Làm giàu nhờ trồng chôm chôm nghịch vụ pot

3 256 0
Làm giàu nhờ trồng chôm chôm nghịch vụ pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Làm giàu nhờ trồng chôm chôm nghịch vụ Chỉ với 7 công đất (7.000 m2) trồng chuyên canh chôm chôm, ông Nguyễn Văn Trang (xã Tích Thiện, huyện Trà Ôn, Vĩnh Long) đạt mức lãi cực cao, gần 470 triệu đồng. Đạt được thành quả này là nhờ ông Trang chịu khó học hỏi, áp dụng kỹ thuật mới, đặc biệt là cách điều khiển chôm chôm ra trái theo ý muốn để bán mùa nghịch giá cao. Vườn chôm chôm của ông Nguyễn Văn Trang được 20 năm tuổi với giống chôm chôm Java và chôm chôm nhãn (chôm chôm đường). Trước đây ông Trang để vườn chôm chôm “thuận theo tự nhiên”, cứ đến mùa tháng 4 - 5 âm lịch là vào vụ thu hoạch rộ. Nhiều vườn chôm chôm chín cùng lúc nên giá rớt mạnh, có lúc chỉ còn vài ngàn đồng/kg. Không ít nhà vườn đốn bỏ chôm chôm, riêng ông thì tìm lối thoát mới. Tham quan mô hình nhiều nơi và mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào vườn, ông bắt đầu điều khiển vườn chôm chôm ra hoa mùa nghịch. Thành công ngoài mong đợi, chôm chôm bán được giá cao (14.000 - 16.000 đồng/kg), với năng suất 35 - 40 tấn/ha, vườn chôm chôm của ông Trang thu lãi gần 470 triệu đồng, đây là mức lợi nhuận rất cao đối với nhà vườn. Liên tiếp 4 năm nay, ông Trang luôn trúng mùa, trúng giá chôm chôm, cuộc sống gia đình trở nên khấm khá. Chia sẻ kinh nghiệm trồng chôm chôm nghịch vụ, ông Trang cho biết, phải áp dụng kỹ thuật công phu và có thể phải chấp nhận rủi ro. Ông bắt đầu xử lý vườn chôm chôm ngay lúc sau thu hoạch, đó là vệ sinh vườn, tỉa bỏ cành sâu bệnh và cành suy kiệt do mang nhiều trái, tạo tán thông thoáng để ánh sáng lọt vào bên trong. Việc tạo tán làm ngay từ đầu và theo dõi hàng năm, nhất là sau mỗi mùa thu hoạch. Ông kết hợp bón phân hữu cơ và phân hóa học (NPK 23-23-0, liều lượng 0,7 - 1 kg/cây), khoảng 1,5 tháng sau bón tiếp DAP + urê, liều lượng 1 kg/cây. Trước khi xiết nước tiến hành bón phân NPK 20-20-15, liều lượng 1 - 1,5 kg/cây. Muốn có chôm chôm bán vào thời điểm tháng 9 - 10 âm lịch thì vào khoảng tháng 3 âm lịch phải xiết nước. Thời điểm xiết nước, nếu có nước mưa thì bơm cạn. Sau khi xiết nước khoảng 1,5 - 2 tháng thấy xuất hiện đọt tạo mầm hoa thì đưa nước vô ngập liếp trong vòng 24 giờ, sau đó rút nước ra cạn mương. Nửa tháng sau lại cho nước vô mương bình thường rồi tưới nước trở lại. Bón thêm phân NPK 20-20-15, liều lượng 0,5 kg/cây. Bí quyết giúp chôm chôm đậu trái là ông trồng thêm cây chôm chôm đực xen trong vườn nên không cần phun thuốc đậu trái. Trong giai đoạn cây ra hoa đến đậu trái non thường xuyên theo dõi và phun thuốc trị bệnh phấn trắng 3 lần, mỗi lần cách nhau 10 - 15 ngày. Khi trái chôm chôm bằng trứng cút thì bổ sung tiếp 3 lần phân bón, mỗi lần cách nhau 10 - 15 ngày, loại phân bón NPK 20-20- 15, liều lượng 0,5 - 1 kg/cây. Để đảm bảo chất lượng trái, đạt an toàn dư lượng thuốc BVTV, ông ngưng phun thuốc trừ sâu bệnh và phân bón đúng thời gian cách ly đến lúc thu hoạch. Nhờ vậy mà trái chôm vườn ông Trang luôn đạt chất lượng cao, đạt nhiều giải thưởng tại các hội thi trái ngon an toàn. Ông và nhiều nhà vườn trồng chôm chôm trong vùng đang được tập huấn sản xuất chôm chôm đạt tiêu chuẩn GolbalGAP hướng tới thị trường xuất khẩu. . Làm giàu nhờ trồng chôm chôm nghịch vụ Chỉ với 7 công đất (7.000 m2) trồng chuyên canh chôm chôm, ông Nguyễn Văn Trang (xã Tích Thiện, huyện. giống chôm chôm Java và chôm chôm nhãn (chôm chôm đường). Trước đây ông Trang để vườn chôm chôm “thuận theo tự nhiên”, cứ đến mùa tháng 4 - 5 âm lịch là vào vụ thu hoạch rộ. Nhiều vườn chôm chôm. tiếp 4 năm nay, ông Trang luôn trúng mùa, trúng giá chôm chôm, cuộc sống gia đình trở nên khấm khá. Chia sẻ kinh nghiệm trồng chôm chôm nghịch vụ, ông Trang cho biết, phải áp dụng kỹ thuật công

Ngày đăng: 20/06/2014, 20:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan