1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn) mô hình phân tích mối quan hệ của fdi và tăng trưởng kinh tế ở việt nam

11 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 345,85 KB

Nội dung

Trang 1

PHAN MO DAU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Sau 25 năm tiến hành công cuộc Đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu khá thuyết phục về kinh tế và xã hội Giai đoạn 2001 — 2010, hàng năm nền kinh tế Việt Nam đều đạt tốc độ tăng trưởng tương đối khá, bình quân mỗi năm tong san pham trong nước tang 7,26% Trong hon mét thap ky qua, Viét Nam luén duoc xép vào nhóm nước có tốc độ tăng trưởng cao, đồng thời có thành tích giảm nghèo nhanh trên thế giới, đây là một thành tựu rất quan trọng

Thành tựu trên là dẫn hiệu tốt của quá trình chuyên đổi kinh tế và là kết quả của các chính sách mà Việt Nam đã và đang thực hiện trước những thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế thế giới, đặc biệt là xu thế toàn cầu hoá Đặc biệt, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã có một bước đi quan trọng khi đã trở thành thành viên thứ 150 của Tô chức Thương mại thế giới (WTO) vào năm 2007

Các nỗ lực của Chính phủ Việt Nam đã đem lại những kết quả đáng khích lệ về thu hút vốn FDI vào Việt Nam Tính đến hết tháng 12/2012, Việt Nam đã thu hút được 14.522

dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tông vốn đăng ký đạt 210,5 tỷ USD, trong đó vốn giải ngân đạt 71,9 ty USD, thu hút được 100 quốc gia và vùng lãnh thô đến đầu tr tại hầu hết các lĩnh vực quan trọng như: công nghiệp chế biến, chế tạo, xây dựng, thông tin và truyền thông, khai khoáng, dịch vụ lưu trú và ăn uống

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là khu vực phát triển năng động nhất với tốc độ tăng GDP luôn cao hơn tốc độ tăng của cả nước Tỷ lệ đóng góp của khu vực FDI

vào GDP tăng dần từ 2% năm 1992 lên tới 12,7% năm 2000; 16,98% năm 2006 và

18,97% vào năm 2011 Tác động của khu vực FDI cũng đã góp phần quan trọng vào xuất khâu, năm 2012, khu vực FDI nộp ngân sách 3,7 tỷ USD (không kê dầu thô), chiếm 11,9% tổng thu ngân sách

Ngoài những đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, khu vực FDI đã góp phần nhất định vào chuyên dịch cơ cần kinh tế thông qua việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản

xuất nông nghiệp, tạo công ăn việc làm cho 2 triệu lao động trực tiếp và 3-4 triệu lao

động gián tiếp Khu vực FDI cũng được đánh giá là kênh chuyên giao công nghệ quan trọng, góp phan nâng cao trình độ công nghệ cua nền kinh tế

Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định nhưng Việt Nam vẫn chưa tận dụng các cơ hội thu hút FDI và chưa tối đa được lợi ích mà đầu tư trực tiếp nước ngoài có thé mang lại Việt Nam chưa được chọn là điểm đầu tư của phần lớn các công ty đa quốc gia có tiềm năng lớn về công nghệ và sẵn sàng chuyển giao công nghệ và tri thức Thực trạng này, cùng với áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn về thu hút FDI của Trung Quốc và các nước trong khu vực đang đặt ra thách thức rất lớn cho Việt Nam

Đã có vài quốc gia thu hút được dòng vốn FDI khá lớn nhưng tác động lan toả

hầu như không xảy ra Ở một tình thế khác, vốn FDI đỗ vào một quốc gia có thê làm

tăng vốn đầu tư cho nền kinh tế nhưng đóng góp của nguồn vốn này vào tăng trưởng là thấp Cả hai trường hợp trên đều được xem là không thành công với chính sách thu hút FDI hay chưa tận dụng triệt để và lãng phí nguồn lực này đưới góc độ tăng trưởng kinh tế Thực trạng này khiến cho các nhà kinh tế ngày càng quan tâm nhiều hơn đến việc tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là của các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam

Nhận thức được tầm quan trọng của cách tiếp cận định lượng xuất phát từ các lập luận nêu trên để đánh giá mối liên hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, Nghiên cứu sinh đã chọn đẻ tài nghiên cứu theo hướng tiếp cận bằng các mô hình có thể ước lượng được, với tên đề tài: “Mô hình phân tích mối quan hệ của FDI và tăng trướng kinh tế ở Việt Nam”

2 Mục tiêu nghiên cứu của luận án

Nục tiêu tỐng quát: phân tích mỗi quan hệ của FDI và tăng trưởng kinh tế ở

- Đề xuất một số hàm ý chính sách thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt

Nam nhằm thúc đây tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đỗi tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là các mô hình phân tích mối quan hệ của FDI và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam:

- Mô hình đo lường quan hệ của FDI và tăng trưởng kinh tế (cách tiếp cận theo mô hình VAR)

- Mô hình đánh giá ảnh hưởng của FDI đến các doanh nghiệp trong nước (cách tiếp cận theo phương pháp bán tham số Levinsohn-Petrin)

- Mô hình đánh giá tác động của FDI đến sản lượng đầu ra của doanh nghiệp (cách tiếp cận theo mô hình hồi quy số liệu mảng).

Trang 2

3.2 Phạm vỉ nghiên cứu

Phạm vì về nội dung: nghiên cứu của luận án tập trung phân tích mỗi quan hệ của FDI và tăng trưởng kinh tế ở cả hai cấp độ: vi mô và vĩ mô

Pham vì về thời gian và không gian:

- Luận án đo lường quan hệ của EDI và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 1990 — 2012

- Luận án đánh giá ảnh hưởng của FDI đến các doanh nghiệp trong nước và tác động của FDI đến sản lượng đầu ra của các doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2000 — 2011

4 Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận án sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm phương pháp nghiên cứu cơ bản để phân tích mối quan hệ của FDI và tăng trưởng kinh tế Ngoài ra, luận án còn sử dụng một số phương pháp cụ thể khác như: phương pháp thống kê, phương pháp mô hình toán, phân tích hệ thông, tong hợp logic, lịch sử, so sánh đối chiếu tổng kết thực tiễn

5 Những đóng góp khoa học của luận án * Về mặt học thuật, lý luận

Trên cơ sở tổng quan lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm, luận án đã phân tích thực trạng thu hút FDI và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 1990-2012, làm rõ tác động qua lai cua FDI đối với nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn này và từ đó lựa chọn được các mô hình kinh tế lượng phù hợp để phân tích mối quan hệ của FDI và tăng trưởng kinh tế Việt Nam ở cả tầm vĩ mô và vi mô

Luận án đã sử dụng mô hình véc tơ tự hồi quy (VAR) để đo lường và phân tích thực nghiệm quan hệ của FDI và tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1990-2012 Điểm mới của luận án thể hiện ở việc lựa chọn các biến đại điện trong mô hình-vấn đề mà các công trình nghiên cứu trước đây chưa từng đề cập tới

Luận án đã sử dụng mô hình đánh giá ảnh hưởng của FDI đến các doanh nghiệp trong nước bằng cách tiếp cận phương pháp bán tham số của Levinsohn-Petrin trên cơ sở sử dụng nguồn số liệu cho ngành chế tác được lấy từ bộ số liệu điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê giai đoạn 2000-2011 với tổng số quan sát được trong 12 năm là 45.720 quan sát (bao gỗm 3.810 doanh nghiệp hoạt động trong mỗi năm) Với cách tiếp cận vi mô, mô hình này cho phép nhận biết vai trò của các doanh nghiệp, ngành kinh tế trong việc sử dụng hiệu quả FDIL

Để đánh giá tốt hơn tác động của FDI đến sản lượng đầu ra của doanh nghiệp trong nước, bên cạnh cách tiếp cận phương pháp bán tham số của Levinsohn-Petrin, luận án sử dụng mô hình hồi quy số liệu mảng trên cùng bộ số liệu thu thập được Với hồi quy GMM trên số liệu mảng, luận án đã khắc phục được hiện tượng phương sai sai số thay đổi và tự tương quan của mô hình

4 * Những đề xuất rút ra từ kết quả nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu khẳng định quan hệ tương tác hai chiều theo hướng tích cực của FDI và các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế Nhịp tăng vốn FDI sẽ ảnh hưởng đến nhịp tăng các chỉ tiêu kinh tế-xã hội ngay ở thời kỳ thứ nhất ngoại trừ nhịp tăng GDP Quá trình tang FDI cé tính quán tính với chính nó rất rõ ràng và có thể duy trì quán tính trong 2 năm, sau đó có thê tốc độ tăng giảm dân vào các năm tiếp theo Một hệ thông chính sách thu hút nguồn vốn FDI tốt sẽ có tác động tích cực đến tăng trưởng, tích luỹ

vốn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, mở rộng hội nhập của Việt Nam vào nền

kinh tế toàn cầu

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự hiện diện của đầu tư trực tiếp nước ngoài có

tác động tích cực đến tăng trưởng sản lượng của tất cả các doanh nghiệp trong ngành chế tác trong đó có các doanh nghiệp nội địa trong khi sở hữu Nhà nước không tác động tích cực đến tăng trưởng sản lượng của ngành Vì vậy, việc cô phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước tại Việt Nam sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực của các doanh nghiệp nội

địa tạo sự cạnh tranh công bằng giữa các thành phần kinh tế và tác động tích cực đến sản

lượng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Sự hiện diện của vốn đầu tư nước ngoài đã trực tiếp và gián tiếp làm tăng hiệu quả sản lượng của các doanh nghiệp và sự tổn tại của các doanh nghiệp FDI đã có tác động tích cực đến sản xuất và tăng hiệu quả của toàn ngành

Từ kết quả nghiên cứu, luận án cho răng để góp phần tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, Chính phủ cần phải có chính sách thu hút nguồn vốn FDI theo hướng: đầu tư cho

giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; kích thích tiết kiệm và đầu tư; đây

nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; thực hiện ưu đãi đối với FDI trong ngành chế tác; thúc đây sự phát triển của các ngành công nghiệp phụ trợ cho khu vực đầu tư nước ngoài; tạo môi trường thu hút FDI; phát triển thị trường tiền tệ, thị trường vốn ngang tầm với các nước trong khu vực, tạo môi trường hấp dẫn thu hút FDI đề phát triển kinh tế các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên

6 Kết cầu của luận án

Tên luận án: “Mô hình phân tích mối quan hệ của FDI và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam”

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung

của luận án được chia làm 4 chương:

Chương 1: Lý luận chung về FDI và tăng trưởng kinh tế

Chương 2: Tông quan các mô hình lý thuyết và thực nghiệm về mối quan hệ của FDI và tăng trưởng kinh tế

Chương 3: Thực trạng về FDI và tăng trưởng kính tế tại Việt Nam giai đoạn 1990 —2012 Chương 4: Kết quả ước lượng thực nghiệm.

Trang 3

CHUONG 1

LY LUAN CHUNG VE FDI VA TANG TRUONG KINH TE

1.1 Lý luận chung về tăng trưởng kinh tế 1.1.1 Khái niệm về tăng trưởng kinh tễ

Tăng trưởng kinh tế được xem là một trong những vấn đẻ trọng yếu nhất trong nghiên cứu kinh tế phát triển Hầu hết các nhà kinh tế đều thống nhất với nhau rằng tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập hay sản lượng được tính cho toàn bộ nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm)

1.1.2 Một số quan điễm về tăng trưởng kinh tế

Quan điểm cô điển về tăng trưởng kinh tế : Lý thuyết cô điển về tăng trưởng kinh

tế do các nhà kinh tế học cổ điển nêu ra mà các đại diện tiêu biểu là Adam Smith và David Ricardo được coi là sự kế thừa có phát triển mô hình Malthus Theo Adam

Smith, chinh lao động được sử dụng trong những công việc có ích và hiệu quả là nguồn gốc tạo ra giá trị cho xã hội và coi sự gia tăng tư bản là yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của David Ricardo nhắn mạnh: Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng nhất, các yếu tô cơ bản của tăng trưởng kinh tế là đất đai, lao động và vốn, trong từng ngành và phù hợp với một trình độ kỹ thuật nhất định, các yếu tô này kết hợp với nhau theo một tỷ lệ có định, không thay đổi

Quan điểm của Karl.Marx về tăng trưởng kinh tế : Karl Marx cho rằng do các nhà tư bản cần nhiều vốn hơn để khai thác tiến bộ kỹ thuật, để nâng cao năng suất lao động của công nhân nên các nhà tư bản phải chia gid tri thang du thành hai phan: một phần đề tiêu dùng cho nhà tư bản, một phần để tích luỹ phát triển sản xuất và đây chính là nguồn gốc tích luỹ của chủ nghĩa tư bản

Quan điểm tân cổ điển về tăng trưởng kinh tế : Các nhà kinh té tân cô điền bác bỏ quan điểm cô điên cho rằng sản xuất trong một tình trạng nhất định đồi hỏi những ty lệ nhất định về lao động và vốn, họ cho rằng vốn và lao động có thé thay thé cho nhau, và trong quá trình sản xuất có thê có nhiều cách kết hợp giữa các yếu tố đầu vào Dồng thời họ cho rằng tiến bộ khoa học kỹ thuật là yếu tế cơ bản đề thúc đây sự phát triển kinh tế Do đó chú trọng đến các nhân tô đầu vào của sản xuất Lý thuyết tân cô điển còn được gọi là lý thuyết trọng cung

Quan điểm hiện đại về tăng trưởng kính tế : Các nhà kinh té hoc hiện đại ủng hộ việc xây dựng một nên kinh tế hỗn hợp trong đó thị trường trực tiếp xác định những vẫn đề cơ bản của hoạt động kinh tế, Nhà nước tham gia điều tiết có mức độ nhằm hạn chế những mặt trái của thị trường

1.1.3 Các nhân tô tác động tới tăng trưởng kinh tễ

Các nhân tố kinh tế

* Các nhân tổ kính tế tác động đến tăng trưởng từ phía tổng cung

Thông thường, nói đến các yếu tố tổng cung tác động đến tăng trưởng kinh tế là nói đến 4 yếu tổ nguồn lực chủ yếu: vốn (K), lao động (L), tài nguyên đất đai (R), và công

nghệ kỹ thuật (T) thường được kết hợp theo một hàm sản xuất có đạng:

Y=F(K,LR.T)

* Các nhân tô kinh tế tác động đến tăng trưởng từ phía tổng tổng cầu

Theo kinh tế học vĩ mô, có bốn yếu tố trực tiếp cầu thành tổng cầu bao gồm: chi

cho tiêu dùng cá nhân, chi tiêu của chính phủ, chi cho đầu tư, chi tiêu qua hoạt động

xuất nhập khẩu Các nhân tố phi kinh (ế

Các nhân tố phi kinh tế có thê ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế bao gồm: đặc điểm văn hoá xã hội, nhân tố thê chế chính trị - kinh tế - xã hội, cơ cấu dân tộc, cơ

cấu tôn giáo, sự tham gia của cộng đồng

1.1.4 Đo lường tác động và chất lượng tăng trưởng kinh tế Các chỉ tiêu đo lường tăng trưởng kinh tế

Thước đo tăng trưởng kinh tế được xác định theo các tiêu chỉ tiêu trong hệ thống tài khoản quốc gia gồm: tổng giá trị sản xuất (GO), tổng sản phâm quốc nội (GDP), tông thu nhập quốc dân (GNI), thu nhập quốc dân (ND, thu nhập quốc dân sử dụng (NDD, thu nhập bình quân đầu người

Các chỉ tiêu đo chất lượng tăng trưởng kinh tế

Các chỉ tiêu đo chất lượng tăng trưởng kinh tế có thê chía thành 3 nhóm: nhóm các chỉ tiêu phản ánh sự chuyên dịch cơ cầu kinh tế, nhóm các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tễ, nhóm các chỉ tiêu phản ánh về khả năng cạnh tranh của nền kinh tế

1.2 Lý luận cơ bản về vốn và FDI 1.2.1 Vẫn sản xuất

Khái nệm vốn sản xuất được bắt nguồn tử quan niệm về tài sản quốc gia Tài sản

quốc gia

1.2.2 Vấn đầu tư

Vốn đầu tư được hình thành thông qua quá trình hoạt động đầu tr dưới hai hình thức: đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp từ các nguồn trong nước và ngoài nước 1.2.3 Vẫn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): hiện nay có nhiều khái niệm khác nhau về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDD, nhưng sự khác biệt giữa các định nghĩa không nhiêu:

Theo tô chức Họp tác và Phát triển kinh tế (OECD): đầu tư trực tiếp nước ngoài

Trang 4

dau tư) đạt được thông qua một cơ sở kinh tế tại một nền kinh tế khác

Theo Uỷ ban Liên hiệp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD): FDI là một khoản đầu tư bao gồm mối quan hệ trong dài hạn, phản ánh lợi ích và quyền kiêm soát lâu dai của một thực thể thường trú ở một nên kinh tế (nhà đầu tư nước ngoài hay công ty mẹ nước ngoài) trong một doanh nghiệp thường trú ở một nền kinh tế khác với nền kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài (doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trực tiếp, doanh nghiệp liên doanh hoặc chi nhánh nước ngoài))

Theo Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF): FDI là việc đầu tư vốn được thực hiện ở các doanh nghiệp hoạt động ở nước ngoài nhằm thu về những lợi ích lâu dài cho nhà đầu tư

Theo Ngân hàng Thể Giới (WB): FDI là dòng đầu tư rồng (thuần) vào một quốc gia đề nhà đầu tư có được quyền quản lý lâu đài (nếu nắm được ít nhất 10% cô phần thường) trong một doanh nghiệp hoạt động trong một nền kinh tế khác (đối với chủ đầu tư)

Theo điều 2, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (12/11/1996): “Đầu tư trục tiếp

nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vốn vào Việt Nam bằng tiền mặt hoặc bất cứ

tài sản nào đề tiễn hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này” 1.2.4 Một số lý thuyết kinh tế vé FDI

Lý thuyết về thương mại quốc tế: Lý thuyết thương mại cô điện được khởi xướng bởi Adam Smith (1776) Ông cho rằng các quốc gia sẽ tạo ra nhiều lợi ích hơn khi họ

thực hiện hoạt động thương mại đối với những hàng hoá mà họ không có khả năng sản

xuất hiệu quả và chỉ tập trung sản xuất những hàng hoá nào mà họ có khả năng sản xuất hiệu quả nhất Ricardo (1913) đã đề xuất khái niệm về các lợi thế so sánh (lợi thế tương đối) với một mô hình gồm hai quốc gia và hai loại hàng hoá, nó xem xét những hiệu quả

sản xuất tương đối của quốc gia khi họ thực hiện thương mại quốc té

Lý thuyết tân cô điển về sự di chuyển vốn: đã xem sự luân chuyên đồng đầu tư nước ngoài như là một phần của sự luân chuyên các yếu tố quốc tế Dựa trên mô hình Hecksher — Oblin (H — 0), sự luân chuyển quốc tế của các yếu tố sản xuất, bao gồm đầu tư nước ngoài, được xác định bằng các ty lệ khác nhau của các yếu tố đầu vào sản xuất chính có sẵn ở các quốc gia

Phương pháp tổ chức công nghiệp: Trong những năm 1960, lý thuyết kinh tế (kinh tế học) đã bắt đầu giải thích được vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng cách vận dụng phương pháp tô chức công nghiệp trong đó FDI (vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài) được coi như một phân của nền sản xuất quốc tế Phương pháp này chủ yếu quan tâm đến đặc điểm doanh nghiệp đa quốc gia và cơ câu thị trường hoạt động

Thuyết định vị: giải thích các hoạt động FDI liên quan đến điều kiện kinh tế gắn liền với đầu tư và các nước nhận đầu tư, cũng như xem xét các vị trí trong đó việc thực hiện FDI đạt hiệu quả tốt hơn Phương pháp này bao gồm hai phân khu: phương pháp

đầu vào theo định hướng và đầu ra theo định hướng

Lý thuyết vòng đời sản phẩm: Lý thuyết vòng đời sản phâm được xây đựng bởi nhà kinh tế học Vernon (1966) và được dùng để lý giải hoạt động FDI Theo quan điểm của Vernon thì chu kỳ của sản phẩm phát triển gồm ba giai đoạn: xây đựng sản phẩm, sản phâm đi vào quá trình sử dụng và sản phẩm đi vào giai đoạn tiêu chuẩn hoá Tương ứng với ba giai đoạn phát triên của sản phẩm là ba bước doanh nghiệp FDI tiễn hành đưa sản phẩm vào: sử đụng, mở rộng tiêu thụ sản phẩm và chuân hoá sản phẩm

Lý thuyết bắt kịp vòng đời sản phẩm: Dựa trên kinh nghiệm của Nhật Bản, Akamatsu (1962) đã khởi xướng một phương pháp tiếp cận có tên là “mô hình đàn nhạn bay” nhằm giải thích lý đo vì sao để đầu tư FDI ở các nước đang phát triển Ông đã chia chu kỳ sản phẩm ở các quốc gia dang phát triển thành ba giai đoạn: nhập khẩu, sản xuất trong nước và xuất khâu

Lý thuyết chiết trung: Đây là quan điểm được Dunning (1981) phat trién, kết hợp các phương pháp tiếp cận tổ chức công nghiệp cùng lý thuyết về khu vực và thuyết nội hóa nhằm làm rõ khái niệm Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và sản xuất quốc tế Lý thuyết này đưa ra quan điểm cho rằng một công ty tham gia vào hoạt động FDI can có sự kết hợp giữa lợi thế sở hữu đặc trưng với lợi thế về nội hóa và lợi thế về khu vực trên thị trường mục tiêu

Lý thuyết Kojima: Nhà kinh tế học Kojima (1973)của Nhật Bản đã mở rộng mô hình của Akamatsu và đưa ra lý thuyết vĩ mô về đầu tư trực tiếp nước ngoài trong khuôn khổ các yếu tố sản xuất tương đối từ thuyết thương mại quốc tế của Heckscher-

Ohlin và dựa trên những kinh nghiệm của Nhật Bản trong bối cảnh hậu chiến tranh

Học thuyết này phân chia FDI thành hai hình thức, FDI định hướng thương mại (của Nhật Bản) và FDI đi ngược lại với mục đích thương mại (Mỹ)

1.2.5 Đặc điểm của FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài có những đặc điểm cơ bản sau: FDI là loại hình chu chuyên vốn quốc tế, chủ sở hữu vốn tiến hành hoạt động đầu tư ở nước ngoài; FDI là loại hình đầu tư trực tiếp, nhà đầu tư nước ngoài có quyền điều hành doanh nghiệp tiếp

nhận vốn; thu nhập của chủ đầu tư phu thuộc vào kết quả sản xuất kinh đoanh và lãi

hoặc lễ được phân chia giữa các chủ đầu tư theo tỷ lệ góp vốn của các bên; ít chịu sự ch phối của Chính phủ hơn, đặc biệt ít phụ thuộc vào mối quan hệ chính trị giữa nước chủ nhà với nước đầu tư; FDI là một khoảng vốn đài hạn tương đối ôn định và không phải là vốn vay nên nước chủ nhà có được một nguồn vốn đài hạn bỗ sung cho đầu tư trong nước và không phải lo trả nợ - Các chủ đầu tư phải tuân thủ các quy định pháp luật của nước sở tại đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; do mục đích của các nhà

đầu tư nước ngoài là lợi nhuận nên các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của FDI phần lớn là những lĩnh vực có thê mang lại lợi nhuận cao.

Trang 5

1.2.6 Các hình thức của FDI

Có nhiều cách phân loại hoạt động FDI như sau: buôn bán đối ứng, hợp đồng hợp tác kinh doanh, liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, hợp đồng xây dựng — kinh doanh — chuyển giao (BỚ7)., hợp đồng xây dựng — chuyển giao — kinh doanh (BTO), hop đồng xây dựng — chuyên giao (B7)

1.3 Vai trò của FDI đối với nền kinh tế

1.3.1 Lợi ích của FDI

Đổi với nước có chủ đầu tư bỏ vẫn ra nước ngoài: thì FDI có thể mang lại những lợi ích cơ bản sau: FDI góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vón; FDI góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ sản phâm; FDI góp phần đảm bảo nguồn nguyên liệu; FDI góp phần tái cơ cầu nền kinh tế một cách hiệu quả hơn theo hướng hợp tác, hội nhập nên kinh tế quốc tế; FDI giúp các chủ đầu tư phân tán rủi ro; FDI giúp các công ty đa quốc gia tận

dụng những khác biệt về thuế giữa các nước đề tăng lợi nhuận

Đối với nước tiếp nhdn dau ne: FDI tạo nguồn thu ngân sách lớn; FDI thường di kèm với công nghệ, kỹ thuật hiện đại, chuyển giao các bí quyết công nghệ tiên tiến; FDI góp phần tăng số lượng việc làm và đào tạo nhân công; giúp các doanh nghiệp ở nước này tiếp cận với thị trường thế giới thông qua liên doanh và mạng sản xuất, cung

ứng trong khu vực và toàn cầu; EDI được thực hiện một cách hiệu quả hướng vào việc

hình thành cơ cầu ngành kinh tế, khu vực kinh tế; 1.3.2 Những tác động tiêu cực của FDI

Những tác động tiêu cực của FDI đối với nước chủ đầu tư: FDI có thê gây ra rủi ro đầu tư cao nếu môi trường chính trị, kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư có nhiều bất

trắc; làm mất cân đối tram trọng về cần cân thanh toán, giảm mạnh nguồn vôn đầu tư

phát triển kinh tế trong nước; gây ra chảy máu chất xám, công nghệ và có thể dẫn tới khả năng mất vị thế độc quyền hoặc dẫn đầu vẻ công nghệ trong những lĩnh vực có tham gia đầu tư nước ngoài; có thê tạo ra đối thủ cạnh tranh trực tiếp với sản phâm xuất khẩu cũng như những sản phâm tiêu thụ ngay trong nước đối với chính bản thân các nhà đầu tư Chính vì vậy, FDI có thê gây tác động tiêu cực đối với sản xuất trong nước và làm giảm việc làm

Những tác động tiêu cục của FDI đối với nước tiếp nhdn dau tw: FDI c6 thé làm cho cơ cấu ngành, vùng, sản phẩm của nước tiếp nhận đầu tư phát triển không đồng đều, bất hợp lý hoặc thậm chí là mất cân đối nghiêm trọng; FDI có thê tạo ra các đối thủ cạnh tranh quá gay gắt đối với các nhà đầu tư trong nước, nếu không có sự chuẩn bị hợp lý thì sản xuất của nước tiếp nhận đầu tư sẽ bị giảm sút hoặc bị phá sản; FDI có thé biển nước nhận đầu tư thành thị trường tiêu thụ sản phâm không như mong muốn

2.1.4 Mô hình nhiều phương trình

2.1.5 Phương pháp hồi qui mô men tổng quát (GMM) 2.2 Tổng quan về các nghiên cứu thực nghiệm

2.2.1 Các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới: Hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy tác động của FDI lên tăng trưởng kinh tế và vai trò của FDI ở từng quốc gia thì khác nhau Đó có thê là tích cực, tiêu cực hoặc không đáng kể, tác động đó phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế, thể chế và công nghệ ở nước nhận đầu tư Tuy nhiên, thậm chí khi chỉ nghiên cứu trong phạm vi một quốc gia thì để đưa ra một kết luận vẫn là vẫn đề còn tranh cải

2.2.2 Các nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam: Số lượng các nghiên cứu phân tích sâu về FDI theo tiếp cận mô hình không nhiều, chủ yếu sử dụng mô hình hỏi quy đa biến, mô hình hồi quy số liệu mảng, mô hình Var Chưa có sự liên kết đánh giá ở cả tầm vi mô và vĩ mô trong quá trình thực hiện nghiên cứu Đại đa số các nghiên cứu thực nghiệm về FDI tại Việt Nam rất ít được kiểm định các khuyết tật của mô hình

CHƯƠNG 3

THUC TRANG VE FDI VA TANG TRUONG KINH TE TAI VIET NAM GIAI DOAN 1990 - 2012 3.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam giai đoạn 1990 — 2012

Tính đến hết tháng 12/2012, theo thống kê của Cục Đâu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam đã thu hút được 14.522 đự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đăng ký đạt 210,5 tỷ USD, trong đó vốn giải ngân đạt 71,9 tỷ USD, thu hút được 100 quốc gia và vùng lãnh thổ đến đầu tư tại hầu hết các lĩnh vực quan trọng như: công nghiệp chế biến, chế tạo, xây dựng, thông tin và truyền thông, khai khoáng,

dịch vụ lưu trú và ăn uống FDI tại Việt Nam thực hiện chú yếu theo hình thức 100%

vốn nước ngoài Qua 25 năm thu hút FDI, Việt Nam không còn địa phương “trắng” FDI nhưng tập trung chủ yếu tại các địa bàn trọng điểm, có lợi thế, góp phần chuyên địch cơ cầu của địa phương, làm cho các vùng này thật sự là vùng kinh tế động lực, lôi kéo phát triển kinh tế - xã hội chung và các vùng phụ cận

3.2 Tăng trướng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1990 — 2012

Trang 6

Thời kỳ 1990-2012 kinh tế Việt Nam, khu vực và thế giới xảy ra những biến cố

không mong muốn, đó là hai cuộc khủng hoảng tài chính 1997-1998 và 2008-2009 Việt Nam, một nên kinh tế nhỏ đang thực hiện chiến lược mở cửa, hội nhập khu vực và thế giới cũng chịu những tác động từ các cuộc khủng hoảng này

Nền kinh tế đang chuyển dân sang nên kinh tế thị trường với việc cơ cấu lại các ngành kinh tế một cách bên vững với tỷ trong công nghiệp và dịch vụ chiếm hon 80% trong tông GDP của cả nên kinh tế Vốn đầu tư cho nên kinh tế tăng trong suốt thời kỳ 1996-2012, mặc dù các cuộc khủng hoảng trong thời kỳ này cũng đã làm cho nhịp tăng không ốn định Tông số việc làm đã tăng trong suốt thời kỳ từ 30 triệu năm 1990 đến gan 52 triệu năm 2012 Đây là một trong những thành tựu của chiến lược phát triển kinh tế mà

Việt Nam đã đạt được Trước thời kỳ đối mới, kế cả những năm 1986 — 1990, sản xuất

chưa đủ tiêu dùng, nhập siêu, vay nợ còn lớn Nhưng từ 1991 đến nay, sản xuất trong nước đã đáp ứng được phân lớn nhu câu tiêu dùng ngày càng cao Có thé thay rằng xuất nhập khâu nói chung có xu thế tăng Tuy nhiên, nhịp tăng xuất nhập khâu cũng bị ảnh

hưởng của khủng hoảng kinh tế 1998 và 2008-2009 FDI đã và đang trực tiếp góp phần

tạo ra thu nhập quốc dân với tỷ trọng ngày càng tăng Ngoài ra, FEDI cũng tạo nên các hiệu ứng thúc đây tăng trưởng kinh tế

== 60.00

55.00 ——— Kinhté Nha nuroc

10.00

ae I

5.00

Thi tHII 19985 1983989 2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012

Về mặt xã hội: EDI tạo việc làm, nâng cao chất lượng nguôn nhân lực và thay đối cơ câu lao động: FDI góp phân mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập

kinh tế với khu vực và thế giới

3.3.2 Các hạn chế

Bên cạnh những kết quả cơ bản quan trọng tích cực nêu trên, quá trình EDI tại Việt Nam trong thời gian qua đã bộc lộ một số hạn chế không mong muốn như sau: sự mất cân đối về ngành nghề, vùng lãnh thổ; hiệu quả tông thể nguồn vốn đầu tư nước ngoài chưa cao; mục tiêu thu hút công nghệ (công nghệ cao và công nghệ nguồn), chuyển ølao công nghệ chưa đạt như kỳ vọng; SỐ lượng việc làm tạo ra chưa tương xứng, đời sông người lao động chưa cao, tranh chấp và đình công có xu hướng gia tăng: hiệu ứng lan toả của khu vực EDI sang khu vực khác của nên kinh tế còn hạn

chế, có dẫu hiệu chèn lần; có biểu hiện chuyền giá, trỗn thuế; tác động xấu đến môi

trường sinh thái

CHUONG 4

KET QUA UOC LUONG THUC NGHIEM

4.1 Mô hình đo lường quan hệ của FDI và tăng trưởng kinh tế

* Dữ liệu: để đo lường các quan hệ của FDI và tăng trưởng kinh tế Việt Nam,

luận án sử dụng mô hình VAR với nguồn dữ liệu thứ cấp từ năm 1990-2012, gồm 23

quan sát Các biến trong mô hình này được xây dựng như sau: GDP (tông sản phẩm quốc noi); EM (việc làm bình quân hàng năm); HK ( SỐ lượng học sinh tốt nghiệp trung học phô thông); OPEN (độ mở nên kinh tế); KAP (nguôn vốn trong nước hàng năm);

Trang 7

13

FDI (gia trị của đồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam được sử đụng qua từng năm); B: một biến giả được xây dựng nhằm đánh giá tác động của khủng hoảng tài chính thế giớ đối với nền kinh tế Việt Nam Biến này nhận giá trị 1 tại các

nam 2008 — 2009 va nhận giá trị 0 tại các năm còn lại

* Mô hình thực nghiệm:

Trong đó: Y=( DLNEDI DLNGDP DLNEM DLNHK DLNKAP DLNOPEN); C

= (C1, Cạ, , Có}

* Kiêm định nghiệm đơn vị

Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị cho thấy giả thiết nghiệm đơn vị cho các biến đều không bị bác bỏ Tuy nhiên, các sai phân bậc nhất lại được tìm thấy có tính dừng nghĩa là tất cả các biến đều tích hợp bậc 1- I(1) Như vậy, chuỗi dữ liệu đưa vào mô hình kiểm định tất cả ở dạng sai phân bậc 1

* Xác định độ trễ

Với các tiêu chuẩn lựa chon AIC, PPE, SC, HQ nhan thay độ trễ 2 phù hợp với

mô hình

* Phân tích tác động tw ham phan ứng

Phản ứng của FDI trước các cú sốc của các chỉ tiêu tăng trưởng Nhận thấy FDI có phản ứng ngay lập tức và duy nhất với cú sốc từ GDP (phản ứng dương ở ngay kỳ 1) còn các biến khác cũng có ảnh hưởng tới FDI nhưng là các phản ứng trễ Cụ thê là:

-_ Khi nhịp tăng thu nhập quốc dân tăng sẽ ảnh hưởng cùng chiều đến tăng FDI từ 1 năm đến 3 năm, sau đó tốc độ gia tăng giảm dần Đặc biệt là 1% tăng GDP có thê mang lại hiệu ứng 0,101% tăng FDI ngay ở năm thứ nhất và làm tăng FDI khoảng 0,04% đến 0,06% ở 2 năm tiếp theo, sau đó có dấu hiệu tắt dần ở những năm tiếp theo (giá trị tuyệt đối quá nhỏ) Điều này cho thấy nguồn vốn FDI đang có xu hướng ưu

tiên lựa chọn hiệu quả trong ngắn hạn

- _ Sự tăng lên của tích lũy vốn trong nước kích thích nhịp tăng FDI ở năm thứ 2, song các năm tiếp sau đó lại có ảnh hưởng ngược Điều này cho thấy sự gia tăng tích

lũy vốn trong nước cũng đã tạo dấu hiệu cạnh tranh trên thị trường đầu tư cho dù sự

thay thế này rất nhỏ Trong dài hạn, tích lũy vốn trong nước có dấu hiệu làm giảm nhịp tăng FDI

-_ Việc làm được tạo thêm tác động thuận chiều đến nhịp tăng FDI sau 1 năm nhưng lại có tác động ngược đến tăng nhịp tăng FDI ở các năm sau đó Phải chăng nền

kinh tế vẫn đang chịu ảnh hưởng nhiều của các khu vực năng suất thấp? Vì vậy, tạo

thêm việc làm không có dấu hiệu rõ rệt thu hút EDI trong đài hạn Kết quả này có thê cần xem xét thêm bởi các phân tích khác

14

-_ Một kết quả khác là khi nhịp tăng người tốt nghiệp phô thông tăng có thé tac động tăng FDI năm sau nhưng sau đó tác động ngược đến tăng FDI Như vậy, có thê động thái giảm số người tốt nghiệp THPT các năm gần đây cũng kích thích tăng FDI ở mức khoảng 0,087% (3% giảm TN THPT x 0,029) Kết quả này cũng biêu hiện trong phản ứng vẻ nghịp tăng FDI khi nhịp tăng số người tốt nghiệp THPT (HK) cao hơn Kết quả từ ước lượng từ mô hình VAR cho thấy trong ngắn hạn, khi nhịp tăng HK cao hơn sẽ có thể kích thích nhịp tăng của FDI trong năm sau nhưng sau đó nhịp tăng FDI có xu thé giảm Các nhà đầu tư nước ngoài không có kỳ vọng đài hạn vẻ lực lượng lao

động chất lượng cao tiềm năng của Việt Nam

-_ Độ mở của nền kinh tế cũng có tác động thuận chiều đến FDI nhưng không thật rõ ràng

Tác động của cú sốc FDI đến các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế:

Một tác động của nhịp tăng vốn EDI ảnh hưởng đến nhịp tăng các chỉ tiêu kinh tế - xã hội ngay ở thời kỳ thứ 1, ngoại trừ nhịp tăng GDP Một cú sốc FDI năm t sẽ:

- Tác động tăng nhịp tăng GDP từ năm thứ 2 và kéo dài khoảng 4 năm Tuy nhiên, 1% tăng của FDI có tác động đến nhịp tăng của GDP không đáng kê (hệ số dương nhưng lại nhỏ) Điều đó cho thấy sự phù hợp với mục tiêu thu hút FDI của Việt Nam trong những năm qua là nhằm thúc đây tăng trưởng Song, số liệu thực tế lại cho thấy FDI có ảnh hưởng nhưng chưa thực sự là đòn bây cho tăng trưởng GDP như mong đợi

- Sốc FDI có tác động kích thích tích lũy vốn trong nước trong vòng từ năm thứ nhất đến năm thứ 3 nhưng lại làm chậm quá trình tăng vốn trong nước trong các năm sau đó Diều này cho thay do có sự gia tăng về nguồn FDI da gây ra sự cạnh tranh đầu tư với nguồn vốn, làm tăng tích lũy vốn trong nước để tạo đối trọng với khu vực FDI hay ít nhất là một tỷ lệ đối ứng cao hơn của vốn trong nước trong 3 năm đầu khi nhịp tăng FDI cao hơn Kết quả cũng cho thấy ở năm thứ 4 và năm thứ 5 dẫn phản ứng của tích lũy vốn trong nước với sự gia tăng FDI là âm

- Sự gia tăng FDI có tác động tạo việc làm tăng ở ngay thời ky 1 song lại có tác động ngược chiều ở thời kỳ 2 và 3, đến thời kỳ 4 và 5 thì gần như tác động bi tat han Cứ 1% tăng khối lượng FDI vào Việt Nam thì sẽ làm tăng 0.174% tăng khối lượng việc làm trong nền kinh tế ở thời kỳ 1 do các doanh nghiệp này có nhu cầu lao động

khi tham gia vào thị trường Tuy nhiên, do sự canh tranh của khu vực FDI với khu vực

trong nước dẫn đến năm thứ 2 và năm thứ 3 khu vực trong nước bị ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất và việc làm

- Đối với vốn nhân lực (HK), FDI có tác động tích cực đến giáo dục, tạo nguồn lực tiềm năng cho thị trường lao động Tuy nhiên, tác động này là không lớn và có xu thé yéu dan theo thời gian Như vậy, nhịp tăng số lượng tốt nghiệp THPT không có tác

Trang 8

động tích cực đến việc thu hút FDI nhưng ngược lại FDI có vai trò như thúc đây nhịp tăng số người tốt nghiệp phô thông Dó chính là do thực tiễn đòi hỏi về chất lượng lao động muốn tham gia làm việc trong khu vực EDI

- Tạo nên một kích thích cho độ mở của nên kinh tế ngay năm đó Năm thứ 2 có

tác động âm và các năm tiếp theo có tác động dương nhưng giảm dân Điều này phản ánh thực tế về mục tiêu của các nhà đầu tư nước ngoài là thông thường trong ngắn hạn, họ chiếm lĩnh và cạnh tranh với doanh nghiệp trong nước và vẻ trung và dài hạn là tận dụng lợi thế về nguồn tài nguyên và lao động rẻ tại nước tiếp nhận đầu tư đề sản xuất ra hàng hóa và bán ra thị trường thế giới Do đó, độ mở của nên kinh tế từ sốc FDI làm cho hệ số ảnh hưởng từ năm thứ 3 trở đi lại có dâu dương

* Phân rã phương sai

- Tăng trưởng GDP không ổn định chủ yếu do sự biến động nội tại của biến này

Các biến động của các biến khác như FDI, KAP, EM, HK và OPEN có tác động rất

nhỏ đến sự bất ôn định của nhịp tăng GDP Như vậy, sự mất ôn định của GDP phụ

thuộc chủ yếu vào biến động của bản thân biến đó

- Tăng trưởng FDI biến động do chính quá trình này sinh ra khoảng 39%-51% Các yếu tố khác có ảnh hưởng từ 39% -61% Trong đó, tăng trưởng kinh tế gây ra bién động cho quá trình này khoảng 45%-49% Các yếu tố còn lại góp phần không đáng kê vào biến động của FDI

- Vốn trong nước biến động chủ yếu do biến động nội tại (gần 70%) và GDP (khoảng 29%) Các yếu tố khác gây biến động nhỏ trong đó có FDI (dưới 2%), việc làm cũng có đóng góp đáng kể đến tích lũy vốn trong nước

- Sự biến động của nhịp tăng việc làm (DLNEM) chủ yếu là do sự thay đổi của GDP (59- 67%) và FDI (18 -28%) Các biến khác có ảnh hưởng nhỏ tới biến động của

việc làm của nên kinh tế

- Biến động của số lượng tốt nghiệp THPT bị ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố

như: FDI, KAP, FDI và HK Trong khi các nhân tố còn lại là GDP và OPEN có ảnh

hưởng nhỏ

- Sự biến động về độ mở của nền kinh tế chịu tác động chính của GDP (khoảng

32- 36%), sự biến động của bản thân độ mở của nền kinh tế (24- 30%) và KAP

(khoảng gần 20%) Trong khi FDI chỉ có ảnh hưởng từ 5 đến 7%, HK và EM có ảnh hưởng không đáng kể Như vậy, sản xuất đang hướng tới xuất khâu và nền kinh tế định hướng hội nhập được thực hiện dưới sự tác động tích cực của các nguồn vốn và tăng trưởng GDP

4.2 Mô hình đánh giá änh hướng của FDI đến các doanh nghiệp trong nước — Cách tiếp cận bán tham số Levinsohn - Petrin

Dữ liệu: để đánh giá ảnh hưởng của FDI đến các doanh nghiệp trong nước, trong

phan nay luận án sử đụng nguồn số liệu cho ngành chế tác được lẫy từ bộ số liệu điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống Kê giai đoạn 2000 — 2011 với tổng số quan sát được trong 12 năm là 45.720 quan sát (bao gồm 3.810 doanh nghiệp hoạt động trong mỗi năm)

Cấu trúc mô hình: phương pháp ước lượng bán tham số theo cách tiếp của Levinshon-

Petrin được chỉ định như sau:

LnY; =ư+ 8LnK? + 8,Lnl¿ + BFS + B,Horizontal,, + 8.Backward, + f,Forw, + 8,Herƒf, + 8Gownslip „ + 8,Vonngodi, + #,region + £,

trong đó: Y¥/, K/,u,

vốn của nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp ¿, ngành 7, năm ứ

FS; lần lượt là: đầu ra thực, vốn, lao động có chất lượng, phân chia Biến Horizonal „ cho biết mức độ tham gia của nước ngoài trong ngành đó Biến Backward, biểu thị cho mức độ tham gia của nước ngoài trong các ngành mà ngành cung cấp đầu vào cho chúng có các doanh nghiệp mà ta đang nghiên cứu, và do vậy nó sẽ phản ánh mức độ hợp tác giữa các nhà cung cấp nội địa với các khách hàng là doanh nghiệp đa quốc gia

Biến Forw (forward) được định nghĩa là Forw,,= > 6, Horizontal it , trong đó I khilej

phần tỷ lệ ổ„„ của đầu vào của ngành công nghiệp j muatirnganh / 6 théi gian ¢ Biến Herf (chi s6 tập trung công nghiệp Herfindhal)

Biến Vốn ngoài được đo bằng một trừ đi tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn của doanh nghiệp

Cuối cùng là biển giả khu vực region (V1: vàng Đẳng bằng Sông Hồng; V2: vàng Đông Bắc; V4: vùng Bắc Trung Bộ; V5: vùng Nam Trung Bộ; Võ: vùng Tây Nguyên; V7: vàng Đông Nam Bộ, Về: vàng Tây Nam Bộ)

Kết quả ước lượng:

- Giá trị của biến FS mang giá trị đương và có ý nghĩa thống kê ở mức 1% trong cả toàn bộ mẫu đã chỉ ra rằng sự hiện diện của đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động tích cực đến sản lượng của tất cả các doanh nghiệp trong ngành chế tác, trong đó có các doanh nghiệp nội địa Điền này có thê giải thích bởi dòng công nghệ mới đi vào hoạt động của các doanh nghiệp nước ngoài có thê tạo ra những lợi ích lan toả cho các doanh nghiệp nội địa

- Như đã biết, lan toa ngang của FDI xuất hiện khi sự hiện điện của đầu tư trực

tiếp nước ngoài làm gia tăng sản lượng của những doanh nghiệp nội địa trong cùng

Trang 9

lan toả ngang) là âm và có ý nghĩa thống kê ở mức 1% trong toàn bộ mẫu và mẫu riêng cho các doanh nghiệp nội địa, nghĩa là ảnh hưởng của lan toả ngang làm giảm hiệu quả và sản lượng của những doanh nghiệp nói chung Điều này có thể được lý giải bởi những nguyên nhân: các doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt với sự gia tăng cường độ cạnh tranh, do yếu kém về quản lý, công nghệ lạc hậu, do hiệu ứng chèn lấn, đồng thời sự tham gia của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài làm tăng chỉ phí lao động trên thị trường, buộc các doanh nghiệp tại Việt Nam cũng phải tăng chỉ phí nhân công Đây là những lý do giải thích vì sao tác động tràn ngang bị mang giá trị âm

Kết quả ước lượng theo phương pháp Levinsohn Petrin

nghĩa 1%, 5% và 10% tương ứng Sai số tiêu chuẩn được đặt ở trong ngoặc đơn dưới các hệ số

- Hệ số BøcRaward dương và có ý nghĩa thống kê ở mức 1% trong toàn bộ mẫu và mau riêng cho các doanh nghiệp nội địa cho biết ảnh hưởng lan toa sản lượng diễn ra do các mỗi liên kết giữa doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài với các nhà cung cấp nội địa Việt Nam Những ảnh hưởng này có thê thông qua chuyển giao tri thức một cách trực tiếp từ khách hàng nước ngoài tới các nhà cung cấp địa phương, những yêu cầu cao hơn về chất lượng sản phẩm và cung cấp hàng đúng thời gian làm cho các nhà cung cấp bản địa có động cơ cập nhật công nghệ để quản lý và nâng cao sản xuất

- Hệ số của biến Forw mang dâu âm và có ý nghĩa thống kê trong toàn bộ mẫu và mẫu riêng cho các doanh nghiệp nội địa Theo định nghĩa, biến Forw chỉ ra sự hiện diện của yếu tố nước ngoài trong các ngành công nghiệp thượng nguồn mà từ đó ngành công nghiệp j mua sắm các sản phâm trung gian đầu vào Như vậy, sự sẵn có các đầu vào tốt hơn do đầu tư nước ngoài làm tăng sản lượng các công ty sử dụng các đầu vào này và có

thê làm tăng sản lượng của các doanh nghiệp nội địa Tuy nhiên, các đầu vào được sản

xuất tại địa phương của các công ty nước ngoài thì đắt hơn và ít phù hợp hơn đối với

những yêu cầu của các đoanh nghiệp tại Việt Nam

- Hé s6 Herf nhan giá trị đương và có ý nghĩa thống kê trong toàn bộ mẫu và mẫu riêng cho các doanh nghiệp nội địa cho thấy hiệu quả của các doanh nghiệp tương quan dương với cường độ cạnh tranh

- Hệ số Gownship mang giá trị âm và có ý nghĩa thống kê trong toàn bộ mẫu và mẫu riêng cho các doanh nghiệp nội địa cho biết sở hữu Nhà nước đã gây trở ngại đến tăng trưởng sản lượng của ngành Điều này có nguyên nhân từ sự quản lý yếu kém, bộ máy công kềnh và không hiệu quả của các doanh nghiệp sở hữu Nhà nước.Vì vậy, việc cô phần hoá các doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam không chỉ có làm tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực của các doanh nghiệp nội địa mà còn có tác động tích cực đến sản lượng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Một trong những lý do có thể giải thích được là việc cỗ phần hóa sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh công bằng hơn giữa các doanh nghiệp nội và ngoại Tạo động lực đổi mới trong các doanh nghiệp nội và làm tăng sản lượng Các doanh nghiệp ngoại không phải chịu sự đối xử bất công bằng với các doanh nghiệp nhà nước nên sản lượng cũng tăng

- Hệ số Vốn ngoài mang giá trị dương và có ý nghĩa thống kê trong toàn bộ mẫu và mẫu riêng cho các doanh nghiệp nội địa Nghĩa là, tăng tỷ lệ vốn huy động từ bên ngoài có thê làm tăng sản lượng của các doanh nghiệp thuộc ngành chế tác

- Hệ số V6 mang dấu dương nhưng không có ý nghĩa thông kê trong toàn bộ mẫu và mẫu riêng cho các doanh nghiệp nội địa, điều này cho thấy FDI tại khu vực vùng Tây Nguyên chưa hiệu quả Kết quả này hoàn toàn phù hợp với đánh giá thực trạng thu hút FDI ở khu vực Tây Nguyên giai đoạn 1990 — 2012 trong chương 3 của luận án.

Trang 10

Các nguyên nhân dẫn đến FDI vào khu vực Tây Nguyên còn bạn chế là do tư duy của chính quyền và người dân về thu hút FDI chậm đổi mới, kết cấu hạ tầng còn chậm

phát triển, lạc hậu, chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, công tác vận động xúc tiễn

dau tw nước ngoài chưa thật sự hiệu quả nên chưa tạo được lòng tin, tâm lý ổn định và yên tâm cho các nhà đầu tư nước ngoài

4.3 Mô hình đánh giá tác động của EDI đến sản lượng đầu ra của doanh nghiệp - Cách tiếp cận hồi quy số liệu măng

Bên cạnh cách tiếp cận theo phương pháp bán tham số của Levinshon-Petrin, luận án cũng sử dụng cả cách tiếp cận hồi quy số liệu mảng trên cùng bộ số liệu thu thập được Cấu trúc mô hình của mô hình hồi quy số liệu mảng trong phần này được chỉ định thông qua hàm sản xuất như sau:

LnY; =a+ B.LnK} + 8,Lnl¿ + 8,FS; + B,Horizontal,, + 8,Backward, + 8,Forw,, + B,Herf,,+ B,;Gownship , + BVonngoai , + E,

Kết quả ước lượng theo phương pháp số liệu hỗn hợp với các ảnh hưởng cố định FEM (Fixed Eff£cts Model) và ảnh hướng ngẫu nhiên REM (Random Effects Model) Phương pháp này được áp dụng cho cả 2 nhóm mẫu: nhóm thứ nhất bao gồm toàn bộ các doanh nghiệp và nhóm thứ hai chỉ gồm các doanh nghiệp không có vốn đầu tư

nước ngoài

Kết quả ước lượng theo phương pháp số liệu hôn hợp Ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM) Anh huéng co dinh (FEM) Bién déc lap Toan bo DN không có von Toàn bộ mẫn DN không có vốn

Tiến hành kiêm định phương sai sai số thay đổi và tương quan chuỗi trong mô hình FEM vừa xây dựng như sau:

+ Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi trong mô hình EEM cho biết giá trị p-value = 0.000< 0.005, kết luận mô hình FEM có phương sai sai số thay đổi

+ Kết quả kiêm định tương quan chuỗi trong m6 hinh FEM cho biét gid tri p-value = 0.000< 0.005, kết luận mô hình FEM có tương quan chuỗi

Do bộ số liệu sử dụng cho hồi qui chỉ thu thập được từ 2000 đến 2011 (7=/2) nhưng số doanh nghiệp quá lớn (= 3.870) nên luận án sử dụng phương pháp hồi qui moment tông quát

Kết quả hiệu chỉnh mô hình theo phương pháp GMM

Ảnh hướng cô định (FEM) đã hiệu chỉnh

Ngày đăng: 28/10/2023, 21:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w