát triển tốt trên đất feralit vàng trên núi và các loại đất phong hoá trên phiến thạch, sa thạch, granit hoặc đá vôi, pH từ hơi chua đến trung tính. SongMật thường mọc ở chân và sườn núi đá, ven và dọc khe ẩm, luôn vươn lên tầng cao nhất của tán rừng. 2.2. Đặc điểm sinh trưởng, sinh sản: 3 Những năm đầu (dưới 10 tuổi) cây sinh trưởng chậm, khi đã "có ngọn" thì sinh trưởng nhanh hơn. Khi còn non kém chịu rét, mầm và cây mạ gặp sương muối và nhiệt độ thấp dưới 13 0 C cây sinh trưởng kém và có thể bị chết. Cây 8-10 tuổi một năm có thể dài được 1,5-2m và bắt đầu ra hoa, kết quả. Hoa nở tháng 4-5, quả chín tháng 10-11.Dưới tán rừng rậm chỉ thấy cây mạ nhưng hầu như không gặp cây con tái sinh tự nhiên, Songmật tái sinh tốt ở độ tàn che 0,3-0,4 hay ven suối, ven rừng. 3. Giá trị sử dụng Songmật có kích thước khá lớn nhưng nhẹ, dẻo, bền dễ uốn nên được sử dụng để sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Ngoài ra Songmật còn được dùng làm bàn ghế, thay thế dây cáp làm cầu treo nhỏ cho vùng núi, cốn bè mảng. Songmật là một trong những loài song mây có giá trị nhất của nước ta, được thị trường trong nước và quốc tế ưa chuộng. 4. Đánh giá rừng trồng 4.1. Tạo cây con * Sử lý hạt giống: Bùi Kim Bình, Vũ Văn Dũng, Trần Quang Việt, Nguyễn Quang Khải đã có những thí nghiệm về sử lý hạt giống Songmật trước khi gieo. Các tác giả đều thấy rằng hạt được sử lý bằng axit sulfuric nồng độ 3-8% trong thời gian 5 phút sau đó rửa sạch rồi đem gieo cho kết quả hạt nảy mầm nhanh nhất và có tỷ lệ nảy mầm cao nhất. Những nơi không có điều kiện áp dụng biện pháp trên có thể dùng phương pháp ngâm hạt trong nước nước nóng 40-45 0 C (2 sôi, 3 lạnh) trong 12 tiếng , rửa sạch chua rồi đem gieo cũng cho kết quả khá tốt. 4 * Chăm sóc cây con trong vườn ươm: Cần làm giàn che với chiều cao 0,5m, độ tàn che là 0,5 - 0,7. Cây mạ sau khi được cấy vào bầu cần được tưới nước hàng ngày. Sau khi cây bén rễ, cứ 10 ngày 1 lần tưới phân đạm (0,05%) hoặc nước giải pha loãng 10 ngày 1 lần cho kết quả tốt. Chú ý theo dõi phát hiện bệnh thường gặp trong vườn ươm của Songmật là thối nhũn thân và cổ rễ. Khi phát hiện bệnh cần nhổ bỏ cây bị bệnh và phun thuốc Validacine nồng độ 2% hàng tuần. * Tạo cây con bằng phương pháp nuôi cấy mô, tế bào: Đã được nghiêncứu thí nghiệm, các tác giả nhận thấy có thể tạo cây con Songmật bằng phương pháp nuối cấy mô nhưng cho đến nay chưa đưa ra được qui trình và cần được nghiêncứu tiếp. 4.2. Trồng rừng Trần Quang Việt đã có nghiêncứu ảnh hưởng của tuổi cây con đem trồng đến sinh trưởng như sau: Tình hình sinh trưởng Sau 9 tháng Sau 15 tháng Tuổi cây con Kích thước khi trồng H (cm) Tỷ lệ sống sau 6 tháng H (cm) P.lá (cm) H (cm) P.lá (cm) 1 năm tuổi 14.5 71 32.45 22.07 57.01 27.78 5 2 năm tuổi 38.2 92 58.43 31.02 62.02 33.78 Tác giả kiến nghị nên trồngcây 2 tuổi có chiều cao trên 35cm thì Songmật có tỷ lệ sống cao hơn và khả năng sinh trưởng tốt hơn. Nguyễn Tử Kim và Lưu Quốc Thành nghiên cứukỹthuật trồng Songmật dưới tán rừng tại Hoà Bình. Tác giả đã thí nghiệm trồngSongmật 2 tuổi dưới tán rừng có độ tàn che 0,4. Kết quả như sau: Sinh trưởng Khi trồng Sau 6 tháng Sau 18 tháng Mô hình trồng Đường kính gốc (cm) Chiều cao (cm) Dài phiến lá (cm) Đường kính gốc (cm) Chiều cao (cm) Dài phiến lá (cm) Đườn g kính gốc (cm) Chiều cao (cm) Dài phiến lá (cm) Trồng 1 cây/hố 1.07 33.62 - 1.33 38.56 31.2 2.4 78.7 47.1 6 Trồng 2 cây /hố 1.07 33.62 - 1.08 33.53 27.2 2.1 51.7 34.7 Như vậy, cây 2 tuổi khi đưa ra trồng nên trồng riêng mỗi cây 1 hố, tránh trồng cùng hố gây cạnh tranh ánh sáng và thức ăn dẫn đến đào thải lẫn nhau. Nghiêncứu ảnh hưởng của độ tàn che đến sinh trưởng của Songmật dưới tán rừng tại Quảng Bình cho kết quả sau: Sinh trưởng Độ tàn che Năm 1993 Năm 1994 Năm 1995 H (cm) 0.4 0.7 19.48 24.68 37.3 34.25 45.37 41.26 Chiều dài phiến lá (cm) 0.4 0.7 21.77 21.59 33.23 27.96 34.2 33.32 Nghiêncứu của Trần Quang Việt về sinh trưởng của Songmật ở tàn tre khác nhau tại một số địa phương cho kết quả sau: Tình hình sinh trưởng Địa điểm 6 tháng tuổi 9 tháng tuổi 15 tháng tuổi 7 H (cm) P.lá (cm) H (cm) P.lá (cm) H (cm) P.lá (cm) Cầu Hai Tàn che 0.6-0.7 18.2 17.1 32.45 22.07 56.88 26.91 Ba Rền Tàn che 0.3-0.4 Tàn che 0.6-0.7 26.08 30.91 24.39 24.98 39.05 46.53 25.44 26.73 51.34 51.65 34.85 27.95 Lương sơn Tàn che 0.5 17.0 16.5 29.8 24.1 44.5 26.2 Từ các kết quả trên cho thấy Songmật sinh trưởng chậm trong giai đoạn đầu. Cần chú ý chăm sóc và mở tán thích hợp kịp thời, tránh để lá cây rừng rụng lấp ngọn cây. Sau khi trồng 1-2 năm phải mở sáng cho cây, giảm độ tàn che xuống 0,3-0,4 thì Songmật mới sinh trưởng tốt được. * Chăm sóc rừng trồng: Sau khi trồng phải đặc biệt chú ý trong 1-2 năm đầu thường xuyên luống phát dây leo, cỏ dại, nhặt lá rụng lấp ngọn, sới nhẹ đất quanh gốc, tránh lấp đất vào ngọn cây, gây ảnh hưởng đến sinh trưởng. 4.3. Khai thác. 8 Hiện nay Songmật được khai thác chủ yếu là ở các khu rừng tự nhiên và mang tính chất khai thác tận dụng triệt để dẫn đến giảm sản lượng. Chưa có quy trình kỹthuật khai thác Song mật, một số chú ý khi khai thác Songmật là: + Chặt chọn từng cây, có chiều dài tối thiểu từ 5m trở lên + Thời vụ thích hợp là vào đầu mùa khô + Chặt sát gốc, cắt bỏ ngọn lá và bóc hết bẹ lá trên thân trước khi phơi khô. + Hong phơi khô kịp thời, sử lý chống mốc. 5. Khuyến nghị - Songmật là cây có giá trị kinh tế cao, là nguyên liệu không thể thiếu của sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ. Songmậttrong tự nhiên hiện đang bị khai thác quá mức, cần tăng cường bảo vệ và khuyến khích gây trồng. - Songmật là loài câytrồng thích hợp với khí hậu vùng Tây Bắc nhưng cũng có thể trồng được ở mộ số nơi như Thanh Hoá, Quảng Bình, Kon Tum, nơi có điều kiện độ ẩm cao, độ tàn che dưới 0,5, tốt nhất là đất phong hoá từ đá vôi có pH hơi chua đến trung tính. - Nên trồngcây con 2 tuổi có chiều cao trên 30cm. - TrồngSongmật với qui mô nhỏ nơi ven suối, vườn nhà thường cho kết quả tốt. 9 - TrồngSongmật với qui mô lớn dưới tán rừng nên chọn rừng có cây tán thưa, độ tàn che không quá 0,5; gần hồ, suối. Trong giai đoạn đầu, rừng trồng cần được chăm sóc tốt, tránh để đất lấp ngọn cây và lá phủ lên cây. Tài liệu tham khảo 1. Bộ Lâm nghiệp. Hướng dẫn kỹthuật gieo trồngcâySong mật. 2. Cục phát triển lâm nghiệp, 2002, Kỹthuậttrồng một số loài cây đặc sản rừng - Nhà Xuất bản Nông nghiệp. 3. Nguyễn Tử Kim, Lưu Quốc Thành, 2002, Thiết lập mô hình Kỹthuậttrồngsongmật và mây nếp dưới tán một số trạng thái rừng phục hồi. (Báo cáo sơ kết đề tài) 4. Vũ Văn Dũng, Lê Huy Cường, 1996, Gây trồng và phát triển mây song. Nhà xuất bản nông nghiệp. Nguyễn Tử Kim ViệnKhoa học Lâm nghiệp Việt Nam 10 . Kỹ thuật trồng cây song mật Tên Việt Nam: Song mật Tên khoa học: Calamus platyacanthus Warb. ex Becc Họ: Cau (Arecaceae) 1. Mô tả hình thái Song mật là cây thân leo,. nghị nên trồng cây 2 tuổi có chiều cao trên 35cm thì Song mật có tỷ lệ sống cao hơn và khả năng sinh trưởng tốt hơn. Nguyễn Tử Kim và Lưu Quốc Thành nghiên cứu kỹ thuật trồng Song mật dưới. Tài liệu tham khảo 1. Bộ Lâm nghiệp. Hướng dẫn kỹ thuật gieo trồng cây Song mật. 2. Cục phát triển lâm nghiệp, 2002, Kỹ thuật trồng một số loài cây đặc sản rừng - Nhà Xuất bản Nông nghiệp. 3.