1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giao trinh lich su quan he quoc te phan doan nam

408 11 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 3

Chịu trách nhiệm xuất bản : TS VU DUONG HUAN HOC VIEN QUAN HE QUOC TE Dia chi Điện thoại : Fax E-mail

Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội 8.344.540 (xin móy lẻ 119 hoặc 251) 8.343.543

Trang 4

PHAN THU NHAT

QUAN HE QUOC TE

Trang 5

MỞ ĐẦU

NHỮNG NÉT KHÁI QUÁT

TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI

ĐẾN ĐẦU THẬP KỶ 70

Chiến tranh thế giới thứ hai (CTTG-II) kết thúc bằng thắng lợi oanh liệt của Liên Xô và các lực lượng chống phát-xít đã mở ra một thời kỳ mới trong quan hệ quốc tế Sau khi phe phát-xít bị đánh bại, sơ sánh lực lượng thay đổi theo hướng có lợi cho Liên Xô và các lực lượng yêu chuộng hoà bình trên thế giới Đồng thời do phe phát-xít, kẻ thù chung của nhân loại, đã bị loại bỏ, Mặt trận chống phát-xít hình thành trong chiến tranh đứng trước nguy cơ tan rã Những mâu thuẫn trong nội bộ các lực lượng chống phát-xít, tạm thời được đàn xếp trong chiến tranh, nay đã bộc lộ công khai Quá trình tập hợp lực lượng mới sau chiến tranh dựa trên cơ sở ý thức hệ và lợi ích quốc gia bắt đầu và tác động mạnh đến các hoạt động trong quan hệ quốc tế

1 SỰ HÌNH THÀNH VÀ LỚN MANH CUA HỆ THỐNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA THẾ GIỚI LIEN XO TRỞ THÀNH TRỤ CỘT CỦA PHE XÃ HỘI

CHỦ NGHĨA

Chiến tháng vĩ đại của Liên Xô đã làm cho an ninh của Liên Xỏ được củng cố Biên giới phía Tây và phía Đông, mở rộng, khối đoàn

Trang 6

ninh quốc gia còn được đảm bảo bởi ánh hưởng và vị trí quốc tế ngày càng được mở rộng của Liên Xô sau chiến tranh Tuy bị chiến tranh tàn phá nặng nề, song với nỗ lực của toàn thể nhân dan, nén kinh tế của Liên Xô vẫn ngày càng lớn mạnh Kế hoạch khỏi phục _ và phát triển kinh tế quốc dân của Liên Xô sau chiến tranh đã được thực hiện thang lợi và chỉ trong thời gian 2 nãm đã vượt mức trước chiến tranh vẻ sản phẩm công nghiệp, và từng bước cải thiện đời sống của nhân dân

Tóm lại, sau chiến tranh, Liên Xô đã trở thành một cường quốc có uy tín và ảnh hưởng rất lớn và ngày càng trở thành một nhân tố không thể thiếu trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế

Liên Xô cũng không còn là nước xã hội chủ nghĩa duy nhất, bị cô lập trong vòng vây của chủ nghĩa đế quốc Một loạt các nước ở châu Âu và châu Á đã tách khỏi hệ thống tư bản chủ nghĩa thông qua việc thiết lập chính quyền nhân dân ở các nước đó và đi theo con dường xây dựng chủ nghĩa xã hội Lần đầu tiên trong lịch sử, hệ thông các nước xã hội chủ nghĩa đã hình thành từ châu Âu sang châu Á với dân số gần một tỷ người, tạo nên thế Hiên hoàn hỗ trợ và giúp đỡ nhau xây dựng chủ nghĩa xã hội và phối hợp với nhau trong sự nghiệp đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc

Sự ra đời và lớn mạnh của hệ thống xã hội chủ ngha thế giới là một trong những sự kiện quan trọng nhất sau CTTG-]IL Sự kiện này làm thay đổi so sánh lực lượng trên vũ đài quốc tế, có lợi cho Liên Xö và các nước chủ nghĩa xã hội

2 PHONG TRAO GIAI PHONG DAN TỘC LỚN MANH HE THONG THUGC DIA TAN RA

Trang 7

Ngay trong chiến tranh, các dân tộc Á Phi Mỹ la-tinh đã đứng lên đấu tranh bên cạnh các lực lượng Đồng minh chống phát-xít trong những điều kiện cực kỳ khó khăn và góp phần không nhỏ vào thắng lợi của sự nghiệp chống thảm họa phát-xít, đồng thời chuẩn bị cho sự nghiệp giải phóng đân tộc, giành lấy chính quyền sau khi chiến tranh kết thúc

Các nước để quốc thực dân, bằng mọi thủ đoạn, cố gắng duy trì quyền lực trong hệ thống thuộc địa cũ, làm cho mâu thuẫn giữa thuộc địa và chính quốc thêm gay gắt Nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc không còn con đường nào khác là phải đấu tranh mạnh mẽ và cương quyết chống lại chủ nghĩa thực dân, giành lấy

độc lập dân tộc

Phong trào giải phóng đân tộc bùng nổ và phát triển mạnh mẽ

làm cho hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc bắt đầu tan rã Các nước đế quốc buộc phải từng bước rút lui và thừa nhận nền độc lập của các dân tộc

Đi đầu phong trào giải phóng dân tộc là các nước Trung Quốc, Việt Nam và Triểu Tiên, được các chính Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa nên cuộc đấu trảnh hết sức gay gất và quyết liệt Thực chất ở những nơi này đã nổ ra cuộc đụng độ về ý thức hệ

Đại đa số các nước thuộc địa và bán thuộc địa khác đã gianh được độc lập chính tri và đi theo con đường dân tộc chủ nghĩa Sau khi thoát khỏi ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc, những nước này đã tập hợp lại với nhau để bảo vệ và củng cố nền độc lập chính trị và phục hưng đất nước Về chính sách đối ngoại, họ có khuynh hướng hoà bình chống chiến tranh xâm: lược, nhưng muốn đứng trung lập giữa hai hệ thống chính trị nhằm tranh thủ viện trợ của cả hai phe Họ tự coi là "Thế giới thứ ba” và nể lực liên kết với nhau trong các tổ chức khu vực, trong Phong trào Không liên kết và đặc biệt tại các điện đần Liên Hợp Quốc

Trang 8

Su tham gia ngày càng tích cực của các nước Á, Phi, Mỹ la-tinh với tư cách là chủ thể mới vào các hoạt động quốc tế làm cho quan hệ quốc tế dần mang tính toàn cầu Tiếng nói của họ ngày càng có trọng lượng, buộc các nước lớn phải tính đến nhằm tranh thủ và tập hợp lực lượng trong các cuộc đấu tranh trên vũ đài quốc té

Các nước xã hội chủ nghĩa luôn luôn ủng hộ họ trong cuộc đấu tranh giành độc lập và bảo vệ nên độc lập chống chủ nghĩa thực dân cũ và mới, và tạo điều kiện để họ phát triển độc lập cả về chính trị và kinh tế Chính sách đối ngoại của các nước mới độc lập, tuy có mặt hạn chế, song về cơ bản phù hợp với mục tiêu đấu tranh cho hoà bình, độc lập dân tộc dân chủ và tiến bộ xã hội của các nước xã hội chủ nghĩa, cho nên trong nhiều vấn để lớn của thời đại, họ thường có chung lập trường với các nước xã hội chủ nghĩa

3 SỰ SUY YEU CỦA CÁC NƯỚC ĐẾ QUỐC MỸ NAM VAI TRO CHỦ ĐẠO TRONG HỆ THỐNG TƯ BẢN CHỦ NGHĨA

CTTG-II trước hết là một cuộc chiến tranh giữa hai tập đoàn dé quốc và hậu quả là: tình trạng tàn phá và kiệt quệ đối với hầu hết các nước tham chiến, đặc biệt là các nước bại trận như Đức, Y, Nhật: sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới; cao trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa với hệ quả là hệ thống thuộc địa bị tan rã; sự phát triển của các lực lượng dân chủ ở các nước tư bản chủ nghĩa Đó là những nhân tố góp phản làm cho chủ nghĩa để quốc suy yếu nghiêm trọng,

Trang 9

thời cũng trở thành cường quốc số một về quân sự Các nước tư bản

châu Âu và Nhật Bản đã phải dựa vào sự giúp đỡ của Mỹ để phục

hồi nên kinh tế kiệt quệ của mình Đây chính là cơ hội tuyệt vời để Mỹ vươn lên nắm quyền lãnh đạo trong hệ thống TBCN Trên thực tế, Mỹ đã thông qua viện trợ kinh tế buộc các nước tư bản phải chấp nhận những điều kiện của Mỹ, chịu sự khống chế của Mỹ về chính trị nói cách khác là phải tuân theo những chiến lược và chính sách mà Mỹ định ra Đến giữa thập kỷ 50, Mỹ đã xác lập được vai trò lãnh đạo ở Tây Âu và Nhật Bản Mặt khác sự “chấp thuận” của các nước này cũng chỉ là tạm thời, cuộc đấu tranh chống lại sự khống chế của Mỹ không tránh khỏi sẽ phải diễn ra

4 LIEN MINH XO-MY TAN RA “CHIEN TRANH LẠNH” BẮT ĐẦU

Ngay trong giai đoạn cuối của CTTG-II, My da nhin nhan Lién Xô như một lực lượng chính, có khả năng lớn nhất, có thể cản trở giấc mộng bá chủ thế giới của mình Khi thất bại của phe Trục trở nên tất yếu, cũng là lúc Mỹ bát đầu thi hành chính sách nhằm kiểm chế Liên Xô Sau chiến tranh chính sách này ngày càng trở nên kiên quyết, theo chiều hướng đối đầu, dẫn đến sự tan rã của liên minh Xô-Mỹ Cùng lúc đó, các nước tư bản đế quốc lại phải đối phó với phong trào giải phóng dân tộc đang phát triền mạnh mẽ ở các thuộc địa cũ và phong trào đấu tranh đòi quyển dân chủ và dân sinh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở ngay chính quốc, càng làm cho tình hình chính trị ở một số nước không ồn định

Trang 10

càng lan rộng trên quy mô toàn cầu Chiến tranh lạnh là cuộc đối đầu giữa một bên là các lực lượng đế quốc do Mỹ cầm đầu và bên còn lại là các lực lượng tiến bộ, yêu chuộng hơà bình do Liên Xô là trụ cột trên tất ca các lĩnh vực kinh tế, chạy đua vũ trang, chính trị, ngoại giao văn hoá ngoại trừ đối đầu trực tiếp bảng quân sự Cuộc chiến tranh trong hoà bình này đã kéo đài mấy thập kỷ và tác động rât lớn đến chiều hướng phát triển của quan hệ quốc tế

Trang 11

Chương Ï

SỰ RA ĐỜI HỆ THỐNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA THẾ

GIỚI QUAN HỆ GIỮA CÁC NƯỚC TRONG HE THONG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

(từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến đầu thập kỷ 70) 1 SỰ HÌNH THÀNH HỆ THỐNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA THẾ GIỚI 1.1 Những nhân tố cơ bản dân đến sự hình thành hệ thống

XHCN thế giới

1.1.1 Quyết định đi theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội của các nước Đông Âu và Trung Quốc

Sự sụp đổ của chủ nghĩa phái-xít trong CTTG-H là thắng lợi lịch sử của các lực lượng tiến bộ, trước hết là của chủ nghĩa xã hội đối với chủ nghĩa đế quốc Tháng lợi này đã tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho sự hình thành một loạt các nước XHCN ở châu Âu và châu Á Sau khi các chính quyền dân chủ nhân dân được thiết lập, mặc đù có nhiều sự lựa chọn song các nước ở Đông Âu và Trung Quốc đã quyết định đi theo con đường xây đựng CNXH

* Con đường tát yếu đối với các nước Trung và Đóng Âu Dưới sự trợ giúp của Hồng quân Liên Xô, các nước Trưng và Đơng Âu đã thốt khỏi ách thống trị của phát-xít Đức, trở thành những quốc gia độc lập (đúng theo tình thần ' Tuyên bố về châu Âu được giải phóng” của Hội nghị Yaha tháng 2/1945) Xét trên nhiều phương diện thì việc chọn mô hình Liên Xô là một tất yếu bởi nó đem đến cho các nước này những lợi thẻ sau :

Trang 12

- Về mặt kinh rể : Hầu hết các nước này đều có xuất phát điểm thấp, nên kinh tế lạc hậu lại chưa qua cơng nghiệp hố Tài ngun thiên nhiên ít hoặc nếu có thì khả năng tự khai thác rất kém Nếu chấp nhận Chương trình tái thiết châu Âu do Mỹ đưa ra (Kế hoạch

Marshall), các nước Đông Au sé chi có thể trở thành thị trường đơn

thuần tiêu thụ hàng hoá ế thừa của Mỹ và như vậy khó có khả năng đạt đến một nền kinh tế phát triển và độc lập như các nước Tây Au (những nước đã qua giai đoạn công nghiệp hoá và so vớt Mỹ có

mức phát triển không chênh lệch nhiều) Trong lúc đó, chỉ riêng tốc

độ phát triển và mô hình xây dựng đất nước của Liên Xô đã có sức cuốn hút ghê gớm Hơn nữa, khả năng giúp đỡ về nguyên, nhiên liệu, chuyên gia của Liên Xô cũng cao hơn Mỹ rất nhiều Các điều kiện viện trợ mà Liên Xó đưa ra đối với các nước lại có tính chất

giúp đỡ và bình đẳng hơn nhiều so với của Mỹ

- Về mặt an nình : Vừa trải qua cuộc đấu tranh chống phát-xít lại phải đối phó với chính sách thù địch của các nước phương Tây, cộng với khả nàng quân sự còn rất yếu kém, sự có mặt của Hồng quân Liên Xô trên lãnh thổ các nước Đông Âu là một bảo đảm lý tưởng về mặt an ninh Hơn nữa những bài học cay đẳng từ chính sách Muy-ních càng làm tăng thêm sự nghi ky của các nước này đối với phương Tây Ngả theo Liên Xô, các Đảng Cộng sản ở các nước này đương nhiên cũng nhận được sự ủng hộ của Đảng Cộng sản Liên Xö và đây là hậu thuẫn cực kỳ cần thiết trong giai đoạn giành và củng cố chính quyền

- Về mặt văn hóa : Nên văn hoá SÏa-vơ cũng tạo sự gần gũi giữa các nước Đông Âu với Liên Xô hơn là hệ thống Ảng-lô - Xác-xông

* Sự lựa chơn có lợi nhát của CHND Trung Hoa

Khác với các nước Đông Au, Đang Công sản Trung Quốc giành được thăng lợi trước Quốc dan đảng thông quá nội chiến Sự giúp

Š%> sánh gia Kế hoạch Mác-san và Hiện ước Hữu nẹhi hợp tác và Tường Hở

Trang 13

đỡ của Liên Xô hầu như không có (thậm chí trong quan hệ cá nhân giữa Mao Trạch Đông và Sta-lin đã tôn tại những nghi ky khá sâu sắc) Hơn nữa, hai nước này lại đại diện cho hai nên văn hoá với những bản sắc riêng đậm nét ở châu Á Tuy nhiên, để có thể thực hiện được mục tiêu xây dựng CNXH, cuối cùng các nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng đã ngả theo Liên Xô bằng quyết định “Nhất biên đảo” (phát biểu của Mao Trạch Đông “Về chuyên chính dân chủ nhân dân” ngày 30/6/1949)” Sở đĩ đi đến quyết định này vì các nhà lãnh đạo Trung Quốc tính toán rằng :

- Về kinh tế : Với một nên kinh tế quá ư lạc hậu (kết quả của

thời kỳ nữa thuộc địa và chiến tranh) thì mô hình kinh tế của Liên

Xô rất phù hợp với giai đoạn đầu xây dựng đất nước Trung Quốc cũng rất hy vọng vào sự giúp đỡ của Liên Xô về kỹ thuật, chuyên gia,V.V

- Về an ninh : Sau thất bại trong nội chiến, chính quyền Tưởng Giới Thạch buộc phải rút chạy ra đảo Đài Loan Xuất phát từ hệ tư tưởng chống cộng, Mỹ vẫn tiếp tục ủng hộ Quốc dân dang va thi hành chính sách thù địch chống CHND Trung Hoa Trong bối cảnh

như vậy, sự trợ giúp của Liên Xô là không thể thiếu được đối với

Nhà nước CHND Trung Hoa non trẻ

1.1.2 Sự cần thiết về một vành đai an ninh sau chiến tranh của Liên Xô

Trong lịch sử phát triển của mình, Nhà nước xã hội chủ nghĩa

đầu tiên trên thế giới luôn nằm trong vòng vây của các nước đế quốc Sau CTTG-H Liên Xô lại đứng trước nguy cơ một cuộc Thập

tự chính mới của các nước phương Tây Để có thé hàn gắn vết

thương chiến tranh, phục hồi nền kinh tế bị tàn phá nang nề,.vì nền

sở SỨ ngoại giao đương dại Trung Quốc 1949-1995 Nxb Thanh niên Trung Quốc 8/1997 1r 32 Nguyên bản tiếng Trung

Trang 14

an ninh và sự tổn tại của mình, Liên Xô rất cần môi trường hồ bình Liên Xơ phải ra sức củng cố những thành quả giành được trong chiến tranh và mở rộng ảnh hưởng ở những vùng chiếm đóng, tạo điều kiện cho những lực lượng dân chủ và tiến bộ ở các nước Đông Âu phát triển nhanh chóng Với những lợi thế về quân sự, ảnh hưởng và uy tín chính trị có được trong cuộc chiến chống phát-xít, ' các nhà lãnh đạo Liên Xô phải kiến quyết giữ cho mình một vành đai an toàn, trước hết là tại Đông Âu, Trung Quốc hay bán đảo Triều Tiên

1.1.3 Chính sách của Mỹ và các nước đế quốc:

Lo sợ trước uy tín ngày càng cao của Liên Xô và các Đảng Cộng sản các nước Đông Âu, ngay sau khi chiến tranh kết thúc, các nước phương Tây đã phát động một cuộc chiến tranh lạnh nhằm ngăn chặn và đi đến tiêu điệt chủ nghĩa cộng sản Chính sách thù địch này vô hình chung đã góp phần tạo nên một liên minh (với Liên Xô là trụ cột) chống lại chính các nước phương Tây Ngoài ra, chính sách sử dụng chiến tranh để đạt tới mục đích e3a các nước đế quốc trong lịch sử buộc các nước Đông Âu và Trung Quốc phải hết sức cảnh giác

1.2 Quá trình ra đời hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới

1.2.1 Ra đời các nước XHCN ở Đông Âu :

Sự hình thành và phát triển hệ thống XHCN thế giới là cá một quá trình đấu tranh giai cấp gay go trên các mặt chính trị, kinh tế, tư tưởng Trong những năm trước và trong CTTG-]I, bọn phát-xít Đức

đã tìm mọi cách biến các nước Đông Âu với số đân trên 90 triệu người thành hậu phương lớn phục vụ cho cuộc chiến tranh xâm lược của chúng Trong chiến tranh, các nước Hung-ga-ri, Bun-ga-ri va

Trang 15

Tiệp Khắc, Ba Lan bị phát-xít Đức chiếm đóng Phát-xít Ý chiếm

đóng An-ba-ni Nam Tư thì bị quân đội phát-xít Đức, Ý, Hung-ga-ri

và Bun-ga-ri xâu xé Giai cấp tư sản, địa chủ cảm quyền ở các nước này hoặc bỏ chạy lưu vong ra nước ngoài, hoặc trở thành tay sai cho -bọn phát-xít quay ra đàn áp chính nhân dân nước mình Trong khi đó, giai cấp công nhân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đã cùng toàn thể các lực lượng yêu nước tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Thừa dịp Hồng quân Liên Xô truy kích bọn phát-xít, lực lượng cách mạng đã đứng lên lật đổ chính quyển phát-xít địa phương, thiết lập các chính quyền nhân dân

* Thành láp nước Cộng hoà Nhân dân Bun-ga-ri:

Trong lúc Chính phủ quân chủ Bun-ga-ri theo đuôi phát-xít gây chiến tranh xâm lược, thì trong nước phong trào nhân dân chống chủ nghĩa phát-xít do Đảng Cộng sản và Đảng Nông dân lãnh đạo

ngày càng phát triển Những thất bại trên chiến trường của phát-xít

Đức cộng với những tổn thất mà chính quân đội Bun-ga-ri phải chịu đựng với tư cách đồng minh của phát-xít, buộc chính phủ quân chủ Bun-ga-ri phải xin đình chiến với Liên Xô và ngày 7/9/1944 quay sang tuyên chiến với phát-xít Đức Trong lúc Hồng quân Liên Xô vượt biên giới tiến vào lãnh thổ Bun-ga-ri, ở thủ đô Sô-fi-a, một Chính phủ mới do những đảng viên Cộng sản lãnh đạo đã thành lập ngày 9/9/1944, tuyên bố rút khỏi chiến tranh và tháng 10/1944 ký kết đình chiến với Liên Xô, Mỹ và Anh

Với sự giúp đỡ của Hồng quân Liên Xô, các lực lượng dân chủ tiến bộ do Đảng Cộng sản lãnh đạo ngày càng được củng cố mạnh

mẽ và đã giành được 85% số ghế trong cuộc Tổng Tuyển cử tổ chức

Trang 16

Ngày 4/12/1947, Quốc hội thông qua Hiến pháp mới khẳng định con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Bun-ga-ri*”`

* Thành lập nước Cộng hoà Nhân dán Ru-ma-ni:

Sức tấn công mạnh mẽ của Liên Xô đã thúc đẩy sư lật đổ chế độ phát-xít ở Ru-ma-mi Ngay từ tháng 8/1943 Đảng Cộng san Ru- ma-ni đã để ra đường lối chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang Ngày 23/8/1944 ở thủ đô Bu-ca-ret đã nổ ra khởi nghĩa vũ trang Các thành viên của chính phủ phát-xít An-to-ne-scu bị bắt giữ Mặt trận đân tộc dân chủ bao gồm những người cộng sản, xã hội dân chủ, “mặt trận những người sở hữu ruộng đất” và một số tổ chức khác

được thành lập Tháng 2/1945, chính phủ nhân dân do Pe-tru Gro-

za, lãnh tụ của “mặt trận những người sở hữu ruộng đất”, được thành lập Chính phủ này đã được các nước Đồng minh thừa nhận tháng 12/1945 mặc dù không thông qua bầu cử tự do Chính phủ bắt đầu thực hiện các nhiệm vụ của cách mạng dân tộc dân chủ như: Đuổi các phân từ phát-xít khỏi bộ máy chính phủ; tiến hành cải cách ruộng đất; thực hiên sự giám sát của công nhân đối với các xí nghiệp và một loạt biện pháp cải tổ dân chủ Ngày 30/12/1947 chế độ quân chủ bị thủ tiêu, vua Michel phải thoái vị và đi sống lưu vong, nước Cộng hoà Nhân dân Ru-ma-ni được tuyên bố thành

(+) lập”

* Nước Cộng hoà Nhân dân Hung-ga-ri ra đời

Đầu năm 1944 trên vùng lãnh thổ giải phóng đã thành lập Mặt trận dân tộc độc lập Hung-ga-ri với sự tham gia của tất cả các lực lượng chống phát-xít Khi Quản đội Liên Xô vào giải phóng Hung- ga-ri, các lực lượng dân chủ đã thành lập Chính phú lãm thời ở

thành pho Debrecen ngày 22/12/1944 Một thang sau đó,

Nguyễn Anh Thái Lịch sử thê giới hiện đại Nxh.ĐHQG H 1996, T 3, tr

177-180

Trang 17

20/1/1945, Chính phủ lâm thời đã ký Hiệp định đình chiến với phc Đồng minh và tuyên chiến với phát-xít Đức Ngày 4/4/1945 Hung- ga-ri được giải phóng hoàn toàn khỏi ách phát-xít Trong cuộc bầu cử vào Nghị viện tháng 11/1945, đảng Kinh tế tiểu nông chiếm được đa số ghế trong Quốc hội (với 57% phiếu bầu) Trong chính phủ liên hiệp chỉ có 4 đảng viên cộng sản tham gia Lúc đó tình hình kinh tế Hung-ga-ri gặp rất nhiều khó khăn, một số người thuộc

đảng Kinh tế tiểu nông đã mưu toan lợi dụng để gây bạo loạn lật đồ

chính phủ liên hiệp, loại bỏ những thành viên Cộng sản trong Chính phủ, nhưng đã bị thất bại Tới giữa năm 1948, Đảng Cộng sản được sự giúp đỡ của Liên Xô, đã liên mình và thống nhất với Đảng Xã hội-Dân chủ thành Đảng Lao động Xã hội chủ nghĩa Hung-ga-ri,

thiết lập nền chuyêri chính vô sản và trở thành lực lượng lãnh đạo

xây dựng chủ nghĩa xã hội Tháng 8/1949, Quốc hội đã thông qua

r5)

Hiến pháp Cộng hoà Nhân dân Hung-ga-riˆ”

* Thành lập nước Cộng hoà Nhán dan An-ba-ni

Dang Cong san An-ba-ni (thành lập tháng 11/1941 va tir thang 11/1948 đổi tên thành Đảng Lao động An-ba-ni) là lực lượng nòng cối lãnh đạo phong trào chống phát-xít, giành độc lập Ngày 29/11/1944, lãnh thổ An-ba-ni được hoàn toàn giải phóng Trong cuộc bầu cử vào Quốc hội tháng 12/1945, Đảng Cộng sản đã giành được số phiếu cao nhất Chính phủ lâm thời do lãnh tụ Đảng Cộng san Enver Hodđịa lãnh đạo, tuyên bố thành lập Nước Cộng hoà Nhân đân An-ba-ni Tháng 3 năm 1946, Quốc hội thông qua Hiến pháp mới xác định con đường xã hội chủ nghĩa là mục tiêu tiến tới của nhân đân An-ba-ni""

- LSTO hiện đạt, Sđd tr 185-187 " LSTG hiện đại tr 83-184

Trang 18

* Cộng hoà Liên bang Xã hội chủ nghĩa Nam Tư ra đời

Khác với các nước đân chủ nhân dân Đông Âu, Nam Tư thoát

khỏi ách phát-xít không cần có sự giúp đỡ trực tiếp của Hồng quân Liên Xô Cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc chống phát-xít ở Nam Tư gắn liền với cuộc cách mạng nhân dân Từ cuối năm 1941, từ các đội du kích đã thành lập những đơn vị đầu tiên của Quân giải phóng Nam Tư do Tổng bí thư Đảng Cộng sản Broz Ti-tô lãnh đạo

và đã giải phóng được một bộ phận lãnh thổ rộng lớn Tháng

3/1945, Nam Tư hoàn toàn giải phóng khỏi ách xâm lược phát-xít Sau cuộc trưng cầu dân ý tháng 8/1945, vua Peter bị phế truất

và chế độ quân chủ bị thủ tiêu Tháng !1/1945, Tổng tuyển cử bầu

Quốc hội đã được tổ chức dẫn đến thắng lợi của Mặt trận Dân tỘC thống nhất do Đảng Cộng sản lãnh đạo Ngày 29/1 1/1945, Quốc hội Nam Tư tuyên bố thành lập Liên bang Cộng hoà Nam Tư (đến năm

¡963 đổi thành Liên bang Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Nam Tư)?? * Nước Cộng hoà Nhán dan Ba Lan ra đời

Ngày 1/9/1939, quân đội phát-xít Đức tấn công Ba Lan, một nước đồng minh của Anh, Pháp, mở đầu cuộc Chiến tranh thế Biới thứ H Quân đội Đức đã nhanh chóng đè bẹp quân đội Ba Lan và chiếm đóng đất nước này

Chính phủ tư sản và một số sỹ quan Ba Lan chạy ra nước ngoài, lập chính phủ lưu vong ở Pháp, sau chuyển sang Anh Trong lúc đó, những lực lượng yêu nước mà nòng cốt là Đảng Cong san, da bi mat

to chức du kích, đấu tranh vũ trang ở trong nước một cách kiên

Cường

Nam 1944 Hồng quân Liên Xô tiến vào giải phóng Ba Lan, da giúp đỡ lực lượng kháng chiến ở trong nước lập ra Uy ban Giải

Trang 19

›hóng đân tộc Ba Lan, do các đảng viên cộng sản lãnh đạo đóng trụ sở ở Cheem (sau đó chuyển về Lublin), và ngày 31/12/1944 đối thành Chính phủ lâm thời Cộng hoà Ba Lan đặt trụ sở tại Vác-sa-va Như vậy, vào thời điểm được hoàn toàn giải phóng, Ba Lan có hai chính phủ: một chính phủ lưu vong được Mĩỹ - Anh hậu thuẫn; và một chính phủ cách mạng trong nước được Liên Xô giúp đỡ Bat đầu một cuộc đấu tranh giành chính quyền hết sức gay go va quyét liệt Cuộc đấu tranh này dẫn đến việc thành lập chính phủ liên hiệp ngày 29/6/1945 gọi là: “Chính phủ lâm thời đoàn kết dân tộc Ba Lan” do Osubka (lãnh tụ Đảng Xã hội) làm chủ tịch và Gomalka (lãnh tụ Đảng Cộng sản), Mikolajezuk (đại diện cho các lực lượng lưu vong) làm phó chủ tịch Chính phủ này đã được các nước phương Tây thừa nhân

Trong thời kỳ chuyến biến cách mạng dân chủ nhân dân sang cách mạng XHCN, cuộc đấu tranh giai cấp ở Ba Lan trở nên hết sức gay gắt Đầu năm L947, trong cuộc bầu cử vào Quốc hội, hai Đảng Cộng sản và Xã hội Dân chủ liên mình với nhau và giành được 85% số phiếu Chuyên chính vô sản được thiết lập dưới hình thức dân chủ nhân dân Tháng 12/1948, tại Đại hội thống nhất đảng Công nhân Ba Lan va đảng Xã hội Ba Lan đã dẫn tới thành lập Đảng Công nhân thống nhất Ba Lan trên nguyên lý chủ nghĩa Mác-Lênin, hoàn thành quá trình đấu tranh để thành lập Nhà nước Cộng hoà

Nhân dân Ba Lan đi theo con đường xã hội chủ nghĩa”,

* Ra đời nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Tiệp Khác

Trước chiến tranh, Tiệp Khác vốn là đồng minh lâu đời của Pháp và Anh, nhưng Chính phủ hai nước này đã bán đứng lợi ích của nhân dân Tiệp Khắc cho phát-xít Đức thông qua Hiệp ước Mu-

nịch 30/9/1938 Hệ quả chính sách Mu-nich của các nước phương

Tây là nước Cơng hồ Tiệp Khác bị phát-xít Đức thôn tính Tổng thống Be-net phải từ chức và chạy ra nước ngoài lập chính phủ lưu vong ở Luân Đôn

Trang 20

Trong khi đó, ở trong nước Tiệp Khắc, các lực lượng kháng chiến chống phát-xít vẫn hoạt động, tuy không được mạnh như ở các nước khác Khi quân đội Liên Xô tiến vào giải phóng Tiệp Khác thì các lực lượng kháng chiến trong nước cũng thành lập chính quyền với rất nhiều đảng viên cộng sản tham gia ở tất cả các cấp

Chính phủ lưu vong Be-net của giai cấp tư sản về nước sau chiến tranh đã tổ chức tổng tuyển cử bầu Quốc hội tháng 6/1946 Đảng Cộng sản và các lực lượng dân chủ tuy đã được củng cố và tăng cường, nhưng vẫn chỉ giành được 1/3 số ghế trong Quốc hội

Chính phủ liên hiệp đã được thành lập do Be-net làm Tổng thống và

Klê-ment Gối-van, lãnh tụ Đảng Cộng sản làm Thủ tướng Đại đa số bộ trưởng trong Chính phủ vẫn do người của đảng tư sản Be-net nắm giữ Dựa vào quần chúng nhân dân và các lực lượng cảnh sát và dân quân mà Đảng Cộng sản nắm được, chính phủ của Thủ tướng Gốt-van đã tiến hành một số cải cách tiến bộ, đặc biệt là chính sách quốc hữu hố nên cơng nghiệp Tiệp Khắc Nhưng chính sách cải cách cấp tiến của Thủ tướng Gốt-van đã bị các bộ trưởng tư sản phản đối Ngày 20/2/1948, 12 bộ trưởng tư sản trong chính phủ đồng loạt từ chức nhằm gây sức ép buộc Thủ tướng Gốt-van phải từ chức Đảng Công sản Tiệp Khác, với sự giúp đỡ của Liên Xô lúc này lớn mạnh rất nhiều, đã huy động quần chúng xuống đường ủng

hộ Thủ tướng Gốt-van, trấn áp các lực lượng phản động, đòi Tổng

thống Be-net phải chỉ định Gốt-van tiếp tục làm Thủ tướng và thành

lập chính phủ mới Trước đòi hỏi mạnh mẽ của quần chúng, Tống

thống Be-net buộc phải chấp nhận cho các bộ trưởng nghỉ và công nhận thành phần mới của chính phủ Gốt-van Chính phủ mới thúc dấy mạnh mẽ cải cách kinh tế xã hội theo mô hình xã hội chủ

nghĩa, kết thúc giải đoạn chuyển từ cách mạng dân chủ nhân dân

sang cách mạng XHCN Quốc hội thông qua hiến pháp mới và bầu

Gốt-van làm Tổng thống ”'

Trang 21

* Thành lập nước Cộng hoà dân chủ Đức

Tỉnh hình ở nước Đức sau thất bại của phát-xít Hít-le trở nên hết sức phức tạp, phản ánh một cuộc chiến tranh mới giữa CNXH va

CNTB Trong quan hệ quốc tế thời kỳ sau chiến tranh bắt đầu xuất

hiện “Vấn để Đức” sẽ được xem xét ở phần sau Kết quả bước đâu của việc giải quyết vấn để này là sự ra đời của Nhà nước Cộng hoà Dân chủ Đức ngày 7/10/1949 Với cương lĩnh xây dựng chủ nghĩa

xã hội Cộng hoà Dân chủ Đức trở thành nước cuối cùng ở Đông Âu

đi theo con đường XHCN

1.2.2 Nước Công hoà Nhân dân Trung Hoa ra đời

Trong cuộc kháng chiến chống Nhật, hai lực lượng chính trị lớn

nhất ở Trung Quốc là Đảng Cộng sản và Đảng Quốc dân đã hợp tác để chống quân xâm lược Nhưng đến khi Nhật đầu hàng, kẻ thù

chung của dân tộc đã bị dánh bại thì mâu thuẫn giữa hai Đảng lại công khai bộc lộ và cuộc đấu tranh để giành quyền lực lại nổ ra gay gắt Ngay khi quân Nhật vừa đầu hàng thì hai Đảng Cộng sản và

Quốc dân đều ra sức mở rộng ảnh hưởng, chuẩn bị lực lượng cho

cuộc đấu tranh giành quyền thống trị tại đất nước đông dân nhất thể giới này

Hai cường quốc có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình Trung Quốc lúc bấy giờ là Liên Xô và Mỹ Do không đủ sức để loại bỏ ảnh hưởng của nhau ở đây, nên cả Liên Xô và Mỹ đều mong muốn có hoà bình ở đất nước rộng lớn này nhằm biến Trung Quốc thành một nước đệm giữa họ

Trước khi Liên Xô tham chiến chống Nhật, tháng 7/1945 Ngoại trưởng Trung Hoa Quốc dân đảng (QDĐ) là Tống Tử Văn đến Liên

Xô và hai bên đã ký một loạt hiệp định (hiệp định Xô-Trung ngày

14/8/1945)", với nội dung bao gồm việc thiết lập liên minh chống

Trang 22

Nhật, thừa nhận chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc; đồng thời tôn trọng những quyền lợi của Liên Xô ở Mãn Châu Sau khi quân phiệt Nhật đầu hàng, kết thúc CTTG-H, Hồng quân Liên Xô rút khỏi Mãn Châu để lại rất nhiều vũ khí thu được của Nhật cho Giải phóng quân Trung Quốc, đồng thời cũng bàn giao vùng Đông-Bắc Trung Quốc, một vùng công nghiệp có vị trí chiến lược quan trọng, cho Đảng Cộng sản Trung Quốc và chính quyền cách mạng quản lý

Liên Xô và Mỹ đều mong muốn Quốc - Cộng tiếp tục hợp tác và thiết lập ở Trung Quốc một Chính phủ liên hiệp, nhưng cả hai bên Cộng sản và Quốc đân đảng sau nhiều vòng đàm phán đều không thể đi đến một thoả thuận nào Ngày 27/11/1945 Tổng thống

Mỹ Truman đã cử đặc phái viên Georges Marshall, Tổng tham mưu

trưởng quân đội Mỹ trong thời gian chiến tranh, đến Trung Quốc làm trung gian hoà giải Quốc-Cộng, nhưng mặt khác vẫn để cố vấn quân sự và cung cấp cho Quốc dân đẳng nhiều vũ khí và vật liệu chiến tranh

Với chủ trương dùng vũ lực để khuất phục Đảng Cộng sản và thống nhất đất nước, Tưởng Giới Thạch huỷ bỏ đàm phán, tuyên bố cất đứt quan hệ với Đảng Công sản và phát động một cuộc tiến

cơng tồn diện vào khu vực do Đảng Cộng sản kiểm soát Tháng

Trang 23

Như vậy cho đến cuối năm 1949, hệ thống xã hội chủ nghĩa thế

giới đã hình thành, bao gồm hầu hết các nước ở Đông Au và Trung Quốc ở châu Á, với số dân trên | tỷ người Ngoài ra, tại khu vực Đông Á còn có Bắc Triều Tiên và Việt Nam bằng những hình thức khác nhau cũng dần dần chuyển từ cách mạng giải phóng dân tộc sang cách mạng XHCN Như ở Việt Nam, ngay trong quá trình đấu tranh chống thực dân Pháp tái hấn, chính quyền dân chủ nhân dân làm nhiệm vụ lịch sử của chuyên chính vô sản đã đồng thời thực hiện các cải cách dân chủ và, ngay sau khi hoà bình được lập lại (năm 1954), các biện pháp để chuẩn bị cho giai đoạn xây dựng CNXH trên miền Bắc cũng được thực hiện Quá trình phát triển của cách mạng ở các nước dan chủ nhân dân châu Âu và châu Á chứng minh lời tiên đoán của Lê-nin là tất cả các dân tộc tất nhiên sé déu đi tới CNXH nhưng “con đường đi của họ khơng hồn toàn giống nhau, mỗi một dân tộc sẽ đóng góp thêm sự muôn vẻ vào hình thức này hay hình thức khác của nền dân chủ, nét đặc trưng này hay nét đặc trưng khác của nên chuyên chính vô sản, tốc độ này hay tốc độ khác trong công cuộc cải tạo XHƠN đối với các mật đời sống xã

hội " Sự hình thành hệ thống XHCN thế giới trong một giải

đoạn lịch sử hết sức ngắn chứng minh rang su thay thé CNTB bằng CNXH là quy luật khách quan của quá trình phát triển xã hội loài người Đây cũng là sự kiện quan trọng bậc nhất sau CTTG-H làm cho so sánh lực lượng trên thế giới thay đổi có lợi cho lực lượng hoà bình đốc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác đã phát huy vai trò ảnh hưởng của mình và trở thành nhân tổ hết sức quan trọng trong quan hệ quốc tế ở những thập ky sau chiến tranh

2 QUAN HỆ GIỮA CÁC NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

2.1 Giai đoạn từ sau Chiến tranh thẻ giới II đến giữa thập ky 50:

Ngay sau khi thành lập chính quyền Xô-viết đầu tiền trên thế giới, Lê-nin đã khang định “những người bôn-sê-vích tạo ra những

V1 1-nmn, Toàn tập T.30 tr.123

Trang 24

quan hệ quốc tế mới, tạo điều kiện cho tất cả các dân tộc bị áp bức thoát khỏi ách nô lệ của chủ nghĩa đế quốc Mối quan hệ quốc tế này hoàn toàn trái ngược với mối quan hệ quốc tế dưới chế độ tư bản chủ nghĩa mà thực chất là “sự áp bức công khai kẻ yếu"”"'”, Sự hình thành và phát triển của hệ thống XHCN sau chiến tranh đã khẳng định tính đứng đắn trong nhận định trên của Lê-nin Cách đây hơn một tram năm, Mác cũng từng nói: “Để các dân tộc thực sự có thể đoàn kết được với nhau, họ phải có chung một lợi ích, để lợi ích của họ được thông nhất phải thủ tiêu quan hệ tư hữu về tư liệu san xuất hiện nay, vì quan hệ đó dựa trên sự bóc lột của các dân tộc

này đối với các dân tộc khác ””” Mối quan hệ giữa các nước xã

hội chủ nghĩa được xây dựng trên nền tảng là sự thống nhất về thế giới quan, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm cơ sở của đường lối, chính sách, nhằm mục tiêu đấu tranh cho hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới; sự thống nhất về chế độ kinh tế, chính trị, xã hội; về vai trò lãnh đạo đối với toàn thể xã hội của các đảng mácxít-lêninít Trên cơ sở đó, các nước tự nguyện đứng chung trong một khối đồng minh, hợp tác giúp đỡ nhau một cách bình đảng, cùng có lợi, kết hợp chặt chẽ chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế XHCN Đây thực sự là một loại quan hệ quốc tế kiểu mới, bởi ngoài những mục tiêu và lợi ích nêu trên, nó còn được xây dựng trên những nguyên tắc cơ bản khác hàn dưới chế độ TBCN như: Tôn trọng độc lập và chủ quyền của nhau; hợp tác trên cơ sở bình đẳng và tương trợ lẫn nhau trên tình đồng chí và chủ nghĩa quốc tế XHCN; không can thiệp vào công việc nội bộ của

nhau, V.V,

Trong bối cảnh quốc tế vô cùng khó khăn, dưới áp lực của chiến tranh lạnh, có thể nói rằng, quan hệ giữa các nước xã hội chủ

nghĩa trong thời gian này là tốt đẹp, đã góp phần to lớn vào công

cuộc xây dưng và phát triển của từng nước, củng cố, bảo vệ và tăng cường sức mạnh của hệ thống xã hội chủ nghĩa, đâu tranh bảo vệ

"MJ Leé-nin Toàn tập, T 2U tr 402,

Trang 25

hoà bình, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc và ngăn chặn chính sách hiếu chiến của chủ nghĩa đế quốc, đứng đầu là đế quốc Mỹ

2.1.1 Ký kết các Hiệp ước hữu nghị, hợp tác và tương trợ giữa các nưóc XHCN

Quan hệ nhiều mặt giữa các nước XHCN được xây dựng trên nền tảng pháp lý trước hết là các hiệp ước song phương

* Các hiệp ước giữa Liên Xâ và các nước XHCN Đông Âu: Trong thời gian từ 1945 đến 1950 Liên Xô đã ký một loạt các hiệp ước hữu nghị, hợp tác và tương trợ với các nước dân chủ nhân dân Đông Âu

- Hiệp ước hữu nghị, tương trợ và hợp tác sau chiến tranh Liên Xô - Tiệp Khắc ngày 12/12/1943;

- Hiệp ước hữu nghị, tương trợ và hợp tác sau chiến tranh Liên

Xô - Ba Lan ngày 21/4/1945;

- Hiệp ước hữu nghi, hợp tác và tương trợ lẫn nhau Liên Xô - Bun-ga-ri ngày 18/3/1948; - Hiệp ước hữu nghị, hợp tác và tương trợ lẫn nhau Liên Xô - Hung-ga-ri ngay 18/2/1948; - Hiệp ước hữu nghị, hợp tác và tương trợ lẫn nhau Liên Xô - Ru-ma-ni ngay 4/2/1948, vv

Đồng thời giữa các nước Đông Âu với nhau cũng đã ký những Hiệp ước tương tự, như Hiệp ước Ba Lan - Tiệp Khắc ngày 10/3/1947, Hiép ước Hung-ga-ri - Ru-ma-ni tháng 1/1948, Hiệp ước Bun-ga-ri - An-ba-ni tháng 12/1947, Hiệp ước Bun-ga-ri - Ru-ma-ni

tháng 1/1948, Hiệp ước Bun-ga-ri - Tiệp Khác tháng 4/1948, Hiệp

ước Bun-ga-rt - Ba Lan tháng 3/1948, Hiệp ước Bun-ga-ri - Hung-

Trang 26

Hiệp ước Ba Lan-Ru-ma-ni tháng 1/1949, Hiệp ước Tiệp Khắc-Ru- ma-ni tháng 7/1948, Hiệp ước Tiệp Khắc - Hung-ga-ri tháng 4/1949

Các Hiệp ước trên có hiệu lực trong 20 năm và liên quan chat chẽ với nhau, xác định mối quan hệ đồng minh chiến lược giữa các nước XHCN ở châu Âu Theo các văn bản Hiệp ước thì các bên cam kết thi hành mọi biện pháp để loại trừ bất cứ mối đe dọa nào của nước Đức, hoặc bất cứ nước nào khác trực tiếp hay gián tiếp liên kết với Đức để gây chiến tranh; cam kết tham gia tất cả các hoạt động quốc tế nhằm mục đích bảo vệ hoà bình và an ninh của các dân tộc Trong trường hợp một bên ký kết bị xâm lược thì bên kia có nhiệm vụ giúp đỡ và ủng hộ ngay về quân sự và các mặt khác Các bên ký

kết thoả thuận sẽ trao đổi ý kiến với nhau về các vấn để quốc tế

quan trọng nhất có liên quan đến quyền lợi của nhau và phát triển quan hệ kinh tế, văn hoá với nhau trên tỉnh thần tôn trọng độc lập, chủ quyền và không can thiệp cộng việc nội bộ của nhau Các Hiệp ước ký kết giữa các nước xã hội chủ nghĩa là hoàn toàn phù hợp với Hiến chương của Liên Hợp Quốc, đảm bao cho an ninh va phat triên chủ nghĩa xã hội ở các nước đó

* Các hiệp ước giữa Liên Xô và các nước XHCN ở cháu A: - Hiệp trác Đồng nình tương trợ Xô - Trung

Ngay sau khi nước Cộng hoà Nhân đân Trung Hoa được thành lập ngày 16/12/1949, một phái đoàn của Trung Quốc do Chủ tịch Mao Trach Dong dan đầu đã sang thăm và đã ký với Liên Xô Hiệp ước hữu nghị, đồng mình và tương trợ lẫn nhau ngày 14/2/1950

Theo Hiệp ước này, hai bên cam kết thí hành mọi biện pháp cần

thiết nhàm không để Nhat Ban, hoặc một nước nào khác trực tiếp

Trang 27

hai nước bị Nhật Bản hoặc đồng minh của Nhật tấn công hay đe dọa xâm lược, hai bên sẽ giúp đỡ nhau ngay lập tức về quân sự và các mặt khác (điều 1) Hai chính phủ Liên Xơ và Cộng hồ Nhân dân Trung Hoa tuyên bố mong muốn cùng với các nước khác ký kết Hoà ước với Nhật Bản càng sớm càng tốt (điều 2); cam kết không tham gia các liên minh hoặc các hành động chống đối nhau; trao đổi ý kiến và hợp tác với nhau trong các hoại động quốc tế để bảo đảm hoà bình và an ninh trên thế giới (điều 3)

Hai bên cũng cam kết củng cố và phát triển văn hoá, giúp đỡ

nhau vẻ kinh tế với tinh thần hữu nghị và hợp tác, phù hợp với những nguyên tắc bình đẳng, hai bên cùng có lợi, cùng tơn trọng chủ quyền và tồn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, v.v (điều 5) Hiệp ước có giá trị 30 năm

Cùng với Hiệp ước trên, Liên Xô và Trung Quốc còn ký kết một loạt các hiệp định khác, như Hiệp định về đường sắt Trường Xuân, về cảng Đại Liên, Lữ Thuận với những điều khoản có lợi cho nước CHND Trung Hoa, Hiệp định về việc Liên Xô cho Trung Quốc vay một khoản tín dụng 300 triệu USD trong 5 nam, kể từ

ngày 1/1/1950

Ngoài ra hai bên còn trao đổi công hàm với nhau, tuyên bố huy bỏ Hiệp ước và Hiệp định giữa Liên Xô và Trung Hoa QDĐ ký ngày 14/8/1945 và thừa nhận nền độc lập của nước Cộng hoà Nhân dân Mông Cổ (phần Ngoại Mông, còn phần Nội Mông và Tân

Cương thuộc lãnh thổ Trung Quốc)

Hiệp ước đồng minh tương trợ Xô - Trung có ý nghĩa vô cùng

to lớn, đảm bảo cho an ninh của Liên Xó và Trung Quốc ở Viên

Đông và châu Á, củng cố thêm địa vị và uy tín quốc tế của nước

CHND Trung Hoa trước ý đồ can thiệp vũ trang của các nước đế

Trang 28

XHCN ở châu Á - Thái Bình Dương nói riêng và trên phạm vi toàn cầu nói chung

Liên minh này đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển quan

hệ hai nước, nó trở thành nhân tố quan trọng trong cả hệ thống xã hội chủ nghĩa và là chỗ dựa của phong trào giải phóng dân tộc thế giới

Trong chuyến đi thăm Trung Quốc tháng 10/1954, Khơ-rút-sốp đã ký tiếp một loạt Hiệp định với Trung Quốc đề khẳng định tình đoàn kết, hữu nghị giữa hai nước và ký kết 5 văn kiện phụ lục: Liên Xô rút khỏi cảng Đại Liên, Lữ Thuận: bán lại các Công ty liên doanh Xô - Trung thành lập năm 1950-51 cho Trung Quốc; xây dung duéng sat Lan Chau - Alma Ata va Cat Lam - Ulan Bato; ky két chuong trinh hop tac khoa hoc ky thuat 5 nam

Những năm 1955-57, quan hé giita Lién X6 va Trung Quéc tiép tục được tăng cường Về kinh tế, Liên Xô giúp Trung Quốc xây dựng lò phản ứng nguyên tử thí nghiệm đầu tiên và máy gia tốc, xây dựng thêm các cơ sở công nghiệp, và Liên Xô hứa cung cấp cho Trung Quốc những thông số kỹ thuật để làm bom nguyên tử

Như vậy, trong những năm đầu của thập ký 50, quan hệ giữa Liên Xô và Trung Quốc rất tốt đẹp Trong thời gian này Trung Quốc hoàn toàn ủng hộ đường lối và thừa nhận sự lãnh đạo của Liên Xô đối với phe xã hội chủ nghĩa Nhờ đó, Trung Quốc đã phục hồi được toàn bộ chủ quyển ở vùng Đêng-Bắc và Tân Cương, có điều kiện thuận lợi để cơng nghiệp hố nền kinh tế Nhờ sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc đã khỏi phục được nền kinh tế trong thời gian ngắn và đã xây dựng được cơ sở quan trọng cho nền công nghiệp nặng của mình

Trang 29

về kinh tế và văn hoá tháng 3/1949 với Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên Những hiệp ước này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với công cuộc xây dựng và củng cố nên độc lập của các nước, đồng thời tăng cường sức mạnh cho hệ thống XHCN

2.1.2 Quan hệ nhiều mặt giữa các nước XHCN:

Mối quan hệ liên kết nội tại trong hệ thống XHCN được thiết lập trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, tư tưởng, quân sự, văn hoá, khoa học-kỹ thuật, đối ngoại, an ninh, v.v

2.1.2.1 Trên lĩnh vực tư tưởng: Thành lập Cục Thông tin Quấc

te

Hệ thống XHCN phấn đấu vì một sự thống nhất, nhất quán trên cơ sở nguyên tắc của chủ nghĩa Mác-Lênin Thế giới quan duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, quan điểm về vai trò sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân; học thuyết về giai cấp và đấu tranh giai cấp, về nhà nước chuyên chính vô sản , là những vấn đề có tính nguyên tắc, bảo đảm cho hệ thống XHCN tồn tại như một khối thống nhất về tư tưởng Quan hệ giữa các đảng Cộng sản đóng vai trò quyết định đối với quan hệ hợp tác toàn diện và chặt chẽ giữa các nước XHCN Các cuộc gặp thường xuyên giữa các nhà lãnh đạo Đảng (ở cả cấp độ song phương và đa phương) đã giúp cho việc trao đối kinh nghiệm, thống nhất trong nhận thức và trong hành động về các quy luật và mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội cũng như phối hợp hành động trên trường quốc tế của khốt XHCN

Trong bối cảnh chiến tranh lạnh, nhiệm vụ đấu tranh chống mọi biểu hiện của chủ nghĩa xét lại, cơ hội, cải lương đối với chủ nghĩa Mác - Lê-nin được để cao và nhiều khi được thực hiện với những biện pháp kiên quyết Sau khi Quốc tế Cộng sản giải tán (1943), để đoàn kết những người cộng sản trên thế giới trong một sách lược

chiến lược cách mạng thống nhất các Đảng Cộng sản và Công nhân

Trang 30

ớ châu Âu thấy cần phải có sự thống nhất lập trường và hành động Theo sáng kiến của Đảng Công sản Liên Xó, từ 22 - 23/9/1947, tại Vắc-sa-va (Ba Lan) đã diễn ra Hội nghị đại biểu các Đảng Cộng sản Liên Xô, Ba Lan, Nam Tư, Bun-ga-ri, Ru-ma-ni, Tiệp Khác, Hung- ga-rt, [-ta-li-a và Pháp Hội nghị quyết định thành lập cơ quan thông tin của một số Đảng Cộng sản và Công nhân - KOMINFORM (thường gọi là Cục Thông tin quốc tế), - với nhiệm vụ tổ chức trao đổi kinh nghiệm và phối hợp hành động giữa các đảng một cách tự

nguyện Nếu như Quốc tế Cộng sản trước đây là tổ chức chỉ đạo

phong trào Cộng sản thế giới thì Cục Thông tin Quốc tế chỉ gồm các đảng Cộng sản ở châu Âu, và không quyết định đường lối chung của các đảng mà chỉ phối hợp dường lõi, chính sách Trong Hoi nghị này đại điện Đảng Cộng san Liên Xô Đanov, trong bản báo cáo nhan để “Thế giới sau chiến tranh”, lần đầu tiên tuyên bố: "Thế giới chia làm 2 phe: phe để quốc tư bản do Mỹ đứng đầu và phe dân chủ chống đế quốc do Liên Xô đứng đầu” Cục Thong tin

Quốc tế có trụ sở ở Ben- grat (Nam Tư) và xuất bản một tập san

bảng tiếng Nga và tiếng Pháp lấy tên "Vì một nền hoà bình, vì một nền dân chủ nhân dan”

Trong quá trình hoạt đọng của mình, Cục Thông tin Quốc tế, ở mức độ nào đó, đã góp phản tác động đên sự trưởng thành vẻ chính Iri-tư tưởng và tổ chức của các Dang Cộng sản xúc tiến việc phối hợp chung trong đường lối của Phong trào Công san quốc tế trong giải đoạn ngay sau Chiến tranh Tuy nhiên, Hội nghị Vac-sa-va

cũng có những đánh giá phần nào chưa thật chính xác như vẻ vai

trò tác dụng của phong trào giải phóng dân tộc ơ A Phi, Mỹ lạ- tình Cũng chính từ Hội nghị này, trong quan hệ giữa các đăng đã biếu lộ những ran nứt bất đồng về quan điểm

Trang 31

cho rằng, nêu lên nhận định như thế sẽ làm cho tình hình thế giới thêm căng thẳng, dẫn đến xung đột giữa hai khối Đông và Tây Mâu thuẫn giữa Nam Tư và Liên Xô càng trở nên cảng thang khi Josip Broz Tito công khai lên án đường lối tap thể hố nơng nghiệp của Sta-lin, không chấp nhận sự can thiệp của Liên Xô vào việc xác định đường hướng xây dựng XHCN theo “con đường Nam Tư”, thậm chí ban lãnh đạo Nam Tư đã cách chức 2 Bộ trưởng trong chính phủ vì nghĩ là thân Liên Xô (tháng 4/1948)

Cục Thông tin Quốc tế đã mở một chiến dịch phê phán Đảng Cộng sản Nam Tư và thông qua Nghị quyết lên án Đảng Cộng sản Nam Tư “đã từ bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin và thi hành chính sách thù địch đối với Liên Xô, từ chối sự giúp đỡ của các chuyên gia quân sự Liên Xê và hướng chính sách đối ngoại theo các cường

quốc phương Tây”°”, Sự bất đồng quan điểm giữa các Dang mau

chóng chuyển sang quan hệ nhà nước Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác đã gây sức ép mạnh mẽ với Nam Tư vé cdc mat chính trị, kinh tế và quân sự: huy bỏ các Hiệp ước hợp tác, hữu nghị và các Hiệp định kinh tế, thương mại với Nam Tư, nhằm cô lập và

lật đổ ban lãnh đạo Nam Tư của Tito Ngày 26/2/1948, đảng Cong

sản Nam Tư bị khai trừ khỏi Cục Thông tin Quốc tế và đến năm 1949, Cơng hồ XHCN Nam Tư cũng bị khai trừ khỏi phe XHCN Trước tình hình như vay, Nam Tư bắt đầu quay sang bắt tay với các nước phương Tây

Sau khi Sta-lin chết, ban lãnh đạo mới ở Liên Xô đã thừa nhận những sai lầm trong quan hệ với Đảng Cộng sản Nam Tư và từng bước cải thiện quan hệ giữa hai Nhà nước Trong chuyển đ: thâm Ben-grad từ 26/5 đến 3/6/1955 của Khơ-rut-sốp, Bun-ga-ni và Mi- koy-an hai bên đã nêu một nguyên tác về “những hình thức khác

nhau của sự phát triển XHCN” Tháng 6/1954 Cục Thông tin Quốc

The Sovie/Yugoslay dispute Thể Royal institute of International Affairs

London & New York 1048 p.3]

Trang 32

tế cũng nốt lại quan hệ với Liên đoàn những người Cộng sản Nam Tư

Tháng 4/1956, Cục Thóng tin Quốc tế đã thông qua nghị quyết ngừng hoạt động của tổ chức này Những năm sau đó, trong lĩnh vực tư tưởng đã phát triển những hình thức trao đổi, liên hệ mới

2.1.2.2 Trên lĩnh nực kình tế" Thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế:

Từ mùa hè năm 1947, khi các nước đế quốc cắt đứt quan hệ và bát đầu thi hành chính sách bao vây kinh tế đối với các nước XHCN Đông Âu, các hiệp định kinh tế song phương ngắn hạn ký với Liên Xô đã giúp cho các nước này giải quyết được những khó khăn về nhiều mặt, nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh, phục hồi và phát triển nền kinh tế của mình, và từ đó củng cố chính quyền dân chủ nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo mới được thiết lập Trong thời gian đầu ngay sau chiến tranh, quan hệ thương mại phần lớn mang tính chất một chiều, với việc Liên Xô là IgƯời cung cấp chủ yếu về nguyên, nhiên liệu (Liên Xô đảm bảo 98% nang luong,

than va gang; 1O0% khí đốt; 92% dầu lửa; 78% bóng cho Bun-ga-

ri", Tuy sự hợp tác mới ở mức độ khiêm tốn, song tính đến năm 949 các chí tiêu kinh tế của các nước Đông Âu đã tảng gấp đôi so

với trước chiến tranh (1939),

Đề quan hệ hợp tác được nàng cao và có chất lượng với quy mô rộng rãi hơn, cần phải hợp tác một cách có kế hoạch giữa nhiều

nước trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng, từ ngày 5 - 8/1/1949, tại

Hội nghị Kinh tế ở Mát-xcơ-va, đại điện của 7 nước Liên Xó, An- ba-ni Bun-ga-ri Ba Lan, Hung-ga-ri, Ru-ma-ni va Tiệp Khác đã

quyết định thành lập Hội đồng Tương trợ Kinh tế (SEV) Nam 1950

Trang 33

CHDC Đức cũng tham gia Theo Điều lệ của SEV (được thông qua năm 1959), nhằm mục đích tăng cường hợp tác đa phương của các nước xã hội chủ nghĩa, SEV có nhiệm vụ tổ chức trao đổi kinh nghiệm, kỹ thuật, giúp đỡ và bổ sung cho nhau về nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, phối hợp các kế hoạch kinh tế quốc dân bằng

nhiều hình thức từ thấp đến cao để cùng nhau phát triển trên cơ sở

phân công lao động có hiệu quả nhất Các cơ quan chính của SEV bao gồm: Kỳ họp Hội đồng (thông thường do những người đứng đầu chính phủ), Hội đồng hành pháp (đại điện của tất cả thành viên SEV), các Uy ban thường xuyên và chuyên trách, Ban Thư ký

SEV ra đời đã thúc đẩy quá trình liên kết kinh tế XHƠN, góp phần to lớn vào phát triển kinh tế với tốc độ nhanh chóng ở Liên Xô và các nước XHCN Đóng Âu Năm 1950, tỷ trọng công nghiệp của họ chỉ mới chiếm 20% tỷ trọng công nghiệp thế giới, nhưng đến năm 1955 tăng lên 27%, và năm 1960 là 34%

2.1.2.3 Trên linh vực an nình-quán sự: Thành lập khối Vác-sư-va Mối quan hệ trong lĩnh vực này có nguồn gốc ngay từ sự ra đời của các nước XHCN: họ đã hoặc cùng nhau chiến đấu chống phát- xít; hoặc tạo tình thế cách mạng thuận lợi cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giành chính quyền về tay giai cấp công nhân và nhân đân lao động khác

Năm 1949, các nước phương Tây đã thành lập Lién minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO), tiếp đó họ phục hồi và tái vũ trang Tây Đức, cuối cùng là quyết định kết nạp Tây Đức vào NATO, de dọa nghiêm trọng đến an ninh của Liên Xô và các nước xã hội chủ

nghĩa khác Khi các nước phương Tây phê chuẩn Hiệp ước Luân Đôn và Pa-ri tháng 5/1955 (về việc Tây Đức gia nhập NATO) Liên

TA, Grô-mứ-ko chủ biến, Từ điển ngoại giao Nxb Khoa học M 1986, Œ 3Í

13 Hun tiếng Na,

Trang 34

Xô đã tuyên bỏ huỷ bo các Hiệp ước đồng mình đã ký với Anh năm 1942 và với Pháp năm 1944 Tiếp đó, Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu (gồm An-ba-ni, Ba Lan, Bun-ga-ri, Hung-ga-ri, CHDC Đức, Ru-ma-ni và Tiệp Khác) đã tiến hành cuộc họp khẩn cấp tại Vac-sa-va từ ngày II - 14/5/1955 CHND Trung Hoa cũng tham dự với tư cách quan sát viên Các nước đã ký kết “Hiệp ước hữu nghị, hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau” (còn gọi là khối Hiệp ước Vắc-sa-va) Phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc, các thành viên Hiệp ước cam kết không dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế và giải quyết các van dé tranh chấp bằng biện pháp hoà bình; tuyên bố sẵn sàng tham gia mọi hoạt động quốc tế nhằm tìm kiếm các biện pháp tích cực để

bảo vệ hoà bình và an ninh thế giới, để cất giảm vũ khí và cấm các

loại vũ khí giết người hàng loại Các bên ký kết thỏa thuận với nhau sẽ trao đổi ý kiến vẻ tất cả các vấn đề quốc tế có liên quan đến lợi ich chung Truong hop mot hay nhiều nước tham gia Hiệp ước bị nước khác tấn công thì các nước ký kết có nhiệm vụ giúp đỡ bằng mọi phương tiên, kể cả đùng lực lượng vũ trang Để điều hoà hoạt động chung, Hội đồng tư vấn chính trị và Bộ chỉ huy thống nhất các lực lượng vũ trang của các nước thành viên được thành lập Hiệp ước Vác-sa-va cho phép bất cứ nước nào cũng có thể gia nhập, nếu họ sẵn sàng bảo vệ hoà bình và an ninh chung Hiệp ước có giá trị trong 20 nam và được tự động gia hạn 10 nam một, nếu không có sự huy bỏ của các thành viên Đại biểu nước CHND Trung Hoa tuy khóng ký vào Hiệp ước nhưng tuyên bố hoàn toàn đồng tình và ủng hộ Hiệp ước Vác-sa-va, đồng thời nhấn mạnh trong trường hợp nô

ra chiến tranh xâm lược ở châu Âu thì nhân dân Trung Quốc sẽ

cùng nhân đân anh em dấu tranh cho tới thăng lợi cuối cùng

Hiệp ước Vac-sa-va thực chất là Liên minh quân sư - chính trị

mang tính chất phòng thú của các nước xã hội chủ nghĩa châu Au

Trang 35

và củng cố những thành quả chính trị mà các lực lượng XHCN thu được trong và sau CTTG-II Như vậy, tính đến giữa thập ky 50 ở châu Âu lại tồn tại song song hai khối quân sự là NATO và Vác-sa- va Sự tồn tại hai Liên minh quân sự đối lập cùng với việc triển khai các lực lượng quân đội và vũ khí hiện đại ở rất gần nhau, làm cho tình hình châu Âu thêm căng thẳng và dễ có nguy cơ bùng nổ Mặt khác, khối Vác-sa-va có vai trò rất lớn trong việc bảo đảm sự công nhân pháp lý quốc tế đối với CHDC Đức, giải quyết những van dé có liên quan đến Tây Berlin, xoá bỏ Hiệp ước Muyních, ngăn chặn âm mưu bành trướng của NATO Có thể nói, tổ chức Hiệp ước

Vác-sa-va là một trong những nhân tố quan trọng đuy trì sự ổn định

của trật tự thế giới hai cực Xô-Mỹ

Tóm lại, cho đến giữa thập kỷ 50, hệ thống XHCN thế giới ra

đời, được củng cố và ngày càng phát triển thể hiện qua các mối

quan hệ liên kết chật chẽ và đa dạng nêu trên Hệ thống này trở

thành đối trọng hữu hiệu trước chủ nghĩa tư bản, tạo ra cục diện có lợi cho chủ nghĩa xã hội, cho phong trào giải phóng dân tộc

2.2 Giai đoạn từ giữa thập kỷ 50 đến đầu thập ký 70:

2.2.I Những vấn đề nấy sinh trong quan hệ giữa các nước xã hội chủ nghĩa

Sau khi Sta-lim từ trần năm I953, Ban lãnh đạo mới của Liên

Xô do Khơ-rút-sốp đứng đầu đã công khai phê phán những sai lắm của Sta-lin đặc biệt là tệ sùng bái cá nhân trong Đại hội Dang Cong sản Liên Xô lần thứ XX Về chính sách đối ngoại, Liên Xô chủ trương “chung sống hoà bình” với các nước phương Tây, thừa nhận có sai lâm trong quan hệ với Nam Tư và chủ trương bình thường hoá quan hệ với nước này Sự thay đối về suy nghĩ và đường lối này không có sự thong báo trước cho các nước xã hội chủ nghĩa khác

nên đã gây ra một cú sốc lớn Trong các nước xã hội chủ nghĩa

Trang 36

trong hàng ngũ lãnh đạo Khi sự việc tiết lộ ra công khai, quần chúng nhân dân ở các nước Đông Âu yêu cầu xem xét lại những vấn đề đã xử lý trong quá khứ Cuộc đấu tranh đòi “dân chủ hoá”, “phi Sia-lin hoá” được châm ngòi từ Liên Xô đã lan sang một số nước Đông Âu, biến thành những cuộc biểu tình lộn xôn, rối loan

khơng kiểm sốt được như ở Ba Lan và Hung-ga-ri

2.2.1.1 Cuộc nổi dây & Ba Lan

Trước dây ở Ba Lan, do ảnh hưởng của những người lãnh đạo Sta-linít cũng đã từng xảy ra những vu thanh trừng cán bộ, dang viên một cách oan trái, điển hình là vụ thanh trừng và bat giam cựu

Tổng Bí thư Đảng Vladisiav Gomulka năm 1951 Sau Đại hội XX

của Đảng Cộng sản Liên Xô, phong trào đòi “dân chủ hoá”, “phi ; Sta-lin hoá” lan ra nhanh chóng Ngày 28/6/1956, ở trung tâm công nghiệp Poznan, công nhân cùng sinh viên đã xuống đường biểu tình đòi dân chủ, đòi thả những người bị bắt oan trước đây và chống lại những người lãnh đạo theo đường lối Sta-lin Trước sức ép của quần chúng, ngày 4/8/1956, Gomulka được giải phóng khỏi nhà tù và khôi phục đảng tịch, rồi sau đó được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng

Gomulka phê phán chính sách nông nghiệp của Chính phủ dẫn đến sự thiếu hụt lương thực, và cho rằng cuộc bạo loạn ở Poznan là xuất phát từ sự “bất mãn sâu sắc của giai cấp công nhân” Gomulka tranh thú được sự ủng hộ của quần chúng, ngày 21/10/1956 được bầu làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhimg người theo đường lối Sta-lin bi gat ra ngoài, kế cả Bộ trưởng Quốc phòng, Ngun sối Liên Xơ gốc Ba Lan Rokosowsky

Bạn Lãnh đạo mới ở Ba Lan do Gomulka đứng đầu khôn khéo trong việc xử lý mối quan hệ với Liên Xô, vẫn công khai tuyên bố

là nước đứng trong phe xã hội chủ nghia và thành viên của Hiệp ước

Trang 37

đồng thời cũng vì lợi ích của Ba Lan cần có Liên Xô để bảo vệ an ninh và biên giới Oder - Neisse ở phía Tây mà các nước phương Tây chưa chịu thừa nhận Gomulka đã 6n định được tình hình Ba Lan trong một thời gian

2.2.1.2 Cuộc bạo loạn ở Hung-gu-ri

Từ khi thiết lập chế độ dân chủ nhân dân, bên cạnh những thành tựu to lớn đạt được trong sự nghiệp xây dựng kinh tế, Ban lãnh đạo Nhà nước cũng mắc phải một số sai lầm do vận dụng máy móc những kinh nghiệm của Liên Xô, quá chú trọng phát triển công nghiệp nặng trong khi khả năng đất nước không cho phép, làm ảnh hướng đến việc cải thiện đời sống của nhân dân; mặt khác do ảnh hưởng của tệ sùng bái cá nhân, dân chủ nội bộ bị hạn chế dẫn đến việc xử lý oan nhiều cán bộ trong Đảng, Đại hội XX Đảng Cộng sản Liên Xô phê phán Sta-lin, thì lập tức ở Hung-ga-ri cũng có phong trào đòi xét lại những chủ trương, chính sách của Ban lãnh dao do Rakosci cầm đầu Những người trí thức Hung-ga-ri tập hợp trong Câu lạc bộ Pê-tô-fi cho rằng Liên Xô đã hạn chế nền độc lập của Hung-ga-ri, và phát động phong trào đòi dân chủ và độc lập Rakosct đã ra lênh giải tán Câu lạc bộ Pê-tô-fi, nhưng vẫn không ngăn nổi phong trào quần chúng ngày càng lan rộng, nhất là trong thanh niên và sinh viên phản đối chính sách của Chính phủ Ngày [8/7/1956 Rakosci phải từ chức I.ãnh tụ Đảng và một số cán bộ bị xử oan trước đây được phục hồi

Sinh viên và thanh niên tiếp tục xuống đường biểu tình lôi kéo cả mội bộ phận lực lượng vũ trang, biến thành bạo động vũ trang

Ngày 24/10/1956 Imre Nagy, một uỷ viên Bộ Chính trị của Đảng,

Trang 38

cách thay đối thành phần trong Chính phủ để thực hiện diễn biến hoà bình, hướng Hung-ga-ri ra khỏi quý đạo xã hội chủ nghĩa Chính phủ Nagy đã không ngăn cản các cuộc biểu tình bạo động, khủng bố giết hai những đảng viên Cộng sản, cướp phá các kho vũ khí, tài sản công cộng, các cơ quan của Đảng và Nhà nước Đồng thời Nagy tuyên bố Hung-ga-ri rút khỏi Liên mình Vác-sa-va, đi theo con đường trung lập và để nghị các chính phủ Mỹ, Anh, Pháp đảm bảo nền trung lập cho Hung-ga-ri Các nước phương Tây hưởng ứng và ủng hộ Nagy Mỹ tuyên bố viện trợ cho Hung-ga-ri 20 triệu USD

Nước Cơng hồ Nhân dân Hung-ga-ri có nguy cơ bị thủ tiêu Những lực lượng chân chính trong Đảng Lao Động và Chính phủ đã tập hợp lại dưới sự lãnh đạo của Janos Kađar, một lãnh tụ Đảng vừa được giải phóng khói nhà tù, đứng ra lập Chính phủ mới ngày 4/11/1956 để bảo vệ những thành quả của chủ nghĩa xã hội ở Hung- ga-ri Chính phủ Kadar kêu gợi Liên Xô giúp đỡ để bảo vệ những người đân vô tội, khôi phục lại trật tự đã bị những phần tử bạo động phá hoại, bảo vệ chính quyền của nhân dân lao động Hồng quân Liên Xô lập tức tiến vào thủ đô Bu-da-pet dẹp tan cuộc bạo loạn trong thời gian ngắn lập lại trật tự, giúp Chính phủ Kadar ổn định tình hình trên toàn bộ lãnh thô Hung-ga-ri

Hung-ga-ri đã qua được nguy cơ một cuộc khủng hoảng chính trị Chính phủ Kađar kêu gọi các nước xã hội chủ nghĩa giúp đỡ xây dựng lại đất nước đã bị thiệt hại nhiều về vật chất do cuộc bạo loạn

gây ra và đã được các nước anh em hưởng ứng nhiệt hệt

Sau khi đẹp tan cuộc bạo động ở Hung-ga-ri, ngày 30/10/1056

Chính phủ Liên Xô ra tuyên bố khẳng định lại những cơ sở phát

Trang 39

Những nguyên tắc trên lại được kháng định lần nữa trong Hội nghị đại biểu các Đảng Công sản và Công nhân quốc tế năm 1957 ở Mát-xcơ-va Thực hiện những nguyên tắc đó một cách nghiêm chỉnh sẽ tạo nên quan hệ hợp tác chặt chẽ và đoàn kết anh em giữa các nước xã hội chủ nghĩa và Phong trào cộng sản và công nhân quốc tế

Những sự kiện điễn ra ở Ba Lan và Hung-ga-rI năm 1956 trong khi Liên Xô đã bắt đầu có tín hiệu hoà địu với Mỹ bảng chủ trương “chung sống hoà bình”, chứng tỏ “chiến tranh lạnh” còn gay gat Đế quốc Mỹ không bỏ lỡ dịp để thực hiện chính sách ”đẩy lùi chủ nghĩa Cộng sản” Họ đã ủng hộ mạnh mẽ các cuộc bạo loạn VÀ cố gắng thực hiện “diễn biến hoà bình” để tìm cách đưa các nước xã hội chủ nghĩa trở lại chế độ tư bản chủ nghĩa

Các nước xã hội chủ nghĩa cũng đã rút ra được nhiều bài học trong việc vận dụng những quy luật phổ biến và những đặc thù riêng của từng nước trong xây dựng chủ nghĩa xã hội, và nhất là những nguyên tắc trong quan hệ giữa các nước với nhau cần được tôn trọng một cách nghiêm chỉnh, thì mới tạo ra được sự hợp tác và đoàn kết chặt chẽ trong hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa và trong Phong trào cộng sản và công nhân thế giới

2.2.1.3 Nhiing vin dé bat dony trong quan he Xo - Trung Thời kỳ này là thời kỳ tốt đẹp nhất trong quan hệ Xô - Trung như phân trên đã trình bày, nhưng cũng đã xuất hiện những khác biệt về quan điểm, nhất là sau Đại hội Đảng Cộng sản Liên Xô thứ XX Nếu ngược đòng lịch sử xa hơn nữa cũng đã thấy những biểu hiện mâu thuẫn giữa hai Đảng Cộng sản Liên Xô và Trung Quốc từ

hồi Sta-ln còn sông, nhưng van đề được giữ kín trong not bd

Trang 40

sách rất quan trọng này không có sự tham khảo ý kiến của các Dang anh em nên đã gây tình trạng hoang mang về tư tưởng trong các nước xã hội chủ nghĩa, nhất là các nước chịu nhiều ảnh hưởng của Liên Xõ Trong khi đó, Nhân Dân nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, ngày 5/4/1956 viết bài đánh giá Sta-lin cong nhiều hơn tội, và cho rằng: “Bản chất chủ nghĩa đế quốc

không thay đổi”, cần tiếp tục động viên nhân dân thế giới đấu tranh

chống chính sách hiếu chiến của chủ nghĩa đế quốc đứng đầu là đế quốc Mỹ có nghĩa là Trung Quốc không tán thành “chung sống hoà bình” với đế quốc Tuy nhiên, sự khác nhau lúc này chưa ảnh hưởng đến quan hệ nhà nước và hai bên cũng dễ dàng thoả hiệp với nhau trong Hội nghị các Đảng Cộng sản và Công nhân thế giới ở Mat-xcơ-va năm 1957: Mao Trạch Đông vẫn thừa nhận sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xỏ đối với Phong trào cộng sản quốc tế, và Liên Xô vẫn giúp đỡ Trung Quốc nhiều để tăng cường kinh tế và quốc phòng

Sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới sau CTTG-]I là một sự kiện quan trọng, làm thay đổi cơ bản so sánh lực lượng trên thế giới Lần đầu tiên trong lịch sử quan hệ quốc tế ra đời mot loại quan hệ quốc tế kiểu mới giữa các nước xã hội chủ nghĩa với nhau uy còn nhiều vấn để tồn tại, nhưng có thể nói trong thời kỳ này quan hệ giữa các nước xã hội chủ nghĩa về cơ bản là tốt, sự hợp tác tương trợ được phát huy hiệu quả, làm tăng cường sức mạnh về mọi mặt và giúp cho các nước xã hội chủ nghĩa tăng cường tiềm lực và nâng cao uy tín trên trường quốc tế Hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới trở thành chỗ dựa cho phong trào giải phóng dân tộc, phong trào đấu tranh cho hoà bình, dân chủ, chống lại chính sách gây chiến xâm lược của các nước đế quốc và ngày càng trở thành nhân tố không thể thiếu được trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế

Ngày đăng: 31/10/2023, 19:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w