Phòng trịsâubệnhhại
đậu tươngđông
Từ nhiều năm nay, tại các huyện ngoại thành Hà Nội, cây
đậu tương luôn được chọn là cây chủ lực trong vụ đông.
Để giúp bà con có thêm kinh nghiệm trong việc phòng chống
sâu bệnhhạiđậu tương, chúng tôi xin giới thiệu phương pháp
sau:
1. Đối với sâuhại
Đối với nhóm dòi đục thân, sâu đục quả, sâu ăn tạp , cách
phòng trừ với các đối tượng này là dùng Basudin 10H hay
Regent 3G rải trong lúc gieo hạt (20kg/ha). Nếu thấy xuất
hiện nhiều thì dùng các loại thuốc trừ sâu như Regent
800WG, Fastac 5EC, Ofatox 400EC, Basudin 40EC pha
nồng độ 0,15% để phun trừ.
Đối với sâu đục quả: Áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng
hợp như luân canh, trồng trái vụ, cày bừa, ngâm nước sau khi
thu hoạch để diệt hết nhộng tránh lây nhiễm cho vụ sau.
Trước khi cây trổ hoa nên phun ngừa bằng các loại thuốc trừ
sâu để diệt bướm trứng và sâu non.
2. Các bệnhhại chủ yếu
Bệnh hạiđậutương có nhiều, như bệnh gỉ sắt, sương mai,
thán thư, lở cổ rễ, virus, đốm nâu, thối hạt, chết héo nhưng
giai đoạn này bà con cần đặc biệt chú ý một số loại bệnhsau
đây:
- Bệnh gỉ sắt:
Do nấm Uromyces appendisculatus gây ra, thường gây hại
nặng trên lá, thân và quả trong điều kiện ẩm độ cao (trên
90%), trời nhiều sương mù, thiếu ánh sáng. Bệnh xuất hiện
đầu tiên từ những lá già sát mặt đất rồi lan dần lên các lá phía
trên làm cho mặt lá có đốm vàng nhạt và bào tử màu xám ở
dưới mặt lá. Nếu bị nặng cây quang hợp kém, năng suất giảm
sút nghiêm trọng, thậm chí thất thu, hạt lép, chất lượng kém.
- Bệnh sương mai:
Là bệnhhại phổ biến ở nhiều vùng trồng đỗ tương tập trung.
Bệnh hại chủ yếu trên lá làm cho vàng, khô và rụng dẫn đến
cây sinh trưởng, phát triển kém làm giảm năng suất, chất
lượng hạt.
- Bệnh thán thư:
Do nấm Colletotrichum lindemuthianum gây ra và gây hại
trong tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây từ khi nẩy mầm
cho đến khi hình thành quả. Trên các lá, cuống lá, thân, quả
và ngay cả trên hạt cũng xuất hiện nhiều chấm nâu đen hoặc
vàng nâu hơi lõm xuống. Bệnh thường phát sinh, phát triển
trong điều kiện ẩm độ bão hoà (95-100%), nhiệt độ 16-120
độ C. Nếu ẩm độ dưới 80%, nhiệt độ trên 27 độ C hoặc dưới
13 độ C thì bệnh sẽ ngừng phát triển. Bệnh có thể tồn tại chủ
yếu ở hạt giống, trên tàn dư cây bệnh, trong đất từ 1-2 năm.
Biện pháp phòng trừ:
Cần chú ý các biện pháp phòng trừ tổng hợp mới có hiệu quả
như trồng bằng các giống kháng bệnh, trồng luân canh với
các loại cây trồng khác họ, thu dọn hết tàn dư cây bệnhsau
thu hoạch; bón phân cân đối, kịp thời, làm sạch cỏ dại, xới
xáo, phá váng, khơi thông mương rãnh tránh úng ngập sau
mưa, sau khi tưới để làm giảm độ ẩm đất và xử lý hạt giống
bằng các loại thuốc chống nấm trước khi gieo như Rovral,
Thiram. Phun phòng bằng các loại thuốc trừ nấm nội hấp
mạnh như Aliette 80WP, Ridomil 68 WP nồng độ 0,15-0,3%,
Boóc đô 1%, các thuốc có gốc đồng. Thời điểm phun tốt nhất
là vào thời kỳ cây có 4-5 lá kép đến trước khi ra hoa. Các loại
thuốc có gốc đồng không nên phun khi đang làm nụ và ra
hoa, ảnh hưởng đến năng suất.
. Phòng trị sâu bệnh hại đậu tương đông Từ nhiều năm nay, tại các huyện ngoại thành Hà Nội, cây đậu tương luôn được chọn là cây chủ lực trong vụ đông. Để giúp bà con. nghiệm trong việc phòng chống sâu bệnh hại đậu tương, chúng tôi xin giới thiệu phương pháp sau: 1. Đối với sâu hại Đối với nhóm dòi đục thân, sâu đục quả, sâu ăn tạp , cách phòng trừ với các. cây trổ hoa nên phun ngừa bằng các loại thuốc trừ sâu để diệt bướm trứng và sâu non. 2. Các bệnh hại chủ yếu Bệnh hại đậu tương có nhiều, như bệnh gỉ sắt, sương mai, thán thư, lở cổ rễ, virus,