1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

biên bản Hội thảo chi cục ngày 11-1-2012 pptx

4 397 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 47,5 KB

Nội dung

SỞ Y TẾ HƯNG YÊN CHI CỤC DÂN SỐ- KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH Số: /BB-DSKHHGĐ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hưng Yên, ngày 11 tháng 01 năm 2012 BIÊN BẢN Hội thảo lấy ý kến hoàn thiện Đề tài: "Điều tra, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp can thiệp giảm thiểu tình trạng MCBGTKS tỉnh Hưng Yên" I. Thời gian, địa điểm, thành phần 1. Thời gian: Khai mạc: 13h30', ngày 11/01/2012 2. Địa điểm: Hội trường tầng III Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh. 3. Thành phần: Chủ trì: Th.S Hoàng Thị Khuyên- Phó Giám đốc Sở Y tế, Chi cục Trưởng Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh. Thư ký: Phạm Thị Cúc- Cán bộ phòng Truyền thông - Giáo dục, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh. Các đại biểu: 1. Bà Phạm Thị Lý - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ 2. Lãnh đạo và nhân viên hai phòng Khoa học và Công nghệ thuộc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh. 3. Ông Trần Xuân Khánh - Giám đốc Trung tâm phòng chống HIV - AIDS tỉnh. 4. Ông Hoàng Thế Nội - Giám đốc Trung tâm Chăm sóc SKSS tỉnh 5. Ngô Văn Tường - Giám đốc Trung tâm Truyền thông - Giáo dục SKSS tỉnh 6. Trần Ngọc Tuấn - Giám đốc Trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện Kim Động. 7.Các thành viên trong ban chủ nhiệm đề tài; Lãnh đạo và cán bộ đang công tác tại Chi cục Dân số- KHHGĐ tỉnh. II. Nội dung: 1. Nội dung hội thảo: Hội thảo lấy ý kến hoàn thiện Đề tài:"Điều tra, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp can thiệp giảm thiểu tình trạng MCBGTKS tỉnh Hưng Yên" 2. Diễn biến * Th.S Hoàng Thị Khuyên - Phó Giám đốc Sở Y tế - Chi cục trưởng Chi cục Dân số - KHHGĐ Chủ nhiệm Đề tài trình bày tóm tắt dự thảo Báo cáo kết quả Nghiên cứu đề tài ":"Điều tra, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp can thiệp giảm thiểu tình trạng MCBGTKS tỉnh Hưng Yên" * Đại biểu thảo luận: 1. Ông Trần Xuân Khánh - Giám đốc Trung tâm Phòng chống HIV - AIDS cho rằng: - Bố cục đề tài phải cụ thể, rõ ràng từng chương, từng mục cho 1 nghiên cứu khoa học. - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là; những trẻ sinh ra trong vòng 5 năm từ 2006 - 2010. Vậy khẳng định lại ở đây là trẻ đăng ký khai sinh ở Hưng Yên hay bố mẹ trẻ quê quán ở Hưng Yên nhưng có thể khai sinh cho trẻ ở tỉnh, thành khác? . - Về giới hạn, phạm vi nghiên cứu: nếu đề tài chọn ra 30% số xã trong tỉnh được nghiên cứu thì 30% của 161 xã sẽ vào khoảng 49 xã và 5% số trẻ sinh ra: 3969 thì số trẻ ở đây sẽ không thể tương đương với số gia đình được vì có những gia đình trong vòng 5 năm (từ 2006 - 2010) có thể sinh được trên 2 con. - Nói rõ hơn về cách thức của cuộc điều tra ở đây là phỏng vấn sâu hay là test nhanh. - Có thể bổ sung thêm đạo đức của vấn đề nghiên cứu. Một số chỉ tiêu có trong đề tài cần trích dẫn theo nguồn số liệu nào? qua điều tra thực tế hay qua nguồn thứ cấp - Với mục Kết quả nghiên cứu: cần đặc biệt so sánh với các tỉnh khác (giống hay khác), So sánh với những nghiên cứu trước của Việt Nam. - Về thể thức trình bày cần ghi tên bảng biểu ở trên và tên biểu đồ ở dưới - Về giải pháp được phân biệt cụ thể là giải pháp xã hội (ban hành chính sách xã hội, tăng cường tuyên truyền ) và giải pháp kỹ thuật. 2. Ông Trần Ngọc Tuấn - Giám đốc Trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện Kim Động có ý kiến: - Đề tài phải được sắp đặt theo khung của Đề tài Nghiên cứu khoa học đã được quy định - Có thể giảm bớt đi những ví dụ trong nội dung đề tài - Có thể nêu thêm thực trạng trên Thế giới và Việt Nam để so sánh. 3. Ông Hoàng Thế Nội - Giám đốc Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe sinh sản tỉnh: - Khẳng định Đề tài được thực hiện và viết rất công phu, đảm bảo khoa học - Các chương mục đều được đề cập theo đúng hướng nghiên cứu - Kết quả phân tích đúng như thực tế - Kết luận đã được đi vào từng ý, rõ ràng, rành mạch. - Tuy nhiên việc lựa chọn 30% số xã có tỷ lệ sinh cao sẽ không đánh giá khách quan được thực trạng MCBGTKS tại tỉnh Hưng Yên trong những năm gần đây. Nếu lựa chon ngẫu nhiên sẽ khách quan hơn và có thể so sánh được giữa xã có tỷ số giới tính khi sinh cao với xã có tý số giới tính khi sinh thấp. - Bố cục của đề tài cần thay đổi sao cho phù hợp gồm các chương, các mục. - Riêng phần kết quả của các cuộc hội thảo không nên đưa vào phần kết quả nghiên cứu mà nên đưa xuống cuối hay phụ lục để tránh bị lặp lại nội dung. - Trong phần kết luận cho nội dung là tuổi của người mẹ càng cao thì khả năng sinh con trai cao. Thực tế ở đây phải đánh giá liên quan tới sinh lần thứ mấy có thể thứ 2, thứ 3 thì nhu cầu mong muốn con trai tăng lên do các lần sinh trước là con gái do đó mà ở lứa tuổi này thì số bé trai tăng hơn so với những bà mẹ trẻ. 4. Ông Hùng- Sở Khoa học & Công nghệ: - Nhóm nghiên cứu đã đảm bảo tiến độ của đề tài - Tỷ số giới tính khi sinh thu được từ cuộc điều tra là hoàn toàn chính xác - Khi đánh giá, bàn luận phân tích cần nêu rõ nguồn thu thập số liệu được trích từ nguồn nào có thể là nguồn điều tra được làm sạch và xử lý hay nguồn thu thập thứ cấp - Phần tiêu cực nhiều hơn tức là % cho giải pháp nào cũng cao thì việc lựa chọn một trong số những giải pháp đó để sử dụng sẽ khó khăn - Giải pháp cụ thể cho từng địa phương ví dụ địa phương nào cao thfi có biện pháp quyết liệt nhằm can thiệp mạnh để giảm tỷ số GTKS xuống. còn những địa phương có TSGTKS thấp thì có những biện pháp gợi mở, định hướng và do đó phải có sự so sánh giữa các địa phương - Báo cáo phải sửa lại theo đúng mẫu của báo cáo khoa học. - Có thể bỏ phần nội dung tiến độ thực hiện (trang 9 - dự thảo báo cáo) - Đề tài với nội dung là đánh giá thực trạng và đưa ra giải pháp để giải quyết vấn đề nên cần khẳng định rằng tỷ số giới tính khi sinh của Hưng Yên mấy năm gần đây đang ở mức cao, mức cảnh báo chứ không chỉ là rõ ràng nữa - Phần khuyến nghị mà nhóm nghiên cứu đề cập trong đề tài chỉ là những khẩu hiệu hành động của người đi tuyên truyền còn phần khuyến nghị cần nêu rõ để giảm tỷ số giới tính khi sinh xuống mức bình thường thì: Trung ương cần làm gì? tỉnh cần làm gì? các Sở ban ngành khác cần làm gì? - Thêm phần dự thảo kế hoạch hành động của đề tài. 5. Ông Long - Sở Khoa học và Công nghệ - Bố cục của đề tài cần sắp xếp lại theo đúng mẫu báo cáo Đề tài khoa học - Phần giải pháp là phần quan trọng nhất của đề tài do vậy cần đưa vào phần kết quả nghiên cứu. - Với phần đối tượng và phương pháp nghiên cứu: điều tra những gia đình có con sinh trong 5 năm phải thể hiện rõ ở lần sinh nào hay tất cả các lần sinh? - Sau mỗi bảng cần phân tích và có kết luận cụ thể - Đánh giá cao dung lượng số liệu và tư liệu - Một số từ viết tắt TSGTKS ở trang đâu của đề tài có sự nhầm lẫn về đánh máy - Bảng 8: 3 nhóm đều có TSGTKS cao như vậy trình độ học vấn khi so sánh không có ý nghĩa. cần phần tích nguyên nhân đưa phần nội dung này vào đánh giá (so sánh với TG, Việt Nam) - bảng 9, 10, 11 có sự mâu thuẫn trong nghiên cứu đánh giá về trình độ học vấn, nghề nghiệp và cần đưa thêm phân tích tại sao có nhóm người có điều kiện kinh tế, có trình độ học vấn lại có tỷ số giới tính khi sinh cao hơn nhóm còn lại? - Trích dẫn con số 8,8% trang 34 lấy từ đâu? - Bảng 12 số lần phá thai là 9 lần > cần xem xét lại phiếu điều tra và hỏi nguyên nhân những lần phá thai đó? - Bảng 31 (T49) những gia đình có 2 con trai/ số con - Cần có số liệu so sánh xem huyện, thành phố nào của tỉnh có tỷ số GTKS cao nhất - Đưa ra khuyến nghị từ Trung ương, tỉnh, Sở Y tế và các Sở ban ngành khác - Đưa ra các giải pháp cụ thể can thiệp giảm thiểu tình trạng MCBGTKS hiện nay 6. Bà Phạm Thị Lý - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ - Bố cục của Đề tài cần thay đổi cho đúng với mẫu báo cáo Đề tài NCKH - Trang 8, trang 9 hạn chế của thực trạng chứ không phải hạn chế của điều tra nghiên cứu. - Nói rõ hơn nguyên nhân tại sao phải chọn 30% số xã mà không phải tất cả số xã được chọn, số xã được chọn có những đặc điểm gì hay ngẫu nhiên? - Trang 16 đoạn in đậm nghiêng cần xem lại 2 từ "nam giới" và "phụ nữ" - trang 35 , trang 36 ngoài những câu trả lời cho đối tượng lựa chọn còn có mục những biện pháp khác vậy thì khác ở đây là gì? trong phiếu phỏng vấn có ghi là nếu có ý kiến khác thì ghi rõ do vậy nhóm nghiên cứu có thể xem lại phiếu phỏng vấn và ghi một vài lý do mà họ điền vào để bổ sung vào đề tài. - Cần đưa giải pháp lên trên kết luận và khuyến nghị - Giải pháp trang 62 thêm vào giải pháp 1, quy định rõ trong hương ước những vấn đề này chứ không chỉ là vận động, không sử dụng từ "nghiên cứu" -Đề nghị BCN đề tài tiếp thu ý kiến tham gia của đại biểu - Tiếp tục hoàn thiện sớm đề tài NCKH gửi sang Sở Khoa học và Công nghệ để có thể bảo vệ vào tháng 2/2012 Hội thảo kết thúc lúc 11h30' cùng ngày./ CHỦ TỌA THƯ KÝ Hoàng Thị Khuyên Phạm Thị Cúc . TẾ HƯNG YÊN CHI CỤC DÂN SỐ- KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH Số: /BB-DSKHHGĐ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hưng Yên, ngày 11 tháng 01 năm 2012 BIÊN BẢN Hội thảo lấy ý kến. 13h30', ngày 11/01/2012 2. Địa điểm: Hội trường tầng III Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh. 3. Thành phần: Chủ trì: Th.S Hoàng Thị Khuyên- Phó Giám đốc Sở Y tế, Chi cục Trưởng Chi cục Dân số -. trong ban chủ nhiệm đề tài; Lãnh đạo và cán bộ đang công tác tại Chi cục Dân số- KHHGĐ tỉnh. II. Nội dung: 1. Nội dung hội thảo: Hội thảo lấy ý kến hoàn thiện Đề tài:"Điều tra, đánh giá thực

Ngày đăng: 20/06/2014, 03:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w