ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
Đối tượng nghiên cứu
- Đàn lợn nái sinh sản nuôi tại trại lợn giống Xuân Ninh, xã Xuân Ninh, huyệnXuân Trường, tỉnh Nam Định thuộc công ty Japfa comfeed.
Địa điểm và thời gian thực tập
- Địa điểm: Trại lợn giống Xuân Ninh, xã Xuân Ninh, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định.
- Thời gian: Từ ngày 19/06/2021 đến ngày 20/12/2021.
Nội dung thực hiện
- Điều tra tình hình chăn nuôi của trại lợn giống Xuân Ninh
- Áp dụng kĩ thuật chăn nuôi, phòng, trị bệnh theo quy trình của công ty Japfa comfeed.
- Xác định tỷ lệ nhiễm bệnh, biện pháp phòng trị bệnh và hiệu quả đạt được từ quy trình của công ty.
Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi thực hiện đề tài
3.4.1 Các chỉ tiêu cần theo dõi
- Cơ cấu của đàn nái sinh sản tại trại.
- Sức sinh sản của đàn lợn nái trong trại
- Các biện pháp vệ sinh phòng bệnh trong trại
- Lịch tiêm phòng vắc xin cho đàn lợn con nuôi theo mẹ tại trại.
- Tỷ lệ mắc bệnh của nái đẻ trong trại.
- Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh trên đàn lợn nái và đàn lợn con của trại.
- Số lợn con được thực hiện công tác ngoại khoa.
3.4.2 Phương pháp thực hiện đề tài
3.4.2.1 Phương pháp đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại
Chúng em tiến hành thu thập thông tin, số liệu tại trại trong suốt thời gian thực tập để có những đánh giá thiết thực và khách quan.
3.4.2.2 Phương pháp áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn nái và lợn con nuôi tại trại
- Phương pháp đánh giá tình hình chăn nuôi: để đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại chúng em tiến hành thu thập thông tin từ trại, kết hợp với kết quả theo dõi tình hình thực tế tại trang trại.
- Phương pháp áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn nái sinh sản nuôi tại trại: thực hiện các quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái chửa, lợn nái nuôi con và lợn con theo mẹ theo quy trình chăn nuôi của công ty Japfa comfeed.
- Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn: để xác định tình hình nhiễm bệnh trên đàn lợn, chúng em tiến hành theo dõi hàng ngày, thông qua phương pháp chẩn đoán lâm sàng Quan sát các biểu hiện như: trạng thái cơ thể, bộ phận sinh dục ngoài, dịch rỉ viêm, phân ghi chép vào sổ theo dõi hàng ngày Từ các triệu chứng thu thập được tiến hành chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn dưới sự hướng dẫn của kỹ sư trại.
3.4.2.3 Phương pháp xác định tình hình nhiễm, áp dụng và đánh giá hiệu quả quy trình phòng trị bệnh cho đàn lợn nái và lợn con nuôi tại trại
Quan sát tình trạng bên ngoài của vật nuôi, dựa vào các triệu chứng lâm sàng, theo dõi tình hình sức khỏe vật nuôi hằng ngày.
Bằng mắt thường xem xét màu, mùi sản dịch con nái xem con nái có bị viêm nhiễm không Xem xét sàn ô chuồng xem lợn con có bị tiêu chảy không
Nếu có tiến hành điều trị kịp thời để vật nuôi nhanh khỏi, giảm phí điều trị Trong chăn nuôi công nghiệp, nái nuôi ở mật độ đông nên khi xảy ra dịch bệnh lây lan nhanh Ngoài việc chăm sóc nuôi dưỡng tốt, sát trùng tiêu độc môi trường chăn nuôi cũng là khâu quan trọng trong chương trình phòng chống dịch bệnh Nếu khâu sát trùng, tiêu độc chuồng trại được thực hiện tốt ngay từ đầu thì sẽ đảm bảo được môi trường nuôi sạch, hạn chế được dịch bệnh xảy ra Ở trại trước khi lên chuồng hằng ngày toàn thể công nhân viên phải tắm sát trùng, thay đồ lao động mới lên chuồng Vật dụng chăn nuôi hằng ngày đều được sát trùng và thường xuyên phun sát trùng chuồng trại.
Bảng 3.1 Lịch sát trùng trại lợn nái Trong chuồng
Thứ Chuồng Chuồng cách vực chăn
Chuồng đẻ chuồng chửa ly nuôi
Phun sát trùng Phun sát trùng Phun sát Phun sát nhật trùng trùng trùng
Phun sát trùng Phun sát Phun sát
2 rắc vôi Phun sát trùng trùng toàn trùng toàn
+ rắc vôi đường đi trại trại
3 Phun sát Phun sát trùng + Quét hoặc rắc Phun sát Phun sát trùng rắc vôi đường đi vôi đường đi trùng trùng
4 sinh xuống Phun sát trùng Rắc vôi Rắc vôi diệt muỗi gầm
5 Phun ghẻ rắc men vi sinh Phun ghẻ diệt muỗi trùng xuống gầm
6 Phun sát Phun sát trùng
Phun sát trùng Phun sát Phun sát trùng + rắc vôi trùng trùng
7 Vệ sinh Vệ sinh tổng Vệ sinh tổng Vệ sinh
Rắc vôi tổng chuồng chuồng chuồng tổng khu
Trong chăn nuôi lợn giống việc tiêm phòng cho lợn nái chửa chiếm một vai trò hết sức quan trọng, để phòng chống các dịch bệnh nguy hiểm có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất sinh sản của đàn Vì vậy mỗi trang trại có một lịch tiêm vắc xin cho lợn nái riêng để việc tiêm phòng có hiệu quả tốt góp phần nâng cao và hạn chế lợn bị áp xe ở vị trí tiêm.
Bảng 3.2 Lịch tiêm phòng vắc xin trên lợn nái chửa
STT Phòng bệnh Đường tiêm lượng mang thai vắc xin
1 8 Circo Hội chứng còi cọc Tiêm bắp 2
2 9 E.coli Tiêu chảy Tiêm bắp 2
3 10 Disolvente Giả dại Tiêm bắp 2
Aftogen Lở mồm long móng 2
5 12 Circo Hội chứng còi cọc Tiêm bắp 2
6 13 E.coli Tiêu chảy Tiêm bắp 2
7 14 Dufamec Kí sinh trùng Tiêm dưới da 6
3.4.3 Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu thu thập được trong quá trình theo dõi thí nghiệm xử lý theo phần mềm Microsoft Excel 2007.