Trồngdừaxiêm,môhìnhdễchovùngđấtkhóTrồngdừa xiêm được xem là môhình lý tưởng cho những vùngđất nhiễm mặn, vùng ven biển khótrồng cây ăn trái khác. Dừa xiêm uống nước cho giá trị kinh tế cao nhưng lại đầu tư ít, giống mới mau cho trái, ít tốn công chăm sóc. Đặc biệt cây dừa có phổ thích nghi rộng, chịu được khô hạn, xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu tăng nhanh. Dừa xiêm hiện nay có nhiều giống như xiêm xanh lùn, xiêm lục, xiêm dứa, xiêm lửa… Đây là những giống chất lượng tốt, thời gian cho trái nhanh (2,5 - 3 năm trồng), cây lùn, những năm đầu cây cho năng suất cao, mỗi buồng có từ 15 - 35 trái. Dừa xiêm dòng lùn trồng 250 cây/ha, mỗi cây khoảng 200 - 250 trái/năm, giá bán 4.000 - 6.000 đồng/trái, thu về khoảng 250 triệu đồng/ha. Ngoài ra có thể tận dụng đấttrồng xen hay mặt ao nuôi tôm… Ông Lê Văn Cường (xã Thạnh Phú Đông, Giồng Trôm, Bến Tre) là người trồngdừa xiêm xanh cho năng suất và hiệu quả cao, ông có “bí quyết” trồngdừa rất độc đáo là đổ cát vào gốc dừa. Ông Cường cho biết, dừa xiêm xanh trồng khoảng 30 tháng cho trái, mỗi năm cây ra 18 mo nang (mỗi mo nang tương ứng với buồng dừa sau này), nếu thời tiết bất lợi hư 3 - 4 cái, trung bình cây dừacho trên 200 trái/năm. Giá dừa nạo từ 50.000 đồng, mùa khô lên đến 90.000 - 120.000 đồng/chục. Giá dừa giống hiện nay khoảng 25.000 - 40.000 đồng/cây tùy loại. Theo ông Cường, dừa xiêm không đòi hỏi nhiều phân thuốc, chỉ cần thu một đợt trái đủ cho chi phí cả năm. Phát hiện độc đáo của ông Cường là dùng cát xây dựng đổ gốc dừa giúp cây tốt hẳn, ông so sánh mua 4 thúng cát, vừa rẻ nhưng tốt hơn 1 kg phân NPK. Đểdừa có năng suất cao, cần bổ sung phân bón, theo khuyến cáo của Viện nghiên cứu dầu và cây có dầu, Trung tâm khuyến nông Bến Tre, vào giai đoạn dừacho trái nên bón phân theo công thức 0,8 kg urê + 1,5 kg super lân + 1,5 kg clorur kali/cây/năm. Số phân trên chia thành 2 lần bón, bón đầu và cuối mùa mưa hoặc có thể chia nhiều lần bón, trước khi bón dùng cào sắt xới cách gốc khoảng 1,5 - 2 m, bón và tưới nước. Cần chú ý dọn vệ sinh, bỏ mo nang khô, bẹ hư, tàu lá… Theo KS. Nguyễn Thị Nguyệt (chi cục phó Chi cục BVTV Bến Tre), cần chọn giống tốt, chọn cây con có nhiều lá, cuống lá ngắn, rộng, phiến lá rộng thường cho sản lượng cao sau này. Cần tưới nước đầy đủ trong giai đoạn cây con, mương vườn trồngdừa thoát nước tốt. Mùa nắng, nếu cấp nước đầy đủ cây sẽ rất sai trái. Bẹ lá là giá đỡ bảo vệ buồng trái vì thế không vô cớ đốn tỉa các tàu lá non sẽ làm giảm sức tăng trưởng của cây. Cây dừa đang cho trái, nếu tàu lá mất đi trước khi hoa nở thì hoa nách lá bị hư, buồng trái sau này dễ bị gãy cổ. Rễ dừa phát triển phạm vi bán kính 2 m, khi trồng xen cây khác nên cách gốc ít nhất 2 m. Thường xuyên xới xáo vườn dừa đầu mùa mưa, cắt bỏ phần rễ chết, tạo sự thoáng khí chođấtcho rễ mới mọc ra. Diệt sạch cỏ tranh trong vườn, nên vét mương bồi bùn hàng năm, không nên bồi quá dày vì có thể làm ngộp và nóng rễ gây ra hiện tượng rụng trái non. Không nên chỉ bồi quanh gốc vì rễ non không hút được dinh dưỡng mà còn làm bộ rễ có khuynh hướng ăn trồi lên (dễ thấy ở vườn dừa chỉ bồi quanh gốc). Trồngdừa xiêm giai đoạn đầu (dừa tơ) chú ý hai đối tượng gây hại quan trọng là sâu đuông và bọ cánh cứng. Đuông dừa hay phát hiện muộn, tấn công gây hại nặng dừa tơ. Phòng ngừa sự phá hại của kiến vương là biện pháp ngừa đuông vì sâu đuông là côn trùng xâm nhập thứ cấp, đẻ trứng trên vết đục của kiến vương. Thường xuyên kiểm tra vườn, dùng bông gòn tẩm thuốc (Basudin 50ND, Pyrimex 20EC, Actara 25WG…) nhét vào lỗ xâm nhập của sâu đuông, sau đó dùng đất sét trám bít lỗ lại. Riêng bọ cánh cứng, biện pháp nuôi ong ký sinh đạt hiệu quả cao và ít tốn kém. . Trồng dừa xiêm, mô hình dễ cho vùng đất khó Trồng dừa xiêm được xem là mô hình lý tưởng cho những vùng đất nhiễm mặn, vùng ven biển khó trồng cây ăn trái khác. Dừa xiêm uống nước cho. tận dụng đất trồng xen hay mặt ao nuôi tôm… Ông Lê Văn Cường (xã Thạnh Phú Đông, Giồng Trôm, Bến Tre) là người trồng dừa xiêm xanh cho năng suất và hiệu quả cao, ông có “bí quyết” trồng dừa rất. rất độc đáo là đổ cát vào gốc dừa. Ông Cường cho biết, dừa xiêm xanh trồng khoảng 30 tháng cho trái, mỗi năm cây ra 18 mo nang (mỗi mo nang tương ứng với buồng dừa sau này), nếu thời tiết bất