Trồng chanh giấy Limca không hạt Không cao sang như măng cụt, sầu riêng..., chanh là một loại trái cây có nhu cầu cao trong cuộc sống thường nhật.. Trước đây, chanh giấy truyền thống đượ
Trang 1Trồng chanh giấy Limca không hạt
Không cao sang như măng cụt, sầu riêng , chanh là một loại trái cây có nhu cầu cao trong cuộc sống thường nhật Quanh năm thị trường trái chanh có nhu cầu cao Giá chanh cao hay thấp phần lớn do sự điều tiết nghịch chiều sản lượng cung trên thị trường Trong hàng chục giống chanh, trồng loại nào có hiệu quả kinh tế cao là mối quan tâm của người dân
Chanh giấy và chanh tàu bông tím là hai giống được người tiêu dùng ưa chuộng nhất hiện nay, chiếm đến hơn 95% tổng sản lượng chanh Trước đây, chanh giấy truyền thống được ưa chuộng, nhưng do giống lâu ngày bị thoái hóa nên hiện nay cho trái nhỏ, mỏng vỏ, mau héo và nhiều hạt Vài năm gần đây, do dễ trồng, năng suất cao, giống chanh giấy không hạt Limca đang phát triển mạnh về sản lượng Trái nặng vừa phải (15 - 20 trái/kg), có vị chua thanh, hương thơm dịu và vỏ màu xanh, không quá mỏng nên giữ tươi lâu
Một vườn chanh không hạt tốt là vườn đồng đều, có tán cây to, hệ thống cành phân bố đều, bộ lá dày đậm màu, phiến lá to không bị sâu “vẽ bùa”, không hoe vàng (dấu hiệu của thiếu vi lượng hay bệnh vàng lá gân xanh), mang nhiều trái
Trang 2Giống khỏe mạnh, đồng đều và sạch bệnh giúp cho vườn cây đạt năng suất cao, khai thác lâu ngày Phải chọn đúng giống và không lẫn giống khác Tại ĐBSCL, cây giống chanh giấy không hạt được “làm” giống bằng ba cách: giâm cành, chiết cành và ghép (ghép đoạn cành, ghép “lụi” ) Giâm cành là dùng đoạn cành bánh
tẻ cắt khúc, giâm cho ra rễ Cây giâm cành đã được dưỡng 6 - 8 tháng, với đường kính thân từ 0,6 cm trở lên, thân cây từ 0,6 cm trở lên, cao ít nhất 40 cm, và nhiều
rễ là cây giống tốt, khi đem trồng sẽ phát triển tốt và mau thu hoạch
Chanh thuộc nhóm cây có múi nên dễ bị nhiễm bệnh vàng lá gân xanh do rầy chổng cánh truyền virus gây bệnh từ các cây có múi (cam, quýt, bưởi, tắc) nhưng trên thực tế không thiếu những mô hình vườn chanh phát triển tốt nhờ biết tuân thủ những yêu cầu cơ bản về phòng ngừa bệnh: chọn mua giống sạch bệnh được cơ sở sản xuất xác nhận; trồng ở “vùng trắng 3 km bán kính” (không có cây có múi có bệnh); áp dụng thâm canh; phun dầu khoáng bảo vệ thực vật hoặc phun thuốc phòng trừ rầy chổng cánh vào mỗi đợt cây ra đọt non Nếu chưa có cơ hội mua cây giống đảm bảo sạch bệnh, nên có sẵn cây chanh không hạt tốt và đã cho trái vài lứa trên vườn, thì bạn có thể dùng dụng cụ xét nghiệm nhanh trong bộ kit “Bác sĩ cây trồng” của Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam
Các khảo sát cho thấy chanh giấy không hạt có sức sinh trưởng mạnh, thích nghi tốt với nhiều vùng sinh thái thuộc Nam bộ, đặc biệt khi trồng trên chân đất giàu hữu cơ được giữ ẩm thường xuyên Các nhà chuyên môn khuyên không nên
Trang 3trồng chanh ở những vùng đất ngập úng, nhiễm phèn hay nhiễm mặn So với các giống chanh khác, chanh giấy Limca không hạt chống chịu sâu bệnh tốt hơn, một phần do sức sống của cây Trên các vùng trồng chanh thuộc Long An, Bến Tre, Đồng Tháp, Cần Thơ, Hậu Giang, An Giang ít gặp trường hợp vườn chanh giấy không hạt bị sâu vẽ bùa, xì mủ gốc, bị bệnh ghẻ, loét Quy trình trồng chanh phải được người làm vườn tham khảo kỹ lưỡng và vận dụng trong hoàn cảnh trồng chuyên hay xen canh Bất luận trong trường hợp nào, việc bón phân phải tính trên tổng số gốc cây hiện diện trên vườn Các yếu tố tác động vào năng suất chanh là: mật độ trồng phù hợp, việc tạo tán tỉa cành lúc nhỏ, bón phân đúng nhu cầu, tưới
đủ nước, giữ vườn luôn ẩm và tránh ngập úng
Sau 18 tháng trồng trên đất tốt, hay 24 tháng với đất trung bình, có áp dụng chỉnh tán, chăm sóc tốt, cây sẽ cho năng suất rất cao, đến năm thứ tư có thể đạt 5 -
6 tấn/1.000 m2 (7 - 8 tấn/1.000 m2 nếu vườn chanh giao tán) Kinh nghiệm của nhà vườn là nên thu hoạch khi trái chanh đủ lớn, có độ bóng và có dấu hiệu mềm tay, con tép căng đầy, vừa chuyển từ trắng xanh sang vàng ngà Không nên thu hoạch khi chanh còn non (ít nước) hoặc quá già