1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn) nghiên cứu tình hình nhiễm và biện pháp phòng, trị một số bệnh trên chó tại phòng khám thú cưng dung phước, 222 phú thái, thành phố thái nguyên

64 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 10,33 MB

Cấu trúc

  • Phần 1: MỞ ĐẦU (8)
    • 1.1. Đặt vấn đề (8)
    • 1.2. Mục tiêu và yêu cầu cấp thiết của đề tài (8)
      • 1.2.1. Mục tiêu (8)
      • 1.2.2. Yêu cầu (9)
    • 1.3. Ý nghĩa của đề tài (9)
  • Phần 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU (10)
    • 2.1. Điều kiện của cơ sở thực tập (10)
      • 2.1.1. Điều kiện tự nhiên (10)
      • 2.1.2. Mô tả sơ lược về phòng khám thú cưng Dung Phước, 222 Phú Thái, Thành phố Thái Nguyên (11)
    • 2.2. Cơ sở khoa học của chuyên đề (12)
      • 2.2.1. Hiểu biết chung về các loài chó (12)
      • 2.2.2. Đặc điểm sinh lý của chó (16)
    • 2.3. Một số bệnh thường gặp trên chó (18)
      • 2.3.1. Bệnh đường tiêu hóa (18)
      • 2.3.3. Bệnh hệ hô hấp (22)
    • 2.4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước (28)
      • 2.4.1. Tình hình nghiên cứu trong nước (28)
      • 2.4.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước (30)
  • Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH (32)
    • 3.1. Đối tượng (32)
    • 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành (32)
    • 3.3. Nội dung cần thực hiện (32)
    • 3.4. Các chỉ tiêu và các phương pháp cần thực hiện (32)
      • 3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi (32)
      • 3.4.2. Phương pháp để theo dõi (32)
      • 3.4.3. Phương pháp chẩn đoán bệnh (33)
      • 3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu (34)
      • 3.4.5. Phương pháp tính toán các chỉ tiêu (34)
  • Phần 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN (35)
    • 4.1. Thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh phòng bệnh cho chó và một số công việc khác tại phòng khám thú cưng (35)
    • 4.2. Tình hình khám chữa bệnh cho chó tại phòng khám thú cưng (36)
    • 4.3. Tình hình tiêm phòng vắc xin cho chó tại phòng khám thú cưng (38)
    • 4.4. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh ngoài da ở chó được đưa đến khám chữa bệnh tại phòng khám (40)
      • 4.4.1. Tình hình mắc bệnh ngoài da ở chó được đưa đến khám chữa bệnh tại phòng khám (40)
      • 4.4.2. Kết quả điều trị một số bệnh ngoài da cho chó tại phòng khám thú cưng (42)
    • 4.5. Kết quả chẩn đoán và chữa các bệnh đường tiêu hoá trên chó được đưa đến khám, chữa bệnh tại phòng khám (45)
      • 4.5.1. Tình hình mắc bệnh đường tiêu hóa (45)
      • 4.5.2. Kết quả điều trị bệnh đường tiêu hoá ở chó (46)
    • 4.6. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh đường hô hấp ở chó được đưa đến khám chữa bệnh tại phòng khám thú cưng (50)
      • 4.6.1. Tình hình mắc bệnh đường hô hấp ở chó được đưa đến phòng khám (50)
      • 4.6.2. Kết quả điều trị bệnh đường hô hấp cho chó (51)
  • Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ (56)
    • 5.1. Kết luận (56)
    • 5.2. Đề nghị (56)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................ 43 (57)

Nội dung

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Điều kiện của cơ sở thực tập

- Phòng khám thú cưng Dung Phước ở số nhà 222 Phú Thái, Thành phố Thái Nguyên nằm trên địa bàn của phường Tân Thịnh, thành phố Thái Nguyên, Phòng khám cách trung tâm thành phố khoảng 5km về phía Đông Ranh giới của phòng khám được xác định như sau:

- Phía Đông giáp phường Đồng Quang và phường Quang Trung.

- Phía Tây của phòng khám giáp với xã Quyết Thắng.

- Phía Nam giáp phường Tân Lập và phường Thịnh Đán.

- Phía Bắc giáp phường Quang Trung và xã Quyết Thắng.

Phòng khám thú cưng Dung Phước nằm trên địa bàn phường Tân Thịnh, thành phố Thái Nguyên vì vậy khí hậu của phòng khám mang tính chất đặc trưng của tỉnh Thái Nguyên đó là khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới với hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.

- Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 - 10 nhiệt độ trung bình dao động từ

25 đến 30 độ C, ẩm độ trung bình từ 80 - 85% lượng mưa trung bình là 155 mm/ tháng Với khí hậu như vậy chúng ta cần chú ý tới công tác phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi

Mùa khô thường kéo dài hơn mùa mưa, từ cuối tháng 10 đến tháng 4 năm sau Trong các tháng này khí hậu khô và lạnh nhiệt độ dao động từ 13-26 độ C, độ ẩm từ 75 - 85% Về mùa đông còn có gió mùa đông bắc gây rét và có sương muối làm ảnh hưởng rất xấu đến cây trồng và vật nuôi trên địa bàn tỉnh

Thành phố Thái Nguyên là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thái Nguyên,có nguồn tài nguyên thiên nhiên tương đối phong phú và đa dạng.

* Về tài nguyên đất: Ở Thái Nguyên, tổng diện tích đất phù sa không được bồi hàng năm với độ trung tính ít chua là 312,35 ha, chiếm 17,65% so với tổng diện tích tự nhiên của thành phố; đất phù sa không được bồi hàng năm có 100,19 ha, chiếm 0,75% tổng diện tích đất tự nhiên được phân bổ chủ yếu ở phường Phú Xá; đất phù sa ít được bồi hàng năm trung tính ít chua có 379,84 ha, chiếm 2,35% tổng diện tích đất tự nhiên; đất bạc màu phát triển trên phù sa cũ có sản lượng feralit trên nền cơ giới nhẹ có 271,3 ha, chiếm 1,53%; đất bạc màu phát triển trên nền phù sa có sản lượng feralit trên nền cơ giới nặng có 545,6 ha, chiếm 3,08%

* Về tài nguyên rừng: Diện tích rừng ở Thái Nguyên chủ yếu là rừng nhân tạo và rừng trồng theo chương trình của nhà nước (237), rừng trồng theo chương trình PAM, vùng đặc sản đệ nhất xứ trà Tân Cương cùng các loại cây trồng của nhân dân như cây nhãn, vải, quýt, chanh,… Cây lương thực chủ yếu được nhân dân trồng ở đây là cây lúa nước, ngô, đậu, chúng thích hợp phát triển ở những vùng đất bằng trên các loại đất phù sa, đất mới phát triển, đất trung tính ít chua.

Phường Tân Thịnh có tổng diện tích là 3,63 km 2 , dân số năm 2004 là

4.822 người, mật độ dân số đạt 1.328 người/km 2

2.1.2 Mô tả sơ lược về phòng khám thú cưng Dung Phước, 222 Phú Thái, Thành phố Thái Nguyên

Phòng khám thú cưng Dung Phước, 222 Phú Thái, Thành phố TháiNguyên được xây dựng từ đầu năm 2021 Từ đó đến nay phòng khám chủ yếu phục vụ kinh doanh, ngoài ra còn là cơ sở thực hành, thực tập cho sinh viên trong khoa Từ khi đi vào hoạt động, không chỉ có khách hàng trong phường tới khám chữa, mà còn từ các phường khác,thành phố,các tỉnh lân cận.

* Chức năng và nhiệm vụ của phòng khám:

- Tư vấn khách hàng, khám chữa bệnh và các dịch vụ về thú y và spa làm đẹp dành cho thú cưng.

- Phục vụ thực hành, thực tập cho sinh viên

* Cơ cấu tổ chức của phòng khám: Phòng khám do trực tiếp chủ phòng khám quản lý và điều hành Làm việc trực tiếp tại phòng khám có 3 người: 1 bác sĩ thực hiện khám chữa bệnh và 2 nhân viên phục vụ Ngoài ra còn có các sinh viên thực tập tốt nghiệp, rèn nghề thường xuyên đến phòng khám để học tập, rèn luyện kỹ năng.

* Cơ sở vật chất của phòng khám: Được xây dựng với diện tích 150m2. Gồm 7 phòng chức năng: Phòng trực, kho vật tư, phòng tư vấn và điều trị, phòng siêu âm, phòng cắt tỉa spa, phòng mổ, phòng lưu trú gia súc bệnh Phòng khám đã có đầy đủ các thiết bị để phục vụ các hoạt động về chăm sóc chẩn đoán bệnh cho thú cưng như máy siêu âm, máy khí dung, kính hiển vi, tủ lạnh, tủ ấm, máy sấy, đèn mổ và nhiều dụng cụ hỗ trợ khác.

Từ khi xây dựng, ngoài công tác chẩn đoán, phòng và điều trị, phòng khám còn thực hiện các dịch vụ spa làm đẹp cho thú cưng như tạo mí, cắt tai,tắm, tỉa lông, cắt móng, vệ sinh tai, dịch vụ ký gửi thú cưng, dịch vụ khám sức khỏe định kỳ, triệt sản, cắt mộng mắt, cắt polyd…

Cơ sở khoa học của chuyên đề

2.2.1 Hiểu biết chung về các loài chó

* Một số loài chó được nuôi ở địa phương

Nước ta có nhiều giống chó với nhiều đặc điểm ngoại hình đa dạng là do tập quán nuôi chó thả rông nên chúng thường phối giống một cách hoàn toàn tự nhiên giữa các giống chó khác nhau Từ đó tên gọi của chúng cũng được dựa vào màu sắc bộ lông và địa phương nơi có sự xuất hiện lần đầu tiên của giống chó mới.

Giống chó Vàng : Có ngoại hình tương đối, khi trưởng thành nặng khoảng 10 – 17 kg, cao từ 50 – 55cm, giống cái thường bé hơn chó đực Theo Nguyễn Văn Thanh và cs (2016) [17], cho hay giống này rất nhanh nhẹn, hoạt bát và khoẻ mạnh Chúng thích ứng rất tốt với điều kiện của ngoại cảnh, ít ốm, ăn uống rất dễ và bơi lội rất tốt Chó đực bắt đầu phối giống từ 15 - 18 tháng tuổi, còn đối với chó cái bắt đầu sinh sản khoảng 12 - 14 tháng.

Chó Phú Quốc: Giống này bắt nguồn từ đảo Phú Quốc của Việt Nam.

Giống chó có ngoại hình khá cao lớn, cao 60 - 65 cm, nặng 20 - 25 kg, đây là dòng chó tinh khôn Cơ thể chúng chỉ có một màu lông, không pha trộn thêm màu nào khác Chúng có đường lưng thẳng và đặc biệt nhất là trên lưng có một xoáy dài Giống chó này rất thông minh và nhanh nhẹn, chúng có thể được huấn luyện để làm chó đi săn, trông nhà hoặc làm chó bảo vệ.

* Một số giống chó nhập ngoại

Theo Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân (1992) [6], chó Bắc Kinh nhỏ Đối với con cái nặng khoảng 2,6 kg, chó đực khoảng 3,5 kg, đầu rộng, có khoảng cách khá lớn giữa hai mí mắt, mũi ngắn và tẹt, mõm có nhiều nếp nhăn, mặt gẫy, mắt tròn to lồi lên đen tuyền và long lanh Chân của chúng khá là ngắn.

Chó Bắc Kinh lai Nhật

Là kết quả ghép đôi của chó Bắc Kinh và chó Nhật lông xù Hai giống này có quan hệ họ hàng gần và nhiều đặc điểm tương đồng nhau nên các chủ nuôi thường cho chúng ghép đôi khi tới mùa sinh sản.

Lượng chó Bắc Kinh và chó Nhật lông xù thuần chủng có ít nên phải cho lai chéo để tăng số lượng, các đặc điểm ngoại hình của chó Bắc Kinh thuần chủng và Bắc Kinh lai Nhật gần như giống nhau, chỉ khác một chút ở bộ lông Lông của chó Bắc Kinh thuần chủng phần lớn là lông đơn sắc (vàng kem, trắng, nâu đỏ), hoặc chủ yếu đơn sắc nhưng pha chút màu khác Chó Bắc Kinh lai Nhật lông 2 màu, thường là màu trắng – đen, trắng – vàng, trắng – nâu, chó Bắc Kinh lai Nhật mặt ít gãy hơn, mõm dài và mũi không tẹt như những giống chó khác Bắc Kinh lai Nhật khá khó phân biệt khi còn nhỏ, dễ nhận biết khi chúng đã được chừng 3 tháng tuổi.

Chúng bắt nguồn từ Trung Quốc Nó có thân hình rất chắc chắn Nhìn chúng khá là cân đối Phần vai rộng hơn phần hông.

Bộ lông của chúng khá ngắn, nhưng rất mềm và dễ chải, lông của chúng có màu đen hoặc vàng Da mềm mại nên khi vuốt ve chúng tạo cảm giác rất dễ chịu Đầu tròn và mõm của chúng hình khối vuông Có những nếp nhăn khá sâu trên trán, đôi mắt tròn và lồi ra Đuôi thẳng hay xoắn tùy thuộc vào từng con.

Chó Phốc sóc còn có tên gọi khác là Pom có nguồn gốc từ Ba Lan và Đức Pom có kích thước khiêm tốn so với những loài khác, cao từ 18 - 30 cm, nặng trung bình 4kg, đầu với cơ thể hài hoà tương xứng, một số con có mặt dài trông giống như loài cáo, một số con khác lại có mặt giống như những chú búp bê Đôi mắt tròn long lanh, vừa phải và có màu sẫm, rất sáng, thoát lên rõ sự thông minh và nhanh nhẹn, hoạt bát.

Chó Toy Poodle nhanh nhẹn, rất thông minh Toy Poodle lưng dài, vì thế nên cơ thể có dạng hình vuông, đầu chúng tròn và nhỏ Mõm dài, thẳng, hốc mắt hình bầu dục nằm cách xa nhau Đôi tai của Toy Poodle dài, hay rủ xuống Chân thẳng, bàn chân khá nhỏ và các ngón chân cong, móng chân khi cắt tỉa và spa sẽ thường được cắt đi thường xuyên Chất lông là chất lông xoăn mà đa dạng: đen, trắng, nâu, vàng, kem,…

Chó Becgie có nguồn gốc từ nước Đức Giống chó này du nhập vào nước ta từ năm 1960.Chó Becgie có ngoại hình lớn so với các giống chó khác ở nước ta, chiều dài 110 - 112 cm; chó đực cao 56 - 65 cm, chó cái có chiều dài từ 62 - 66 cm, trọng lượng giống chó này tương đối lớn từ 28 - 37 kg.

Lông becgie ngắn và mềm, ở thân và mõm màu đen sẫm; đầu, ngực và chân có màu vàng đậm Đầu hình nêm; tai dỏng; mắt đen; răng to Chó đực có thể bắt đầu cho phối giống khi đạt 24 tháng Chó cái có thể sinh sản khi 18 -

20 tháng Mỗi năm chó cái có thể mang thai và đẻ 2 lứa, mỗi lứa trung bình từ

Chó Corgi là loại chó có xuất xứ từ xứ Wales của đất nước Anh Quốc, với kích cỡ cơ thể trung bình, Chân ngắn rõ rệt và lưng dài đặc trưng Chiều dài khoảng 30,5 cm, trọng lượng đạt 10 - 12 kg.

Giống Corgi có truyền thống được dùng làm chó săn, chăn dắt gia súc lớn ở các đồng cỏ bằng cách chạy theo đàn gia súc và cắn vào gót chân của những con vật nào không chịu đi theo đàn Hàng ngày chúng cần chạy nhảy nhiều, tuổi thọ của Corgi khoảng 15 năm Màu lông thường gặp là: vàng - trắng, xám - trắng,…

Chó Alaska có họ hàng với giống chó sói tuyết ở Bắc Cực.

Giống chó này có ngoại hình to khỏe, có sức bền lớn và đặc biệt là chịu được thời tiết lạnh giá của vùng Bắc Cực, chúng thường dùng để phục vụ công việc kéo xe tuyết, kéo xe hàng.

Alaska thuần chủng thường rất cao, trung bình 60 cm, nặng 30 - 50 kg.Lông của chó Alaska đặc biệt dày, thô nhưng rất bóng và mềm Giống chóAlaska có vóc dáng rất đẹp, lông màu trắng có khi có vết đốm, đôi khi lại có màu đen tuyền hoặc xám tro với một số đốm trắng ở cổ, cuối đuôi hay chân. Loài này ăn rất khỏe, ưa vận động nhưng cơ thể của chúng lại phát triển rất chậm, khoảng 20 tháng tuổi chúng mới có thể phát triển toàn bộ.

2.2.2 Đặc điểm sinh lý của chó

Một số bệnh thường gặp trên chó

2.3.1.1 Bệnh viêm dạ dày - ruột

Viêm ruột là hội chứng viêm màng nhầy ruột cấp tính hoặc mãn tính.

* Nguyên nhân gây bệnh là do một số loại vi rút (parvo, care, corona…), vi khuẩn (E.coli, salmonella…) và do một số loại ký sinh trùng gây ra

(giun đũa, giun tròn, sán dây…) Bên cạnh đó còn do các nguyên sinh động vật khác và do ăn phải một số chất độc hay nuốt phải các ngoại vật không thể tiêu hóa được.

- Những ngày đầu chó ít ăn hoặc có thể bỏ ăn, sốt cao 39,5 - 40 độ C kèm theo các cơn run rẩy Giai đoạn tiếp theo nôn mửa liên tục kèm theo tiêu chảy nặng, phân cũng thay đổi lúc đầu táo bón sau đó loãng có màu xám vàng, phân có lẫn niêm mạc dạ dày và niêm mạc ruột nên chúng ta có thể thấy rất nhầy và tanh.

- Con vật bị mất nước do nôn mửa và tiêu chảy.Mắt trũng, da nhăn nheo, độ đàn hồi của da không tốt là biểu hiện của sự mất nước nghiêm trọng. Nếu không được điều trị kịp thời, mất nước quá nhiều sau một vài ngày con vật sẽ chết, đối với thời kỳ cuối ruột thường chảy máu nên phân có màu nâu sẫm hoặc màu đỏ như máu cá, trước khi con vật chết thân nhiệt thường hạ thấp.

- Tỷ lệ chết của bệnh viêm dạ dày và ruột cấp là 90 - 100% nếu con vật không được điều trị và chăm sóc kịp thời Một số ít chó có thể qua khỏi nhưng chuyển thành thể khác, gọi là thể viêm dạ dày ruột mãn tính.

- Chẩn đoán lâm sàng nhìn quan sát con vật về tuổi tính biển thể trạng đặc biệt là màu phân

- Đảm bảo rằng thức ăn cho chó được nấu chín, nghiêm cấm cho ăn thịt và trứng tươi sống Không cho ăn thức ăn đã bị hỏng, ôi thối, cho uống nước sạch không nhiễm bẩn, tạp chất.

- Cứ trung bình 3 - 4 tháng tẩy giun sán định kỳ bằng albendazole hoặc vimectin 1 lần để tránh một số bệnh liên quan đến giun sán gây viêm ruột cấp.

- Tiêm phòng định kì vắc xin chống bệnh parvovirus và care.

- Điều trị bệnh : Điều trị theo nguyên tắc: Điều trị nguyên nhân trước sau đó phối hợp với điều trị triệu chứng,cuối cùng cần tăng cường trợ sức, trợ lực cho cơ thể con vật. Điều trị nguyên nhân: Tùy theo nguyên nhân gây nên bệnh mà chúng ta sử dụng thuốc Có thể sử dụng một trong số loại kháng sinh thông dụng để điều trị như: Amoxicillin, tylosin, gentamicin …

Bên cạnh đó cần bổ sung thêm nước và điện giải cho cơ thể: có thể truyền tĩnh mạch bằng dung dịch Ringer lactat, NaCl 0,9%, glucose 5% kết hợp với vitamin C.

Sử dụng một số thuốc chống nôn như: Atropin, primeran tiêm vùng dưới da, bắp có thể truyền trực tiếp vào tĩnh mạch.

Một số thuốc hạ sốt được dùng trong quá trình điều trị: Paracetamol, anagil C hay ketoprofen

Tiêm thuốc bổ để hỗ trợ tăng cường trợ sức, trợ lực cho con vật: B - complex ADE, vitamin B1, B6, B12

Liệu trình để điều trị bệnh viêm dạ dày và ruột là từ 3 - 5 ngày.

Nguyễn Như Pho (2003) [13] cho biết, đây là bệnh có tỷ lệ lây lan nhanh và chết khá cao Bệnh khiến con vật bị tiêu chảy rất nặng, gây viêm cơ tim và còn xuất huyết hoại tử đường ruột.

* Nguyên nhân gây ra bệnh

Do vi rút canine parvo gây ra, chúng xâm nhập và tấn công mạnh vào mạch bạch huyết vùng hầu rồi tiếp tục nhân lên và phát triển mạnh mẽ trên khắp cơ thể của con vật.

Làm tổn thương niêm mạc của ruột và các mô bạch huyết là mục tiêu của chúng.

Bệnh Parvo vi rút tương đối đa dạng nhưng chúng ta có thể chia ra làm 3 dạng chính:

+ Dạng đường ruột: đối với dạng này chó mắc bệnh từ 6 tuần tới 1 năm.

Là dạng phổ biến nhất.

+ Dạng tim: sảy ra với chó 4 - 8 tuổi, chó suy tim và thường chết đột ngột khó chẩn đoán được

+ Dạng kết hợp giữa tim và ruột: Dạng này thường gặp trên chó 6 - 16 tuần tuổi, chó chết rất nhanh và trước khi chết có một số biểu hiện như: ỉa chảy nặng, thiếu máu, mạch và lặn.

- Từ khi con vật bỏ ăn tới lúc tiêu chảy nặng cơ thể con vật luôn trong trạng thái sốt cao và sốt kéo dài liên tục.

- Nhiệt độ sẽ không giảm đi cho tới khi cơ thể của con vật kiệt sức và lịm dần.

- Con vật ỉa chảy nặng, ỉa ra máu, phân có màu hồng hoặc đỏ tươi, mùi tanh đặc trưng của bệnh.

- Do con vật bỏ ăn hoàn toàn dẫn đến gầy sút nhanh sau đó do suy kiệt, mất sức mà chết

- Sau khi nghe chủ vật nuôi nói một số biểu hiện thì dùng tăm bông lấy mẫu phân ra kiểm tra và thấy mẫu phân lẫn máu và mùi tanh đặc trưng.

- Nếu không chắc chắn thì ta mua test để thử: lấy mẫu phân pha với dung dịch rồi nhỏ vào thanh test thấy hiện lên 2 vạch đỏ. Điều trị bệnh Parvo:

- Bệnh này hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nhưng chúng ta có thể sử dụng phác đồ điều trị triệu chứng Tuy nhiên chỉ có kết quả tốt khi phát hiện bệnh sớm và phụ thuộc vào sức đề kháng của con vật.

- Nguyên tắc để điều trị: Điều trị nguyên nhân kết hợp với điều trị triệu chứng và tăng cường trợ sức, trợ lực cho con vật bệnh.

- Con vật khỏe mạnh hay không cũng là do biện pháp hộ lý: Đồ ăn có mỡ, đồ ăn tanh đều không được cho ăn.

- Điều trị nguyên nhân của bệnh: Đối với bệnh do virút gây ra thì không thể sử dụng kháng sinh để điều trị Chúng ta cần phải theo nguyên nhân để sử dụng thuốc điều trị Có thể dùng một trong số loại kháng sinh sau để điều trị bệnh này: gentamicin, amoxicillin,…

- Để việc điều trị có hiệu quả cần truyền trực tiếp vào tĩnh mạch dung dịch NaCl 0,9%, Ringer lactat, glucose 5% kết hợp với vitamin C.

- Sử dụng một số loại thuốc chống nôn: Atropine, primeran truyền tĩnh mạch hoặc tiêm dưới da, tiêm bắp.

- Cho uống diosmectite, men tiêu hóa,…để con vật ỉa chảy ít đi.

- Sử dụng thuốc hạ sốt: ketoprofen, paracetamol, anagil.

- Tiêm thuốc bổ để hỗ trợ tăng cường trợ sức, trợ lực: B complex ADE, vitamin B1, B6, B12.

- Liệu trình điều trị bệnh parvo không cố định thường sẽ kéo dài từ 7 –

10 ngày hoặc có thể ngắn hơn.

Cách tốt nhất để chó không bị bệnh parvo là tiêm phòng vắc xin đầy đủ.

Do niêm mạc mũi có sự biến đổi.

- Ở thể cấp tính: Niêm mạc mũi bị tổn thương do một số kích thích lí học, hóa học và cơ học hay có thể do ngoại vật xâm nhập.

- Với thể mạn tính: khối u, kí sinh trùng, nấm… là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh.

Triệu chứng chủ yếu gây viêm mũi.

Con vật tiết thanh dịch và chảy máu mũi nhiều vì bị dị ứng ngoài ra con vật còn hắt hơi và chảy nước mũi nhiều. Điều trị

Nguyễn Văn Thanh, Đỗ Thị Kim Lành (2009) [16], cho biết amoxicillin có thể điều trị được bệnh viêm mũi

Sử dụng thuốc chống tiết dịch, ho: bromhexine, dexamethasone,

Tiêm vitamin K cho bệnh súc để cầm máu.

Truyền dịch và tiêm một số thuốc như vitamin B1, B6, B12, B.complex ADE… để tăng cường sức đề kháng cho con vật.

2.3.3.2 Bệnh viêm phế quản, phổi

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm phế quản và phổi

Có thể là do thay đổi thời tiết (đặc biệt thời tiết lạnh), hay do kế phát từ một số bệnh viêm đường hô hấp.

Bên cạnh đó còn do vi rút, chúng xâm nhập vào đoạn cuối của đường hô hấp để có thể tạo điều kiện cho nhiễm trùng thứ phát phát triển.

Các loại vi khuẩn hay gặp: Pasteurella, pseudomonas, Mycobacterium tuberculosis…

Do nấm: Do kí sinh trùng xâm nhập phế quản hoặc do Aspergillus.

Do ngoại vật đi vào: bụi, cát …

Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

2.4.1 Tình hình nghiên cứu trong nước

Theo Nguyễn Phúc Khánh và cs (2020) [4], hiện nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế là sự phát triển của phong trào nuôi thú cưng, đặc biệt là chó Theo ước tính của Cục Thú y Việt Nam, năm 2017, tổng đàn chó của cả nước có khoảng 9 triệu con tăng đáng kể về cả số lượng và chủng loại Song song với việc gia tăng đó thì công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, sức khỏe của thú cưng cũng được quan tâm nhiều hơn Việc ứng dụng các khoa học kỹ thuật vào chẩn đoán và điều trị bệnh cho thú cưng ngày càng phổ biến.

Nguyễn Thị Yến Mai và cs (2018) [8], khi theo dõi tình hình mắc bệnh do Parvovirus ở chó tại 3 tỉnh Đồng Tháp, Cần Thơ và Tiền Giang cho biết: tỷ lệ chó mắc bệnh ói và tiêu chảy phân máu xảy ra ở lứa tuổi từ một đến >6 tháng tuổi lần lượt tại thành phố Cần Thơ, Tiền Giang và Đồng Tháp là 22,73%, 31,85% và 44,25% Cũng theo Nguyễn Thị Yến Mai và cs (2018)

[8], tỷ lệ nhiễm trung bình CPV-2 theo giai đoạn tuổi tại ba địa điểm trên thì chó có độ tuổi từ 1 đến 3 tháng có tỷ lệ nhiễm bệnh do CPV-2 cao nhất với tỷ lệ trung bình là 59,57% Chó ở độ tuổi lớn 3 đến 6 tháng tuổi tỷ lệ trung bình là 36,17% Chó có độ tuổi lớn hơn 6 tháng tỷ lệ nhiễm trung bình thấp nhất là 4,26%.

Theo nghiên cứu của Nguyễn Tiến Dũng và cs (2017) [3], cũng cho thấy, đã huy động được sự vào cuộc của chính quyền, sự phối hợp liên ngành thông qua hoạt động của Ban chỉ đạo và kế hoạch liên ngành phòng, chống bệnh dại tại địa phương; hiệu quả truyền thông theo hướng tiếp cận Một sức khỏe đã làm tăng kiến thức cho nhân viên y tế, chủ nuôi, người dân. Đặng Quỳnh Như và cs (2017) [12], nghiên cứu bệnh ngoại ký sinh trùng trên chó tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Tỷ lệ mắc bệnh da do nhiễm ngoại ký sinh và vi nấm không có sự khác biệt giữa 2 hình thức nuôi.Phương thức nuôi thả mắc bệnh ngoại ký sinh là 19,51% và nhiễm nấm là18,29%; phương thức nuôi nhốt mắc bệnh ngoại ký sinh là 12,82% và nhiễm nấm là 12,82%, không khác nhau về mặt thống kê Kết quả này khác với nghiên cứu của chúng tôi và các tác giả trên.

Theo Bùi Khánh Linh và cs (2014) [7], mò bao lông thường ký sinh ở nang lông và gây viêm da, bệnh xảy ra quanh năm, ở mọi giống chó và tỷ lệ bệnh mắc tăng dần theo lứa tuổi Tỷ lệ nhiễm bệnh ở chó ngoại (82,3%) cao hơn chó nội (17,6%) Trong tổng số 136 ca bệnh về Demodex canis thì có tới

50 ca bệnh nằm trong giai đoạn trên 36 tháng tuổi, chiếm 36,76% Tiếp theo chó trong độ tuổi trên 12 - 36 tháng tuổi có 36 ca, chiếm 26,47%; chó ở độ tuổi trên 6 - 12 tháng tuổi có tỷ lệ mắc 19,85%, tiếp theo chó ở độ tuổi 2 - 6 tháng tuổi với tỷ lệ mắc là 11,03%, và thấp nhất là chó trong độ tuổi dưới 2 tháng tuổi với tỷ lệ mắc là 5,88% Như vậy, chó ở độ tuổi khác nhau thì tỷ lệ mắc bệnh Demodex canis cũng khác nhau.

Xét nghiệm 155 mẫu phân cho thấy 36 mẫu nhiễm các loại giun tròn chiếm tỷ lệ 23,23% Trong đó A caninum chiếm tỷ lệ cao nhất (14,19%), tiếp đến là T canis (8,39%) và thấp nhất là Toxascaris leonina (T leonina) (0,65%) Kết quả về tỷ lệ nhiễm giun tròn trên chó của nghiên cứu này thấp hơn so với một số nghiên cứu trước đây Nguyễn Thị Quyên (2017) [15], báo cáo về tỷ lệ nhiễm các loài giun tròn phát hiện ở chó tại Phú Thọ gồm A. caninum, T canis, S lupi với tỷ lệ nhiễm lần lượt là 41,21%, 29,96% và

2.4.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Bệnh Parvo vi rút xuất hiện đầu tiên vào năm 1978, sau đó lan dần ra trên phạm vi toàn thế giới Bệnh thường xảy ra ở dạng dịch địa phương hoặc nhiều ổ dịch xảy ra cùng một lúc Bệnh xuất hiện vào mùa thu năm 1977 ở Texas và đến mùa hè năm 1978 đã xảy ra nhiều vùng khác nhau ở hoa Kỳ và Canada Đầu năm 1979 bệnh đã xuất hiện ở Úc, Bỉ, Hà Lan, Anh, Pháp.

Canine parvo vi rút, tác nhân gây bệnh viêm ruột xuất huyết cấp tính và viêm cơ tim ở chó, là một trong những loại virus gây bệnh quan trọng nhất.Đây là một bệnh truyền nhiễm rất cao và thường gây tử vong CPV-2 được công nhận lần đầu tiên vào năm 1977 và kể từ đó nó đã được xác định là mầm bệnh đường ruột của chó trên toàn thế giới với tỷ lệ mắc bệnh cao (100%) và tỷ lệ tử vong thường xuyên lên tới 10% (Appel và cs., 1979) [19]; (Black và cs., 1979) [20] CPV được cho là có nguồn gốc từ một biến thể của vật chủ từ virut panleucopenia (FPV), bao gồm đột biến trực tiếp từ FPV, đột biến từ virut vaccine FPV và thích nghi với chó chủ mới thông qua các loài thú ăn thịt không như chồn và cáo Bệnh được đặc trưng bởi hai dạng lâm sàng nổi bật viêm ruột với nôn mửa và tiêu chảy ở chó ở mọi lứa tuổi, viêm cơ tim và suy tim sau đó ở những con dưới 3 tháng tuổi (Hayes và cs., 1979) [21] Loại virus này được đặt tên là CPV-2 để phân biệt với loại parvovirus CPV-1 hoặcMVC MVC, một loại parvovirus hoàn toàn khác, MVC có thể gây viêm phổi,viêm cơ tim và viêm ruột ở những con non hoặc nhiễm trùng.

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH

Đối tượng

- Tất cả các loài chó chưa mắc bệnh hay đang ủ bệnh hoặc đã mắc bệnh được đưa đến khám và chữa bệnh tại phòng khám thú cưng Dung Phước.

Địa điểm và thời gian tiến hành

Địa điểm: tại phòng khám thú cưng Dung Phước, số nhà 222 đường Phú Thái, phường Tân Thịnh, thành phố Thái Nguyên

Nội dung cần thực hiện

- Thực hiện tất cả các biện pháp để phòng bệnh cho chó

- Nâng cao kiến thức chuyên môn để chẩn đoán chính xác bệnh và điều trị kịp thời.

- Cần thực hiện thêm một số công việc khác như: nuôi dưỡng, chăm sóc, vệ sinh phòng bệnh cho chó và một số công việc khác có liên quan tại phòng khám.

Các chỉ tiêu và các phương pháp cần thực hiện

3.4.1 Các chỉ tiêu theo dõi

- Các biện pháp nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng bệnh hợp lý trên chó

- Tỷ lệ chó cần tiêm vắc xin được đưa đến tại phòng khám

- Tỷ lệ chó mắc bệnh được đưa đến khám để chữa bệnh.

- Kết quả chẩn đoán và điều trị các bệnh: bệnh đường hô hấp, đường tiêu hóa,bệnh ngoài da được đưa đến khám chữa bệnh tại đây

3.4.2 Phương pháp để theo dõi

3.4.2.1 Phương pháp đánh giá được tình hình của chó đưa đến khám và điều trị bệnh tại phòng khám thú cưng Dung Phước. Để có thể đánh giá được tình hình, hàng ngày em tiến hành ghi chép lại số liệu vào nhật ký thực tập Qua đó xác định được số lượng, giống chó được đưa đến khám chữa bệnh.

3.4.2.2 Phương pháp theo dõi kết quả tiêm phòng cho chó tại phòng khám thú cưng

Tiến hành ghi chép số liệu chó được đưa đến tiêm phòng vắc xin và loại vắc xin tiêm phòng hằng ngày.

3.4.2.3 Phương pháp xác định được tình hình nhiễm bệnh và một số cách phòng trị bệnh cho chó tại đây

Hàng ngày em tiến hành theo dõi để có thể xác định được tình hình nhiễm bệnh ở chó, thông qua các phương pháp chẩn đoán lâm sàng và chẩn đoán phi lâm sàng để có thể tiến hành kết luận bệnh, sau kê đơn, điều trị và cần phải theo dõi chó trong suốt quá trình điều trị.

Khi kê đơn thuốc kháng sinh, thậm chí kê phối hợp kháng sinh phải dựa trên mức độ nặng, nhẹ của bệnh có nghi nhiễm chẩn đoán lâm sàng chính xác và cũng đã có nhận biết về căn nguyên nào gây nên bệnh.

3.4.3 Phương pháp chẩn đoán bệnh

3.4.3.1 Sử dụng các biện pháp chẩn đoán lâm sàng

* Quan sát: quan sát biểu hiện bên ngoài của con vật có khác thường không Quan sát về lông, thể trạng,niêm mạc mắt mũi miệng….

* Sờ: Với da và các bộ phận bên ngoài của con vật, chúng ta sẽ tiến hành sờ để xem chúng có khác thường không.

* Nắn: Khi nghi chúng ta ngờ con vật có dị vật bên trong thì tiến hành nắn chân và các bô phận khác để kiểm tra.

* Gõ: Gõ để nghe âm của các bộ phận có gì khác biệt không.

* Nghe: Sử dụng ống nghe chuyên dụng để nghe các cơ quan bộ phận của chó Chỉ áp dụng cho các bệnh về tim và phổi.

3.4.3.2 Sử dụng các phương pháp chẩn đoán hiện đại

* Siêu âm: Dùng máy siêu âm để chẩn đoán về các vật có trong cơ thể

* Chụp x-quang: Áp dụng đối với những con bị gãy xương có dị vật bên trong cơ thể,xem hình ảnh của dị vật

- Test nhanh: lấy mẫu phân để test áp dụng đối với bệnh Care và

Parvo Nếu hiện lên hai vạch là mắc

Hiện lên 1 vạch tại chữ c có nghĩa là con vật không mắc bệnh

3.4.4 Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê sinh vật học của Nguyễn Văn Thiện (2008) [18], và phần mềm excel 2016.

3.4.5 Phương pháp tính toán các chỉ tiêu

- Tỷ lệ mắc bệnh (%) - Tỷ lệ khỏi bệnh (%) Tổng số con mắc bệnh x 100 Tổng số con theo dõi

Tổng số con khỏi bệnh x 100Tổng số con điều trị

Ngày đăng: 09/10/2023, 13:50

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 4.1. Kết quả chăm sóc, nuôi dưỡng và một số công việc khác tại phòng khám thú y - (Luận văn) nghiên cứu tình hình nhiễm và biện pháp phòng, trị một số bệnh trên chó tại phòng khám thú cưng dung phước, 222 phú thái, thành phố thái nguyên
Bảng 4.1. Kết quả chăm sóc, nuôi dưỡng và một số công việc khác tại phòng khám thú y (Trang 35)
Bảng 4.2. Tình hình chó được đưa đến khám chữa bệnh tại phòng khám thú cưng (tháng 12/2021 - tháng 06/2022) - (Luận văn) nghiên cứu tình hình nhiễm và biện pháp phòng, trị một số bệnh trên chó tại phòng khám thú cưng dung phước, 222 phú thái, thành phố thái nguyên
Bảng 4.2. Tình hình chó được đưa đến khám chữa bệnh tại phòng khám thú cưng (tháng 12/2021 - tháng 06/2022) (Trang 36)
Bảng 4.3. Số lượng chó được đưa đến tiêm phòng vắc xin tại phòng khám Tổng số chó Vắc xin Dại Vắc xin 5 bệnh Vắc xin 7 bệnh Tháng - (Luận văn) nghiên cứu tình hình nhiễm và biện pháp phòng, trị một số bệnh trên chó tại phòng khám thú cưng dung phước, 222 phú thái, thành phố thái nguyên
Bảng 4.3. Số lượng chó được đưa đến tiêm phòng vắc xin tại phòng khám Tổng số chó Vắc xin Dại Vắc xin 5 bệnh Vắc xin 7 bệnh Tháng (Trang 38)
Bảng 4.4. Số lượng và tỷ lệ chó mắc bệnh ngoài da được đưa đến khám chữa bệnh tại phòng khám thú cưng - (Luận văn) nghiên cứu tình hình nhiễm và biện pháp phòng, trị một số bệnh trên chó tại phòng khám thú cưng dung phước, 222 phú thái, thành phố thái nguyên
Bảng 4.4. Số lượng và tỷ lệ chó mắc bệnh ngoài da được đưa đến khám chữa bệnh tại phòng khám thú cưng (Trang 41)
Bảng 4.5. Kết quả điều trị bệnh ngoài da cho chó tại phòng khám. - (Luận văn) nghiên cứu tình hình nhiễm và biện pháp phòng, trị một số bệnh trên chó tại phòng khám thú cưng dung phước, 222 phú thái, thành phố thái nguyên
Bảng 4.5. Kết quả điều trị bệnh ngoài da cho chó tại phòng khám (Trang 43)
Bảng 4.6. Tình hình mắc bệnh đường tiêu hóa ở chó được đưa đến khám chữa bệnh tại phòng khám - (Luận văn) nghiên cứu tình hình nhiễm và biện pháp phòng, trị một số bệnh trên chó tại phòng khám thú cưng dung phước, 222 phú thái, thành phố thái nguyên
Bảng 4.6. Tình hình mắc bệnh đường tiêu hóa ở chó được đưa đến khám chữa bệnh tại phòng khám (Trang 46)
Bảng 4.8. Tình hình mắc bệnh đường hô hấp ở chó được đưa đến khám và điề trị tại phòng khám - (Luận văn) nghiên cứu tình hình nhiễm và biện pháp phòng, trị một số bệnh trên chó tại phòng khám thú cưng dung phước, 222 phú thái, thành phố thái nguyên
Bảng 4.8. Tình hình mắc bệnh đường hô hấp ở chó được đưa đến khám và điề trị tại phòng khám (Trang 51)
Bảng 4.9. Kết quả điều trị một số bệnh liên quan đến đường hô hấp của chó tại phòng khám. - (Luận văn) nghiên cứu tình hình nhiễm và biện pháp phòng, trị một số bệnh trên chó tại phòng khám thú cưng dung phước, 222 phú thái, thành phố thái nguyên
Bảng 4.9. Kết quả điều trị một số bệnh liên quan đến đường hô hấp của chó tại phòng khám (Trang 53)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w