Tạisaonênchọnvà trồng giốngbơtráivụBơ là loại trái cây rất giàu dưỡng và có giá trị xuất khẩu, ngoài ăn tươi quả bơ còn được chế biến thành các món rất hợp khẩu vị như sa lát, sinh tố, súp, nước sốt. Trong công nghiệp, quả bơ đã được chế biến thành gacamol, dầu ăn rất bổ dưỡng, nến xông phòng hay chế biến thành dầu hấp tóc, dưỡng da …Trong sách kỹ lục Guiness, Bơ là loại quả được xác nhận có hàm lượng dinh dưỡng cao nhất trong các loại trái cây. Cây Bơtrong cơ cấu cây trồngBơ là một loại cây trồng lợi thế và nhiều tiềm năng, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu đặc thù của vùng Tây Nguyên, qua thực tế trồng trọt lâu đời cùng những kết quả nghiên cứu cho thấy, ở độ cao trên 500m với các nền đất đỏ và đất xám mà nhiều nơi khác không dễ có được, cây bơ sinh trưởng phát triển tốt, năng suất cao, chất lượng vượt trội và có thể xem là cây trồng đặc sản của Vùng. Cây Bơ cũng là cây trồng xen rất phù hợp cho nhiều diện tích ở vùng “thủ phủ” cà phê, cây bơ tiếp nhận ánh sáng ở tầng cao, khai thác dinh dưỡng ở tầng sâu hơn, cây bơ che bóng, chắn gió phù hợp cho cà phê và các ngưồn ký chủ sâu bệnh hại gần như không tương thích. Trên toàn tỉnh Đắk Lắk đã có gần 50% diện tích cà phê già cỗi và rất khó tái canh (cà phê), trong nhiều năm qua giá cà phê biến động ở mức thấp, hiệu quả đầu tư trên nhiều diện tích cà phê già cỗi không cao. Nhu cầu về giốngbơ như là một trong số loại cây trồng luân canh và xen canh hiệu quả, thực tế cây bơ đã đem lại thu nhập rất cao, đặc biệt là bơ nghịch mùa, trái vụ. Ngoài các tỉnh Tây Nguyên, một số tỉnh thành khác có bơ cung cấp cho thị trường trong nước nhưng sản lượng không lớn. - Tỷ lệ diện tích trồngbơ ở các huyện tại ĐắkLắk Chỉ có 9 trong 14 huyện/thành phố có diện tích bơ lớn để cung cấp cho thị trường cả nước. Theo thống kê của chương trình Phát triển Chuỗi Giá trị Bơtrái Đắk Lắk năm 2006, vào mùa chính vụ có khỏang 126 vựa bơ, sản lượng bơ cung cấp cho thị trường là 40.410 tấn/mùa, diện tích bơ đang cho thu hoạch quả khoảng 404.100 cây (2.694 ha bơ mật số 150 cây/ha) và đang tăng nhanh ở các năm sau, lợi nhuận đem lại cho Tỉnh hơn 7 triệu USD và hiện nay đã tăng lên khá nhiều. Ngoài ra, kết quả điều tra theo tiêu chuẩn vườn cho quả và vườn đại diện trên 8 huyện/Tp tại Đắk Lắk tính đến cuối năm 2008 giám định được hơn 5.000 cây bơ đang cho thu hoạch, trong đó huyện Ea Kar và Krông Năng chiếm hơn 50% diện tích, chủ yếu là bơtrồng hạt, trong khi các huyện còn lại giốngbơ ghép đang gia tăng Trong 3 năm gần đây, diện tích bơ ghép tăng rất nhanh ở các tỉnh Tây Nguyên nói chung, kể cả Đồng Nai và Quảng Trị. Trong nhiều khâu của Chuỗi giá trị Bơ thì hiện nay, giống được xác định là khâu quan trọngvà thăng chốt, nhưng các giốngbơ đang cho trái hiện trồng từ hạt, phân ly cao trên nhiều tính trạng như hình dáng, chất lượng quả và năng suất thường thấp, mất giá, đây cũng là khó khăn quan trọng cho việc tiêu thụ bơtại các thị trường cao cấp trong nước, khó khăn trong bảo quản cũng như đáp ứng các tiêu chí xuất khẩu. - Mùa thu hoạch bơ chính vụtại một số tỉnh Bơ có 3 chủng sinh thái và đều thích hợp ở loại đất có tầng canh tác dày, thoát nước phải tốt và càng lên cao, cây bơ có thời gian sinh trưởng bền hơn và chất lượng bơ tốt hơn. Ngoài điều kiện đất đai, khí hậu, thì hầu như ở các vùng trồngbơ đều có những cây bơ cho quả nghịch mùa/trái vụ (thu sớm hay muộn hơn), đây là nguồn gen quý cần xác định tính ổn định về mùa vụ, năng suất và chất lượng quả trong công tác giống. Hiện nay, vùng trồngbơ cho thu hoạch gồm một số tỉnh phía Bắc như Phú Thọ, Mộc Châu thu hoạch vào tháng 9-10. Ở miền Trung có trồng được bơ nhưng nổi bật là Quảng Trị có vùng bơ thu hoạch từ tháng 8 – 10 (muộn so với Đắk Lắk), một số nơi ở miền Đông Nam bộ như huyện Long Khánh, Định Quán của tỉnh Đồng Nai bơ thu hoạch vào tháng 4- 6 (sớm hơn so với Đắk Lắk), bơ Lâm Đồng thu hoạch tập trung từ tháng 6 – 9. Nhìn chung, những địa điểm trên có sản lượng bơ thu hoạch không nhiều và chất lượng bơ cung ứng cho thị trường không cao, một phần trong đó là yếu tố giống. Riêng bơtại Đắk Nông, một lượng lớn bơ được thu hoạch và vận chuyển về Đắk Lắk từ tháng 5 – 8. Nhìn tổng thể trong nước thì Đắk Lắk là nơi đứng đầu về diện tích, sản lượng bơ, chi phối mùa vụbơ tập trung từ tháng 5 đến đầu tháng 8. Theo thống kê ở năm 2006, một ngày chính vụtại ĐăkLăk có 126 vựa hoạt động, cung cấp hơn 400 tấn đi nhiều tỉnh trong nước, trong khi 1 ngày vào giữa tháng 10 chỉ còn 6 vựa bơvà có gần 2 tấn. Sự chênh lệch về sản lượng là quá lớn với tỷ lệ 1/200. Đây là cơ sở quan trọng quyết định việc chọn giống. Từ 2008 đến nay, sản lượng bơ thu hoạch tăng dần và diện tích trồng bơ ghép cũng tăng nhanh, nhưng chiếm chủ yếu vẫn là giốngbơ thu chính vụ cung cấp từ rất nhiều nguồn, nhiều cơ sở không đãm bảo, tốc độ phát triển nguồn cung và đầu ra nếu không tương xứng trong thời gian tới sẽ kéo theo nguy cơ rớt giá trong mùa chính vụ. - Sơ nét tình hình cây bơgiốngtại ĐắkLắk Nhu cầu về giốngbơ ghép đã và đang tăng từ năm 2007, thiếu hụt khá lớn vào vụ mưa 2009 và 2010. Trong bối cảnh nguồn giống tốt không đủ đáp ứng và công tác thông tin, tuyên truyền của các đơn vị hỗ trợ bị bỏ ngõ hoặc sai lệch, đây là cơ hội cho rất nhiều đơn vị kinh doanh cây giống gần như chưa biết gì về cây bơvà các tiêu chuẩn tuyển chọn đã chạy theo nhu cầu thị trường, thêm vào đó là một lượng khá lớn bơ từ miền Tây (nơi rất khó trồng bơ) được đưa về cung cấp cho ĐăkLăk và một số tỉnh Tây Nguyên, điều này tồn tại rất nhiều nguy cơ tìm ẩn về giống, là nguy hại lâu dài cho nhà vườn và cho sản xuất Hiện tại, chỉ có 2 trong gần một trăm đơn vị cung cấp giốngtại ĐăkLăk có giốngbơ được công nhận, gồm Viện KHKT NLN Tây Nguyên có 5 dòng bơ với các mã hiệu nguồn giống từ CĐD.BO.41.06 đến CĐD.BO.41.10 và Công ty TNHH Một Thành Viên Dak Farm (www.caygiongdakfarm.vn) là đơn vị sở hữu 05 dòng bơtrái vụ/nghịch vụ với mã hiệu từ CĐD.BO.41.01 đến CĐD.BO.41.05 (gồm 01 dòng bơ thu sớm, 03 dòng bơ thu muộn và 01 dòng bơ thu hoạch rải vụ). Đây là những nguồn giống được nghiên cứu, tuyển chọnvà chính thức công nhận, nên rất cần thông tin để khuyến khích phát triển phục vụ cho sản xuất. Đặc điểm, năng suất và chất lượng của các cây đầu dòng bơ nghịch mùa/trái vụ có thểm tìm hiểu thông tin qua website - Vấn đề tiêu thụ Mùa vụ thu hoạch bơtại Đắk Lắk cũng như Đắk Nông tập trung chính vụ từ tháng 5 đến tháng 8 và đạt ngưỡng giá cao nhất từ cuối tháng 10 đến đầu tháng 12. Kết quả ghi nhận cho thấy: Trên cùng một loại (3 quả/kg), giá bơ liên tục tăng qua các năm từ 2006 đến 2010; Giá mua tại Buôn Ma thuột cao hơn ở các huyện và thấp nhất ở huyện Ea Hleo; Giá bán bơ muộn cao hơn bơ sớm và thấp nhất vào chính vụ; Nhiều siêu thị trong nước như Metro, Coop Mart, Fivi Mart, Big C … đang tiếp nhận nguồn bơ của ĐăkLăk với số lượng lớn; Thi trường xuất khẩu đã và đang được xúc tiếp với nhiều tiềm năng khá lớn nhưng vấn đề chất lượng, độ đồng đều, tính liên tục là những rào cản đang tồn tại, mà phải cần đến những diện tích bơ ghép đúng giống có chất lượng tốt, đồng đều và mùa thu hoạch kéo dài là những khâu quan trọngtrong nhiều khâu của Chuỗi giá trị cần cải tiến. - Hiệu quả kinh tế cho mô hình trồngbơ (trồng hạt, giống chính vụ, nghịch vụ) Tạm tính trung bình trên mô hình trồngbơ xen cà phê, tuổi vườn bơ 8 -9 năm, trồng 185 cây/ha gồm các nguồn giốngbơtrồng từ hạt, trồnggiống ghép (từ các nguồn giống trôi nổi) thu hoạch chính vụvàgiốngbơ ghép thu muộn được công nhận. Ước lượng hiệu quả kinh tế các dạng hình trồngbơ xen canh cà phê (2010). Mô hình nguồn giốngBơ Năng suất kg/cây Sản lượng Kg/ha Giá bán 1.000 đ/kg Thu nhập triệu/ha Trồng từ hạt 70 12950 5 64750 Giống ghép “không tên” thu chính vụ 100 18500 8 148000 Giốngbơ Muộn được công nhận 125 23125 18 416250 Thu từ cà phê 3,2 3500 30 105000 Là loại cây lâu năm, dễ chăm sóc, trên 1 ha bơ 8 - 9 năm tuổi, ở vườn bơtrồng 185 cây/ha từ hạt thu nhập gần 65 triệu đồng/ha/năm; Ở vườn bơtrồng từ cây ghép giống trôi nổi thu hoạch chính vụ ước đạt 150 triệu/ha/năm; Trong khi ở vườn bơ ghép giống nghịch vụ, thu nhập khoảng hơn 400 triệu/ha/năm, gấp 2,8 và 6,4 lần so với 2 dạng mô hình trên trong cùng điều kiện chăm sóc. Sự chênh lệch này sẽ tăng cao khi vườn bơ ổn định và tăng cao năng suất Tóm Lại: - Bơ là quả rất giàu dinh dưỡng và có giá trị xuất khẩu. - Là loại cây trồng có thế mạnh và nhiều tiềm năng trong cơ cấu đa dạng hóa cây trồngtại Tây Nguyên - Bơ là loại cây lâu năm, dễ chăm sóc và đem lại thu nhập rất cao, nhất là bơ nghịch vụ - Nhu cầu về giốngbơ đang tăng cao, rất nhiều giốngbơ không rỏ nguồn gốc, chất lượng kém, chiếm đa số là giống chính vụ đang “cơ hội” trong thời gian qua sẽ là nguy hại lâu dài cho nhà vườn và cho sản xuất. - Bơ được tiêu thụ ở nhiều thị trường của hơn 36 tỉnh thành trong nước và tiềm năng xuất khẩu là khá lớn, trong đó tỉnh ĐắkLắk có sản lượng bơ lớn nhất nhưng vẫn đang trông đợi những vườn bơ ghép có chất lượng trái đồng đều, đạt các tiêu chuẩn xuất khẩu và thu hoạch ở nhiều thời điểm để cung cấp thường xuyên. - Tỷ lệ về sản lượng của bơtráivụ xấp xỉ 1/200 so với bơ chính vụ, giá bán chênh nhau 5 -7 lần, rất cần thiết để phát triển bơ giốngtráivụ - Chỉ có 2 trong hàng vài chục điểm cung cấp cây giống trên địa bàn tỉnh ĐăkLăk có được nguồn giốngbơ chính thức công nhận, trong đó Công ty TNHH Một Thành Viên Dak Farm có nhiều dòng bơ nghịch vụ được công nhận. - Bơ là loại quả ăn tươi, khó bảo quản, diện tích bơ thu hoạch chính vụ tỷ lệ rất lớn nên rất cần thiết phát triển các giốngbơ mùa nghịch để vừa an toàn trong tiêu thụ vừa đem lại thu nhập cao Ks. Huỳnh Ngọc Tư - Thông tin được đăng trên Tạp Chí Khoa học & Kỹ Thuật - Liên Hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật DakLak. Bơ thu Muộn Bơ Rải vụ thu cùng cà phê . Tại sao nên chọn và trồng giống bơ trái vụ Bơ là loại trái cây rất giàu dưỡng và có giá trị xuất khẩu, ngoài ăn tươi quả bơ còn được chế biến thành các món. (trồng hạt, giống chính vụ, nghịch vụ) Tạm tính trung bình trên mô hình trồng bơ xen cà phê, tuổi vườn bơ 8 -9 năm, trồng 185 cây/ha gồm các nguồn giống bơ trồng từ hạt, trồng giống ghép. trong mùa chính vụ. - Sơ nét tình hình cây bơ giống tại ĐắkLắk Nhu cầu về giống bơ ghép đã và đang tăng từ năm 2007, thiếu hụt khá lớn vào vụ mưa 2009 và 2010. Trong bối cảnh nguồn giống tốt không