1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn) nghiên cứu đặc điểm ngoại hình và khả năng sinh trưởng của gà đồng bào mông nuôi nuôi tại trường đại học nông lâm thái nguyên

78 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 5,63 MB

Cấu trúc

  • PHẦN 1 MỞ ĐẦU (7)
    • 1.1. Đặt vấn đề (7)
    • 1.2. Mục đích nghiên cứu và yêu cầu (8)
      • 1.2.1. Mục đích nghiên cứu (8)
      • 1.2.2. Yêu cầu (8)
    • 1.3. Ý nghĩa của đề tài (8)
      • 1.3.1. Ý nghĩa khoa học (8)
      • 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn (9)
  • PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU (10)
    • 2.1. Điều kiện nơi thực tập (10)
      • 2.1.1. Điều kiện tự nhiên (10)
      • 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội (11)
      • 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm (11)
    • 2.2. Cơ sở khoa học của đề tài (12)
      • 2.2.2. Cơ sở khoa học về tính trạng sản xuất của gia cầm (15)
      • 2.2.3. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu khả năng sinh trưởng (19)
    • 2.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước (24)
      • 2.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước (24)
  • PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (34)
    • 3.1. Đối tượng nghiên cứu (34)
    • 3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu (34)
    • 3.3. Nội dung nghiên cứu và thực hiện (34)
    • 3.4. Phương pháp nghiên cứu và thực hiện (34)
      • 3.4.1. Thực hiện công tác phục vụ sản xuất tại mô hình (34)
      • 3.4.3. Phương pháp nghiên cứu khả năng sinh trưởng của gà của đồng bào Mông (44)
    • 3.5. Phương pháp xử lý số liệu (45)
  • PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN (46)
    • 4.1. Kết quả công tác phục vụ sản xuất (46)
    • 4.2. Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình và khả năng sinh trưởng của gà đồng bào Mông tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên (50)
      • 4.2.1. Đặc điểm ngoại hình của gà đồng bào Mông (50)
      • 4.2.2. Kích thước các chiều đo cơ thể của gà đồng bào Mông (56)
  • PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ (69)
    • 5.1. Kết luận (69)
    • 5.2. Đề nghị (69)

Nội dung

ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng: Giống gà của đồng bào Mông được nuôi tại Trung tâm đào tạo và nghiên cứu giống cây trồng, vật nuôi - Trường Đại học Nông Lâm TháiNguyên.

Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Địa điểm: Trung tâm đào tạo và nghiên cứu giống cây trồng, vật nuôi -Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

Nội dung nghiên cứu và thực hiện

- Thực hiện công tác phục vụ sản xuất tại địa điểm thực tập.

- Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình của gà đồng bào Mông nuôi tại

Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

+ Đặc điểm ngoại hình của gà đồng bào Mông

+ Kích thước các chiều đo cơ thể của gà đồng bào Mông trưởng thành - Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của gà đồng bào Mông

+ Tỷ lệ sống của gà đồng bào Mông qua các tuần tuổi.

+ Khối lượng cơ thể của gà đồng bào Mông qua các tuần tuổi.+ Tiêu tốn thức ăn của gà đồng bào Mông

Phương pháp nghiên cứu và thực hiện

3.4.1 Thực hiện công tác phục vụ sản xuất tại mô hình

Em tiến hành thực hiện một số công việc như: vệ sinh, quét dọn chuồng trại, theo dõi và chăm sóc, nuôi dưỡng gà của đồng bào Mông ở từng giai đoạn, sử dụng vắc xin theo quy định, theo dõi và chẩn đoán, điều trị kịp thời những gà có triệu chứng bệnh.

* Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng gà của đồng bào Mông - Chuẩn bị đầy đủ thức ăn, thuốc thú y cần thiết cho đàn gà.

- Chuồng nuôi đảm bảo thoáng mát vào mùa hè, kín ấm vào mùa đông.

- Đảm bảo lưu thông không khí trong chuồng nuôi.

- Vệ sinh máng ăn, máng uống thường xuyên.

- Chế độ dinh dưỡng của gà đồng bào Mông qua các giai đoạn như sau:

Bảng 3.1 Chế độ dinh dưỡng của gà qua các giai đoạn

- Chế độ chăm sóc gà của đồng bào Mông qua các giai đoạn như sau:

Bảng 3.2 Chế độ chăm sóc gà qua các giai đoạn Giai đoạn Mật độ

Tỷ lệ trống/mái Chế độ ăn

(tuần tuổi) (con/m 2 ) chiếu sáng

Nuôi chung 24/24 giờ ở tuần đầu

0 - 8 15-20 Tự do sau giảm dần đến ánh trống mái sáng tự nhiên

Hạn chế Ánh sáng tự nhiên trống, mái

Theo tỷ lệ 16 giờ/ngày

- Phương thức nuôi: Nuôi nhốt chuồng hở, có đệm lót.

- Chuẩn bị các điều kiện cần thiết trong chăn nuôi gà của đồng bào Mông + Đệm lót: Sử dụng vỏ trấu đã được phun thuốc bảo quản và phơi khô trước khi sử dụng Rải trấu dày 8 - 10 cm trước, sau đó bổ sung theo tình hình thực tế để chuồng trại luôn sạch sẽ, khô ráo.

Hai tuần đầu dùng khay nhựa có kích thước: 50 cm x 70 cm x 3 cm cho

50 gà ăn Từ tuần tuổi thứ 3 trở đi dùng máng nhựa tròn có kích thước 33 x 33 x 20 cm.

+ Máng uống: Sử dụng máng nhựa tròn (gallon); 1 - 2 tuần đầu dùng máng uống có dung tích 2 lít; 2 - 4 tuần sau dùng máng có dung tích 3,8 - 4 lít; sau

4 tuần tuổi dùng máng có dung tích 6 - 8 lít.

+ Thức ăn cho gà thí nghiệm được sử dụng là thức ăn dùng cho lông màu.

- Phương pháp chăm sóc, nuôi dưỡng gà con (0 - 8 tuần tuổi):

+ Chuẩn bị úm gà: Sử dụng quây úm tròn làm bằng cót, trong quây úm có bố trí khay ăn, máng uống được bố trí xen kẽ nhau ở vòng ngoài để đảm bảo gà con dễ tìm được thức ăn, nước uống; đồng thời bố trí vị trí đặt bóng úm cho phù hợp để đảm bảo nhiệt độ trong úm được tỏa đều, chiều cao bóng úm để cao hơn đầu gà con khoảng 15 cm Trước khi nhận gà, quây úm và các thiết bị, dụng cụ phải chuẩn bị sẵn sàng và đảm bảo các yêu cầu vệ sinh thú y. Vào mùa hè, 3 - 5 ngày tuổi nới rộng úm quây và đến ngày thứ 10 tháo bỏ quây; vào mùa đông, 5 - 7 ngày nới rộng quây, cuối tuần thứ 3 tháo bỏ quây. + Cho gà con uống nước:

Gà con thả vào quây cần cho uống nước ngay, nên bổ sung chất điện giải và đường glucose cho uống trong 12 giờ đầu, sau đó cho uống vitamin tổng hợp.Khi pha nước chỉ pha 1/3 máng, gà uống hết lại pha tiếp để đảm bảo vệ sinh.Điều chỉnh độ cao của máng uống cho phù hợp để gà không nhảy lên làm nước rơi vãi và ướt nền chuồng Máng uống không nên để ngay dưới chụp sưởi.

Cho gà uống nước trong khoảng 2 - 3 giờ mới cho ăn bằng khay nhựa. Khi cho ăn rắc một lượng thức ăn mỏng trên khay để gà ăn hết rồi lại rắc tiếp.

Gà con úm 2 tuần đầu cho ăn 9 - 10 lần/ngày đêm, trước khi cho ăn sàng loại bỏ phân và chất độn chuồng lẫn vào thức ăn cũ.

Thức ăn cho gà úm nên dùng thức ăn hỗn hợp dạng mảnh, đảm bảo chất lượng, đúng chủng loại và có nguồn gốc rõ ràng.

Sau 2 - 3 tuần tập và chuyển dần cho gà sang ăn bằng máng tròn bằng nhựa Chuẩn bị đủ máng cho gà ăn Máng được treo ngang tầm sống lưng gà và được vệ sinh sạch sẽ hằng ngày.

Từ tuần thứ 3 - 4, tùy thuộc vào khả năng thu nhận thức ăn và lượng thức ăn cần cung cấp cho gà mà giảm dần số lần cho ăn trong ngày cho phù hợp.

- Phương pháp chăm sóc, nuôi dưỡng gà hậu bị (9 - 20 tuần tuổi)

+ Cho gà ăn: Sử dụng máng nhựa đảm bảo đủ cho toàn bộ gà trong đàn cùng ăn một lúc.

Căn cứ vào khối lượng cân hằng tuần để đưa ra mức ăn cho tuần kế tiếp Mục tiêu là đạt khối lượng cơ thể chuẩn và độ đồng đều cao.

Giai đoạn này cho gà ăn 2 - 3 lần/ngày, đổ thức ăn đều tất cả các máng để toàn bộ gà trong ô chuồng được ăn một lượng thức ăn đều nhau.

Thức ăn sử dụng cho gà ăn là thức ăn hỗn hợp chế biến sẵn.

+ Cho gà uống: Dùng máng nhựa có dung tích 6 - 8 lít cho gà uống, máng được thiết kế có chụp máng để hạn chế gà nhảy vào làm bẩn nước và vãi ra nền chuồng.

- Phương pháp chăm sóc, nuôi dưỡng gà sinh sản (> 20 tuần tuổi)

+ Phương pháp cho ăn: Sử dụng máng nhựa đảm bảo mật độ 20 gà/máng, cho ăn 2 lần/ngày Sử dụng thức ăn hỗn hợp chế biến sẵn.

+ Chuẩn bị ổ đẻ và nhặt trứng: Ổ đẻ được thiết kế 2 tầng, mỗi tầng có 5 ngăn theo kích thước: 35 x 35 x

Trứng được thu nhặt 3 - 4 lần/ngày, trứng sau khi nhặt phải xếp vào khay để đầu to lên trên và bảo quản ở nơi khô thoáng và mát Trứng bẩn và trứng dập phải để riêng Hằng ngày trứng giống được chuyển vào khi bảo quản, nhiệt độ bảo quản thích hợp là 15 - 18 o C.

Trong những ngày nắng nóng, ngay từ sáng sớm cần pha các loại vitamin, chất điện giải, đường gluco vào nước cho gà uống.

* Sử dụng vắc xin và thuốc thú y phòng bệnh cho gà của đồng bào Mông

Vắc xin và thuốc thú y được sử dụng cho gà của đồng bào Mông được thực hiện theo quy trình sau:

Bảng 3.3 Quy trình sử dụng vắc xin và thuốc thú y phòng bệnh cho gà của đồng bào Mông

Ngày tuổi Vắc xin, thuốc phòng Tên vắc xin,

Cách sử dụng bệnh thuốc

01 Marek Marek Tiêm dưới da

01-04 Phòng bạch lỵ/thương hàn Thiaphenicol Hoà nước cho uống

03 Viêm phế quản truyền Viêm phế Nhỏ mắt, nhỏ mũi nhiễm quản

05 Gumboro lần 1 Gumboro Nhỏ mắt, nhỏ mũi

06-09 Phòng viêm đường hô hấp Ampi-Coli Pha nước cho uống mãn tính forte 3 ngày liên tục

ND-IB Nhỏ mắt, nhỏ mũi

07 truyền nhiễm (lần 1) Đậu Đậu Chủng màng cánh

10-12 Phòng bệnh cầu trùng Bio - Anticoc Pha nước cho uống

18 Cúm gia cầm lần 1 H5N1 Tiêm dưới da

20 Newcastle, viêm phế quản ND-IB Nhỏ mắt, nhỏ mũi truyền nhiễm (lần 2)

Gumboro lần 3 Gumboro Nhỏ mắt, nhỏ mũi

20-22 Phòng bệnh cầu trùng Bio - Anticoc Pha nước cho uống

27 Phòng bệnh đầu đen Sulfamono Pha nước cho uống

ILT Nhỏ mắt, nhỏ mũi truyền nhiễm

30 Phòng viêm đường hô hấp Ampi-Coli Pha nước cho uống mãn tính forte

35 Tẩy giun sán Bio – Leva Hòa nước cho uống

40 Cúm gia cầm lần 2 H5N1 Tiêm dưới da

II Giai đoạn gà hậu bị

Gumboro lần 4 Gumboro Nhỏ mắt, nhỏ mũi, cho uống

ND–IB Nhỏ mắt, nhỏ mũi, truyền nhiễm (lần 3) cho uống

55 Cúm gia cầm H5N1 Tiêm dưới da

56-60 Phòng thương hàn Thiaphenicol Hoà nước cho uống

68 Sưng phù đầu Coryza Tiêm dưới da

90 Phòng bệnh cầu trùng Bio – Anticoc Pha nước cho uống

ILT Nhỏ mắt, nhỏ mũi truyền nhiễm

ND-IB- Tiêm dưới da

III Giai đoạn gà sinh sản

140 Cúm gia cầm lần 4 H5N1 Tiêm dưới da

Cứ 2 Pha nước cho uống tháng 1 Phòng bệnh cầu trùng Bio - Anticoc 3 ngày liên tục lần

* Phương pháp chẩn đoán và điều trị một số bệnh cho gà của đồng bào Mông

Hằng ngày tiến hành theo dõi trạng thái của gà đồng bào Mông nuôi tại mô hình để xác định những gà có dấu hiệu nghi mắc bệnh Các biểu hiện cần quan tâm: trạng thái ăn uống, hoạt động trong đàn, các dấu hiệu khác thường về: mào, tích, da chân, tiêu hóa, hô hấp.

Căn cứ vào các biểu hiện khác thường của gà, đối chiếu với các mô tả triệu chứng lâm sàng trên tài liệu của Nguyễn Bá Hiên và cs, 2012 [7], Nguyễn Thị Kim Lan và cs, 2012 [11] để chẩn đoán dự đoán về bệnh và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Gà được đánh giá là khỏi bệnh khi các triệu chứng lâm sàng giảm dần và hết sau 7 ngày điều trị, gà khỏe mạnh trở lại và ăn uống bình thường.

3.4.2 Phương pháp nghiên cứu đặc điểm ngoại hình và kích thước các chiều đo cơ thể của gà đồng bào Mông

* Đặc điểm ngoại hình: Để đánh giá cơ bản về ngoại hình của gà đồng bào

Mông, em trực tiếp quan sát, chụp ảnh và mô tả hình dáng, đặc điểm của lông, mỏ, mào, chân ở các thời điểm: 01 ngày tuổi, 08 tuần tuổi và 20 tuần tuổi.

* Kích thước các chiều đo cơ thể

Kích thước các chiều đo cơ thể được thực hiện lúc gà trưởng thành (20 tuần tuổi) theo phương pháp của Bùi Hữu Đoàn, 2011 [6]:

- Chiều dài thân: từ đốt xương sống cổ cuối cùng tới đốt xương sống đuôi đầu tiên.

- Chiều dài lườn: từ mép trước của lườn, dọc theo đường thẳng tới cuối hốc ngực phía trước (mỏm trước đến điểm cuối cùng của xương lưỡi hái).

- Chiều dài đùi: từ khớp khuỷu đến khớp đùi gắn vào xương chậu.

- Vòng ngực: vòng quanh ngực, sát sau gốc cánh.

Dụng cụ đo: Vòng ngực được đo bằng thước dây; các chỉ tiêu còn lại được đo bằng thước compa (loại compa nhỏ dùng cho gia cầm).

3.4.3 Phương pháp nghiên cứu khả năng sinh trưởng của gà của đồng bào Mông

3.4.3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm Để theo dõi, đánh giá khả năng sinh trưởng của gà của đồng bào Mông, em bố trí sơ đồ như sau:

Bảng 3.4 Sơ đồ bố trí thí nghiệm

STT Diễn giải Số lượng

2 Số gà/đàn (con) 50 con

5 - 0 - 8 tuần tuổi Cho ăn tự do

Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu thu được xử lý bằng phương pháp thống kê sinh vật học của

Nguyễn Văn Thiện (2002) [22] và Microsoft Excel để tính các giá trị:

X : Số trung bình m X : Sai số của số trung bình

Cv (%): Hệ số biến dị n: dung lượng mẫu (mẫu lớn khi n ≥ 30 và mẫu nhỏ khi n < 30)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Kết quả công tác phục vụ sản xuất

4.1.1 Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng gà tại mô hình

* Chuẩn bị trước khi nuôi gà:

Dọn dẹp và vệ sinh chuồng 5 ngày trước khi cho gà vào chuồng Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ và phun thuốc sát trùng Han-Iodine 10% với liều lượng 100 ml/15 lít nước, 1 lít dung dịch phun cho 40 m 2

Tất cả các dụng cụ sử dụng trong quá trình nuôi như: máng ăn, bình nước, bóng sưởi, máy ấp, bình đựng thuốc đều được vệ sinh, khử trùng trước khi đưa vào chuồng nuôi.

Dùng trấu khô làm đệm lót sàn chuồng gà và phun thuốc sát trùng trước khi thả gà vào Tùy theo thời tiết mà các tấm lót sẽ có độ dày mỏng khác nhau.

Bóng úm đảm bảo các điều kiện: sạch sẽ, khô ráo.

* Công việc chăm sóc và nuôi dưỡng

- Giai đoạn gà con: từ 01 đến 03 tuần tuổi

Nhập gà con và đưa vào quây úm ngay lập tức với sẵn nước sạch để pha thuốc úm nhằm tăng cường sức đề kháng của cơ thể Ở giai đoạn này cần phải đảm bảo đủ nhiệt độ thích hợp cho gà con, nhiệt độ quây úm phải từ 32 - 35˚C Nhiệt độ sẽ được giảm dần theo lứa tuổi của gà và đến tuần 3 nhiệt độ quây úm trong khoảng 26˚C.

Trong suốt quá trình úm gà phải thường xuyên theo dõi để điều chỉnh nhiệt độ sưởi kịp thời đảm bảo nhiệt độ theo từng độ tuổi của gà, điều kiện chiếu sáng đảm bảo cho việc ăn uống của gà bình thường.

- Giai đoạn từ 4 - 8 tuần tuổi

Tốc độ sinh trưởng ở giai đoạn này của gà khá nhanh, ăn nhiều hơn nên cần phải cung cấp thức ăn đầy đủ, nước uống, cho ăn uống tự do Thức ăn phải đảm bảo luôn sạch sẽ, cọ rửa máng thường xuyên và thay nước ngày 2 lần/ngày. Để phòng bệnh cho đàn gà được khỏe mạnh tránh bệnh tật em đã tiến hành sử dụng vắc xin và thuốc thú ý phòng bệnh cho gà theo bảng 3.3.

Chiếu sáng 8h/ngày đêm Ánh sáng phải được phân bổ đều trên diện tích chuồng nuôi Sau 9 tuần phải chuyển chế độ nuôi ăn hạn chế (đối với gà sinh sản), để gà không bị béo, sinh trưởng tuân theo quy trình của từng giống. Giai đoạn này cần nuôi tách trống, mái.

- Giai đoạn trên 20 tuần tuổi

Bắt đầu tuần tuổi 21 gà chuyển sang giai đoạn sinh đẻ, cho gà ăn đầy đủ khẩu phần không cần cho ăn hạn chế nữa, đồng thời bổ sung thêm các loại khoáng chất và canxi, ADE, kích trứng.

Kết quả công tác chăm sóc, nuôi dưỡng gà của đồng bào Mông các giai đoạn như sau:

Bảng 4.1 Kết quả công tác chăm sóc, nuôi dưỡng gà của đồng bào Mông tại mô hình Tổng số gà Tổng số gà còn sống

Giai đoạn chăm sóc, nuôi khi kết thúc

(tuần tuổi) dưỡng giai đoạn nuôi

Kết quả bảng 4.1 cho thấy, trong thời gian thực tập 06 tháng tại mô hình, em đã trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng 150 gà (150 gà con 0 - 8 tuần tuổi, 141 gà hậu bị: 9 - 20 tuần tuổi và gà sinh sản: trên 20 tuần tuổi), tỷ lệ nuôi sống tính chung đạt 85,33% Ở giai đoạn gà con 0 - 8 tuần tuổi, gà gậu bị 9 - 20 tuần tuổi, chúng em đã thực hiện tốt các quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng nhưng vẫn xuất hiện có gà chết và loại thải do sức đề kháng hoặc quá trình sinh trưởng kém Ở giai đoạn gà đẻ, quá trình chăm sóc nuôi dưỡng tốt, đồng thời lúc này gà đã ổn định về sinh trưởng, sức đề kháng nên không có gà nào bị chết.

4.1.2 Chẩn đoán và điều trị bệnh

Trong thời gian thực tập tại mô hình, được sự giúp đỡ của giáo viên cùng với kiến thức đã được học ở trường, em đã chẩn đoán và điều trị cho đàn gà tại cơ sở em thực tập.

Qua theo dõi thấy gà các giai đoạn chủ yếu xảy ra các bệnh như: cầu trùng gà và bệnh viêm đường hô hấp mãn tính (CRD) Kết quả công tác chẩn đoán và điều trị bệnh như sau:

Qua theo dõi gà các giai đoạn nuôi tại mô hình, em đã phát hiện có một số con có triệu chứng kém ăn, lông xù, mào và niêm mạc nhạt, phân loãng hoặc sệt, có màu sô cô la, có một số ít trường hợp phân gà có thấy lẫn máu nghi là bệnh cầu trùng.

Vì vậy em đã tiến hành xây dựng phác đồ điều trị bệnh cho cả đàn với phác đồ điều trị như sau :

Rigecoccin - WS: Liều 1g/4 lít nước uống, kết hợp với Hepatol 2ml/1 lít nước Cho gà uống liên tục trong 3 - 5 ngày.

- Gà con 0 - 8 tuần tuổi: số con có triệu chứng nghi mắc cầu trùng: 33 con, tiến hành điều trị cả 3 đàn với tổng số 142 con.

- Gà hậu bị 9 - 20 tuần tuổi: số con có triệu chứng nghi mắc cầu trùng: 06 con ; tiến hành điều trị cả đàn (136 con).

- Gà đẻ (trên 20 tuần tuổi): số con có triệu chứng nghi mắc cầu trùng :

06 con; tiến hành điều trị cả đàn (42 con).

Sau 10 ngày dùng thuốc, 100% gà khỏe mạnh, ăn uống trở lại bình thường, không có gà nào có triệu chứng của bệnh.

Sau đó, em tiếp tục sử dụng liều phòng cầu trùng cho gà theo liệu trình

2 ngày uống, 3 ngày nghỉ bằng thuốc Amprodium liều 1g/2 lít nước uống.

* Bệnh viêm đường hô hấp mãn tính ở gà

Qua theo dõi gà tại mô hình, em đã phát hiện có một số gà có biểu hiện: khó thở, thở khò khè, tiếng ran sâu, gà há mồm vươn cổ ra để thở, hay cạo mỏ xuống nên chuồng, đứng ủ rũ, một số chảy nước mắt, nước mũi Với những biểu hiện như trên em chẩn đoán gà mắc bệnh viêm đường hô hấp mãn tính (CRD) Những gà nghi mắc bệnh CRD được tách riêng và điều trị bằng một số phác đồ như sau :

- Phác đồ 1: Tylosin 98%, liều 2g/1 lít nước, B.complex: 1g/3 lít nước Cho uống 05 ngày liên tục.

Kết quả: điều trị cho 15 gà, sau 07 ngày điều trị thấy 14 gà khỏe lại, ăn uống bình thường, không thấy có các triệu chứng của bệnh, tỷ lệ khỏi bệnh đạt 93,33%; 01 gà bị chết sau 02 ngày điều trị.

- Phác đồ 2: WA Doxytylan liều 1g/5 kgTT/ngày, kết hợp với Hepatol

2 ml/ 1lít nước Cho uống 05 ngày liên tục.

Kết quả: điều trị cho 18 gà, sau 07 ngày điều trị có 16 gà khỏe lại, ăn uống bình thường, không thấy có các triệu chứng của bệnh, tỷ lệ khỏi bệnh đạt 88,89%; 02 gà bị chết sau 4 - 5 ngày điều trị.

Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình và khả năng sinh trưởng của gà đồng bào Mông tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

4.2.1 Đặc điểm ngoại hình của gà đồng bào Mông hình của gà đồng bào Mông được trình bày ở bảng 4.3, 4.4.

Bảng 4.3 Đặc điểm ngoại hình của gà đồng bào Mông lúc 01 ngày tuổi

Chỉ tiêu Số gà Số gà có

Tỷ lệ theo dõi Đặc điểm biểu hiện theo dõi (%)

Thân hình 150 Nhỏ gọn, nhanh nhẹn 150 100

Bông, màu trắng pha đen ở

Chân 150 Bóng, mập, màu đen 150 100

Kết quả bảng 4.3 cho thấy: Quan sát đặc điểm thân hình, lông, mỏ, chân của gà lúc 01 ngày tuổi thấy 100% gà có thân hình nhỏ gọn, nhanh nhẹn, lông bông, mỏ và chân đều có màu đen, da màu đen nhạt; có 86,67% lông màu đen tuyền, 3,33% lông màu đen hung và 10,00% lông màu trắng pha đen ở vùng ngực.

Từ 2 ngày tuổi đến 30 ngày tuổi gà thay dần lông mao bằng lớp lông vũ. Đầu tiên lông cánh và lông đuôi được thay trước tiên, sau đó đến phần lông cổ và thân Lông vũ ở bụng từ tuần thứ 3 cũng được hoàn thiện Mào ở con trống phát triển to, màu đen từ tuần 4.

Gà của đồng bào Mông từ tuần thứ 8 có thể phân biệt trống mái qua đặc điểm ngoại hình; lúc này, gà trống có mào phát triển hơn gà mái; thân hình thô và to hơn gà mái, đa số con trống và con mái có lông màu đen tuyền, số ít có lông màu trắng hoặc nâu pha đen ở vùng cổ.

Chúng em tiếp tục theo dõi đặc điểm ngoại hình của gà đồng bào Mông lúc 20 tuần tuổi Kết quả được trình bày ở bảng 4.4.

Bảng 4.4 Đặc điểm ngoại hình của gà đồng bào Mông lúc 20 tuần tuổi (n 8)

- Trắng pha đen ở vùng cổ, vùng lưng 9 15,79 11 15,49

- Nâu pha đen ở vùng cổ, vùng lưng 0 0,00 7 9,60

- Đỏ đậm pha đen ở vùng cổ, vùng lưng 5 8,77 0 0,00

Kết quả bảng 4.4 cho thấy: Gà của đồng bào Mông lúc 20 tuần tuổi có màu lông đen tuyền chiếm ưu thế (75,44% ở con trống và 74,655 ở con mái); ngoài ra có 15,49% - 15,79% gà có lông màu trắng pha đen ở vùng cổ, vùng lưng, 9,60% con mái có lông màu nâu pha đen ở vùng cổ, vùng lưng, 8,77% con mái có lông màu đỏ đậm pha đen ở vùng cổ, vùng lưng.

Về kiểu mào, gà của đồng bào Mông có kiểu mào chủ yếu là mào cờ (94,74% ở con trống và 91,54% ở con mái), có 5,26% - 8,45% gà có kiểu mào khác 89,47% gà trống và 95,77% gà mái mào có màu đen, số còn lại có màu đen đỏ đậm (4,23% - 10,53%).

Trong số 28 gà của đồng bào Mông theo dõi, có 2 màu mắt chủ yếu là: màu đen và màu vàng Trong số đó, mắt có màu đen chiếm tỷ lệ cao nhất (gà trống: 92,98%; gà mái: 90,14%); mắt có màu vàng cam chiếm tỷ lệ 7,02% ở con trống và 9,86% ở con mái. Đa số gà của đồng bào Mông có mỏ màu đen (96,49% ở con trống và 95,77% ở con mái), số ít có mỏ màu vàng đen. Đặc biệt, 100% gà của đồng bào Mông có da chân màu đen và da màu đen nhạt.

Từ kết quả theo dõi về đặc điểm ngoại hình của gà đồng bào Mông, bước đầu em có nhận xét: đa số gà có đặc điểm ngoại hình về màu sắc lông, da, mỏ, mắt, chân tương đối ổn định giữa các cá thể ở các thời điểm theo dõi: 01 ngày tuổi, 08 tuần tuổi và 20 tuần tuổi; số ít có đặc điểm về màu lông, màu sắc mào, màu mắt có sự phân ly Vì vậy, cần tiến hành chọn lọc những đặc điểm ngoại hình ưu thế của gà đồng bào Mông được nuôi tại Trung tâm đào tạo và nghiên cứu giống cây trồng, vật nuôi - Trường Đại học Nông Lâm ở các thế hệ tiếp theo để phục vụ cho công tác bảo tồn, khai thác và phát triển giống gà này trong thời gian tới Nên chọn lọc những cá thể khỏe mạnh, vóc dáng chắc khỏe, có màu lông đen, mắt, mỏ, chân đen, da màu đen nhạt.

4.2.2 Kích thước các chiều đo cơ thể của gà đồng bào Mông

Kích thước các chiều đo tạo nên cấu trúc cơ thể, phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của giống, tính biệt, giai đoạn phát triển, đồng thời cũng là chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất của gia cầm Kích thước chiều đo tạo nên cấu trúc cơ thể để nhận biết là gà hướng trứng, hướng thịt hay kiêm dụng trứng thịt, phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của giống, tính biệt, giai đoạn phát triển, cũng là chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất trứng, thịt của gia cầm.

Em tiến hành đo kích thước các chiều đo cơ thể của gà đồng bào Mông lúc 20 tuần tuổi Kết quả được thể hiện ở bảng 4.5.

Bảng 4.5 Khối lượng và kích thước một số chiều đo cơ thể của gà đồng bào Mông lúc 20 tuần tuổi (n = 3)

Mean ± SD Cv (%) Mean ± SD Cv (%)

Khối lượng cơ thể (g) 1.826,03 a ± 43,71 3,27 1.608,11 b ± 45,26 3,18 Dài thân (cm) 17,87 a ± 0,58 3,12 13,06 b ± 0,46 3,22 Dài lườn (cm) 12,11 a ± 0,38 3,13 7,98 b ± 0,31 4,02 Vòng ngực (cm) 28,73 a ± 0,71 2,23 26,17 b ± 0,40 3,18

Ghi chú: Theo hàng ngang, những số trung bình mang các chữ cái giống nhau thì sự sai khác giữa chúng không có ý nghĩa thống kê (P>0,05)

Kết quả bảng 4.5 cho thấy, lúc 20 tuần tuổi kích thước chiều đo cơ thể giữa con trống và con mái gà của đồng bào Mông có sự chênh lệch và khác nhau rõ rệt (P

Ngày đăng: 09/10/2023, 13:49

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1. Chế độ dinh dưỡng của gà qua các giai đoạn - (Luận văn) nghiên cứu đặc điểm ngoại hình và khả năng sinh trưởng của gà đồng bào mông nuôi nuôi tại trường đại học nông lâm thái nguyên
Bảng 3.1. Chế độ dinh dưỡng của gà qua các giai đoạn (Trang 35)
Bảng 3.3. Quy trình sử dụng vắc xin và thuốc thú y phòng bệnh cho gà của đồng bào Mông - (Luận văn) nghiên cứu đặc điểm ngoại hình và khả năng sinh trưởng của gà đồng bào mông nuôi nuôi tại trường đại học nông lâm thái nguyên
Bảng 3.3. Quy trình sử dụng vắc xin và thuốc thú y phòng bệnh cho gà của đồng bào Mông (Trang 39)
3.4.3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm - (Luận văn) nghiên cứu đặc điểm ngoại hình và khả năng sinh trưởng của gà đồng bào mông nuôi nuôi tại trường đại học nông lâm thái nguyên
3.4.3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm (Trang 44)
Bảng 4.1. Kết quả công tác chăm sóc, nuôi dưỡng gà của đồng bào Mông tại mô hình - (Luận văn) nghiên cứu đặc điểm ngoại hình và khả năng sinh trưởng của gà đồng bào mông nuôi nuôi tại trường đại học nông lâm thái nguyên
Bảng 4.1. Kết quả công tác chăm sóc, nuôi dưỡng gà của đồng bào Mông tại mô hình (Trang 47)
Bảng 4.2. Kết quả điều trị bệnh của đàn gà nghiên cứu - (Luận văn) nghiên cứu đặc điểm ngoại hình và khả năng sinh trưởng của gà đồng bào mông nuôi nuôi tại trường đại học nông lâm thái nguyên
Bảng 4.2. Kết quả điều trị bệnh của đàn gà nghiên cứu (Trang 50)
Bảng 4.3. Đặc điểm ngoại hình của gà đồng bào Mông lúc 01 ngày tuổi - (Luận văn) nghiên cứu đặc điểm ngoại hình và khả năng sinh trưởng của gà đồng bào mông nuôi nuôi tại trường đại học nông lâm thái nguyên
Bảng 4.3. Đặc điểm ngoại hình của gà đồng bào Mông lúc 01 ngày tuổi (Trang 52)
Bảng 4.4. Đặc điểm ngoại hình của gà đồng bào Mông lúc 20 tuần tuổi (n =128) - (Luận văn) nghiên cứu đặc điểm ngoại hình và khả năng sinh trưởng của gà đồng bào mông nuôi nuôi tại trường đại học nông lâm thái nguyên
Bảng 4.4. Đặc điểm ngoại hình của gà đồng bào Mông lúc 20 tuần tuổi (n =128) (Trang 53)
Bảng 4.6. Tỷ lệ nuôi sống của gà đồng bào Mông giai đoạn 0 - 8 tuần tuổi (%) Đàn 1 (n = 50) Đàn 2 (n = 50) Đàn 3 (n = 50) Tính chung (n = - (Luận văn) nghiên cứu đặc điểm ngoại hình và khả năng sinh trưởng của gà đồng bào mông nuôi nuôi tại trường đại học nông lâm thái nguyên
Bảng 4.6. Tỷ lệ nuôi sống của gà đồng bào Mông giai đoạn 0 - 8 tuần tuổi (%) Đàn 1 (n = 50) Đàn 2 (n = 50) Đàn 3 (n = 50) Tính chung (n = (Trang 58)
Bảng 4.7. Tỷ lệ nuôi sống của gà đồng bào Mông giai đoạn 9 - 20 tuần tuổi (%) - (Luận văn) nghiên cứu đặc điểm ngoại hình và khả năng sinh trưởng của gà đồng bào mông nuôi nuôi tại trường đại học nông lâm thái nguyên
Bảng 4.7. Tỷ lệ nuôi sống của gà đồng bào Mông giai đoạn 9 - 20 tuần tuổi (%) (Trang 59)
Bảng 4.8. Khối lượng cơ thể gà của đồng bào Mông giai đoạn 0 - 20 tuần tuổi (g) (Chung cho 3 đàn) - (Luận văn) nghiên cứu đặc điểm ngoại hình và khả năng sinh trưởng của gà đồng bào mông nuôi nuôi tại trường đại học nông lâm thái nguyên
Bảng 4.8. Khối lượng cơ thể gà của đồng bào Mông giai đoạn 0 - 20 tuần tuổi (g) (Chung cho 3 đàn) (Trang 62)
Bảng 4.9. Tiêu thụ thức ăn của gà đồng bào Mông giai đoạn 0 - 20 tuần tuổi - (Luận văn) nghiên cứu đặc điểm ngoại hình và khả năng sinh trưởng của gà đồng bào mông nuôi nuôi tại trường đại học nông lâm thái nguyên
Bảng 4.9. Tiêu thụ thức ăn của gà đồng bào Mông giai đoạn 0 - 20 tuần tuổi (Trang 66)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w