ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 33 3.1 Đối tượng
Địa điểm và thời gian thực hiện
- Địa điểm: trại Bích Cường, xã Nghĩa Đạọ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
- Thời gian thực hiện: từ ngày20/12/2021 đến ngày 5/6/2022.
Nội dung, các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện
- Điều tra tình hình chăn nuôi tại trangtrại.
- Đã được tham gia vào quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng của trại.
- Tham gia vào công tác phòng bệnh cho đàn lợn nái mang thai của trang trại.
- Thực hiện chẩn đoán và điều trị cho đàn lợn nái mang thai nuôi tại trang trại.
- Nhiệt tình năng động tham gia các công việc khác của trại.
3.3.2 Các chỉ tiêu theo dõi
- Theo dõi và đánh giá việc chăn nuôi của trại.
- Ghi chép và tổng kết được các quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn nái mang thai tại trại.
- Kết quả sinh sản của đàn lợn nái mang thai tại trang trại.
- Kết quả thực hiện vệ sinh và phòng bệnh cho đàn lợn nái mang thai tại trang trại.
- Kết quả chẩn đoán và chữa trị bệnh cho đàn lợn nái mang thai tại trang trại
- Một số theo dõi khác thực hiện ở trại.
3.3.3 Phương pháp thực hiện Để đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại em tiến hành thu thập thông tin từ phòng kế toán của trại, quản lý trang trại và kỹ sư trại kết hợp theo dõi tình hình thực tế tại trang trại để đánh giá tình hình chăn nuôi của trại.
Nghiên cứu kỹ quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc đàn lợnnái mang thai tại trang trại và thực hiện đúng quy trình.
Nghiên cứu kỹ quy trình vệ sinh chuồng trại, phòng bệnh bằng vắc xin của trại và thực hiện đúng quy trình.
Trong toàn bộ quy trình chăn nuôi, trình tự chăm sóc và nuôi dưỡng tác động cực kỳ lớn đến sức khỏe và năng lực sinh đẻ của lợn nái Chính vì vậy cần cho lợn ăn đúng bữa, đủ dinh dưỡng, cho thức ăn và đủ lượng đồ ăn theo từng khoảng thời gian của lợn, đặc biệt là đối với lợn nái.
Cần để ý quan sát liên tục để nhận ra bệnh và chữa trị đúng lúc đối với lợn nái và lợn con về chuồng trại phải được dọn dẹp liên tục và sạch sẽ vệ sinh.
3.3.3.1 Thức ăn và khẩu phần ăn của đàn lợn nái mang thai
Lợn nái được cho ăn loại thức ăn và khối lượng thức ăn khác nhau tùy thuộc vào giai đoạn lợn (chờ phối, giai đoạn chửa, nuôi con) Loại thức ăn và khối lượng cho ăn của lợn nái được trình bày ở Bảng 3.1.
Bảng 3.1 Khẩu phần thức ăn cho đàn lợnnái mang thai của công ty De Heus
Tiêu chuẩn thức ăn (kg/con/ngày)
Giai đoạn Ngày Thức ăn Gầy và già Bình thường Béo
Dưới đây là bảng 3.2 ghi rõ thời gian và công việc chăm sóc đàn lợn nái mang thai hàng ngày.
Bảng 3.2 Thời gian và công việc chăm sóc đàn lợn nái mang thai hàng ngày
Thời gian Công việc Ghi chú
Dùng vôi phun rửa máng 6h30 - 8h30 lợn, cào và hót ăn và nền truồng. phân, phun vôi.
Kiểm tra động dục Những ngày trời nắng
Buổi sáng 8h30 - 10h05 lợn chuồng phối to, ngày rửa chuồng và phối 1 lần.
Kiểm tra dàn lợn phối
10h05 - 11h Phun sát trùng, trước khoảng 21-30 kiểm tra đàn lợn ngày xem có lợn nái nào bị lốc không.
13h30 - 14h Cho lợn ăn và dọn phân 14h - 15h30 Phun vôi
16h - 17h Kiểm tra động dục và phối 17h30 - 18h30 Phun sát trùng
Rút que phối nếu chiều Buổi tối 21h30 - 22h Phun sát trùng nào phối muộn chưa kịp rút
- Vào chuồng kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió.
Tốc độ gió 2 - 2,8m/s Mùa đông: Nhiệt độ 10 - 15℃
Tốc độ gió 0,5 - 1,5m/s Độ ẩm: 85%
Tiểu khí hậu trong chuồng nuôi phù hợp nhất với lợn nái là độ ẩm 60- 80%,nhiệt độ 20 - 28℃, tốc độ gió trung bình 1,5 - 2,5m/s Tuy nhiên tùy thuộc vào từng mùa mà tiểu khí hậu trong chuồng thường xuyên thay đổi, vì vậy khi điều chỉnh tiểu khí hậu chuồng nuôi sẽ dựa trên thực tế cơ thể của lợn như:
+ Lợn ăn ngủ tốt, dáng nằm thoải mái, nằm một bên và duỗi 4 chân Tuyệt đối không để lợn có tình trạng thở gấp (nhất là những ngày nóng ẩm).
+ Tốc độ gió trong chuồng nuôi đo ở bất kì điểm nào cũng phải đạt ít nhất 0,5m/s.
- Cho lợn ăn, kiểm tra lợn: Trước khi đổ cám cho lợn ăn cần dọn sạch thức ăn thừa trong máng, tránh trường hợp còn cám tồn hỏng lợn ăn vào dẫn đến đau bụng.
Sau khi tra thức ăn cho lợn ăn xong cần đi một vòng kiểm tra phát hiện lợn có vấn đề như: lợn bỏ ăn, ăn chậm, ăn ít, ăn không hết, lợn đau chân, lợn tiêu chảy, lợn viêm tử cung đánh dấu lại để chuẩn đoán và đưa ra phương án điều trị.
- Kiểm tra động dục: Mỗi ngày kiểm tra 2 lần sáng và chiều, thời điểm thích hợp nhất là sau khi lợn ăn sáng 30 phút và 4 rưỡi đến 5 giờ chiều Đuổi lợn đực để thí tình bằng cách cho con đực đi phía trước mặt con cái, lấy bình sơn cà lên lưng hoặc ngồi lên lưng con cái giống như việc thay thế con đực nhảy lên lưng Những con cái động dục sẽ có biểu hiện:
+ Âm đạo sưng, nóng, có dịch.
+ Lợn có hiện tượng mê ì khi gặp đực.
Sau khi kiểm tra được chính xác con nào động dục thì ghi hồ sơ ngày động dục của nó lên thẻ nái để tiện theo dõi lần sau.
Dồn lợn theo tuần: Mỗi tuần sẽ dồn lợn từ nhà an thai sang chuồng đẻ 1 lần trước ngày đẻ 7- 8 ngày so với ngày đẻ dự kiến, sau đó sẽ dồn lợn từ chuồng phối lên nhà an thai, lợn đã phối đạt và được trên 30 ngày sẽ được dồn lên cùng 1 lượt Để trống những ô chuồng đó và phun sát trùng trước 24 giờ. Sau đó dồn những con lợn động dục và đã phối xong theo tuần về cùng 1 dãy.
- Phối giống:Khi lợn nái đã đến tuổi phù hợp và đủ số cân nặng, bên cạnh đó phải căn cứ và theo dõi chu kỳ động dục, thời gian trứng rụng để chọn thời gian phối thích hợp nhất Đối với lợn hậu bị việc xác định thời gian lên giống hay thời điểm phối rất quan trọng Khi phối không đúng thời điểm như sớm quá hay muộn quá đều ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái.
Khi thấy lợn nái có những hiện tượng mê ì như: Lợn đứng yên, hai tai vểnh lên,yên lặng không kêu phá, khi ngồi lên lưng lợn đứng yên như chịu cho đực nhảy lên, đuôi cong lên cho phối, âm hộ sung huyết, căng mọng, màu đỏ sẫm, có dịch tiết chảy ra, sờ vào thấy nước dịch nhờn hơi kết dính màu đục, hiện tượng này thường diễn ra vào cuối ngày thứ 2 khi lợn bắt đầu động dục. Nhờ đó chúng ta căn phối sao cho thích hợp nhất.
- Cách phối giống: Số lần phối trong thời gian động dục của lợn nái ảnh hưởng tới số con đẻ ra/ổ Nếu phối đơn trong một chu kỳ động dục vào lúc động dục cao nhất có thể đạt được số con đẻ ra/ổ cao, nhưng phối kép(phối hơn 2 lần) sẽ làm tăng số con đẻ ra/ổ Phối nhiều lần cho nái động dục bằng những con đực khác nhau có thể tăng số con/ổ và khối lượng sơ sinh/con Để tăng tỷ lệ thụ thai và số con sơ sinh/ổ nên chọn thời điểm phối giống thích hợp Nếu thời gian động dục kéo dài 48 giờ thì thời điểm rụng trứng là 37- 42 giờ sau khi bắt đầu chịu đực và thời điểm phối giống thích hợp nhất từ 12 giờ đến 28 giờ sau bắt đầu chịu đực Mặt khác muốn tăng số con sơ sinh/lứa nên sử dụng phương pháp phối lặp hoặc phối kép, không nên chỉ phối đơn Nếu phối lặp khoảng thời gian giữa hai lần phối là 8- 12 giờ.
- Kỹ thuật phối giống: Dùng ngón tay mở rộng âm hộ, đưa đầu que phối vào từ từ khoảng 12 - 15 cm, sau đó đưa đầu que phối nghiêng lên 60°C để tránh đưa nhầm vào túi nước tiểu Tiếp tục đẩy que phối vào sâu đến khi không vào được nữa, nếu thử kéo que phối ra thấy đầu que phối bị hút chặt là được, sau đó ấn que phối sâu có thể vào sâu thêm 15 - 20 cm Đưa tinh dịch vào bên trong, trong lúc đưa nên ngồi lên lưng con nái, một tay bóp nhẹ túi tinh, một tay kích thích âm hộ hoặc vú con nái.
Thời gian phối một con nái khoảng 5 - 10 phút, nếu tính dịch hết trước
5 phút vẫn nên ngồi lên lưng con nái và kích thích cho đủ thời gian Sau khi phối xong nên để que phối trong âm hộ con cái khoảng 30 phút mới rút ra. Sau đó ghi lại toàn bộ thông tin phối và nhập báo cáo.