1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Cách tạo bonsai Tanuki potx

13 279 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 302,47 KB

Nội dung

Cách tạo bonsai Tanuki Giá trị của việc tạo ra một cây bonsai từ hai nguồn vật liệu cây riêng biệt (một trong hai là cây đã chết lâu năm) thường là một vấn đề tranh luận đáng kể trong cộng đồng bonsai phương Tây. Những tác phẩm như bonsai "tanuki" của người Nhật hay "cây ghép phượng hoàng" của người phương Tây là một trong những tác phẩm như thế. Bất chấp tên của chúng là gì, quá trình thực hiện tác phẩm căn bản là giống nhau. Những khúc gỗ chết lớn với hình dáng thú vị được sử dụng làm dáng cây. Các dụng cụ mài hoặc khoan gỗ được sử dụng để tạo những đường rãnh trên thân gỗ chết và sau đó một cây trẻ (thường là cây bách xù) được ghim chặt vào, khâu hoặc dùng cách khác để gắn chúng trên đường rãnh. Sau một thời gian, cây con phát triển theo đường rãnh, những đinh vít được tháo bỏ và sản phẩm ghép hình thành, sản phẩm này sau đó vẫn sử dụng các kỹ thuật bonsai truyền thống để chăm sóc. Quan điểm của người Nhật Từ "tanuki" trong tiếng Nhật được hiểu là "kẻ lừa đảo, lén lút". Những câu chuyện dân gian của người Nhật khắc họa hình ảnh "tanuki" là một người ăn mặc chải chuốt, anh ta đến thăm từng nhà trong ngôi làng, lừa đảo người dân cho anh ta tiền và thức ăn, hay là một người có tài "bẻo mép" lừa lọc người khác. Những người Nhật làm bonsai tanuki xem như là một sự tiêu khiển thú vị và vui vẻ, nhưng không xem chúng ngang hàng với các loại bonsai thông thường khác. Chúng ta sẽ không thấy "bonsai tanuki" xuất hiện trong những buỗi biểu diễn chuyên nghiệp ở Nhật bởi vì họ không xem tanuki như là một loại bonsai có giá trị. Họ xem nó như một thứ đồ giả mạo. Cách tiếp cận của người phương Tây Nhưng chúng có phải đồ giả không? Có lẽ đây là câu hỏi về quan điểm. Từ "cây ghép phượng hoàng" được đề xuất lần đầu tiên bởi nghệ nhân bonsai nổi tiếng Dan Robinson, Washington là nơi tập trung của các cây bonsai được thiết kế một cách ngoạn mục và cổ điển, nhưng cũng bao gồm những bộ sưu tập tanuki bonsai gây ấn tượng, hoặc như Dan nói: "Cây ghép phượng hoàng giống như chim phượng hoàng trong thần thoại Hy Lạp cổ, hồi sinh trở lại và huy hoàng hơn bao giờ hết từ nắm tro tàn của cái chết. Cây bonsai phượng hoàng dùng khúc gỗ cổ xưa có thời gian chết lâu và cây trẻ làm vật liệu để tạo ra những tác phẩm nghệ thuật tuyệt hơn tổng số từng phần của chúng". Bất kỳ lúc nào, giống như một họa sĩ hay là một nhà điêu khắc, mục đích của chúng ta là để tạo ra một tác phẩm nghệ thuật mà gợi lên những cảm xúc nhất định, và vì thế loại bonsai này có giá trị như bất cứ loại bonsai nào khác. Đây là một cuộc tranh luận sẽ được tiếp tục ở cộng đồng bonsai phương Tây trong nhiều năm nữa. Tuy nhiên, mục đích của chúng ta ở đây là đưa ra những kỹ thuật hoặc máy móc đơn giản để tạo ra một cây bonsai tanuki. Dưới đây là những bước làm cụ thể: Lựa chọn thân gỗ chết. Việc chọn thân gỗ chết để làm cây bonsai tanuki là một việc cần phải hết sức lưu ý. Chất lượng gỗ rất quan trọng, vì thế, không phải tất cả các loại gỗ chết đều được sử dụng, bất chấp hình dáng của nó có hấp dẫn như thế nào. Thân gỗ chết cần phải chặt và rất cứng. Gỗ thường được sử dụng là gốc cây bách xù từ sa mạc phía tây. Loại gỗ này rất già và đủ cứng để đóng đinh xung quanh nó. Bạn phải cẩn thận đối với nước bởi vì bất cứ khúc gỗ chết nào tiếp xúc liên tục với nước hoặc độ ẩm thì cuối cùng cũng đi đến mục nát và đòi hỏi sửa lại hay thay thế. Phần phía trên của khúc gỗ không tiếp xúc với đất hoặc chất bẩn sẽ giữ được lâu hơn những phần ở trong đất vì chúng sẽ mục nát nhanh chóng nếu chúng không đủ độ dày và chắc. Một vài người sơn khúc gỗ chết với chất bảo quản gỗ để tránh ảnh hưởng của độ ẩm. Điều này có thể là một ý tưởng tốt. Có rất nhiều loại sơn khác nhau có sẵn trong siêu thị. Tuy nhiên, bạn nên để ý đến hóa chất trong sơn để tránh làm hư hỏng cây sống mà được trồng ghép vào thân gỗ chết. Lựa chọn chậu chứa Cây bonsai tanuki không phải là loại cây có ngay được mà chúng cần thời gian phát triển Cứ cho rằng chúng ta có khả năng làm những cây trưng bày trong triển lãm từ 3 đến 5 năm. Vào lúc ban đầu, bạn nên chọn chậu chứa hơi to. Cuối cùng bạn nên chuyển cái cây đang trồng sang một chậu chứa thích hợp cho trưng bày. Cũng có thể tận dụng cái gì đó bình dị như là miếng nhựa lớn trũng của xe buýt hoặc một hộp trồng làm bằng gỗ. Lựa chọn cây Cây bách xù thường là loại cây nguyên liệu được lựa chọn cho việc tạo ra một cây bonsai tanuki. Ngoài ra các cây thông, thủy tùng, linh sam, độc cần cũng có thể dùng làm thân cây bonsai được. Những loại cây này có độ mền dẻo phù hợp để đóng đinh, khoan lỗ, bắt vít Nếu bạn chọn những cây khô (họ đỗ quyên) thì phải thật cẩn trọng vì thân cây và các nhánh rất dễ gãy, vỏ cây giòn dễ vỡ không thể chịu đựng những vết rạn nứt. Các bước thực hiện Trong bài này chúng tôi chọn cây bách xù Shimpaku làm thân gỗ chết để tạo cây bonsai tanuki. Dưới đây là hướng dẫn từng bước một để tạo một cây bonsai tanuki. Trong bài, tính nghệ thuật không được tập trung lắm mà chỉ là các bước cơ bản cần thiết để hoàn thành cây. Cách bạn bố trí trên cây gỗ chết như thế nào, nơi mà bạn bào những đường rãnh và bạn bố trí thân và nhánh như thế nào sẽ chủ yếu dựa trên cấu trúc chính vững chắc của thiết kế bonsai. * Bước 1 Chuẩn bị chậu chứa bằng cách khoan 4 lỗ ngang bằng nhau trên miếng mica. Những lỗ này nên vừa đủ lớn để phù hợp với 2 dây đồng xuyên qua, mỗi lỗ dày khoảng 2.5mm. Đặt một màng ngăn các lỗ thoát nước giống như với bất kỳ cây bonsai nào. Xác định góc mà tại đó khúc gỗ chết sẽ được bố trí vào trong chậu chứa. Chân của thân gỗ chết nên bằng phẳng và song song với đáy của chậu. Để thực hiện, sử dụng bút đánh dấu màu đen và vẽ một đường lên thân gỗ chết song song với đáy chậu. Sau đó sử dụng cái cưa tay, cưa gỗ và vì thế đáy sẽ trở nên bằng phẳng và song song. * Bước 3 Sử dụng khoan để khoan những lỗ cho 4 đinh ốc nhỏ. Những vòng mắt nhỏ nên chìm vào trong phần gỗ cứng, chắc chắn. Những vòng mắt nhỏ cần thiết gần với chân cây và cuối cùng sẽ được xâu thành chuỗi với dây đồng để giữ vững gốc cây đúng vị trí. Sẽ không thấy chúng khi phủ đất * Bước 4 Đá nên được đặt dưới vật chứa để nâng cao phần thân gỗ chết bị che dưới lớp đất, do đó làm giảm số lượng thân gỗ chết trong đất ẩm và làm chậm lại tiến trình thối rửa không thể tránh khỏi. Dùng những hòn đá bể để lát hoặc đá phiến chất đống để đạt được chiều cao mong muốn. Cắt những hòn đá với kích thước phù hợp với gốc cây và đặt vào dưới đáy chậu chứa. * Bước 5 Chọn cây vật liệu, trong trường hợp này cây bách xù Shimpaku với đường kính gốc cây khoảng 2cm. Lấy bỏ tất cả những cây bụi giữa thân của cây gỗ chết và thân của cây bách xù sống. Dùng một cây bút chì đánh dấu vẽ một đường lên thân gỗ chết làm dấu nơi rãnh bạn muốn cắt đến đâu. Tiếp theo, lấy cây bách xù ra khỏi thùng chứa của nó, gói chúng trong túi nhựa và cột chặt bằng dây thừng. Bước này rất quan trọng. Những rễ nên giữ nguyên vẹn và không khô trong suốt quá trình. * Bước 6 Dùng máy bào khô hoặc dụng cụ bào phù hợp (của chúng tôi là khoảng 1.5cm), cắt một đường rãnh vào trong thân gỗ chết. Đường rãnh cần ít nhất một nửa chiều sâu (hoặc hơn) của đường kính thân Shimpaku và ít nhất một nữa chiều rộng. Nhớ rằng bạn đang làm đối với cây có thể trình diễn 3 đến 5 năm. Nếu bạn làm đường rãnh quá nông, cây cuối cùng sẽ đẩy chính nó ra khỏi đường rãnh. Nên cẩn thận. Những mẫu bào thì rất sắc và không quan tâm đặc biệt nếu bạn cắt phần thịt hoặc phần gỗ. Nên cẩn thận với các máy mài và máy bào. * Bước 7 Bắt đầu tại phần gốc, để cây bách xù vào trong đường rãnh của thân gỗ chết. Sử dụng mũi khoan nhỏ để khoan một lỗ xuyên qua cây Shimpaku còn sống và cột chặt vào gốc cây. Sau đó dùng đá cuội dài thích hợp hoặc đinh vít phù hợp với miếng đệm nhỏ và bảo đảm cây bách xù vừa khít vào trong rãnh của thân cây chết. (Miếng đệm ngăn cản đầu đinh ốc khỏi chìm vào trong thân của cây bách xù quá sâu. Di chuyển lên trên một vài cm và đặt gần đinh ốc. Cố gắng dùng càng ít đinh ốc càng tốt. Làm chậm chậm từ từ đáy lên đỉnh cây. Chú ý: chắc chắn rằng bạn bảo đản phần chân đế của cây (nơi mà chứa bộ rễ), cột nhẹ bên trái, bên phải phía trước hoặc phía sau của gốc cây gỗ chết được cho là đặt trên đính mấy hòn đá trong chậu chứa. * Bước 8 Luồn 2 sợi dây đồng xuyên qua lỗ bạn khoan trên chậu chứa ban đầu. Dùng dây đồng chứ không phải nhôm mà có khuynh hướng co giãn và thay đổi thời tiết trong trường hợp này. Đặt một tầng đất bonsai ở phần đáy chậu chứa và bố trí các hòn đá bể vào lỗ phù hợp xung quanh trung tâm lỗ và trên đỉnh một lớp mỏng đất. Lấy bỏ miếng nhựa xung quanh bộ rễ của cây Shimpaku và đặt cây tanuki vào trong thùng chứa. Rất quan trọng rằng bạn phải nhẹ nhàng với hệ thống rễ trong mức có thể và chỉ lấy bỏ đủ đất và rễ cho phép bạn bốt trí dáng đúng và che phủ rễ [...]...* Bước 9 Cột cây tanuki vào một nơi bằng cách luồn 2 sợi dây xuyên qua mỗi mắt nhỏ và xoắn lại cho chắc chắn Sử dụng máy đóng đinh ốc để xoắn chặt sợi dây nếu thấy cần thiết Gốc cây và shimpaku phải được giữ cố định Cho đất trồng bonsai vào trong thùng chứa và trộn lên để loại ra những bóng khí trong cấu thành thường có Sau... bón phân 3 đến 4 tuần Bón phân mạnh trong 2 năm tiếp theo Bạn muốn khuyến khích sự phát triển càng nhiều càng tốt Không thay chậu cây trong ít nhất 2 năm * Bước 10 Cây tanuki hoàn chỉnh bây giờ đã sẵn sàng để phát triển như là một cây bonsai Có rất nhiều việc để làm, nhưng không phải trong một lúc Cái cây cần bây giờ là thời gian để phát triển Một khi bạn biết cây đang lớn lên và khỏe mạnh, bạn có thể . Cách tạo bonsai Tanuki Giá trị của việc tạo ra một cây bonsai từ hai nguồn vật liệu cây riêng biệt (một trong hai là cây đã. chúng tôi chọn cây bách xù Shimpaku làm thân gỗ chết để tạo cây bonsai tanuki. Dưới đây là hướng dẫn từng bước một để tạo một cây bonsai tanuki. Trong bài, tính nghệ thuật không được tập trung. bởi nghệ nhân bonsai nổi tiếng Dan Robinson, Washington là nơi tập trung của các cây bonsai được thiết kế một cách ngoạn mục và cổ điển, nhưng cũng bao gồm những bộ sưu tập tanuki bonsai gây

Ngày đăng: 20/06/2014, 14:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w