KỹThuật Trồng GừngĐạtNăngSuấtCaoGừng là loại cây rau gia vị được trồng khá phổ biến vì chúng dễ trồng, đa dụng và có hiệu quả kinh tế cao, nhất là trong dịp Tết Nguyên Đán, gừng được sử dụng làm mứt. Để đạtnăngsuất và chất lượng cao, nông dân cần chú ý từ khâu chọn giống, chăm sóc đến thu hoạch. - Chọn giống: Chọn giống gừng củ to, già , bóng không khô héo, không nhăn nhúm và không bị sâu bệnh. Muốn gừng lên đều cần ủ giống cho nảy mầm trước khi trồng. Đây là yếu tố quyết định trước tiên đến năng suất gừng. Gừng giống phải được chuẩn bị một tháng trước khi trồng. Đem gừng về để nơi thoáng mát khoảng 1 tuần rồi tiến hành bẻ hom. Khi bẻ hom giống phải to, nguyên vẹn (từ 40-60g). Vì hom giống to mới đủ sức nuôi cây con mạnh khoẻ. Trên mỗi nhánh phải có ít nhất một mắt mầm. Dùng tay bẻ hom chứ không dùng dao, vì khi dùng dao, mầm bệnh sẽ từ củ này lây sang củ kia. Để hạn chế nấm bệnh xâm nhiễm vào củ, sau khi bẻ xong cho gừng vào dung dịch thuốc trừ nấm ngâm khoảng 20 phút sau đó vớt ra rãi chổ khô ráo khoảng 1 tuần rồi tiến hành ủ giống. Gom gừng lại thành đống cao không quá 8 tấc, phủ lên một lớp rơm rồi tưới cho đủ ẩm. Chú ý: Khi ủ nên trãi trên nền ủ một lớp tro trấu từ 10-20cm, sau đó mới xếp gừng lên ủ. Tránh để ẩm độ cao quá làm gừng dễ bị thối. Khoảng nữa tháng sau khi ủ, thấy u mầm thì mang đi trồng, không để mầm quá dài sẽ dễ bị gãy trong quá trình vận chuyển ( hom già mọc chậm hơn hom bánh tẻ). Trước khi đem trồng nên loại bỏ ngay những hom mềm, bị thối để tránh lây lan. - Đất trồng: Đấttrồnggừng phải xốp, đủ ẩm và thoát nước tốt, đất được cày sâu 25-30cm, phơi ải, xới cho nhuyễn rồi lên luống. Bón lót trước khi xới đất tạo luống. Khoảng cách mật độ trồng có thể áp dụng một trong khoảng cách sau: 30 x 40cm hoặc 50 x 20 cm ( đất xấu trồng dày, đất tốt trồng thưa). Gừng là loại cây ưa sáng nhưng cũng có khả năng chịu rợp. Tuy nhiên, nếu che ánh sáng nhiều quá ( 70-80%) thì năngsuất giảm rõ rệt. - Cách đặt hom giống: do gừng nảy chồi ngang, do đó nên đặt củ xuôi theo hàng trồng để chồi phát triển về bên hàng. - Chăm sóc: Trong quá trình phát triển không để gừng thiếu nước sẽ chậm phát triển, kéo dài thời gian sinh trưởng. Gừng là cây rất háo nước nhưng lại không chịu úng, khi bị úng, gừng sẽ dễ bị bệnh thối củ. Vì thế trong mùa mưa, liếp phải thoát nước tốt. - Bón phân: Gừng có nhu cầu N, P, K tương đối cao, trong đó nhu cầu về N là nhiều nhất. Lượng phân sử dụng cho 1000 m2: Urea 15 -20 kg, Super lân 20-25kg ; KCL 20 kg và 500kg phân hữu cơ. Phân hữu cơ rất cần thiết cho gừng và là yếu tố quyết định rất lớn đến năng suất. Sử dụng chế phẩm sinh học Trichoderma trộn với phân hữu cơ để bón lót có tác dụng rất tốt để hạn chế bệnh thối củ. Bón lót toàn bộ phân lân, ½ phân N và Kali. Khi thấy bụi gừng có 2-3 cây con tiến hành bón phân thúc. Không cho phân bám trên lá gừng làm cháy lá. Mỗi tháng làm cỏ và xới xung quanh chống lèn đất. - Thu hoạch: Có thể thu hoạch gừng từ 4 tháng trồng trở đi nhưng nếu làm giống thì phải thu hoạch sau 9 tháng. Không nên để già quá, gừng cay nhiều nhưng có xơ và cũng không thu non quá củ bị nhăn nhúm, giảm chất lượng./. . Kỹ Thuật Trồng Gừng Đạt Năng Suất Cao Gừng là loại cây rau gia vị được trồng khá phổ biến vì chúng dễ trồng, đa dụng và có hiệu quả kinh tế cao, nhất là trong dịp Tết Nguyên Đán, gừng. bệnh. Muốn gừng lên đều cần ủ giống cho nảy mầm trước khi trồng. Đây là yếu tố quyết định trước tiên đến năng suất gừng. Gừng giống phải được chuẩn bị một tháng trước khi trồng. Đem gừng về. Đán, gừng được sử dụng làm mứt. Để đạt năng suất và chất lượng cao, nông dân cần chú ý từ khâu chọn giống, chăm sóc đến thu hoạch. - Chọn giống: Chọn giống gừng củ to, già , bóng không khô héo,