1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

Tiết 68: CHIA MỘT SỐ TỰ NHIÊN CHO MỘT SỐ THẬP PHÂN ppt

6 697 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 135,74 KB

Nội dung

MỤC TIÊU: Giúp HS: - Nắm được cách thực hiện chia một số tự nhiên cho một số thập phân bằng cách đưa phép chia các số tự nhiên.. - Vận dụng để giải các bài toán có liên quan đến chia mộ

Trang 1

Tiết 68: CHIA MỘT SỐ TỰ NHIÊN CHO MỘT SỐ THẬP PHÂN

I MỤC TIÊU:

Giúp HS:

- Nắm được cách thực hiện chia một số tự nhiên cho một số thập phân bằng cách đưa phép chia các số tự nhiên

- Vận dụng để giải các bài toán có liên quan đến chia một số tự nhiên cho một số thập phân

II CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1 KIỂM TRA BÀI CŨ

- GV gọi 2 HS lên bảng làm các bài tập

- GV nhận xét và cho điểm HS

- 2 HS lên bảng làm bài

2 DẠY - HỌC BÀI MỚI

2.1 Giới thiệu bài:

- GV giới thiệu bài - HS lắng nghe

2.2 Hướng dẫn thực hiện phép chia

một số tự nhiên cho một số thập phân

a Giới thiệu”Khi nhân số bị chia và số

Trang 2

chia với cùng một số khác 0 thì thương

không thay đổi”

- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp

HS rút ra kết quả:

25 : 4 = (25 x 5) : (4 x 5) 4,2 : 7 = (4,2 x 10) : (7 x 10) 37,8 : 9 = (37,8 x 100) : (9 x 100)

- GV hướng dẫn HS nhận xét để rút ra kết

luận: của bạn

- HS nhận xét theo hướng dẫn của GV:

+ Giá trị của hai biểu thức 25 : 4 và (25 x

5) : (4 x 5) như thế nào so với nhau?

+ Giá trị của hai biểu thức bằng nhau

+ Em hãy so sánh hai số bị chia, hai số

chia của hai biểu thức với nhau

+ Số bị chia và số chia của

(25 x 5) : (4 x 5) chính là số bị chia và số chia của 25 : 4 nhân với 5

+ Vậy khi nhân cả số bị chia và số chia

của biểu thức 25 : 4 với 5 thì thương có

thay đổi không?

- Thương không thay đổi

- GV hỏi tổng quát: Khi ta nhân cả số bị - Khi ta nhân cả số bị chia và số chia với

Trang 3

chia và số chia với cùng một số khác 0 thì

thương của phép chia sẽ như thế nào?

cùng một số khác 0 thì không thay đổi

a) Ví dụ 1

* Hình thành phép tính - HS nêu phép tính

57 : 9,5 = ? (m)

* Đi tìm kết quả

- GV áp dụng tính chất vừa tìm hiểu về

phép chia để tìm kết quả của 57 : 9,5

- HS thực hiện nhân số bị chia và số chia của 57 : 9,5 với 10 rồi tính:

(57 x 10) : (9,5 x 10) = 570 : 95 = 6

- GV hỏi: Vậy 57 : 9,5 = ? - HS nêu: 57 : 9,5 = 6

- GV nêu và hướng dẫn HS: thực hiện

phép chia 57 : 95

- HS theo dõi GV đặt tính và tính

- GV yêu cầu HS cả lớp thực hiện lại

phép chia 57 : 9,5

- HS làm bài vào giấy nháp, 1 HS lên bảng làm bài, sau đó trình bày lại cách chia

- Thương của phép tính có thay đổi

không?

- Thương của phép chia không thay đổi khi ta nhân số bị chia và số chia với cùng một số khác 0

b) Ví dụ 2

Trang 4

- GV nêu yêu cầu: Dựa vào cách thực

hiện phép tính 57 : 9,5 các em hãy đặt

tính rồi tính 99 : 8,25

- 2 HS ngồi cạnh nhau cùng trao đổi và tìm cách tính

c) Quy tắc chia một số tự nhiên cho một

số thập phân

- GV hỏi: Qua cách thực hiện hai phép

chia ví dụ, bạn nào có thể nêu cách chia

một số tự nhiên cho một số thập phân?

- 2 HS trình bày trước lớp, HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến

2.3 Luyện tập - thực hành

Bài 1

- GV cho HS nêu yêu cầu bài, sau đó yêu

cầu HS tự làm bài

- 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập

- GV chữa bài của HS trên bảng lớp, sau

đó yêu cầu 4 HS vừa lên bảng nêu rõ

cách thực hiện phép tính của mình

Bài 2

- GV hỏi HS: Muốn chia nhẩm một số

cho 0,1 ; 0,01 ; 0,001 ; ta làm như thế

nào?

- HS trao đổi với nhau và nêu: Muốn chia

số thập phân cho 0,1 ; 0,01 ; 0,001 ; ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó sang bên phải một, hai, ba, chữ số

Trang 5

- GV hỏi HS: Muốn chia nhẩm một số

thập phân cho 10, 100, 1000 ta làm như

thế nào?

- HS: Muốn chia nhẩm số thập phân cho

10, 100, 1000 ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó sang bên trái một, hai, ba, chữ

số

- GV yêu cầu HS tiếp nối nhau nêu kết

quả của các phép tính

- HS tiếp nối nhau thực hiện tính nhẩm trước lớp, mỗi HS nhẩm một phần, HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến

Bài 3

- GV gọi 1 HS đọc đề bài toán - 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả

lớp đọc thầm đề bài trong SGK

- GV yêu cầu HS tự làm bài - HS cả lớp làm bài vào vở bài tập, sau đó

1 HS đọc bài chữa trước lớp

Bài giải

1m thanh sắt đó cân nặng là:

16 x 0,8 = 20 (kg) Thanh sắt cùng loại dài 0,18m cân nặng là:

20 x 0,18 = 3,6 (kg)

Đáp số: 3,6kg

3 CỦNG CỐ, DẶN DÒ

Trang 6

- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm

và chuẩn bị bài sau

Ngày đăng: 20/06/2014, 14:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w