Phòng trừsâubệnhhại Chè - Trà Rầy xanh: Rầy xanh trưởng thành có màu xanh lá mạ, rầy non màu xanh vàng. Rầy chích hút nhựa làm búp chè cằn cỗi, mất màu xanh bóng. Rầy xanh gây hại quanh năm trên chè, đặc biệt là vào tháng 3, 4, 5 và tháng 9, 10. Những nơi chè rậm rạp, sinh trưởng tốt thường bị rầy hại nặng. Bọ trĩ (bọ cánh tơ): Bọ trưởng thành và bọ trĩ non có màu vàng nhạt, xám vàng, vàng lục. Bọ trĩ chích hút nhựa ở búp và lá non. Búp chè bị hại trở nên sần sùi cằn cỗi, lá bị hại trở nên dày cứng, mặt dưới có 2 vệt xám song song với gân lá chính. Bọ trĩ phát sinh trên chè quanh năm, nhất là tháng 5-8. Thời tiết càng khô hạn thì bọ trĩ phát sinh càng nhiều. Nhện đỏ: Chè bị nhiều loại nhện đỏ phá hoại. Nhện trưởng thành giống con mạt gà, có màu đỏ, nâu, tía (tùy từng loại nhện). Nhện đỏ hại lá già và lá bánh tẻ. Lá bị hại có màu đỏ, sau đó rụng làm chè chậm ra búp mới. Nhện đỏ gây hại trên chè trong suốt cả năm. Chúng gây hại nặng nhất vào các tháng 4, 5, 6, 7 và 9, 10, 11. Thời tiết nóng, khô hạn rất thuận lợi cho nhện đỏ phát triển. Bọ xít muỗi: Bọ xít trưởng thành màu xanh xẫm hơi vàng giống con muỗi. Bọ xít non có màu xanh vàng giống con kiến. Bọ xít muỗi chích hút nhựa ở lá non và búp tạo thành những vết màu nâu. Bị hại nặng chè không ra búp. Bọ xít muỗi gây hại quanh năm, nhiều nhất vào tháng 7, 8, 9, 10. Bọ xít muỗi gây hại nặng ở nơi ẩm thấp, chè giao tán, lâu không đốn, nhiều cỏ dại, quá lứa không hái. Các bệnh nấm: Bệnh thối búp phát triển mạnh trong điều kiện ấm và ẩm vào tháng 8, 9, 10. Bệnh chấm xám phát triển từ tháng 7-11, nhiều nhất là tháng 8, 9. Bệnhphồng lá chè phát triển nhiều trong tháng 4, 5. Biện pháp phòngtrừ và biện pháp canh tác: Bón cân đối phân đạm, lân, kali với phân hữu cơ. Đốn chè đúng thời vụ, đúng kỹ thuật. Kịp thời trừ cỏ dại trong nương chè. Tưới nước cho chè khi khô hạn. Nương chè kiến thiết cơ bản cần trồng xen lạc, đậu đỗ, cây phân xanh vào giữa hàng chè. Nương chè kinh doanh cần trồng cây che bóng. Biện pháp sinh học: Trên nương chè có nhiều loài thiên địch, cần bảo vệ chung để chúng tiêu diệt sâu hại. Không được dùng thuốc hóa học bừa bãi, nên dùng loại thuốc hóa học ít độchại với thiên địch mà có hiệu quả cao với sâu hại, nên trồng cây che bóng cho chè, xung quanh nương chè để những cây hoa có mật (cây cứt lợn, cỏ hoa cúc ) làm nơi trú ẩn cho thiên địch. Biện pháp thủ công: Phá bỏ các cây chè (bụi chè) bị nhiễm nặng các bệnh nấm hoặc rệp sáp, rệp muỗi, sâu chùm, sâu cuốn lá Biện pháp hóa học: Chỉ dùng thuốc hóa học khi thật cần thiết và phải tuân theo phương châm 4 đúng: đúng thuốc, đúng liều lượng và nồng độ, đúng lúc, đúng chỗ. Không được sử dụng các loại thuốc hóa học đã bị cấm sử dụng như: Ofatox, Monitor Không dùng thuốc trừsâu với mục đích kích thích sinh trưởng của cây chè. Với rầy xanh và bọ trĩ dùng luân phiên các thuốc: Tribon 10EC: pha 7cc trong bình 10 lít; Pegasus 500SC: pha 8g bình 10 lít; Padan 95SC: phun 25cc trong bình 10 lít; Fenbis 25EC: pha 25cc trong bình 10 lít; Sagomicin 20EC: pha 7,5cc trong bình 10 lít; Sherpa 25EC: pha 15-20cc trong bình 10 lít. Tất cả các loại thuốc này đều phun 3 bình/sào. Với nhện đỏ dùng luân phiên các thuốc Komite 10EC: pha 10cc trong bình 10 lít; Ortus 5SC: pha 5-10cc trong bình 10 lít; Fenbis 25 EC: 25cc pha bình 10 lít. Tất cả đều phun 3 bình/sào. Trừbệnh nấm dùng các thuốc: Ridomil MZ 72WP: 25-30g pha bình 10 lít; Benomyl 5WP: 20-25g pha bình 10 lít. Tất cả đều phun khoảng 3 bình/sào. . Phòng trừ sâu bệnh hại Chè - Trà Rầy xanh: Rầy xanh trưởng thành có màu xanh lá mạ, rầy non màu xanh vàng. Rầy chích hút nhựa làm búp chè cằn cỗi, mất màu xanh bóng. Rầy xanh gây hại. diệt sâu hại. Không được dùng thuốc hóa học bừa bãi, nên dùng loại thuốc hóa học ít độc hại với thiên địch mà có hiệu quả cao với sâu hại, nên trồng cây che bóng cho chè, xung quanh nương chè. Biện pháp phòng trừ và biện pháp canh tác: Bón cân đối phân đạm, lân, kali với phân hữu cơ. Đốn chè đúng thời vụ, đúng kỹ thuật. Kịp thời trừ cỏ dại trong nương chè. Tưới nước cho chè khi khô