1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu khoa học " ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CÀ PHÊ ĐẾN MÔI TRƯỜNG Ở TÂY NGUYÊN " docx

6 868 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 230,49 KB

Nội dung

378 ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA PHÊ ĐẾN MÔI TRƯỜNG TÂY NGUYÊN Ngô Đình Quế, Nguyễn Thu Hương, Nguyễn Thanh Tùng, Tạ Thu Hoà Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Bài viết này là một trong các nội dung của dự án “Điều tra đánh giá tác động của rừng khu vực miền Trung và Tây Nguyên đến một số yếu tố môi trường nhằm đề xuất cơ sở để xây dựng tiêu chuẩn môi trường lâm nghiệp” từ tháng 10 năm 2003 đến tháng 4 năm 2004 do Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng - Viện KHLN Việt Nam thực hiện. Bằng phương pháp nghiên cứu tổng hợp, dự án đã tiến hành điều tra khảo sát tại Tây Nguyên tập trung tỉnh Đăk Lăk với đối tượng là phê nhằm đưa ra một số ảnh hưởng của việc trồng phê đến môi trường. Từ các kết quả thu được, chúng tôi đã đề xuất bảng hệ thống tiêu chuẩn đánh giá môi trường cho phê, chia ra làm 4 mức là: Bền vững với môi trường, an toàn về môi trường, rừng cần được tác động để đạt an toàn về môi trường và rừng không an toàn về môi trường. Từ khoá: Cây phê, môi trường, đất, Tây Nguyên I. ĐẶT VẤN ĐỀ Cho đến nay diện tích trồng phê Việt Nam là rất lớn, lượng phê xuất khẩu đứng thứ 2 thế giới nhưng số công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của việc trồng phê đến môi trường, xã hội còn rất ít. Viện Nông hoá Thổ nhưỡng và Viện Nghiên cứu phê Tây Nguyên đã có những nghiên cứu về ảnh hưởng của việc trồng phê đến xói mòn đất, thử nghiệm các công thức phân bón, phương thức bảo vệ đất,… và đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, còn thiếu các nghiên cứu toàn diện về ảnh hưởng của phát triển Cà phê Tây Nguyên ạt đến môi trường. Do đó chúng tôi thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của phê đến môi trường Tây Nguyên và đề xuất bảng tiêu chuẩn đánh giá môi trường của phê góp phần tạo nên nền sản xuất phê bền vững. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. Phạm vi Vùng Tây Nguyên nhưng chủ yếu tại tỉnh Đắk Lắk nơi có diện tích trồng phê lớn nhất cả nước. Đối tượng Chọn 1 số vườn phê từ 3- 4 tuổi trở lên (tốt nhất là các vườn đã cho sản phẩm vài ba năm) Phương pháp điều tra đánh giá - Áp dụng phương pháp kế thừa, chuyên gia trong việc điều tra, đánh giá ảnh hưởng của vườn trồng phê đến một số yếu tố môi trường và đa dạng sinh học một số vùng trọng điểm. - Điều tra, thu thập các chỉ tiêu sinh thái và môi trường ngoài hiện trường theo các phương pháp thông dụng hiện nay. - Tính toán năng suất sinh học và khả năng hấp thụ CO 2 của vườn trồng phê theo các số liệu thực tế cân đo được. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 379 3.1. Thực trạng trồng phê Tây Nguyên 3.1.1. Tình hình gây trồng cây phê Việt Nam Cây phê bắt đầu được trồng Việt Nam từ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, đến năm 1994 tổng diện tích phê trong cả nước đạt 150.000ha, vẫn chỉ chiếm một tỷ lệ khiêm tốn (1,32%) trong tổng diện tích các loại cây trồng của Việt Nam. Vào cuối thập kỷ 90, diện tích trồng phê đã tăng lên nhanh hơn bình quân 20,7%/năm, đưa tổng diện tích cây phê năm 2000 lên đến 516,7 nghìn ha, chiếm 4,14% tổng diện tích cây trồng của Việt Nam, đứng thứ ba chỉ sau lúa (61,4%) và ngô (5,7%). Nếu so với năm 1980, diện tích phê của Việt Nam năm 2000 đã tăng gấp 23 lần và sản lượng tăng gấp 83 lần. Trong các tỉnh trồng phê, Đăk Lăk có diện tích và sản lượng phê lớn nhất cả nước. 3.1.2. Tình hình sản xuất phê tỉnh Đăk Lăk Đăk Lăk hiện có gần 1,8 triệu dân là tỉnh đất rộng, người thưa có nhiều điều kiện để phát triển nông lâm nghiệp, đặc biệt có lợi thế để phát triển những vùng chuyên canh nông lâm sản. Trong giai đoạn 1990-2000, diện tích trồng phê trên địa bàn tỉnh tăng mạnh, khoảng 14,1%/năm. Vào năm 2000, diện tích cây phê đã lên tới 260.000ha, trong đó có 223.340ha phê được trồng trên đất bazan (88,4%), diện tích còn lại (11,6%) được trồng trên các loại đất khác. Hiện nay, phê chiếm 57% diện tích đất nông nghiệp Đăk Lăk và 86% diện tích các cây công nghiệp lâu năm của tỉnh. Đăk Lăk trở thành một trong những vùng chuyên canh phê lớn nhất cả nước, chiếm 50% diện tích và 53% sản lượng phê cả nước. Tuy nhiên, việc tăng sản xuất phê Đăk Lăk chủ yếu là tăng diện tích chứ không phải do thâm canh. Trong thời kỳ 1990-2000, sản lượng phê tăng 30,4%/năm thì hai phần ba trong số đó là do tăng diện tích canh tác. Năng suất bình quân của phê Đăk Lăk là 2,45 tấn/ha. 3.2. Diễn biến tài nguyên rừng Những tín hiệu thị trường vào những năm 1990 khuyến khích tỉnh khai thác nhiều đất để trồng phê. Đồng thời số dân di cư tự do cũng ăn nhiều vào quỹ đất. Môi trường tự nhiên bị xâm hại nghiêm trọng. Độ che phủ của rừng Đăk Lăk đến năm 2000 đã giảm xuống còn khoảng 1 triệu ha (52%). Trong đó rừng giàu chỉ còn 1,5%, thường phân bố trên núi cao; diện tích rừng tự nhiên tập trung vào trạng thái rừng non (35%). Các kiểu rừng 3-5 tầng có tác dụng phòng hộ đầu nguồn, chống xói mòn tốt đã biến thành các kiểu rừng một tầng, chất lượng kém hoặc là các thảm cây trồng nông nghiệp, công nghiệp khác. Tổng diện tích rừng mất đi trong vòng 20 năm (1982 - 2002) lên đến 277.800ha, như vậy bình quân mỗi năm mất đi khoảng 14.000ha rừng. Diện tích rừng mất nhanh nhất là trong 10 năm gần đây (giai đoạn 1992- 2002), bình quân mỗi năm mất 27.140ha rừng tự nhiên. Suy giảm tài nguyên rừng không chỉ là vấn đề diện tích rừng bị biến mất, mà còn kéo theo các ảnh hưởng như: suy giảm chất lượng rừng, thiệt hại về sinh kế, thiếu đất canh tác, suy giảm nguồn nước. 3.3. Đặc điểm cấu trúc Kết quả điều tra một số loại rừng tự nhiên và vườn phê Tây Nguyên thấy rằng sau khi phá rừng thay bằng vườn phê kết cấu của rừng từ 3 đến 5 tầng chỉ còn 1 đến 2 tầng. Độ tàn che giảm hẳn từ 0,6– 0,7 chỉ còn 0,2-0,3. Tổ thành loài cây trong rừng tự nhiên rất phong phú nay chỉ còn 1 loài duy nhất làm cho tính đa dạng sinh học thay đổi mạnh, cấu trúc rừng đơn giản. 3.4. Xói mòn đất Vùng Tây Nguyên có địa hình chủ yếu là đồi núi, có độ dốc lớn, lượng mưa hàng năm nhiều và tập trung từ tháng 5 đến tháng 11, cường độ mưa lớn, vì vậy mức độ xói mòn đất xẩy ra rất mạnh. Tác hại của xói mòn không những làm mất một lượng lớn đất mặt quý hiếm, mà còn rửa trôi hàng loạt chất dinh dưỡng, biến đất trở nên nghèo, cấu trúc giảm, thậm chí nhiều nơi đất bị xói mòn trơ sỏi đá, mất khả năng sản xuất. Kết quả nghiên cứu của Hồ Công Trực và Lương Đức Loan về tình hình xói mòn Tây Nguyên cho thấy mức độ xói mòn đất đây rất lớn. Hàng năm lượng đất bị mất có nơi lên đến hàng trăm tấn/ha, mức độ xói mòn phụ thuộc rất nhiều yếu tố: độ dốc, loại cây trồng, loại đất và phụ thuộc rất nhiều vào tuổi cây trồng. 380 Tính bình quân trên mọi địa hình dốc Tây Nguyên lượng đất bị xói mòn đối với cây ngắn ngày là 107,5 tấn đất/ha/năm, với cây công nghiệp thời kỳ kinh doanh là 23 tấn đất/ha/năm. 3.5. Diễn biến tính chất đất Kết quả phân tích đất dưới các vườn phê trồng có tuổi khác nhau và rừng tự nhiên làm đối chứng cho thấy: - Sau khi trồng phê hàm lượng sét vật lý đều giảm đi từ 1-10%, hàm lượng mùn cũng giảm mạnh trung bình từ 30- 40% sau 6-10 năm trồng phê. Hàm lượng mùn giảm làm hàm lượng đạm cũng giảm theo tương tự. - Về độ ẩm đất kết quả đo độ ẩm đất tại cùng một thời điểm, thấy rằng độ ẩm đất trong rừng tự nhiên và vườn phê khác nhau rất rõ rệt trung bình 60- 65% so với rừng tự nhiên (dù là rừng nghèo kiệt hoặc trạng thái Ic) - Lượng rơi rụng: Trong khi dưới rừng thứ sinh nghèo kiệt lượng rơi rụng đạt từ 4,5- 9 tấn/ha thì dưới vườn phê sau 6-9 tuổi chỉ đạt từ 1,6–2,5 tấn/ha cao nhất cũng chỉ đạt 3 tấn/ha. Tuy nhiên với lượng rơi rụng như vậy cũng trả lại một lượng dinh dưỡng nhất định cho đất. - Hàm lượng vi sinh vật tổng số trong đất trồng phê luôn thấp hơn rừng tự nhiên từ 10 - 20% và mỗi loại đất lượng vi sinh vật cũng khác nhau 3.6. Khả năng hấp thụ CO 2 Kết quả cho thấy: phê là loài cây lấy hạt có năng suất sinh học thấp so với các loại rừng trồng khác. phê 6 tuổi sinh khối chỉ đạt 6.160 kg/ha, năng suất sinh học chỉ đạt 1,026 tấn/ha/năm, vì vậy lượng hấp phụ cacbon chỉ đạt 3,111 tấn/ha, bình quân là 518,6 kg/ha/năm và tuổi 9 cũng chỉ đạt được 7,385 tấn/ha và bình quân là 820,6 kg/ha/năm. So với các rừng trồng khác thì lượng cacbon hấp phụ của phê thấp hơn rất nhiều (Keo lá tràm hoặc Phi lao thấp nhát 6 tuổi cũng đạt được 5.4 -10 tấn/ha/năm) 3.7. Tiểu khí hậu - Nhiệt độ không khí: Chênh lệch nhiệt độ giữa vườn trồng phê với rừng tự nhiên là 2,7-2,9 o C. - Ẩm độ không khí: Độ ẩm không khí chênh lệch rất rõ rệt giữa rừng tự nhiên và vườn phê từ 10-15% chứng tỏ vườn phê độ ẩm không cao, ít cải thiện được môi trường. - Ánh sáng: Sự chênh lệch ánh sáng giữa vườn phê với bên ngoài thì vườn phê chiếm 50% - 96% ánh sáng tự nhiên. Trong khi đó trong rừng tự nhiên lượng ánh sáng rất ít chỉ chiếm 1-8% ánh sáng bên ngoài. Các chỉ số môi trường không khí trong rừng (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng trong rừng) có sự chênh lệch lớn giữa trong và ngoài rừng tự nhiên. Ngược lại vườn phê sự chênh lệch đó là không đáng kể và vườn phê dưới 10 tuổi vẫn chưa phát huy được nhiều khả năng phòng hộ. 3.8. Các biện pháp hạn chế xói mòn đất với phê Tây Nguyên Nghiên cứu về các biện pháp bảo vệ đất chống xói mòn cho phê thời kỳ kiến thiết cơ bản tại Eakmat- Buôn Ma Thuột, thí nghiệm chính quy nhiều năm của trạm nghiên cứu đất Tây Nguyênô xây bể hứng hoàn chỉnh đã thu được các kết quả như sau: - Các biện pháp bảo vệ có tác dụng ổn định độ phì nhiêu của đất, hạn chế mức độ xói mòn. Đặc biệt là các biện pháp trồng xen đậu đỗ, băng phân xanh, độ phì nhiêu không những ổn định mà còn được cải thiện rõ rệt: hữu cơ, N, P 2 O 5 , K 2 O được tăng lên. - Các biện pháp công trình (đào mương, tạo bồn) do giảm được cường độ dòng chẩy, tăng lượng nước thấm, giảm lượng đất bị xói mòn nên độ phì nhiêu đất khá ổn định so với đất trống hoặc không có biện pháp bảo vệ. 3.9. Đề xuất tiêu chuẩn đánh giá môi trường trồng phê Tây Nguyên Dựa trên những kết quả nghiên cứu khảo sát đánh giá tác động của phê đến 1 số yếu tố môi trường Tây Nguyên và các căn cứ đã được xác định làm cơ sở xây dựng tiêu chuẩn đánh giá tác động của rừng 381 đến môi trường tương tự như rừng tự nhiên và rừng trồng. Tiêu chuẩn đánh giá tác động của phê đến một số yếu tố môi trường được đề xuất như bảng dưới đây: Dự thảo tiêu chuẩn đánh giá tác động môi trường của phê Tây Nguyên Tiêu chuẩn Tiêu chí Chỉ tiêu Điểm 1.1. Kết cấu 1.1.1 Hỗn loài có 2 tầng trở lên 1.1.2 Thuần loài chỉ có 1 tầng 10 5 1. Tiêu chuẩn của thảm thực vật 1.2. Độ tàn che 1.2.1 > 0.5 1.2.2 0.3 < 0.5 1.2.3 < 0.3 7 5 3 2.Địa hình 2.1. Độ dốc 2.1.1 < 5 o 2.1.2 5 - 15 o 2.1.3 >15 o 20 7 1 3.1. Thành phần cơ giới 3.1.1 TB 3.1.2 Nặng 3.1.3 Nhẹ 7 7 3 3.2. Kết cấu 3.2.1 Tơi xốp, viên 3.2.2 Hơi chặt 3.2.3 Rất chặt 10 5 3 3.3. Mùn 3.3.1 >5% 3.3.2 3 - 5 % 3.3.3 <3% 10 7 5 3. Đất 3.4. Độ dầy tầng đất 3.4.1 >100 cm 3.4.2 50-100 3.4.3 <50 cm 10 7 3 4. Mô hình sử dụng đất 4.1. Mô hình 4.1.1 Xen cây lâm nghiệp (băng muồng, cốt khí), tạo bồn 4.1.2 Nông lâm kết hợp 4.1.3 Không có biện pháp bảo vệ 15 7 1 5.1. Nhiệt độ so với bên ngoài 5.1.1 1> 2 o 5.1.2 1 - 2 o 5.1.3 <1 o 7 5 3 5. Môi trường 5.2. Độ ẩm so với bên ngoài 5.2.1 > 5% 5.2.2 3- 5 % 5.2.3 < 3% 7 5 3 Đánh giá mức độ bền vững: A- Bền vững về môi trường (>80 điểm), B- Gần an toàn về môi trường (>70 - 80 điểm), C- Cần tác động để đạt an toàn về môi trường (50 - 70 điểm), D- Không an toàn về môi trường (<50 điểm). 3.10. Áp dụng thử nghiệm tiêu chuẩn đề xuất để đánh giá môi trường của vườn phê Kết quả đánh giá tại 6 vườn phê đại diện các tỉnh Gia Lai, Đăk Nông, Đăk Lắk cho thấy: 1 vườn (ĐL14) đạt tiêu chuẩn bền vững về môi trường là các vườn phê có 2 tầng tán và có giải pháp bảo vệ đất tốt, 2 vườn (ĐL13, GL3) gần đạt tiêu chuẩn an toàn môi trường, 1 vườn (GL1) chưa đạt tiêu chuẩn an toàn và cần tác động để đạt tiêu chuẩn an toàn về môi trường là các vườn trồng độ dốc cao trên 15 0 và không có biện pháp bảo vệ, 2 vườn (ĐL6 và ĐL12) không đạt tiêu chuẩn an toàn về môi trường cần được thay thế. Đánh giá chung tiêu chuẩn dự kiến là phù hợp với thực tiễn và có thể áp dụng được. 382 IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận Về môi trường: Qua điều tra nghiên cứu việc gây trồng phê thành những khu vực lớn đã ảnh hưởng đến môi trường như: - Kết cấu của rừng từ đa tầng giảm còn 1-2 tầng, nguồn nước cạn kiệt khả năng phòng hộ kém. - Mức độ xói mòn đất xẩy ra Tây Nguyên là rất lớn, vườn phê có độ dốc 10- 12 o lượng đất mất trung bình là 113 tấn/ha/năm. - Chất lượng đất suy giảm mạnh về cả tính chất vật lý (hàm lượng sét giảm 1 -10%), hoá học (hàm lượng mùn, đạm giảm) và sinh học (VSV đất và khả năng hấp thụ CO 2 giảm mạnh). - Các biện pháp bảo vệ đất và trồng xen băng phân xanh và cây họ đậu có tác dụng hạn chế mức độ xói mòn rất đáng kể (0 - 40%) và góp phần làm tăng năng xuất cây trồng lên từ (10 -70%). Về xã hội: Quá trình thương mại hóa với việc sản xuất phê lợi tức cao đã dẫn đến cơn sốt chuyển nhượng quyền sử dụng đất để trồng phê. Người dân bản địa không kịp thích nghi với quan hệ thị trường về đất đai. Một mặt, đất tốt được sang nhượng cho chủ trang trại từ nơi khác đến, mặt khác dân địa phương lấn chiếm đất công, đất rừng để sản xuất phê trên những khu vực có điều kiện tự nhiên không thích hợp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh thái môi trường khu vực. Thu nhập và việc làm vùng chuyên canh phê cao hơn nhiều so với các vùng Đồng bằng sông Hồng hoặc miền núi phía Bắc, đã tạo nên sức hút mạnh, hình thành dòng di cư tự do về Tây Nguyên. Việc thay đổi kết cấu cư dân đột ngột không tránh khỏi dẫn tới những xáo trộn về văn hoá, xã hội của vùng. Các hệ thống canh tác đa dạng bảo đảm an ninh lương thực bị loại bỏ trong khi hệ thống vườn theo kiểu quảng canh, cho phép có thu hoạch trong điều kiện thị trường ổn định nhưng rất rủi ro khi thị trường biến động. Kiến nghị Giảm bớt diện tích trồng phê - Quy hoạch lại vùng trồng phê hợp lý, thu hẹp diện tích sản xuất, nhất là diện tích phê vối Đăk Lăk là vấn đề cực kỳ quan trọng. - Tiến hành nghiên cứu đánh giá các điều kiện KTXH và tự nhiên, và yêu cầu sinh học của các cơ cấu cây trồng khác nhằm xác định số diện tích và số khu vực cần điều chỉnh. - Đối với các vùng đất hợp với cây phê, tiếp tục và tăng cường sản xuất tạo một nguồn thu nhập quan trọng. - Đối với các vùng đất không hợp với cây phê, giảm sản xuất phê và đa dạng hóa cây trồng. Đa dạng hóa sản xuất - Đánh giá khả năng thích nghi của các loại cây trồng và thông tin rộng rãi cho nông dân để khuyến khích họ tự ra quyết định điều chỉnh sản xuất. - Cần có một số biện pháp và chính sách khác để hỗ trợ người sản xuất các loại đất không hợp với cây phê chuyển đổi sản xuất, thu hẹp diện tích phê vối và phát triển các nguồn thu nhập khác, đồng thời khuyến khích những vùng hợp với đất đai tăng cường sản xuất phê cho dù giá đang mức thấp. Về kỹ thuật - Cần áp dụng những tiến bộ kỹ thuật và những mô hình có hiệu quả về kinh tế và giảm tác hại về môi trường đã có trong thực tiễn để nhân rộng. - Chỉ nên trồng phê các lập địa phù hợp. Không tiến hành trồng phê nơi có độ dốc lớn hơn 10 o gây xói mòn rửa trôi đất. - Áp dụng các biện pháp bảo vệ đất, tuỳ theo loại đất đai từng vùng có thể vận dụng một trong các mô hình sau: phê trồng xen với cây nông nghiệp trong giai đoạn đầu như Ngô, đỗ, Lạc; phê trồng xen Tiêu + Keo dậu; phê trồng xen cây ăn quả như Thanh long, Sầu riêng; phê, xen băng Muồng hoặc xen Hồng đào. 383 - phê là loài cây lấy hạt cần sử dụng rất nhiều phân bón, vì thế cần phải bón cân đối theo từng giai đoạn, không bón thừa và cũng không bón thiếu để đảm bảo cho sự phát triển của cây và có hiệu quả kinh tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH Hồ Công Trực, Phạm Quang Hà, 2004. Nghiên cứu cân bằng dinh dưỡng cho phê vối thời kỳ kinh doanh trên đất Bazan Tây Nguyên - Tạp chí khoa học đất số 20/2004. Trương Hồng & CTV Viện NC phê, 1997. Hiện trạng sử dụng phân bón cho phê Dak lak - Tạp chí khoa học đất 9/1997. Hồ Công Trực, Lương Đức Loan, 1997. Biện pháp bảo về chống xói mòn và ổn định độ phì nhiêu đất dốc vùng Tây Nguyên - Tạp chí khoa học đất 8/1997. Đỗ Đình Sâm, Ngô Đình Quế, 1996. Đánh giá tiềm năng sản xuất đất Lâm nghiệp và hoàn thiện phương pháp điều tra lập địa. Báo cáo khoa học 1991-1996. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Phạm Bá Phong, 2004. Những vấn đề môi trường Tây Nguyên - Tham luận tại hội thảo Quốc gia về môi trường. Trung tâm thông tin Nông Nghiệp và phát triển nông thôn ( ICARD), tháng 9 -2002, ảnh hưởng của thương mại phê toàn cầu đến người trồng phê tỉnh Đak Lak. ASSESSMENT OF THE INFLUENCE OF COFFEE PLANTATIONS ON THE ENVIRONMENT IN THE CENTRAL HIGHLANDS Ngo Dinh Que, Nguyen Thu Huong, Nguyen Thanh Tung, Ta Thu Hoa Research Centre for Forest Ecology and Enviroment Forest Science Institute of Vietnam SUMMARY This report is a part of the project “Investigation and assessment of the impact of forestry in the central highlands on some environmental factors in order to propose the basis for establishing forestry environmental factors and forestry environmental standards” carried out from 10/2003 to 04/2004 by the Forest Ecology and Environment Research Centre–Forest Science Institute of Vietnam. By using the integrated synthesis research method, the project has conducted surveys on coffee growing in the Central Highlands, concentrated in Dac Lak province in order to determine impacts of coffee planting on the environment. From the results obtained we have proposed a standard system of environmental assessment for coffee plantings that is divided into 4 levels: environmental sustainability, environmental safety, improvement of plantations to ensure environmental safety and environmentally unsafe plantations. Keywords: Environment, soil, Central Highlands . thiếu các nghiên cứu toàn diện về ảnh hưởng của phát triển Cà phê ở Tây Nguyên ồ ạt đến môi trường. Do đó chúng tôi thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của Cà phê đến môi trường Tây Nguyên và. ảnh hưởng của việc trồng Cà phê đến môi trường, xã hội còn rất ít. Viện Nông hoá Thổ nhưỡng và Viện Nghiên cứu Cà phê Tây Nguyên đã có những nghiên cứu về ảnh hưởng của việc trồng Cà phê đến. Đề xuất tiêu chuẩn đánh giá môi trường trồng Cà phê ở Tây Nguyên Dựa trên những kết quả nghiên cứu khảo sát đánh giá tác động của Cà phê đến 1 số yếu tố môi trường ở Tây Nguyên và các căn cứ

Ngày đăng: 21/06/2014, 03:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN