Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 83 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
83
Dung lượng
169,65 KB
Nội dung
ĐIỂM HUYỆTLIỆUPHÁP Của MÃ TÚ ĐƯỜNG Nhà xuất bản Thiểm tây khoa học kỹ thuật xuất bản xã- Tháng 2 / 1981 Người dịch. Lê Văn Sửu, Tháng 10/1991 LỜI GIỚI THIỆU SÁCH : Ông Mã Tú Đường là một nhà châm cứu và điểm huyệt đã nhiều năm. Riêng về khoa điểm huyệt, ông bắt đầu nghiên cứu từ mùa xuân năm 1956 đến mùa thu năm 1959, Ông đã đem những liệupháp kinh nghiệm lâm sàng giai đoạn đầu làm thành tổng kết bước đầu ,nhà xuất bản Thiểm Tây nhân dân xuất bản xã giúp đỡ đem xuất bản. Sau đó, trải qua nhận được nhiều thư của độc giả cổ vũ, thúc giục, ông càng thêm tin tưởng và quyết tâm tăng thêm sức mạnh nghiên cứu của minh. Đến năm 1978, trên cơ sở thực tiễn lâm sàng “ Điểm huyệtliệu pháp” đã qua 20 năm, chữa nhiều loại bệnh, tăng thêm được nhiểu thủ pháp chữa trị, xác minh được một số vấn đề có tính lý luận đã gặp trên lâm sàng, làm cho một liệupháp bất luận là cơ sở lý luận, hay là ở vận dụng thủ pháp và thự tiễn lâm sàng đều rất là phong phú so với sách trước. Nhưng ông nói ở y học viện Địa lý Đà tất cánh là nơi vun xới chính cho vườn ươm vun xới cho cây ( tứ là vấn đề này ) nẩy nở và lớn lên, cũng còn cần ngày càng nhiều viện gặp gỡ,thấm nạp và quản lý làm cho nó dần dần phát triển và lớn lên. Theo tác giả nói: thì ông tự thấy kinh nghiệm lâm sàng và trình độ lý giải của mình đều còn rất hạn chế không thể tránh khỏi có sự sai sót. Khi đọc sách ông viết: Tôi thấy đây là một công trình tâm huyết của một đời người tận tuỵ với nghề và với con người, nên tôi lược dịch lại để cùng nhau học tập. Gọi là lược dich vì tôi bỏ đi những phần về kinh lạc, huyệt vị mà chúng ta đã có dịp học hỏi ở những sách khác, và bỏ đi những y án kèm theo có tính chất xác minh hiêụ quả để làm căn cứ kiểm tra khi cần, vì chúng sẽ dùng thực nghiệm lâm sàng của chúng ta để rút ra kinh nghiệm cho mình trong tương lai là chính. Tôi rất cám ơn ông Mã Tú Đường và xin phép ông được giới thiệu những phần chúng tôi muốn học ở sách ông viết. Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 1991 Lê Văn Sửu MỤC LỤC : THIÊN THƯỢNG : TRI THỨC CƠ BẢN Chương I : NGUYÊN LÝ CỦA ĐIỂM HUYỆTLIỆUPHÁP Tiết 1 – Thế nào là điểm huyệtliệupháp Tiết 2 - Điểm huyệt và quan hệ kinh lạc Tiết 3 - ảnh hưởng của điểm huyệt đối với tạng phủ Tiết 4 – Tác dụng của điểm huyệt đối với doanh , vệ , khí , huyết . Tiết 5 – Quan hệ kinh lạc và tạng phủ ( lược ) Chương II: THỦ PHÁP CỦA ĐIỂM HUYỆTLIỆUPHÁP Tiết 1 – Bình nhụ pháp ( phép nắn day ngang bằng ) 1-1 - Tiêu chuẩn tả hữu bình nhụ 1-2 – Tả hữu bình nhụ và bổ, tả 1-3 – Tác dụng của bình nhụ pháp 1-4 – ứng dụng cỉa bình nhụ pháp Tiết 2 - áp phóng pháp ( phép nhấn nhả ) 2-1 – Tiêu chuẩn áp phóng pháp. 2-2 – Bổ tả của áp phóng pháp 2-3 – Tác dụng của áp phóng pháp 2-4 – úng dụng của áp phóng pháp ( Phụ ) – cụ thể tiêu chuẩn thao tác bình nhụ pháp và áp phóng pháp. Tiết 3 – Bì phu điểm đả huyệt ( phép chấm gõ ở da ) 3-1 – Tác dụng của phép bì thu điểm đả 3-2 – ứng dụng của phép bì phu điểm đả Tiết 4 – Kinh lạc tuần án pháp ( phép dựa theo đường kinh lạc ) 4-1 – Bổ tả của kinh lạc tuần án pháp 4-2 – Tác dụng của kinh lạc tuần án pháp 4-3 – ứng dụng của kinh lạc tuần án pháp Tiết 5 – Ngũ hành liêm dụng pháp ( phép nối tiếp dùng ngũ hành ) 5-1 – Tên gọi năm loại thủ pháp 5-2 – Thứ tự thao tác ngũ hành liên dụng pháp 5-3 – Thao tác cụ thể và lý luận của ngũ hành liên dụng pháp 5-4 – Tỉnh, huỳnh, du, kinh, hợp ( lược ) Tiết 6 – Các thủ pháp bổ trợ khác 6-1 - Đầu bộ thôi vận pháp ( phép đẩy xoay ở vùng đầu ) 6-2 – Bối bộ tuần áp pháp ( phép áp theo ở vùng lưng ) 6-3 – Chấn chiến pháp ( pháp rung rẩy ) 6-4 – Tứ chi dao vận pháp ( phép lắc vần tứ chi ) 6-5 - Áp huyệtpháp ( phép áp huyệt ) 6-6 – Thiết huyệtpháp ( phép cắt huyệt ) 6-7 - Đấu chấn pháp ( phép rung lắc ) 6-8 – Thiết dao pháp ( phép cắt lay ) 6-9 – Niết huyệtpháp ( phép véo huyệt ) 6-10 – Thôi cảnh hạng pháp ( phép đẩy ở cổ gáy ) 6-11 - Áp cảnh động mạch đàn nhân nghinh pháp ( phép áp động mạch cảnh gáy ở nhân nghinh ) 6-12 – Kháng bối pháp ( phép chống đỡ ở lưng ) 6-13 – Áp tích pháp ( phép nhấn cột sống ) 6-14 - Án trú phân băng pháp ( phép ấn giữ kéo chia ) 6-15 – Cử suất pháp ( phép nâng lên hạ xuống ) Chương III : SỰ CỐ LÂM SÀNG CẦN CHÚ Ý KHI DÙNG ĐIỂM HUYỆTLIỆU PHÁP. Tiết 1: Thái độ của người điểm huyệt Tiết 2: Công việc chuẩn bị của điểm huyệt TIết 3: Chú ý sự cố của điểm huyệt Tiết 4: Tiêu chuẩn lấy huyệt của điểm huyệtliệupháp Chương IV: TUẦN HÀNH CỦA 14 KINH MẠCH, BỆNH TẬT CỦA KINH MẠCH VÀ DU HUYỆT THƯỜNG DÙNG ( LƯỢC ) Chương V: KINH NGOẠI KỲ HUYỆT THƯỜNG DÙNG ( LƯỢC ) Chương VI : PHƯƠNG PHÁP CƠ BẢN VỀ PHỐI HUYỆT CỦA ĐIỂM HUYỆTLIỆUPHÁP ( LƯỢC ) Thiên Hạ: TRỊ LIỆU LÂM SÀNG Chương I: Bệnh nội khoa 1 – Bán thân bất toạ 2 – Cao huyết áp ( can dương thượng cang ). 3 – Liệt 4 – Cảm mạo 5 – Thổ tả 6 – Tiêu chảy mãn tính ( tỳ thận hư hàn ) 7 – Lỵ 8 – Tao bón 9 – Di tinh 10 – Liệt dương 11 – Mất ngủ 12 – Ho hắng ( viên khí quản ) 13 - Đau đầu 14 – Chấn thương não 15 – Choáng váng ( choáng tiền đình ) 16 – Chứng hồi hộp ( Chinh trung ) 17 - Đau dạ dầy (Viêm mãn tính, nước chua quá nhiều, loét đường tiêu hoá) 18 – Hạ sườn chứơng đau ( viêm gan ) 19 – Lừng đùi đau 20 – Vai, cánh tay đau 21 - Đùi, đầu gối đau 22 – Lưng trên, lồng ngực đau 23 – Mất tiếng 24 - Đái nhiều lần 25 - Đái dầm 26 – Tạng taó ( bệnh is–tê-ri ) 27 - Động kinh ‘ 28 – Bàn tay và cánh tay tê bại ( tê bại do rối loạn thần kinh ) Chương II: Bệnh phụ khoa 1 – Kinh nguyệt không đều 2 – Hành kinh đau bụng 3 – Bế kinh 4 – Băng lộng huyết 5 – Sản dịch không dứt 6 – Có mang nôn mửa 7 – Sảy thai Chương III: Bệnh trẻ em 1 – Trẻ em pháp sốt 2 – Thổ tả 3 – Trẻ em rối loạn tiêu hoá 4 – Trẻ em sợ hãI 5 – Sưng quai bị ( sưng tuyến dưới tai ) 6 – Ho gà (đốn khái, bách nhật khái ) 7 - Bại liệt trẻ em 8 – Chứng trẻ em lắc đầu Chương IV: Bệnh ngoại khoa Tiết 1 – Cổ gáy có hạch ( tràng nhạc ) Tiết 2 – Thoát giang Tiết 3 – Sán khí ( hồ sán ) sưng dịch hoàn Tiết 4 – Bong gân Tiết 5 – Sái cổ Tiết 6 – Bướu cổ Tiết 7 – Sưng cụ bộ do tiêm thuốc Tiết 8 – Viêm ruột thừa Tiết 9 – Viêm tổ chức dưới da ( tổ chức phong sào – hình tổ ong ) Tiết 10 – Dị ứng mẩn ngứa Chương V: Bệnh ngũ quan Tiết 1 – Tai kêu Tiết 5 – Chảy máu mũi Tiết 2 – Cấp tính viêm tai giữa Tiết 6 - Đau họng Tiết 3 – Viêm tai ngoàI Tiết 7 – Thần kinh mặt tê bại Tiết 4 - Đau răng Tiết 8 – Miệng khó há to. THIÊN THƯỢNG Tri thức cơ bản o0o Chương I: NGUYÊN LÝ CỦA ĐIỂM HUYỆTLIỆUPHÁP Tiết 1: Thế naò là điểm huyệtliệupháp Điểm huyệtliệupháp là một phép chữa bệnh không dùng thuốc, lại không dùng công cụ, chỉ dựa vào hai bàn tay, vận dụng thủ pháp nhất định có thể đạt mục đích chữa bệnh. Huyệt vị là nói về kinh huyệt, nó có quan hệ rất mật thiết với kinh lạc. Do dùng ngón tay nắn, áp, điểm, gõ trên huyệt vị là có hiệu quả chữa bệnh, cho nên gọi là điểm huyệtliệu pháp. Những năm gần đây, điểm huyệtliệupháp dưới sự chỉ đạo của lý luận y học cổ đại Phương Đông như Kinh lạc, âm dương, ngũ hành,….Thông qua thực tiễn lâm sàng, chứng minh hiệu quả chữa bệnh của nó rất cao, thu được những tiến triển rất lớn. Trong đời sống xã hội Phương Đông, nó đang dần dần trở thành một trong những phương pháp chữa bệnh, bảo vệ sức khoẻ của nhân dân. Nguyên lý của điểm huyệtliệupháp là căn cứ lý luận của thúc, án ma mà kết hợp nghiên cứu, bởi vì lý luận của hai loại này đều quan hệ mật thiết với kinh huyệt, kinh lạc, và ngũ tạng, kinh huyệt và kinh lạc tổ hợp thành hệ thống tuần hoàn khí huyết, luân chuyển phân bố toàn thân. Ngũ tạng là khí quan chứa tinh của cơ thể con người, nó phản ứng tính tinh khí, ở phương diện kinh huỵêt và kinh mạch, nhưng mà phản ứng lại dựa vào sự tuần hoàn của doanh, vệ, khí, huyết. Ngũ tạng có tương sinh tương khắc, tương thừa, tương vũ, đối lập mà lại thống nhất, loại thống nhất này là trọn vẹn một quá trình sinh tàn tinh khí, con người khi có bệnh, sẽ mất đi mất bình thường của tính thống nhất, sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ của con người. Sinh mạng của cơ thể con người là sự kết hợp với nhâu giữa tiên thiên và hậu thiên, Tiên thiên thuộc về chỗ y học Phương Đông gọi là thận, hậu thiên thuộc về tì, Thận tác dụng tương thông với nhâm mạch và đốc mạch, do thận tuần hành lên bụng, đi kẹp hai bênh nhâm mạch cách năm phân, Bàng quang kinh tuần hành từ đỉnh đầu vào não, lại ra ở dưới mà đi ở vùng lưng, kẹp hai bên đốc mạch cách 1,5 thốn. Du huyệt của ngũ tạng lục phủ đều ở trên bàng quang kinh vùng lưng. Thận và bàng quan cùng biểu lý và đều có quan hệ với đốt xương sống, quan hệ đó cùng với phương diện giải phẫu của thần kinh não tuỷ và thần kinh thực vật có quan hệ rất lớn. Tiên thiên là sự chi phối nhất thiết với cơ thể của con người, hậu thiên bị tiên thiên chi phối, tiên thiên nêú không có hậu thiên bồi bổ cung cấp khí huyết cũng không thể duy trì sinh lý đó được bình thường. Tỳ là gốc của hậu thiên, tỳ và vị là biểu lý tương hỗ, vị nạp đồ ăn tỳ chủ vận hoá, tỳ vị thuộc trung tiêu. Trung tiêu đem tinh hoa của đồ ăn thức uống làm cho biến đổi thành phần (chưng phát ) hoá thành khí huyết, đưa lên phế, tuần hoà toàn thân. Tác dụng của điểm huyệt là sự kết hợp tương hỗ của thủ pháp và kinh huyệt thông qua sự tuần hoàn của khí huyết, doanh vệ, để xuc tiến phản ứng của tinh khí ngũ tạng, làm cho tiên thiên chi phối năng lực và quá trình cung cấp khí huyết của hậu thiên, đạt đến sinh lý đúng đắn, loại bỏ chứng trạn, khôi phục sức khoẻ. Tiết 2 : Điểm huyệt và quan hệ kinh lạc Kinh huyệt nằm trong sự bao hàm của học thuyết kinh lạc, bởi vì cần làm rõ kinh huyệt, tức là cần phải biết kĩ về kinh lạc. Điểm huyệt tuy trọng điểm tiến hành thủ pháp trên huyệt vị, nhưng trên thực tế là căn cứ và sự phân bố và tuần hành của kinh lạc ở thân người. Vì kinh lạc là đường thông để vận thành doanh, vệ, khí, huyết ở thân người, mà kinh huyệt là điểm giao hội hiện rõ sự vận hành doanh, vệ, khí, huyết trong đường thông, cho nên có một số huyệt như Đại chuỳ hội với thủ tam dương, túc tam dương và đốc mạch, Quan nguyên là hội của túc tam ông và nhâm mạch … Những cái đó nói nên rằng kinh huyệt và kinh lạc tương hỗ thành một qua hệ gắn bó, do đó điểm huyệt có đủ sức điều chỉnh các biến hoá biểu lý giữa các kinh lạc và các lệch lạc về hàn nhiệt của âm kinh và dương kinh. Cho nên muốn hiểu rõ được liệupháp điểm huyệt, trước hết cần phải hiểu rõ được học thuyết kinh lạc, nắm được bản chất hệ thống (thể) kinh lạc, mới có thể đủ sức nơi có bệnh, căn cứ của biện chứng thí trị. Tiết 3: Ảnh hưởng của điểm huyệt đối với tạng phủ Cơ thể người ta là do khí, huyết, gân mạch, xương, tuỷ, phủ, tạng hợp thành. Mỗi một bộ phận tổ thành, chúng dựa dẫm vào nhau đều có quan hệ âm dương không thể chia cắt. Khí và huyết, cân và mạch, cốt và tuỷ, phủ và tạng đều là giúp nhau làm việc. Khí là soái của huyết, khí hành thì huyết hành, khí dừng thì huyết dừng. Cân là sứ của mạch, cân đậu thì mạch nhanh ( cấp ), cân tĩnh thì mạch chậm ( hoãn ). Cốt là nhà của tuỷ, xương rắn chắc thì tuỷ đầy đủ, xương mềm thì tuỷ rỗng. Phủ là biểu của tạng, phủ khoẻ thì tạng khoẻ, phủ yếu thì tạng suy. Chúng đều thuộc về nhau theo biểu lý âm dương, kinh mạch, kinh mạch nối liền suốt giữa các hỗ tương đó, trong sự hỗ tương của khí huyết vận hành, thành một hệ thống hoàn chỉnh ( chỉnh thể ). Trong đó nổi lên tác dụng chủ đạo là của ngũ tạng lục phủ, Ngũ tạng lục phủ phối hợp trong thuộc tính ngũ hành mộc, hoả, thổ, kim, thuỷ, trong đó nổi lên tác dụng sinh khắc lẫn nhau, chế ước lẫn nhau, duy trì nhau ở mức bình thường, mà còn có thể đủ sức ảnh hưởng đến quan hệ sinh lý đều đặn của các mặt khí, huyết, cân mạch, cốt, tuỷ…. Chỉnh thể con người bất luận phát sinh bệnh biến ở một bộ phận nào đều có quan hệ với tạng phủ sinh khắc, chế ước. Dựa vào quan hệ phân bố của kinh lạc, trong thì thông với ngũ tạng lục phủ, ngoài thì nối với tứ chi, bách hàI ( trăm đốt). Do mười hai kinh mạch thống thuộc tạng phủ ( kinh mạch từng tạng phủ nối nhau ), quan hệ cuả kinh huyệt và tạng phủ cũng rất mật thiết, vì vậy, tiến hành điểm huyệt ở bề mặt cơ thể con người cũng sẽ có thể nhằm vào tạng phủ gây nên ảnh hưởng nhất định, cũng có thể trực tiếp điều tiết giữa cái hữu dư hoặc bất túc của ngũ tạng lục phủ, làm cho sự sinh khắc, chế hoá lẫn nhau trở lại trạng thái ngang bằng, từ đó làm cho tổ chức chỉnh thể tiếp tục duy trì được hiện tượng bình thường của nó. Tạng phủ có hữu dư hoặc bất túc, tức là trên sinh lý mất đi hiện tượng bình thường, xuất hiện hiện tượng bệnh lý mất bình thường. Liệupháp điểm huyệt căn cứ vào tình huống hiện thực loại này, vận dụng thủ pháp cụ thể, bổ cái bất túc, tả cái hữu dư, thúc đẩy công năng tạng phủ duy trì sinh lý bình thường. Tiết 4: Tác dụng của điểm huyệt với doanh, vệ, khí, huyết Kinh huyệt là bộ phận hợp thành của kinh lạc, 12 kinh lạc và 8 mạch kỳ kinh xuyên suốt chỉnh thể người ta, hình thành hệ thống kinh lạc hoàn chỉnh. Doanh, vệ, khí, huyết là yếu tố duy trì hoạt động sinh lý bình thườngcủa cơ thể con người. Liệupháp điểm huyệt có thể chữa được bệnh chủ yếu là có thể điều chỉnh được quan hệ của doanh, vệ, khí, huyết… Thiên “ Doanh vệ sinh hội” sách Linh Khu nói: (( Người ta thụ khí ở ngũ cốc, cốc vào dạ dầy, rồi chuyển vào phế, ngũ tạng lục phủ, đều thụ khí ở đó )). ( nhân thụ khí vu cốc, cốc nhập vu vị, di chuyển vu phế, ngũ tạng lục phủ, giai dĩ thụ khí, Kỳ thanh giả… vi doanh, trọc giả vi vệ, doanh tại mạch trung, vệ tại mạch ngoại), (( Cái trong là doanh, cái đục là vệ, doanh ở trong mạch, vệ ở ngoàI mạch )), … Trong “ Trung Quốc y học đại từ điển” có giải thích đoạn kinh văn đó như sau: “ Trong là doanh ( trong sạch ), tức là máu ở trong huyết quản đi ra ( phát huyết quản ), cũng gọi là máu ở động mạch , Thoạt đầu qua phế lọc qua trong không khí sạch, qua tâm phòng đẩy ra, làm cho tinh khiết mà có máu đỏ. đục(trọc ) là vệ, tức là máu trong sạch, máu trở về, cũng gọi là máu ơ tĩnh mạch. Đúng nhất là chưa về trước lúc vào phế tạng, chất vẩn đục có nhiều ở trong máu, cho nên mạch máu đó cũng xanh tối mà không tươi sáng. Doanh tại mạch trung, tưc là phát huyết quantrong con người là mạch máu ở từng trong. Vệ tại mạch ngoại, tức là hồi huyết quản trong con người là mạch máu từng ngoàI, điều đó nói rõ quan hệ doanh vệ với hệ thống tuần hoàn. Thiên “ Quyết khí” nòi: (( Trong tiêu thụ khí lấy nước lỏng, biến hoá cho đỏ làm ra máu)) ( Trung tiêu thụ khí thủ chấp, biến hoá nghi xích thị vi huyết ). Thiên “ tà khách…” nói: “ Doanh khí thấm ra ngoài là tân dịch, trú ở trong mạch, hoá làm huyết để nuôi dưỡng tứ chi, bên trong thì trú ở tạng phủ” (Doanh khí giả, thảm kỳ tân dịch, trú chi vu mạch, hoá dĩ vi huyết, dĩ doanh tứ mạt, nội trú ngũ tạng lục phủ). Căn cứ vào cách nói trên, huyết có nguồn gốc từ trong tiêu hoá hấp thu được chất tinh vi của đồ ăn thức uống, thông qua tác dụng khí hoá mà thành doanh khí, doanh khí phân chia ra tân dịch vào trong mạch, trú ở trong ngũ tạng lục phủ, nuôi tứ chi trăm đốt ở ngoài, toàn thân không có chỗ nào không chịu sự nuôi dưỡng của nó, Vệ cũng giống như thế,từ trong sự hấp thu đồ ăn uống đó phần dưỡng ra mà thành. Thiên “Bại luận”, trong Tố vấn kinh nói rằng: “Vệ là hãn khí của đồ ăn uống, khí đó cực kỳ trơn tru nhanh nhậy, không thể vào trong mạch, cho nên đi ở trong da nơi giữa da và thịt hun đúc hoang mạc, tản ra ở ngực , bụng”, (vệ giả, thuỷ cốc, chi hãn, khí dã, kì khí phiếm tật hoạt lợi, bất năng nhập vu mạch dã, cố tuần bì phu chi trung, phân nhục chi gian, chưng vu hoang mạc, tán vu hung phúc). Căn cứ vào đoạn kinh văn trên, vệ khí phân bố ở ngoài mạch đạo, rất có quan hệ với đường đi của tĩnh mạch. Thiên “âm dương ứng tượng đại luận” nói: “Khí trời thông vào phế, địa khí thông vào họng”, ( thiên khí thông vu phế, địa khí thông vu ích). điều đó cũng nói, một là không khí của trời theo thở hít mà vào phổi, một nữa là khí của thuỷ cốc mà vào họng. Từ đó chứng minh, khí của cơ thể con người là khí của thuỷ cốc gộp lại với khôn khí của trời mà thành, cũng là cổ nhân đã chỉ rằng nguồn gốc cụ thể của doanh, vệ, khí, huyết có quan hệ với kinh lạc. Bình nhụ pháp của điểm huyệtliệupháp là điều lý âm dương trong cơ thể con người. Bởi vì tượng trưng của âm dương là trái và phải, trái thuộc dương, phải thuộc âm, vì thế phép bình nhụ dựa đúng theo quan hệ âm dương, có quan hệ phải, trái. Cổ nhân lấy âm là tĩnh, dương là động, tĩnh cũng là không động, động cũng là không dừng. Nhụ là động kết hợp với tĩnh, vì thế phép bình nhụ cũng có thể điều lý quan hệ âm dương. Áp phóng pháp của điểm huyệtliệupháp cụ thể điều tiết doanh, vệ, là theo đúng doanh hành mạch trung, ở tổ chức kinh lạc vùng hơi sâu hơn, vệ hành mạch ngoài ở vùng hơi nông của tổ chức kinh lạc. Vì vậy, áp phóng pháp là áp sâu đạt đến doanh, phóng nông đến vệ, áp cùng kết hợp với phóng, trực tiếp điều tiết doanh vệ. Kinh huyệt là điểm cuối cùng của sự tuần hoàn doanh, vệ, khí, huyết, ở thân thể con người. Cơ thể người ta một khi sinh ra bệnh biến, cùng với bệnh biến là kinh mạch hữu quan và kinh huyệt trong vùng sẽ sinh ra một phản ứng biến hoá nhất định, như tê dại, đau đớn, sưng đỏ.v.v.v. khác nhau, người khác thấy mà mình cũng tự thấy, đó là những hiện tượng trực tiếp trở ngại của sự tuần hành doanh, vệ, khí, huyết. Bình nhụ, áp phóng trong điểm huyệtliệupháp có thể làm mất đi hiện tượng phản ánh trong huyệt vị và vùng trung quanh cũng là nhằm vào chỗ gây nên tác dụng điều tiết doanh, vệ , khí, huyết. Tiết 5 – Quan hệ kinh lạc và tạng phủ ( lược ) Chương thứ hai: THỦ PHÁP CẢU ĐIỂM HUYỆTLIỆUPHÁP Thủ pháp điểm huyệt chia ra: “ Bình nhụ pháp”, “ Áp phóng pháp”, “ Bì phu điểm đả pháp”, “ Kinh lạc tuần án pháp”, “ Ngũ hành liên dụng pháp” là năm loại thủ pháp cơ bản. Ngoài ra còn có: “ Đầu bộ thôi vận pháp”, “ Bối bổ tuần áp pháp”, “ Tứ chi dao vận pháp” và các thủ pháp bổ trợ khác. Việc vận dụng thủ pháp trên lầm sàng phải căn cứ tình hình bệnh tật mà tuyển chọn. Khi thời gian ít, dùng riêng một loại thủ pháp. Khi thời gian nhiều, dùng hai loại thủ pháp trở lên. Đối với chứng thần kinh chức năng, bệnh hệ thống nội tạng, phần lớn lá dùng bình nhụ pháp và áp phóng pháp, có khi phối hợp với ngũ hành liên dụng pháp ( ngũ liên pháp ), đối với tật nạn đau đớn vùng lưng đùi, ngoài trọng điểm dùng ngũ liên pháp, căn cứ vào bệnh tình khác nhau, có khi sử dụng bình nhụ pháp, áp phóng pháp, hoặc kinh lạc tuần án pháp ( tuần án pháp ), và tứ chi dao vận pháp ( dao vận [...]... cắt huyệt ( thiết huyệtpháp ) Không kể là kinh huyệt hoặc kỳ huyệt, a thị huyệt, đều có thể dùng phép cắt huyệt Cụ thể của phép cắt huyệt là dùng móng tay ngón cái, ngón trỏ hoặc ngón giữa cắt ở trên huyệt vị Cắt huyệt và áp huyệt khác nhau, nhất định cần chú ý vùng cắ Nếu như dùng sức nặng dễ dàng cắt đứt ra trừ huyệt vị vùng đầu, vùng tay chân ra, nhất loạt tốt nhất là căt cách quần áo Thủ pháp. .. iểmhuyệt 3 – 5 : Nói chung người bệnh ở đường xa đến (bao gồm ngồi xe, cưỡi xe, đi bộ ) cần nghỉ ngơi 15 phút mới iểmhuyệt cho họ Gặp khi cấp cứu có thể linh hoạt vận dụng Tiết 4: Tiêu chuẩn lấy huyệt của iểmhuyệt liệu pháp Cách lấy huyệt của iểmhuyệt liệu pháp: có thể dùng cách lấy huyệt dùng phép châm cứu, nay phân ra như sau: Vùng đầu: Từ mép tóc trước tới mép tóc sau là 12 thốn, từ giữa hai... phóng dứt đốt cổ người bệnh phát sinh bong gân Chương thứ ba: CHÚ Ý SỰ CỐ KHI LÂM SÀNG DÙNG ĐIỂM HUYỆTLIỆUPHÁP Tiết 1: Thái độ của người iểmhuyệt Liệu pháp iểm huyệt, tức là không dùng thuốc nhưng không dùng công cụ, mà chỉ dựa vào đôi tay của người thầy thuốc, cũng vẫn đạt đến mục đích chữa bệnh Vùng iểmhuyệt ở khắp toàn thân đều thích ứng với tất cả các đối tượng nam, nữ, già, trẻ, thể chất... khi thao tác thủ pháp nặng dễ làm xé nứt chỗ nối móng tay của tự mình Trước khi iểmhuyệt phải rửa sạch đôi tay, ngày nóng rất dễ ta mồ hôi , lại cần phải chuẩn bị một ít bột hoạt thạch ( phấn rôm cũng được ) để sẵn khi thao tác rắc bột đó lên tiện cho thao tác thủ pháp Tiết 3: Chú ý sự cố khi iểmhuyệt Để phát huy tác dụng chữa bệnh của iểmhuyệt liệu pháp, lâm sàng chú ý mấy iểm sau: 3– 1: Khi... chủ yếu để sắp xếp Tiết 6 – Các thủ pháp bổ trợ khác Thủ pháp bổ trợ trong iểmhuyệt liệu pháp là chủ pháp có tính chất bổ trợ mà ở trên mấy loại thủ pháp có một phía cục bộ nào đó không đủ Phân ra các mặt: Vùng đầu, vùng lưng, vùng bụng, tứ chi,, huyệt vị Đây cũng là tính năng và phương pháp, trình bầy riêng như sau: 6 –1 Phép đẩy xoay ở vùng đầu (đầu bộ thôi vận pháp ) Khi đẩy xoay ở vùng đầu, trước... áp ở huyệt Thái dương hoặc Ty trúc không b) Phép áp huyệt đau bên đầu: lấy ngón tay cái áp ở huyệt thái dương hoặc Ty trúc không, ngón trỏ áp ở huyệt đầu duy, ngón tay giữa áp ở huyệt suất cố c) Phép áp huyệt đau phía sau đầu: hai ngón tay cái để ngang nhau cùng áp vào huyệt Phong phủ, hai ngón tay trỏ áp vào huyệt Phong trì, hai ngón tay giữa áp ở huyệt Hoàn cốt Phép này không hạn chế ở các huyệt. .. Khi vận dụng tả pháp, áp kình trong huyệt vị hơi đi lên một ít Khí huyết của tam âm kinh đi từ chân lên bụng Khi vận dụng bổ pháp, áp kình trong huyệt vị hơi đi lên một ít Khi vận dụng tả pháp, áp kinh trong huyệt vị hơi đi xuống một ít Ngoài ra, áp kinh giữ nguyên tại trung tâm huyệt vị, thuộc về bình bổ, bình tả pháp 2 – 3 : Tác dụng của áp phóng pháp Áp phóng là chèn ép tổ chức của huyệt vị, làm... khoảng từ huyệt hợp cốc đến huyệt Kiên ngung của kinh Đại trường làm hai lần hoặc nhụ, hoặc áp, hoặc iểm, từ huyệt Kiên ngung đến huyệt Hợp cốc thì làm một lần Hoặc là từ huyệt Kiên ngung đến huyệt Hợp cốc, lại từ huyệt Hợp cốc đến huyệt Khúc trì Bình bổ bình tả của phép dựa theo là làm đi trở lại như nhau, thao tác đi và trở lại, (Phụ): Bổ tả đẩy theo kinh lạc (1) Đẩy theo kinh lạc bổ pháp ví như... dụng thủ pháp, bổ, áp kình trong huyệt vị hơi đi lên một ít Khi vận dụng tả pháp, áp kình trong huyệt vị hơi đi xuống một ít Khí huyết của thủ tam âm kinh, đi từ ngực ra tay Khi vận bổ pháp, áp kình ở trong huyệt vị hơi đi xuống một ít Khi vận dụng tả pháp, áp kình trong huyệt vị hơi đi lên một ít Khí huyết của túc tam dương kinh, đi từ đầu xuống chân.Khi vận dụng thủ pháp bổ, áp kình trong huyệt vị... quả 6 – 5: Phép áp huyệt ( áp huyệtpháp ) Pháp áp huyệt là lợi dụng ngón trỏ, ngón giữa và ngón cái của một tay hoặc hai tay đồng thời áp ở 2 –3 huyệt vị thích ứng với chúng Phép này thường dùng ở vùng đầu Khi áp huyệt, đầu ngón tay mền ra làm động tác nhụ áp và rung rẩy mấy phút a) Phép áp huyệt đau phía trước đầu, lấy hai ngón tay cái áp ở hai huyệt: Tán trúc, hai ngón trỏ áp ở hai huyệt Đầu duy, hai . CỦA ĐIỂM HUYỆT LIỆU PHÁP Tiết 1 – Thế nào là iểm huyệt liệu pháp Tiết 2 - iểm huyệt và quan hệ kinh lạc Tiết 3 - ảnh hưởng của iểm huyệt đối với tạng phủ Tiết 4 – Tác dụng của iểm huyệt. thứ hai: THỦ PHÁP CẢU ĐIỂM HUYỆT LIỆU PHÁP Thủ pháp iểm huyệt chia ra: “ Bình nhụ pháp , “ Áp phóng pháp , “ Bì phu iểm đả pháp , “ Kinh lạc tuần án pháp , “ Ngũ hành liên dụng pháp là năm. ĐIỂM HUYỆT LIỆU PHÁP Tiết 1: Thế naò là iểm huyệt liệu pháp iểm huyệt liệu pháp là một phép chữa bệnh không dùng thuốc, lại không dùng công cụ, chỉ dựa vào hai bàn tay, vận dụng thủ pháp