Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 49 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
49
Dung lượng
525,5 KB
Nội dung
LỜI MỞ ĐẦU Karl Marx viết: “chỉ có sản phẩm của những lao động tưnhân độc lập và không phụ thuộc vào nhau mới đối diện với nhau như là những hàng hóa”. Như vậy một trong những điều kiện để sản xuất hàng hóa là sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của người sản xuất. Kinh tế tưnhân được xem là một giai đoạn phát triển cao của kinh tế hàng hóa. Thực tế cho thấy chưa có một quốc gia nào thành công trong việc phát triển kinh tế thị trường lại thiếu khu vực kinh tế tư nhân. Kinh tế tưnhân như một động lực thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển trong nền kinh tế thị trường. Đặc biệt là đối với thời kì quá độ xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam thì thành phần kinh tế tưnhân lại có quan trọng hơn bao giờ hết. Nó giúp hội nhập với nền kinh tế thế giới, giúp đất nước có thể đón đầu khoa học công nghệ hiện đại để phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Vậy nên sự tồn tại của kinh tế tưnhân là một yêu cầu khách quan. Nhà nước không chỉ thừa nhận mà còn phải khai thác những tiềm năng của nó để phục vụ mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một quốc gia công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đặc biệt là khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam. Đây là khu vực chiếm tỉ trọng lớn trong GDP của cả nước. Với tư duy đổi mới, Đại hội lần thứ VI của Đảng đã xác định cải tạo là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục trong suốt thời kì quá độ với những hình thức và bước đi thích hợp. Do vậy cần có chính sách sử dụng và cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế đặc biệt là thành phần kinh tế tư nhân. Cho nên, nhà nước đã ban hành nhiều chính sách biện pháp để phát triển thành phần kinh tế này. Vì vậy, kinh tế tư bản tưnhân (bao gồm tư bản tưnhân hoạt động dưới hình thức kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp của tưnhân như công ty TNHH, công ty cổ phần…) đã phát triển rất nhanh, thu hút đông đảo các tầng lớp dân cư tham gia. 1 Tuy nhiên ,bên cạnh những tích cực mà thành phần kinh tế tưnhân đóng góp cho nền kinh tế nó còn có bộc lộ nhiều mặt hạn chế và yếu kém.Vì vậy việc nghiên cứu đề tài : “Phân tích thực trạng, nguyên nhân yếu kém và phương hướng phát triển của kinh tế tư bản tưnhân ở tp Hồ Chí Minh.” là cần thiết và nó giúp đánh giá thựctrạng của thành phần kinh tế tư bản tưnhân ở tp HCM từ đó tìm nhưng nguyên nhân để khắc phục cũng như tìm hướng phát triển. Tuy nhiên, do thời gian và không gian có hạn cho nên việc thu thập số liệu và tài liệu vẫn chưa đựơc cập nhật vì thế không tránh khỏi những thiếu sót mong bạn đọc thông cảm, hoan nghênh tất cả những ý kiến đóng góp cho bài nghiên cứu. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn cùng các bạn đã giúp đỡ tôi trong quá trình làm bài nghiên cứu. Nhóm nghiên cứu. 2 CHƯƠNG I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ BẢN TƯNHÂN I. Thành phần kinh tế tư bản tưnhân . Kinh tế tư bản tưnhân là thành phần kinh tế mà sản xuất kinh doanh dựa trên cơ sở chiếm hữu tưnhântư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất và bóc lột sức lao động làm thuê. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay, thành phần này có vai trò đáng kể xét về phương diện phát triển lực lượng sản xuất ,xã hội hoá sản xuất cũng như về phương diện giải quyết các vấn đề xã hội. Đây cũng là thành phần kinh tế rất năng động nhạy bén với kinh tế thị trường, do đó sẽ có những đóng góp không nhỏ vào quá trình tăng trưởng kinh tế của đất nước. Kinh tế tư bản tưnhân có khả năng đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước như huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, giải quyết và tạo công ăn việc làm cho một lực lượng lớn lao động, tăng nguồn thu cho ngân sách. Hiện nay, kinh tế tư bản tưnhân bước đầu có sự phát triển, nhưng phần lớn tập trung vào lĩnh vực thương mại, dịch vụ và kinh doanh bất động sản; đầu tư vào sản xuất con ít và chủ yếu quy mô vừa và nhỏ . 1. Doanh nghiệp tưnhân . Doanh nghiệp tưnhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tưnhân là một đơn vị kinh doanh do một cá nhân bỏ vốn ra thành lập làm chủ. Cá nhân này vừa là chủ sở hữu, vừa là người sử dụng tài sản, đồng thời cũng là người quản lý hoạt động của doanh nghiệp. Thông thường chủ doanh nghiệp là giám đốc, trực tiếp tiến hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhưng cũng có trường hợp vì những lí do 3 cần thiết, chủ doanh nghiệp không trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh mà thuê người khác làm giám đốc. Nhưng dù trực tiếp hay gián tiếp điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp tưnhân quản lý và tự chịu trách nhiệm không có sự phân chia rủi ro với ai Chủ doanh nghiệp tưnhân chịu trách nhiêm vô hạn về các khoản nợ trong kinh doanh của doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, nếu làm ăn phát đạt thu được nhiều lợi nhuận, chủ doanh nghiệp được hưởng toàn bộ số lợi đó. Ngược lại, nếu gặp rủi ro hay kinh doanh bị thua lỗ, họ phải chịu trách nhiệm bằng chính tài sản của doanh nghiệp. 2. Công ty trách nhiệm hữu hạn. Công ty trách nhiệm hữu hạn là doanh nghiệp có không quá 50 thành viên góp vốn thành lập công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty bằng tài sản của mình. Công ty trách nhiệm hữu hạn có thể chỉ có một thành viên. Công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụtài sản khác của công ty bằng tài sản của mình (trách nhiệm hữu hạn). Thành viên công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghiac vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thì chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty. Như vậy, trong công ty trách nhiệm hữu hạn có sự phân tách tài sản: tài sản của công ty và tài sản của thành viên. Nguyên tắc phân tách được áp dụng trong mọi quan hệ tài sản, nợ nần và trách nhiệm của công ty. Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phiếu ra công chúng để công khai huy động vốn. Việc chuyển nhượng vốn góp của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn trước hết phải ưu tiên cho các thành viên khác của công ty. Chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là 4 thành viên công ty nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thì chủ sở hữu công ty ó quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác. 3.Công ty cổ phần . Công ty cổ phần là loại hình đặc trưng của công ty đối vốn, vốn của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, ngưòi sở hữu cổ phần gọi là cổ đông, chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty cho đến hết giá trị cổ phần mà họ sở hữu. Trong suốt quá trình hoạt động của công ty cổ phần ít nhất phải có 3 thành viên tham gia công ty cổ phần. Là loại công ty đặc trưng cho công ty đối vốn cho nên có sự liên kết của nhiều thành viên và vì vậy việc quy định số thành viên tôis thiểu phải có đã trở thành thông lệ quôcs tế trong mấy trăm năm tồn tại của công ty cổ phần. Ở hầu hết các nước đều có quy định số thành viên tốithiểu của công ty cổ phần. Phần vốn góp (cổ phần ) của các thành viên được thể hiện dưới hình thức cổ phiếu. Các cổ phiếu do công ty phát hành là một loại hàng hoá. Người có cổ phiếu có thể tự do chuyển nhượng theo quy định của pháp luật. Công ty cổ phần chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty bằng tài sản của công ty. Các cổ đông chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Trong quá trình hoạt động công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán (như cổ phiếu, trái phiếu) ra công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán để huy động vốn. Điều này thể hiện khả năng huy động vốn lớn của công ty cổ phần. 4. Công ty hợp danh. Công ty hợp danh được pháp luật ghi nhận là một hình thức của công ty đối nhân, trong đó có ít nhất 2 thành viên (đều là cá nhân và là thương nhân) cung tiến hành hoạt động thương mại (theo nghĩa rộng) dưới một 5 hãng chung (hay hội danh) và cùng liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ của công ty. Ngoài các thành viên hợp danh, có thể có thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh phải là cá nhân, có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Do tính an toàn pháp lý đối với công chúng cao, mặt khác các thành viên thường có quan hệ mật thiết về nhân thân, nên việc quản lý công ty hợp danh chịu rất ít sự ràng buộc của pháp luật. Về cơ bản, các thành viên có quyền tự thoả thuận về việc quản lý, điều hành công ty. Tuy nhiên cần lưu ý là quyền quản lý công ty hợp danh chỉ thuộc về các thành viên hợp danh, thành viên góp vốn không có quyền quản lý công ty Trong công ty hợp danh , Hội đồng thành viên là cơ quan quyết định cao nhất của công ty bao gồm tất cả các thành viên hợp danh. Hội đồng thành viên có quyền quyết định mọi hoạt động của công ty. Khi họp Hội đồng thành viên, các thành viên hợp danh có quyền ngang nhau trong biểu quyết (mỗi thành viên chỉ có một phiếu biểu quyết) mà không phụ thuộc vào giá trị phần vốn góp của họ trong công ty. Đây là điểm khác biệt cơ bản giữa quyền của các thành viên trong uản lý của công ty hợp danh với quyền của các thành viên trong quản lý công ty đối vốn (công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần). Trong quá trình hoạt động của công ty, các thành viên hợp danh phân công nhau đảm nhiệm các trức trách quản lý và kiểm soat công ty, và cử một người (trong số thành viên hợp danh ) làm Giám đốc công ty. Giám đốc thực hiện nhiêm vụ điều hành công việc trong công ty, phân công, điều hoà, phối hợp công việc của các thành viên hợp danh và thực hiên các công việc khác theo uỷ quyền của các thành viên hợp danh. 6 Phát triển kinh tế tưnhân trong nền kinh tế thị trường là một xu hướng tất yếu, một chủ trương đúng đắn và nhất quán của Đảng ta. Điều này thể hiện ở chỗ, thứ nhất, với trình độ phát triển như hiện nay của lực lượng sản xuất ở nước ta, sự tồn tại của kinh tế tưnhân vẫn là nhu cầu khách quan, thứ hai, kinh tế tưnhân đã và đang tiếp tục chứng tỏ vai trò động lực của nó đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, thứ ba, sự phát triển của kinh tế tưnhân trong hơn 20 năm đổi mới vừa qua đã đóng góp không nhỏ vào việc giải quyết các vấn đề kinh tế và xã hội của đất nước. Tất nhiên, kinh tế tưnhân chỉ phát triển đúng hướng khi Đảng và Nhà nước chính sách và biện pháp quản lí phù hợp, không làm mất động lực phát triển của nó nhưng cũng không để nó vận động một cách tự phát. Khái niệm kinh tế tưnhân được dùng để chỉ các thành phần kinh tế dựa trên chế độ sở hữu tưnhân về tư liệu sản xuất bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân. Lý luận của chủ nghĩa Mác- Lê nin đã khẳng định sự tồn tại của kinh tế tưnhân là một tất yếu khách quan trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội và việc cải tạo thành phần kinh tế này là một trong những nhiệm vụ cơ bản, lâu dài của cả thời kì quá độ. Thực tiền cho thấy việc phát triển kinh tế tưnhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một chủ trương đúng đắn và nhất quán của Đảng ta dựa trên cơ sở khoa học, phù hợp với quy luật kinh tế khách quan , là sự vận dụng một cách tạo chủ nghĩa Mác- Lê nin vào điều kiện lịch sử cụ thể của đất nước. 4. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Là loại hình đặc biệt của công ty TNHH hai thành viên trở lên. Thành viên là doanh nghiệp do tổ chức hoặc cà nhân. Các thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn của mình .Chủ sở hữu là cá nhân phải tách bách chi tiêu. Thời gian thành lập:5 ngày kể từ ngày nộp đầy đủ hồ sơ hợp lệ. Hồ sơ thành lập bao gồm đơn đăng ký kinh doanh; Điều lệ Công ty; Danh sách thành viên. Huy động vốn: Không được quyền phát hành cổ phiếu ra công chúng để huy động vốn.Không được giảm vốn điều lệ.Tăng 7 vốn điều lệ bằng cách chủ sở hữu đầu tư thêm. Được quyền chuyển nhượng vốn. Chủ sở hữu: +Tổ chức(bổ nhiệm nhiều người):Hội đòng TV,GĐ(TGĐ),kiểm soat viên. +Tổ chức(bổ nhiện một người):Chủ tịch Cty,GĐ(TGĐ),Kiểm soát viên. +Cá nhân: Chủ tịch Cty,GĐ(TGĐ). 8 Chương II VAI TRÒ CỦA KINH TẾ TƯNHÂN I. GÓP PHẦN QUAN TRỌNG ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ . 1.Trên giác độ tổng cung. Kinh tế tưnhân cung cấp cho xã hội sản phẩm vật chất và dịch vụ để thoả mãn nhu cầu về đời sống , nhu cầu cho quá trình tái sản xuất của xã hội . Với ưu thế nổi trội của khu vực kinh tế tưnhân : suất đầu tư thấp , dễ chuyển đổi phương hướng sản xuất cho phù hợp với nhu cầu của thị trường , quy mô nhỏ phù hợp với năng lực quản lý của các hộ gia đình , nên đã thu hút được đông đảo các tầng lớp dân cư . Tốc độ tăng trưởng của khu vực kinh tế tưnhân khá ổn định . 2. Trên giác độ tổng cầu . Khu vực kinh tế tưnhân phát triển sẽ làm tổng cầu tăng nhanh , thực hiện được chủ trương kích cầu của Nhà nước do mở rộng sản xuất làm cho nhu cầu các yếu tố đầu vào gia tăng , đồng thời thu nhập của người lao động tăng do sản xuất phát triển và số lao động được huy động vào làm tăng thêm . Đây chủ yếu là tầng lớp có thu nhập thấp nên tỷ lệ tiêu dùng cận biên (MPC) lớn , tỷ lệ tiêt kiêm cận biên (MPS)nhỏ hơn so với tầng lớp có thu nhập cao . Trong những năm gần đây khu vực kinh tế tưnhân tăng rất nhanh về mặt số lượng , nhiều doanh nghiệp được hình thành vì thế việc sản xuất hàng hoá với nhiều mặt hàng trở nên rất đa dạng và phong phú . Việc tiêu dùng của người dân cũng như của các doanh nghiệp tăng nhanh rõ rệt , doanh nghiệp thì cần sử dụng nhiều nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất , người tiêu dùng do nhu cầu đời sống ngày càng cao , kèm theo mặt hàng trở nên phong phú đa dạng cho nên mức tiêu dùng của toàn xã hội tăng rất nhanh vì thế xét trên giác độ tổng cầu thì khu vực kinh té tưnhân đã đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. 9 II. TẠO VIỆC LÀM VÀ XOÁ ĐÓI GẢM NGHÈO. 1.Tạo việc làm. Sự gia tăng của các doanh nghiệp tỷ lệ thuận với sự gia tăng về số lượng lao động phù hợp với trình độ kỹ thuật của lao động , việc sử dụng lao động tại chỗ của khu vực kinh tế tưnhân đã giảm bớt khâu giải quyết nơi ăn ở , các điều kiện cơ sở hạ tầng khác như phương tiện giao thông , trường học trạm xá…. , tình trạng thất nghiệp dã giảm dần . Công nghệ kỹ thuật sản xuất ngày càng được cải thiên và nâng cao , dây truyền sản xuât ngày càng hiện đại , đòi hỏi ở công nhân một trình độ tay nghề phù hợp với điều kiện làm việc, chính vì thế quá trình đào tạo tay nghề được đưa lên vị trí hàng đầu .Hiện nay ,trình độ tay nghề của công nhân được nâng cao rõ rệt , bên cạnh đó việc xây dựng chiến lược và chương trình phát triển đào tạo nghề được hình thành ,như việc xây dựng chiến lược và chương trình phát triển đào tạo nghề đến năm 2005và 2010.Trong đó cần chú trọng đào tạo công nhân kỹ thuật lành nghề và công nhân trình độ cao cho khu vực KTTN. Mặt khác điều kiện để đào tạo tay nghề cho người lao động thuận lợi hơn so với cáckhu vực kinh tế khác, hầu hết được đào tạo tại chỗ, thông qua kèm cặp của người nhà đã có tay nghề. Chi phí cho đào tạo không đáng kể, đồng thời qua truyền nghề như vậy sẽ duy trì được những làng nghề truyền thống, góp phần cùng xã hội dạy nghề mà chi phí chung của xã hội (kể cả chi phí của tưnhân và nhà nước ) không đáng kể . Việc tạo ra hiều chỗ làm việc mới đã góp phần thu hút nhiều lao động trong xã hội, nhất là số người trẻ tuổi hàng năm đến tuổi lao động chưa có việc làm, giải quyết số dôi dư từ cơ quan, doanh nghiệp nhà nước do tinh giảm biên chế và giải thể. 2.Xoá đói giảm nghèo. Khu vực kinh tế tưnhân đã góp phần đáng kể vào việc xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân ở khu vực thành thị và nông thôn . Theo thực tế khảo sát, thu nhập của người lao động trong khu vực kinh tế tưnhân 10 [...]... chuyển giao công nghệ, thu hút đầu tư, đóng góp tích cực vào tăng trưởng GDP của Thành phố 16 linhvucsanxuat nongnghiep Count soluongnhanvien congnghiep Row N % Count dichvu Row N % Count Row N % duoi10nguoi 2 2.9% 9 12.9% 59 84.3% tu1 0den200nguoi 0 0% 17 16.5% 86 83.5% tu2 00den300nguoi 0 0% 9 42.9% 12 57.1% tren300nguoi 0 0% 3 50.0% 3 50.0% Trong ngành bánh kẹo, nhiều doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư máy... nhân tuy thấp hơn các DNNN nhưng cao hơn khu vực kinh tế tập thể Thu nhập trung bình của 1 lao động trong khu vực kinh tế tưnhân cao gấp 2đến 3 lần so với mức lương cơ bản của Nhà nước quy định III ĐÓNG GÓP VÀ HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN VỐN TRONG XÃ HỘI NỘP NGÂN SÁH NHÀ NƯỚC 1 Huy động các nguồn vốn trong xã hội sử dụng vào sản xuất kinh doanh Trong 10 năm gần đây, vốn đầu tư của khu vực tưnhân tăng nhanh,... hậu Do không tiếp cận được với nguồn vốn của ngân hàng nên khu vực kinh tế tư bản tưnhân phải vay “nóng”của dân cư, làm giảm lợi nhuận kinh doanh và khả năng nâng cáp máy móc trang thiết bị là rất khó khăn Mặc dù dân số trong độ tu i lao động của nước ta là rất lớn, nhưng để kiếm được một lao động có trình độ kỹ thuật tay nghề cao thì rất hạn chế, bởi khả năng đào tạo tay nghề còn rất hạn chế và khổng... Nam cho thấy điều cơ bản là phải chuyển đội ngũ lao động từ khu vực Nhà nước sang khu vực tư nhân, từ những khu vực được bảo hộ sang những khu vực có khả năng cạnh tranh Tuy nhiên để làm được điều đó thì đội ngũ lao động phải được trang bị đầy đủ những kỹ năng cần thiết để họ có thể đáp ứng được những nhu cầu của thị 34 trường Giáo dục phổ thông cần chú trọng hơn vào việc rèn luyện ý thức xã hội, khả... dân được tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm” 14 CHƯƠNG III THỰCTRẠNG CỦA THÀNH PHẦN KINH TẾ TẾ TƯNHÂN Ở TP.HCM I.Thành phố Hồ Chí Minh Thành phần kinh tế tưnhân đã tăng nhanh cả về số doanh nghiệp lẫn tỷ trọng trong tổng GDP trên địa bàn Nguyên nhân chủ yếu là hành lang pháp lý được thông thoáng hơn trước, điển hình là Luật doanh nghiệp mới ra đời năm 2000 và Luật Đầu... tưnhân đạt 31.542 tỷ đồng chiếm 24,05%; năm 2000 đạt 35.894 tỷ đồng, tăng 13,8% so với năm 1999, chiếm 24,31% tổng vốn đầu tư toàn xã hội 2 Đóng góp phần lớn vào ngân sách nhà nước Với sự phát triển nhanh chóng của khu vực kinh tế tưnhân đã đóng góp rất lớn vào sự phát triển của đát nước, với số vốn huy động lớn trong toàn xã hội, khu vực kinh tế tưnhân đã đóng góp ngày càng tăng vào ngân sách nhà... DNNN ì ạch chuyển đổi công nghệ thì sự chuyển dịch của kinh tế tưnhân cứ đều đặn tăng dần tỷ trọng các ngành có giá trị gia tăng và hàm lượng khoa học-công nghệ cao Sự năng động, thích nghi và đáp ứng nhanh nhậy của khu vực kinh tế tưnhân này trước yêu cầu phát triển của thành phố là không phủ nhận được 18 CHƯƠNG IV PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN YẾU KÉM CỦA THÀNH PHẦN KINH TẾ TƯ BẢN TƯNHÂN Ở TP.HCM I NHỮNG... một số hạn chế, tồn tại 1 Qui mô nhỏ, năng lực và sức cạnh tranh hạn chế Tình trạng qui mô nhỏ bé là một vấn đề cản trở rất lớn tới sự phát triển của khu vực kinh tư bản tưnhân Bên cạnh sự phát triển nhanh chóng, hầu hết các doanh nghiệp tưnhân trong nước có quy mô rất nhỏ Chủ trương xây dựng vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước với sự bành trướng của các tổng công ty nhà nước, hiện là mối lo... năng cạnh tranh trên thị trường thế giới, có thể nói rằng khu vực tư bản tưnhân của Việt Nam không chỉ thiếu vắng các doanh nghiệp ở khoảng giữa, mà còn thiếu vắng các doanh nghiệp quy mô lớn.” Mức độ trang bị vốn/lao động của khu vực kinh tế tư bản tưnhân nhìn chung còn quá nhỏ bé; đặc biệt là các hộ gia đình trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp Đa phần trong số vốn của các doanh nghiệp bỏ ra là để... quân là 4100 USD Với quy mô nhỏ bé và vốn đầu tư rất thấp, các doanh nghiệp tưnhân khó có thể hội đủ tiềm lực tiếp cận với tri thức, nghiên cứu và phát triển cũng như xây dựng các quy trình sản xuất, trang bị công nghệ hiện đại, đào tạo và nâng cao khả năng quản lý Bên cạch đó thì vẫn tồn đọng sự yếu kém về năng lực sản xuất , gần ¼ năng lực sản xuất của khu vực kinh tế tư bản tưnhân vẫn trong tình . dichvu Count Row N % Count Row N % Count Row N % soluongnhanvien duoi10nguoi 2 2.9% 9 12.9% 59 84.3% tu1 0den200nguoi 0 .0% 17 16.5% 86 83.5% tu2 00den300nguoi 0 .0% 9 42.9% 12 57.1% tren300nguoi. chỗ làm việc mới đã góp phần thu hút nhiều lao động trong xã hội, nhất là số người trẻ tu i hàng năm đến tu i lao động chưa có việc làm, giải quyết số dôi dư từ cơ quan, doanh nghiệp nhà nước. nghiệp của tư nhân như công ty TNHH, công ty cổ phần…) đã phát triển rất nhanh, thu hút đông đảo các tầng lớp dân cư tham gia. 1 Tuy nhiên ,bên cạnh những tích cực mà thành phần kinh tế tư nhân đóng