1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài khóa luận tốt nghiệp nhi

63 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khảo Sát Phương Pháp Bảo Quản Thóc Và Gạo Tại Chi Cục Dự Trữ Nhà Nước Thành Phố Thái Nguyên
Tác giả Nguyễn Thị Hồng Nhi
Người hướng dẫn TS. Vũ Thị Hạnh
Trường học Đại học Thái Nguyên
Chuyên ngành Công nghệ sau thu hoạch
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2020
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 849,5 KB
File đính kèm Bài-khóa-luận-tốt-nghiệp-bảo quản gạo.rar (231 KB)

Cấu trúc

  • PHẦN 1. MỞ ĐẦU (10)
    • 1.1. Đặt vấn đề (10)
    • 1.2. Mục đích và yêu cầu nghiên cứu (11)
      • 1.2.1. Mục đích của đề tài (11)
      • 1.2.2. Yêu cầu của đề tài (11)
  • PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU (12)
    • 2.1. Giới thiệu chung về thóc, gạo (12)
      • 2.1.1. Nguồn gốc và phân loại về thóc, gạo (12)
      • 2.1.2. Cấu tạo của hạt lúa (13)
      • 2.1.3. Cấu tạo của hạt gạo (14)
    • 2.2. Tổng quan tình hình trong nước và Thế Giới (14)
      • 2.2.1. Tình hình sản xuất thóc gạo tại Việt Nam (14)
      • 2.2.2. Tình hình sản xuất lúa, gạo trên Thế Giới (15)
    • 2.3. Các sản phẩm chế biến từ thóc, gạo (17)
    • 2.4. Thành phần hóa học của thóc, gạo (18)
      • 2.4.1. Gluxit (18)
      • 2.4.2. Protit (19)
      • 2.4.3. Lipit (20)
      • 2.4.4. Chất khoáng (20)
      • 2.4.5. Vitamin (20)
    • 2.5. Tính chất vật lý của khối hạt (21)
      • 2.5.1. Tính tan rời (21)
      • 2.5.2. Tính tự chia loại (22)
      • 2.5.3. Độ hổng của khối hạt (22)
      • 2.5.4. Tính dẫn, truyền nhiệt (22)
      • 2.5.5. Tính hấp phụ và nhả các chất khí, hơi ẩm (23)
    • 2.6. Những quá trình xảy ra khi bảo quản thóc gạo sau thu hoạch (23)
      • 2.6.1. Quá trình hô hấp của hạt (23)
      • 2.6.2. Quá trình chín sau thu hoạch (24)
      • 2.6.3. Hiện tượng biến vàng (25)
      • 2.6.4. Quá trình bốc nóng của khối hạt (26)
    • 2.7. Các phương pháp bảo quản thóc, gạo (27)
      • 2.7.1. Phương pháp bảo quản ở điều kiện thường (27)
      • 2.7.2. Phương pháp bảo quản lạnh (27)
      • 2.7.3. Phương pháp bảo quản kín (27)
      • 2.7.4. Phương pháp bảo quản bằng hóa chất (28)
      • 2.7.5. Phương pháp bảo quản thoáng (28)
      • 2.7.6. Bảo quản bằng phương pháp chiếu xạ (29)
  • PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (30)
    • 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (30)
      • 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu (30)
      • 3.1.2. Vật tư, thiết bị, dụng cụ nghiên cứu (30)
    • 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu (31)
    • 3.3. Nội dung nghiên cứu (31)
    • 3.4. Phương pháp nghiên cứu bảo quản thóc (31)
      • 3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm (31)
      • 3.4.2. Phương pháp phân tích (33)
    • 3.5. Phương pháp nghiên cứu quá trình bảo quản gạo bằng khí Nitơ (35)
      • 3.5.1. Phương pháp lấy mẫu (35)
      • 3.5.2. Phương pháp thí nghiệm (36)
      • 3.5.3. Phương pháp xác định nồng độ N 2 (37)
      • 3.5.4. Phương pháp xác định độ ẩm (ISO 712) (37)
      • 3.5.5. Phương pháp xác định hạt vàng, hạt hư hỏng (37)
      • 3.5.6. Đánh giá cảm quan (37)
  • Phần 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN (38)
    • 4.1. Khảo sát quy trình bảo quản thóc tại tại Chi cục Dự trữ Nhà nước thành phố Thái Nguyên (38)
      • 4.1.2. Thuyết minh quy trình (39)
    • 4.2. Đánh giá chất lượng sản phẩm thóc trong quá trình bảo quản (46)
      • 4.2.1. Sự biến đổi chỉ tiêu cảm quan thóc trong quá trình bảo quản (46)
      • 4.2.2. Sự biến đổi về chất lượng thóc trong quá trình bảo quản (47)
      • 4.2.3. Sự biến động về côn trùng trong quá trình bảo quản (48)
    • 4.3. Khảo sát quy trình bảo quản gạo bằng Nitơ tại Chi cục Dự trữ thành phố Thái Nguyên (50)
      • 4.3.1. Quy trình bảo quản gạo đóng bao sử dụng khí N 2 trong điều kiện áp suất thấp (50)
    • 4.4. Đánh giá phương pháp bảo quản gạo sử dụng khí Nitơ (57)
    • 4.5. Đánh giá chất lượng gạo sau quá trình bảo quản (58)
      • 4.5.1. Biến đổi hàm lượng N 2 sau 5 tháng bảo quản (58)
      • 4.5.2. Đánh giá chất lượng gạo sau thời gian bảo quản kín có nạp khí N 2 (59)
  • PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ (61)
    • 5.1. Kết luận (61)
    • 5.2. Đề nghị (61)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................54 (63)

Nội dung

Trong đời sống hàng ngày lương thực là loại hàng hóa thuộc nhu cầu thiết yếu của con người. Ở nước ta, lương thực chủ yếu là thóc gạo có vai trò quan trọng trong đời sống, cũng như tác động tới sản xuất nông nghiệp nói riêng, sự phát triển kinh tế, xã hội nói chung. Lương thực đặc biệt là thóc, gạo là nguồn thực phẩm chính cung cấp hơn một nửa nhu cầu năng lượng cho con người. Hạt gạo chứa 80% tinh bột, 7,5% protein, nước 12%, vitamin và khoáng chất 0,5% cần thiết cho con người. Trong bữa ăn hàng ngày, lương thực được tiêu thụ với tỉ lệ cao nhất so với tất cả các loại thực phẩm khác chiếm 23 khối lượng thức ăn. Ngành sản xuất thóc gạo còn tạo ra công ăn việc làm cho hàng triệu người dân ở nông thôn lẫn thành thị, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế. Vậy nên có thể nói lương thực là mặt hàng nhận được sự ưu tiên hàng đầu của các quốc gia, các chính sách, kế hoạch về lương thực là chủ đề nóng hổi trên Thế giới.

ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Quy trình bảo quản thóc đổ rời trong điều kiện áp suất thấp (loại thóc Đông Xuân với tỷ lệ tấm 15%).

Quy trình bảo quản gạo đóng bao sử dụng khí Nitơ Nguyên liệu là (gạo tẻ Miền Nam vụ Đông Xuân).

Phạm vi nghiên cứu: Chi cục Dự trữ Nhà nước thành phố Thái Nguyên.

3.1.2 Vật tư, thiết bị, dụng cụ nghiên cứu

Túi đựng mẫu: túi PE (Polyetylen)

Thiết bị hút khí: Máy hút bụi HiClean HC 30 (Thái Lan) Áp kế (Mamomet)

Dụng cụ chia mẫu hình nón

Thiết bị xác định độ kín: Bằng áp kế

Thiết bị đo độ ẩm: máy Kett f511 ( Nhật)

Thiết bị đo nhiệt độ

Bộ sàng nhô Ống hút khí, ống dẫn khí

Chổi để quét keo là loại chổi sơn, bề rộng 3 - 5 cm

Vòi dẫn khí nhỏ (đường kính 0,5-1 cm)

Địa điểm và thời gian nghiên cứu

Địa điểm: Tại Chi cục Dự trữ Nhà nước thành phố Thái Nguyên.

Thời gian thực hiện: từ 12/2019 đến 5/2020.

Nội dung nghiên cứu

Nội dung 1: Khảo sát quá trình bảo quản thóc tại Chi cục Dự trữ Nhà nước thành phố Thái Nguyên

Thông số ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm thóc

Hệ thống máy móc thiết bị sử dụng trong bảo quản Đánh giá chất lượng sản phẩm tại Chi cục Dự trữ Nhà nước thành phố Thái Nguyên

Nội dung 2: Khảo sát quá trình bảo quản gạo đóng bao sử dụng khí N 2 tại Chi cục Dự trữ Nhà nước thành phố Thái Nguyên

Thông số ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm gạo

Hệ thống máy móc thiết bị sử dụng trong bảo quản Đánh giá chất lượng sản phẩm tại Chi cục Dự trữ Nhà nước thành phốThái Nguyên

Phương pháp nghiên cứu bảo quản thóc

3.4.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm

Quy trình phân tích các chỉ tiêu vật lý của thóc được thực hiện theo sơ đồ:

Hình 3.1 Quy trình phân tích thóc tại Chi cục Dự trữ Thái Nguyên

Mẫu thử nghiệm (1,5 kg) Xác định độ ẩm Đánh giá các chỉ tiêu cảm quan và côn trùng

- Kê lót, lắp đặt ng dẫn, ống hút khí

Tạp chất Thóc sạch Gạo lật

Gạo lật sạch Đo chiều dài 100 hạt nguyên vẹn Hạt chính

- Hạt vàng Tách vỏ trấu

Tùy theo khối lượng thóc bảo quản trong kho mà xác định các điểm lấy mẫu khác nhau Các mẫu này phải được lấy ngẫu nhiên từ các vị trí khác nhau trong khối hạt, các điểm lấy mẫu phải cách lớp kê lót 1m Độ sâu lấy mẫu đến 2m Sử dụng loại xiên lấy mẫu có tối thiểu 3 điểm lấy mẫu Đánh dấu và cố định vị trí các điểm lấy mẫu thóc trong suốt thời gian lưu kho

Mô hình lấy mẫu áp dụng đối với ngăn thóc bảo quản đổ rời như sau:

Khối lượng thóc dưới 150 tấn: tối thiểu 5 điểm lấy mẫu.

Khối lượng thóc từ trên 150 tấn đến 350 tấn: tối thiểu 8 điểm lấy mẫu.

Các mẫu ban đầu lấy được từ các điểm trên đem trộn kỹ với nhau được mẫu chung Tạo mẫu thử nghiệm bằng cách sử dụng dụng cụ chia mẫu hình nón, lặp lại quy trình chia cho đến khi thu được mẫu thử nghiệm theo yêu cầu Mẫu thử nghiệm tối thiểu là 1kg.

Sau khi lấy mẫu cần phải bao gói và ghi nhãn mẫu Mẫu cần được bao gói trong túi đựng mẫu (túi P.E 2 lớp có độ dày 0,05 - 0,1 mm) Nhãn của mẫu cần ghi đầy đủ thông tin về mẫu như: địa điểm lấy mẫu, thời gian lấy mẫu, số lô hàng, tên của người lấy mẫu

3.4.2.2 Phương pháp đánh giá cảm quan

Từ mẫu chúng ta tiến hành quan sát màu sắc, ngửi mùi vị của thóc, kiểm tra xem thóc có còn nguyên vẹn không Ghi chép lại tất cả các nhận xét đó

3.4.2.3 Phương pháp xác định côn trùng

Từ mẫu chung cân 1kg mẫu thóc, chính xác đến 0,01g Loại bỏ tạp chất, đổ thóc lên khay men trắng, lấy tay vén từng số lượng thóc nhất định để tìm mọt, sau khi tìm thấy thì để riêng vào cốc thủy tinh để đếm Tiến hành đếm, đổ mọt ra khay men trắng, đếm từng con một, sau đó ghi lại kết quả tìm được Thí nghiệm lập đi lập lại 3 lần, kết quả cuối cùng là trung bình cộng của 3 lần đếm.

3.4.2.4 Phương pháp xác định độ ẩm

Xác định độ ẩm của thóc bằng cách lấy thóc từ phần mẫu đã chia cho vào máy đo độ ẩm chuyên dùng Sử dụng khay đựng thóc có sẵn trong máy để lấy thóc, tuyệt đối không được sử dụng tay để bốc thóc Sau đó, vặn chặt tay quay ở máy đo. Theo dõi kết quả và ghi chép lại.

3.4.2.5 Phương pháp xác định tạp chất [9].

Cốc thuỷ tinh, chổi quét phải khô, sạch.

Sàng có kích thước lỗ sàng 1,60 mm x 20,00 mm có đáy thu nhận và nắp đậy.

Từ phần mẫu thử 1, cân 500g mẫu với độ chính xác đến 0,01g và đổ lên sàng thử đã được lắp đáy sàng và đậy nắp Sàng bằng tay trong 2 phút Đổ toàn bộ phần còn lại trên sàng vào khay men trắng Nhặt các tạp chất vô cơ và hữu cơ ở trên sàng gộp với phần tạp chất nhỏ còn lại dưới đáy sàng cho vào cốc thủy tinh khô sạch, đã biết khối lượng Cân toàn bộ khối lượng tạp chất chính xác đến 0,01g.

Tạp chất của thóc (Xtc), tính bằng phần trăm khối lượng, xác định theo công thức:

Trong đó: mtc: khối lượng tạp chất (g) m : khối lượng mẫu phân tích (g) Kết quả phép thử là trị số trung bình cộng của ba lần xác định song song trên cùng một mẫu thử khi sự sai khác của chúng không vượt quá 1% giá trị trung bình. Báo cáo kết quả chính xác đến một chữ số thập phân.

3.4.2.6 Phương pháp xác định hạt vàng [9].

Máy xay phòng thí nghiệm.

Thiết bị xát phòng thí nghiệm.

Từ phần mẫu thử 2, cân 100g thóc, chính xác đến 0,01g, dàn mỏng mẫu trên khay men trắng loại bỏ tạp chất vô cơ Dùng máy xay phòng thí nghiệm để tiến hành tách vỏ trấu Dàn đều mẫu gạo lật thu được trên khay men trắng, nhặt hết hạt không hoàn thiện, để riêng Tiếp tục cho số gạo lật này xát trắng ở mức bình thường bằng thiết bị xát phòng thí nghiệm, đưa lên khay men trắng quan sát, phân loại hạt vàng bằng cách nhặt vào các cốc thủy tinh sạch đã biết khối lượng hạt Cân hạt với độ chính xác đến 0,01g.

Phần trăm hạt vàng được tính theo công thức:

Trong đó: ai : khối lượng gạo lật của hạt vàng (g) m : khối lượng gạo lật của mẫu (g)

Xi: là phần trăm của hạt vàng Kết quả phép thử là trị số trung bình cộng của ba lần xác định song song trên cùng một mẫu thử khi sự sai khác của chúng không vượt quá 1% giá trị trung bình.Báo cáo kết quả chính xác đến một chữ số thập phân.

Phương pháp nghiên cứu quá trình bảo quản gạo bằng khí Nitơ

Việc lấy mẫu kiểm tra chất lượng của lô gạo được áp dụng theo TCVN 5451:

2008 Ngũ cốc, đậu đỗ và sản phẩm nghiền – Lấy mẫu từ khối hàng tĩnh Cụ thể:

Dùng xiên lấy mẫu dài 0,5m lấy mẫu ban đầu, số bao gạo được lấy mẫu như sau:

Số bao trong chuyến hàng Số bao được lấy mẫu Đếm 10 bao Từng bao

Từ 10 bao đến 100 bao Lấy ngẫu nhiên 10 bao

Trên 100 bao Lấy căn bậc hai của tổng số bao ( hoặc xấp xỉ)

Trong quá trình lấy mẫu cần lưu ý lấy mẫu đều trên các vị trí của lô gạo và lấy đều ở các vị trí của bao như phần miệng, giữa và đáy bao để hạn chế sai số do chủ quan.

Từ các vị trí xác định mẫu điểm được lấy ra khoảng 3 kg Dùng dụng cụ chia mẫu trộn đều để lấy ra 1,5kg làm mẫu thử nghiệm, 1,5 kg còn lại dùng làm mẫu lưu. Trộn kỹ mẫu thử nghiệm và chia mẫu ban đầu thành nhiều mẫu thử các chỉ tiêu theo quy định bằng dụng cụ chia mẫu để có độ đồng đều cao nhất để tiến hành kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng.

Phương pháp bố trí thí nghiệm phân tích sản phẩm gạo trắng được bố trí như sau

Kiểm tra mùi và côn trùng

Tách tấm Tạp chất Xác định

Tấm Hạt nguyên Hạt bạc phấn

Hạt hư hỏng Tấm nhỏ Hạt nguyên vẹn Hạt sọc đỏ Hạt xay xát

Hạt vàng Xác định kích thước hạt

Hình 3.2: Quy trình phân tích gạo trắng

3.5.3 Phương pháp xác định nồng độ N 2

Nồng độ khí N2 của lô gạo được lấy qua một vòi dẫn khí là một ống nhựa dẻo đường kính từ 0,5cm đến 1cm Một đầu của vòi dẫn khí gắn vào đỉnh của lô gạo thông qua một van nhỏ, đầu còn lại ở chân lô gắn vào thiết bị đo nồng độ khí N 2

Kiểm tra laị toàn bộ xung quanh lô gạo phát hiện điểm rò, rỉ khí. Đo và ghi lại nồng độ N2 sau khi kết thúc đợt nạp khí Nồng độ N2 được đo tại cửa hút, nạp khí.

3.5.4 Phương pháp xác định độ ẩm (ISO 712)

Sử dụng máy đo độ ẩm chuyên dùng, lấy khay đựng gạo xúc một ít gạo cho vào máy, vặn chặt Theo dõi kết quả và ghi chép lại.

3.5.5 Phương pháp xác định hạt vàng, hạt hư hỏng

Từ phần mẫu thử 4 cân 100g mẫu, chính xác đến 0,01g Loại bỏ thóc và tạp chất, sau đó đổ toàn bộ gạo lên khay men trắng, dàn đều mẫu và tiến hành phân loại hạt bằng cách nhặt vào các cốc thủy tinh sạch đã biết khối lượng từng loại hạt: Hạt vàng, hạt bị hư hỏng Cân riêng từng cốc chứa các loại hạt, chính xác đến 0,01g, từ đó suy ra khối lượng từng loại hạt.

Tỉ lệ từng loại hạt (Xi), tính bằng phần trăm khối lượng, theo công thức:

Trong đó: mi : Là khối lượng từng loại hạt, tính bằng gam. m : Là khối lượng mẫu cân, tính bằng gam.

Kết quả phép thử là trị số trung bình của 2 lần xác định, tính đến một chữ số thập phân.

3.5.6 Đánh giá cảm quan Đánh giá bằng phương pháp phân tích cảm quan theo TCVN 3215 – 79 và

TCVN 1643 – 2008 Trong thời gian chuẩn bị quan sát màu sắc, ngửi mùi của gạo, kiểm tra côn trùng, các sinh vật hại khác và ghi chép lại tất cả các nhận xét vào sổ kiểm tra.

Màu sắc: Hạt gạo có màu sắc đặc trưng của giống, loại.

Mùi: Có màu tự nhiên của gạo, không có mùi lạ hay mùi đặc biệt hoặc côn trùng sống, men mốc trong khối gạo

Trạng thái: Hạt mẩy, không bị nứt vỡ.

Ngày đăng: 26/10/2023, 11:05

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2. 1: Bảng phân loại lúa nước - Bài khóa luận tốt nghiệp nhi
Hình 2. 1: Bảng phân loại lúa nước (Trang 13)
Bảng 2. 1:Hàm lượng trung bình các chất có trong hạt thóc và các sản phẩm từ thóc gạo [2] - Bài khóa luận tốt nghiệp nhi
Bảng 2. 1:Hàm lượng trung bình các chất có trong hạt thóc và các sản phẩm từ thóc gạo [2] (Trang 18)
Bảng 2. 2: Hàm lượng các vitamin trong lúa (mg/kg chất khô) [11] - Bài khóa luận tốt nghiệp nhi
Bảng 2. 2: Hàm lượng các vitamin trong lúa (mg/kg chất khô) [11] (Trang 21)
Hình 3.1. Quy trình phân tích thóc tại Chi cục Dự trữ Thái Nguyên - Bài khóa luận tốt nghiệp nhi
Hình 3.1. Quy trình phân tích thóc tại Chi cục Dự trữ Thái Nguyên (Trang 32)
Hình 3.2: Quy trình phân tích gạo trắng - Bài khóa luận tốt nghiệp nhi
Hình 3.2 Quy trình phân tích gạo trắng (Trang 36)
Hình 4.1. Quy trình bảo quản thóc trong điều kiện áp suất thấp - Bài khóa luận tốt nghiệp nhi
Hình 4.1. Quy trình bảo quản thóc trong điều kiện áp suất thấp (Trang 38)
Hình 4.2: Mô hình kiểu một cửa hút khí song song - Bài khóa luận tốt nghiệp nhi
Hình 4.2 Mô hình kiểu một cửa hút khí song song (Trang 42)
Bảng 4.2: Sự biến đổi cảm quan của thóc trong quá trình bảo quản - Bài khóa luận tốt nghiệp nhi
Bảng 4.2 Sự biến đổi cảm quan của thóc trong quá trình bảo quản (Trang 46)
Bảng 4.4: Sự biến động côn trùng trong quá trình bảo quản (con/kg) Thời gian Bảo quản trong điều kiện - Bài khóa luận tốt nghiệp nhi
Bảng 4.4 Sự biến động côn trùng trong quá trình bảo quản (con/kg) Thời gian Bảo quản trong điều kiện (Trang 48)
Hình 4.3: Sơ đồ quy trình bảo quản gạo đóng bao có nạp khí N 2  [7]. - Bài khóa luận tốt nghiệp nhi
Hình 4.3 Sơ đồ quy trình bảo quản gạo đóng bao có nạp khí N 2 [7] (Trang 50)
Bảng 4.5 :Một số chỉ tiêu gạo nhập kho - Bài khóa luận tốt nghiệp nhi
Bảng 4.5 Một số chỉ tiêu gạo nhập kho (Trang 53)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w