Kinh nghiệm phát triển sản phẩm du lịch đặc thù theo hướng bền vững của một số địa phương và bài học kinh nghiệm đối với tỉnh Quảng Ninh...24 1.4.1.. Hình 2.1: Đánh giá của chuyên gia về
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
-NGUYỄN THỊ HUYỀN
PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TỈNH QUẢNG NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI, NĂM 2018
luan van
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
-NGUYỄN THỊ HUYỀN
PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TỈNH QUẢNG NINH
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 60340410 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS TRẦN THỊ BÍCH HẰNG
HÀ NỘI, NĂM 2018
luan van
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêngtôi, được thực hiện trên cơ sở lý thuyết, nghiên cứu khảo sát tình hình thực tếdưới sự hướng dẫn của TS Trần Thị Bích Hằng Các số liệu, kết quả nghiên cứunêu trong luận văn hoàn toàn trung thực, chính xác, đảm bảo tính khách quan,khoa học Các tài liệu tham khảo có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Huyền
luan van
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy, cô giáo,đặc biệt là người hướng dẫn khoa học TS Trần Thị Bích Hằng đã hướng dẫn,chỉ bảo, giúp đỡ nhiệt tình tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận văn
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô khoa Sau đại học cùng tất cả cácthầy cô giáo của Trường Đại học Thương Mại đã giúp đỡ tôi trong quá trình họctập cũng như quá trình hoàn thành luận văn này
Tôi xin dành lời cảm ơn tới Sở Du lịch Quảng Ninh đã tạo điều kiện trongquá trình nghiên cứu và cung cấp các thông tin, số liệu để tôi có thể hoàn thànhluận văn của mình
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Huyền
MỤC LỤC
luan van
Trang 5LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG, BIỂU vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT viii
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài 2
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 4
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài 5
5 Phương pháp nghiên cứu đề tài 5
6 Ý nghĩa khoa khoa học và thực tiễn của đề tài 6
7 Kết cấu luận văn 7
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ THEO HƯỚNG BỀN VỮNG 8
1.1 Sản phẩm du lịch và sản phẩm du lịch đặc thù 8
1.1.1 Sản phẩm du lịch 8
1.1.2 Sản phẩm du lịch đặc thù 10
1.2 Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù theo hướng bền vững 13
1.2.1 Khái niệm phát triển sản phẩm du lịch đặc thù theo hướng bền vững 13
1.2.2 Yêu cầu và nguyên tắc phát triển sản phẩm du lịch đặc thù theo hướng bền vững 14
1.2.3 Nội dung phát triển sản phẩm du lịch đặc thù theo hướng bền vững 15
1.2.4 Các tiêu chí đánh giá phát triển sản phẩm du lịch đặc thù theo hướng bền vững 20
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm du lịch đặc thù theo hướng bền vững 21
1.3.1 Các yếu tố khách quan 21
1.3.2 Các yếu tố chủ quan 23
1.4 Kinh nghiệm phát triển sản phẩm du lịch đặc thù theo hướng bền vững của một số địa phương và bài học kinh nghiệm đối với tỉnh Quảng Ninh 24
1.4.1 Kinh nghiệm phát triển sản phẩm du lịch đặc thù theo hướng bền vững của một số địa phương trong nước 24
1.4.2 Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Quảng Ninh 27
luan van
Trang 6CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ
THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TỈNH QUẢNG NINH 29
2.1 Tổng quan về du lịch Tỉnh Quảng Ninh 29
2.1.1 Khái quát về tỉnh Quảng Ninh 29
2.1.2 Tình hình hoạt động du lịch của tỉnh Quảng Ninh 31
2.2 Kết quả nghiên cứu thực trạng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù theo hướng bền vững của Tỉnh Quảng Ninh 34
2.2.1 Thực trạng nội dung phát triển sản phẩm du lịch đặc thù theo hướng bền vững của Tỉnh Quảng Ninh 34
2.2.2 Các tiêu chí đánh giá thực trạng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù theo hướng bền vững của Tỉnh Quảng Ninh……… 52
2.3 Ảnh hưởng của các yếu tố đến phát triển sản phẩm du lịch đặc thù theo hướng bền vững của Tỉnh Quảng Ninh 57
2.3.1 Ảnh hưởng của các yếu tố khách quan 57
2.3.2 Ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan 60
2.4 Đánh giá chung về thực trạng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù theo hướng bền vững của Tỉnh Quảng Ninh 61
2.4.1 Thành công và nguyên nhân 61
2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân 63
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TỈNH QUẢNG NINH 65
3.1 Phương hướng và mục tiêu phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh 65
3.1.1 Phương hướng phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh 65
3.1.2 Mục tiêu phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh 65
3.2 Phương hướng và quan điểm phát triển sản phẩm du lịch đặc thù theo hướng bền vững tỉnh Quảng Ninh 66
3.2.1 Phương hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù theo hướng bền vững tỉnh Quảng Ninh 66
3.2.2 Quan điểm phát triển sản phẩm du lịch đặc thù theo hướng bền vững tỉnh Quảng Ninh 67
3.3 Một số giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù theo hướng bền vững tỉnh Quảng Ninh 67
3.3.1 Đẩy mạnh nghiên cứu thị trường, tuyên truyền, quảng bá hình ảnh điểm đến và giá trị tài nguyên du lịch đặc thù 68
luan van
Trang 73.3.2 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch đẩy mạnh phát triển sản phẩm dulịch đặc thù 683.3.3 Hoàn thiện chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản phẩm du lịchđặc thù 693.3.4 Phát triển cơ sở kinh doanh du lịch phù hợp 713.3.5 Tăng cường bảo tồn và phát huy các giá trị tài nguyên phát triển sản phẩm dulịch đặc thù………72
3.4 Một số kiến nghị……… ………73
KẾT LUẬN 74DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
luan van
Trang 8Bảng 2.1: Kết quả hoạt động du lịch của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2013 – 2017
Bảng 2.2: Tổng hợp các thông tin KDL đến Quảng Ninh
Bảng 2.3: Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch của Quảng Ninh
Bảng 2.4: Hệ thống cơ sở lưu trú của Quảng Ninh theo xếp hạng năm 2017
Bảng 2.5: Tình hình nhân lực du lịch tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2013- 2017
Bảng 2.6: Tiêu chí đánh giá các SPDL bền vững tỉnh Quảng Ninh
Bảng 2.7: Một số chỉ tiêu về kinh tế phát triển bền vững SPDL đặc thù tỉnh QuảngNinh
Bảng 3.1: Mục tiêu phát triển du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2020-2030
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
luan van
Trang 9Hình 2.1: Đánh giá của chuyên gia về công tác nghiên cứu thị trường khách mụctiêu
Hình 2.2: Đánh giá của KDL và chuyên gia về công tác tuyên truyền, quảng báhình ảnh điểm đến và giá trị TNDL đặc thù giai đoạn 2013-2017
Hình 2.3: Kết quả đánh giá của KDL và chuyên gia về thực trạng phát triển bền vững về văn hóa
xã hội các SPDL đặc thù tỉnh Quảng Ninh
Hình 2.4: Kết quả đánh giá của KDL và chuyên gia về thực trạng phát triển bềnvững về môi trường của các SPDL đặc thù tỉnh QuảngNinh 57
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
luan van
Trang 10Từ viết tắt Nghĩa của từ viết tắt
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(Association of Southeast Asian Nations)CLDV Chất lượng dịch vụ
GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)
HĐKD Hoạt động kinh doanh
HĐND Hội đồng nhân dân
TNTN Tài nguyên tự nhiên
TNNV Tài nguyên nhân văn
VH-XH Văn hóa – xã hội
VHTTDL Văn hóa, Thể thao và Du lịch
UBND Ủy ban nhân dân
UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc
(United Nations Educational Scientific and Cultural Organization)
UNWTO Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên hiệp quốc
(World Tourism Oganization)
luan van
Trang 111 Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, du lịch được coi là ngành công nghiệp không khói và là ngànhkinh tế mũi nhọn trong phát triển kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới Theo Tổchức Du lịch Thế giới (UNWTO) (2010), du lịch đang ngày càng trở thành công cụhiệu quả trong cuộc chiến chống đói nghèo trên thế giới do khả năng tạo ra nhiềuviệc làm và nguồn thu ngoại tệ lớn của nhiều quốc gia
Tại Việt Nam, những năm gần đây, ngành du lịch đã đóng góp vào tổng sảnphẩm quốc nội (GDP) khá cao (năm 2016 là 7%, năm 2017 là 7,5%) và dự kiếnnăm 2018 đạt 8-8,2% Bên cạnh đó, ngành du lịch cũng tạo ra tỷ lệ việc làm khá lớncho xã hội, góp phần không nhỏ trong việc hạn chế tỷ lệ thất nghiệp, tạo điều kiệnsống tốt hơn cho người dân khu vực nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số Ngoài ra,ngành du lịch nước ta còn thúc đẩy nhiều ngành kinh tế khác phát triển như ngànhhàng tiêu dùng, ngành thủ công truyền thống, ngành nông nghiệp,… Đây là lý do
mà ngành du lịch nước ta đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt mục tiêu chiếnlược đến năm 2020 phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
Tuy nhiên, để phấn đấu đạt mục tiêu nêu trên và ngày càng khẳng định được
vị trí quan trọng của ngành du lịch trong nền kinh tế quốc dân đòi hỏi Chính phủphải có sự chỉ đạo quyết liệt, thông suốt; tạo đầu mối phối hợp liên ngành, từ Trungương đến địa phương; có sự hỗ trợ thiết thực để ngành du lịch có thể huy động tổnglực khai thác tối ưu tài nguyên du lịch (TNDL), nâng cao năng lực cạnh tranh thuhút khách Trong đó, việc phát triển sản phẩm du lịch (SPDL) đặc thù theo hướngbền vững trên cơ sở tận dụng và phát huy tốt các TNDL đặc sắc, độc đáo có ý nghĩarất quan trọng Bởi lẽ, SPDL đặc thù sẽ tạo ra màu sắc riêng, không bị “đồng phục”,khó “sao chép” và là yếu tố rất hấp dẫn khách hàng Hơn thế, việc phát triển cácSPDL đặc thù theo hướng bền vững còn đảm bảo vừa khai thác, vừa gìn giữ và bảo
vệ tài nguyên, môi trường, đồng thời mang lại các giá trị kinh tế, văn hóa – xã hội(VH-XH) cả trước mắt lẫn lâu dài Đây là vấn đề mà bất cứ nền kinh tế nào cũngphải quan tâm trong giai đoạn hiện nay
Là điểm du lịch trọng điểm của Việt Nam và có tầm ảnh hưởng ở khu vựcĐông Nam Á, Quảng Ninh là tỉnh có nhiều tiềm năng và thế mạnh nổi trội để pháttriển SPDL quy mô lớn, chất lượng cao, trở thành trung tâm du lịch quốc tế Nhữngnăm gần đây, ngành “công nghiệp không khói” của Quảng Ninh đã có những bướcchuyển mình mạnh mẽ Bên cạnh việc nâng cao chất lượng dịch vụ (CLDV), cải
luan van
Trang 12quan trọng để du lịch Quảng Ninh phát triển bền vững (PTBV) trong thời gian tới.Thực tế cho thấy, trong những năm qua Quảng Ninh đã xây dựng và phát triển đượcmột số SPDL đặc thù như du lịch biển đảo, du lịch tâm linh nhưng mới chỉ gắn vớimột số địa điểm du lịch nổi tiếng (vịnh Hạ Long, chùa Yên Tử) nên dễ gây nhàmchán đối với du khách và khó có thể thu hút KDL quay trở lại
Để tiếp tục thu hút khách, một trong những yếu tố không thể thiếu được củaQuảng Ninh là cần xây dựng thêm những SPDL mới độc đáo, mang những nét đặctrưng riêng có của địa phương Thực tế, với những TNDL đặc sắc nêu trên cùngnhiều TNDL hấp dẫn khác (đảo Cô Tô, Quan Lạn, bãi Trà Cổ, làng chài Cửa Vạn,
…), Quảng Ninh hoàn toàn có thể phát triển các SPDL đặc thù khác như: du lịchnghỉ dưỡng, du lịch sinh thái Đây là những SPDL có thể giúp Quảng Ninh PTBVtrong thời gian tới
Xuất phát từ những căn cứ ở trên và dựa trên địa hướng phát triển của ngành
du lịch tỉnh Quảng Ninh, tác giả mạnh dạn lựa chọn nghiên cứu đề tài “Phát triển
sản phẩm du lịch đặc thù theo hướng bền vững tỉnh Quảng Ninh” làm đề tài luận
văn thạc sĩ kinh tế của mình
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Bàn đến phát triển SPDL đặc thù theo hướng bền vững đã được nhiều tác giả
đề cập tới, trong đó có một số công trình nghiên cứu tiêu biểu sau đây:
Các nghiên cứu liên quan đến phát triển du lịch bền vững (DLBV)
Bài báo khoa học Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển DLBV ở Việt Nam
của Phạm Trung Lương (2002) đã tiếp cận khoa học các vấn đề về phát triểnDLBV Cụ thể, bài viết đã tổng quan và hệ thống hóa một số nội dung lý luận vềphát triển DLBV như khái niệm, những nguyên tắc cơ bản, dấu hiệu nhận biết, môhình lý thuyết về phát triển DLBV; phân tích một số mô hình và kinh nghiệm quốc
tế Trên cơ sở đó, bài viết đã tiến hành khảo sát và phân tích thực trạng phát triển dulịch Việt Nam với các số liệu nghiên cứu từ năm 1992-2002, xác định một số vấn đề
cơ bản liên quan đến phát triển DLBV đối với Việt Nam và đề xuất một số giảipháp chính sách và thực tiễn cho phát triển DLBV ở Việt Nam
Valeriu và Elena-Manuela (2007), Cultural tourism and sustainable
development, Romanian Journal of Economic Forecasting Trong bài viết này, các
tác giả tập trung phân tích những tác động ảnh hưởng của các loại hình du lịch vănhóa đối với sự phát triển của một vùng, miền, khu vực kinh tế, xã hội Những tác
luan van
Trang 13cụ thể có được tổ chức tốt và được quản lý khoa học, cân đối giữa khai thác và bảotồn giá trị văn hóa, phát huy được yếu tố tích cực của giá trị văn hóa và huy độngđược sự tham gia tích cực của cộng đồng trong các hoạt động du lịch hay không.Khi các khía cạnh bền vững được thể hiện trong du lịch văn hóa thì sự đóng góp của
du lịch văn hóa đó cho sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương mang tính bềnvững
Các nghiên cứu liên quan đến SPDL và phát triển SPDL đặc thù
Các tác giả Nguyễn Văn Lưu (1998) trong cuốn Thị trường du lịch; Bùi Xuân Nhàn (2009), Marketing du lịch; V Seaton, M M Bennett (2004), Marketing
Tourism Products: Concepts, issues, cases, international; Nicole Haeusler (2016), Training “Regional Product Development “Support to Initiative of ASEAN intergration” in the Tourism Sector in Vietnam” đều bàn đều khái niệm về SPDL,
các yếu tố cấu thành SPDL, đặc điểm SPDL,… Bên cạnh đó, Nicole Haeusler còn
đề cập đến chính sách và những vấn đề căn bản của phát triển SPDL, bao gồm: cácchính sách chủ yếu trong phát triển SPDL (nên làm gì để phát triển SPDL, yêu cầucủa một điểm đến du lịch, chuỗi giá trị du lịch); các vấn đề căn bản của phát triểnSPDL (3 yếu tố cần thiết để phát triển SPDL hiệu quả, vai trò của Nhà nước trongphát triển SPDL),…
Tổng cục Du lịch (2016) trong Báo cáo xây dựng SPDL đặc thù vùng TâyNguyên (dự thảo) và Tổng cục Du lịch – Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch (2015)trong Kỷ yếu Hội thảo “Xây dựng SPDL đặc thù vùng Đồng bằng sông Hồng” đãkhái lược về khái niệm, đặc điểm, vai trò, yêu cầu và nguyên tắc của SPDL đặc thù;
đã có những gợi ý về xây dựng SPDL đặc thù cho vùng Tây Nguyên và vùng Đồngbằng sông Hồng
Bên cạnh đó, nhiều luận văn thạc sĩ cũng đã nghiên cứu phát triển SPDL đặc
thù Chẳng hạn, Trần Thị Yến Anh (2012), Phát triển SPDL đặc thù cho thị trường
KDL Pháp Trong đề tài đã tổng hợp những vấn đề lý luận cơ bản về SPDL; liên hệ
thực tế với SPDL của thủ đô, nghiên cứu đánh giá hệ thống SPDL của Hà Nội, đánhgiá các điểm mạnh, điểm yếu cũng như nghiên cứu nhu cầu thị trường khác du lịchPháp Từ đó định hướng xây dựng các SPDL đặc thù của Hà Nội cho thị trườngKDL Pháp cũng như đề xuất các giải pháp nhằm thu hút và kéo dài thời gian lưu trúcủa du khách Pháp
Phạm Thị Nhạn (2015), Nghiên cứu SPDL đặc tỉnh Thái Nguyên Đề tài
luan van
Trang 14lịch văn hóa, du lịch tâm linh
Nguyễn Văn Chất, Dương Đức Minh (2015), Xây dựng SPDL đặc thù cho
khu vực phía nam tỉnh Lâm Đồng; Lê Minh Dũng (2013), Nghiên cứu SPDL đặc thù của tỉnh Hậu Giang đã xác lập cơ sở khoa học cho việc xây dựng SPDL đặc
thù; từ đó nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp xây dựng SPDL đặc thù choLâm Đồng và Hậu Giang
Các nghiên cứu liên quan đến du lịch Quảng Ninh
Nguyễn Thị Lan Hương (2010), Nghiên cứu phát triển du lịch theo hướng
bền vững tại huyện đảo Vân Đồn – tỉnh Quảng Ninh Nghiên cứu đã lựa chọn Vân
Đồn để khảo sát và đề xuất giải pháp phát triển du lịch theo hướng bền vững tạihuyện đảo Vân Đồn
Đinh Thị Thùy Liên (2016), Quản lí Nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng
Ninh Đề tài luận văn thạc sĩ này đã nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn liên
quan đến nội dung QLNN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, trong đó có nội dung pháttriển SPDL
Có thể thấy, các công trình nghiên cứu trước đây đã xây dựng và phát triểnđược cơ sở lý luận về phát triển du lịch đặc thù gắn với các địa phương nhằm PTBVngành du lịch Các nghiên cứu cũng đã nhấn mạnh, vai trò tầm quan trọng cũng nhưcác nội dung trong phát triển du lịch đặc thù Tuy nhiên, các nghiên cứu trên mớichỉ tập trung nghiên cứu về xây dựng các loại sản phẩm đặc thù tùy theo bối cảnh,đặc thù của từng địa phương, mà chưa chuyên sâu vào nội dung và tiêu chí pháttriển các SPDL đặc thù theo hướng bền vững Đây cũng chính là khoảng trốngnghiên cứu sẽ được đề tài kế thừa các vấn đề lý luận trước đây để hình thành, pháttriển các lý luận và vận dụng nghiên cứu thực tiễn nội dung và tiêu chí phát triểnSPDL đặc thù theo hướng bền vững của tỉnh Quảng Ninh
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đề xuất được một số giải pháp và kiến nghịchủ yếu để phát triển SPDL đặc thù theo hướng bền vững cho ngành du lịch tỉnhQuảng Ninh
Để đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài cần giải quyết được 3nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về phát triển SPDLđặc thù theo hướng bền vững
luan van
Trang 15những thành công, hạn chế trong phát triển SPDL đặc thù theo hướng bền vững.
- Nhận dạng các quan điểm và đề xuất một số giải pháp, kiến nghị có tínhkhả thi nhằm phát triển SPDL đặc thù theo hướng bền vững của tỉnh Quảng Ninhtrong giai đoạn tới
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là một số vấn đề lý luận và thực tiễn vềphát triển SPDL đặc thù theo hướng bền vững tỉnh Quảng Ninh
Phạm vi nghiên cứu đề tài:
- Về nội dung nghiên cứu: đề tài giới hạn nghiên cứu nội dung phát triểnSPDL theo hướng bền vững (với 3 nhóm nội dung: phát triển nhu cầu, phát triểncung và tạo lập môi trường phát triển SPDL theo hướng bền vững), các tiêu chíđánh giá phát triển SPDL theo hướng bền vững và các yếu tố ảnh hưởng đến pháttriển SPDL đặc thù theo hướng bền vững
- Về không gian nghiên cứu: Đề tài giới hạn nghiên cứu tại tỉnh Quảng Ninh
- Về thời gian: Đề tài giới hạn sử dụng dữ liệu thứ cấp (DLTC) trong giaiđoạn 5 năm trở lại đây (2013 – 2017); thực hiện khảo sát khách du lịch (KDL) vàchuyên gia để thu thập dữ liệu sơ cấp (DLSC) trong tháng 4/2018 và định hướng đềxuất giải pháp đến 2020, tầm nhìn năm 2030
5 Phương pháp nghiên cứu đề tài
Phương pháp thu thập dữ liệu
Trang 16phát triển SPDL đặc thù theo hướng bền vững tỉnh Quảng Ninh được thiết kế theothang đo 5 khoảng cách với 1 là mức thấp nhất và 5 là mức cao nhất (xem Mẫukhảo sát ở phụ lục 1).
+ Thời gian khảo sát: Tháng 5 /2018
+ Số lượng phiếu phát ra: 300 phiếu, số phiếu thu về 292 phiếu, trong đó có
286 phiếu (95,33%) có giá trị phân tích
- Phương pháp khảo sát chuyên gia:
+ Đối tượng khảo sát: cán bộ QLNN về du lịch của Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch (VHTTDL), Tổng cục Du lịch, Sở Du lịch Quảng Ninh; nhà quản trị cấpcao của các DNLH có khai thác các điểm đến du lịch Quảng Ninh trong tour; cácgiảng viên các trường Đại học, Cao đẳng du lịch của Hà Nội và Quảng Ninh;…
+ Nội dung khảo sát: Nội dung khảo sát chuyên gia thông qua phiếu khảo sátlấy ý kiến chuyên gia Mẫu khảo sát bao gồm 2 phần Trong đó, các câu hỏi đánhgiá phát triển SPDL đặc thù theo hướng bền vững tỉnh Quảng Ninh được thiết kếtheo thang đo 5 khoảng cách với 1 là mức thấp nhất và 5 là mức cao nhất (xem Mẫukhảo sát ở phụ lục 2)
+ Thời gian khảo sát: Tháng 5 /2018
+ Số lượng phiếu phát ra: 100 phiếu, số phiếu thu về 94 phiếu, trong đó có
94 phiếu (94%) có giá trị phân tích
Phương pháp phân tích dữ liệu
- Phương pháp thống kê: Đề tài sử dụng phần mềm excel để thống kê và xử
lý các DLSC đã khảo sát KDL và chuyên gia
- Phương pháp tổng hợp: Đề tài sử dụng phương pháp tổng hợp để tổng hợpcác DLTC có liên quan
- Phương pháp so sánh: Được sử dụng để so sánh kết quả hoạt động kinhdoanh, các nội dung và tiêu chí phát triển SPDL đặc thù theo hướng bền vững tỉnhQuảng Ninh giai đoạn 2013-2017
- Phương pháp phân tích và đánh giá: Được sử dụng để phân tích DLSC vàDLTC thu được, kết quả so sánh dữ liệu; đánh giá thực trạng phát triển SPDL đặcthù theo hướng bền vững tỉnh Quảng Ninh
6 Ý nghĩa khoa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa về khoa học: đề tài đã góp phần hệ thống hóa và phát triển các lý
luận về SPDL, SPDL đặc thù, phát triển SPDL đặc thù theo hướng bền vững
luan van
Trang 17số chính sách QLNN nhằm phát triển một số loại hình SPDL sinh thái và biển đảo,
… mang tính đặc thù cho tỉnh Quảng Ninh Điều này góp phần giúp cho các doanhnghiệp và các nhà quản lý du lịch đa dạng hóa SPDL và lựa chọn phát triển SPDLđặc thù
Đề tài còn là TLTK có ý nghĩa cho các sinh viên và cao học viên khối ngành
du lịch, quản lý kinh tế nghiên cứu và học tập
7 Kết cấu luận văn
Nội dung chính của đề tài được kết cấu làm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển SPDL đặc thùtheo hướng bền vững
Chương 2: Thực trạng phát triển SPDL đặc thù theo hướng bền vững tỉnhQuảng Ninh
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị phát triển SPDL đặc thù theohướng bền vững tỉnh Quảng Ninh
luan van
Trang 18và còn nhiều quan điểm chưa thống nhất
Ở nước ngoài, nổi lên một số khái niệm như sau:
Trong Từ điển Thuật ngữ Du hành và Du lịch của S.Medlik (2004) đưa rakhái niệm “SPDL, theo nghĩa hẹp, được hiểu là bất kỳ thứ gì du khách mua, theonghĩa rộng hơn, đó là một kết hợp giữa những gì du khách làm và những cơ sở giảitrí, tham quan, những phương tiện và dịch vụ mà du khách sử dụng để làm cho nóthành hiện thực”
Theo Michael M.Coltman (1998), “SPDL là một tổng thể bao gồm các thànhphần không đồng nhất hữu hình và vô hình tính hữu hình của nó được thể hiện cụthể như thức ăn, đồ uống, các sản phẩm lưu niệm còn tính vô hình của nó đượcthể hiện đó là các loại hình DVDL, các dịch vụ bổ trợ khác”
Robert Christie Mill (2004) lại cho rằng “SPDL có bốn chiều định vị: Điểmhấp dẫn du lịch; Các CSVCKT du lịch; Vận chuyển du lịch; Lòng hiếu khách”
Trong khi đó, UNWTO (2001) cho rằng “SPDL là sự tổng hợp của 3 yếu tốcấu thành: (i) kết cấu hạ tầng du lịch, (ii) TNDL và (iii) cơ sở vật chất kỹ thuật(CSVCKT), dịch vụ, lao động và quản lý du lịch" Thực tế cho thấy, khái niệm củaUNWTO là “bao trùm" và thể hiện đầy đủ những gì chứa đựng trong một SPDL
Ở nước ta, SPDL cũng đã được nhiều cá nhân, tổ chức bàn đến:
Theo Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch (2000), “SPDL tổng thể của mộtđiểm đến là sự hòa trộn mang tính quy luật của các giá trị tự nhiên và nhân văn, cácgiá trị vật thể và phi vật thể chứa đựng trong không gian của một điểm đến SPDLtổng thể sẽ đem lại cho du khách những ấn tượng và cảm xúc đặc trưng nhất về mộtđiểm đến”
Theo quan điểm marketing, SPDL được hiểu theo nghĩa hẹp, SPDL đơn giản
là những cái du khách mua để phục vụ cho chuyến đi du lịch (dịch vụ vận chuyển,
luan van
Trang 19thường được gọi chung là các NCC dịch vụ du lịch (DVDL) (theo Bùi Xuân Nhàn,2009) Như vậy, sản phẩm của doanh nghiệp lữ hành (DNLH) chính là các chươngtrình du lịch được thực hiện (sản phẩm trọn gói) Và khi du khách chỉ mua và sửdụng một trong các dịch vụ trọn gói thì được gọi là sản phẩm đơn lẻ
Khái niệm SPDL cũng đã được Luật Du lịch Việt Nam (2017) thống nhất:
“SPDL là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của KDL trong chuyến
đi du lịch” Theo khái niệm này, SPDL đơn thuần chỉ là các hoạt động DVDL như:các dịch vụ lữ hành, dịch vụ vận chuyển khách, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống,dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ thông tin hướng dẫn và các dịch vụ khác nhằm đápứng nhu cầu của KDL
Trong các khái niệm nêu trên hầu hết đều xem xét khái niệm SPDL dưới góc
độ các thành phần cấu thành SPDL hoặc các DVDL phục vụ khách trong tour
Trong phạm vi đề tài này sẽ tập trung nghiên cứu về SPDL của một điểmđến Vì vậy, tác giả lựa chọn và sử dụng khái niệm SPDL của Viện Nghiên cứuPhát triển Du lịch Điều này cũng có nghĩa, SPDL được xem xét ở phạm vi rộng,cấu thành không chỉ bởi giá trị TNDL mà còn các DVDL, hình ảnh điểm đến,… mà
du khách được trải nghiệm trọn vẹn trong không gian của điểm đến
1.1.1.2 Đặc điểm sản phẩm du lịch
SPDL là loại sản phẩm đặc biệt, nó không phải sản phẩm lao động cụ thểbiểu hiện dưới hình thái vật chất mà là sản phẩm vô hình biểu hiện bằng nhiều loạidịch vụ Do vậy SPDL chủ yếu có các đặc điểm dưới đây:
- Có tính tổng hợp và đa dạng: SPDL là sự tổng hợp từ nhiều thành phần nhưgiá trị hấp dẫn của TNDL, các dịch vụ cấu thành trong tour,… Bên cạnh đó, SPDL
có sự đa dạng bởi chính sự đa dạng về điểm đến, loại hình du lịch, các dịch vụ cấuthành,…
- Có tính vô hình: SPDL về cơ bản là không cụ thể, không tồn tại dưới dạngvật thể Thành phần chính của SPDL là dịch vụ (thường chiếm 80% - 90% về mặtgiá trị), phần vật chất chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ Chính vì vậy, SPDL không thể baogói và cung cấp đến tay khách hàng
- Có tính đồng thời: Phần lớn quá trình tạo ra và tiêu dùng các SPDL diễn rađồng thời về không gian và thời gian Do vậy, để tạo ra sự ăn khớp giữa sản xuất vàtiêu dùng là rất khó khăn Với đặc tính này, người mua không thể kiểm nghiệm chấtlượng SPDL trước khi quyết định mua và tiêu thụ SPDL Họ chỉ có thể đánh giá
luan van
Trang 20chất lượng chính xác chỉ sau khi đã tiêu dùng sản phẩm Điều này đặt ra yêu cầu đốivới các NCC SPDL là phải thường xuyên nghiên cứu, tiếp nhận những đánh giá củakhách đối với SPDL Đấy là nhân tố quan trọng để việc KDDL thành công.
- Có tính không ổn định: SPDL có tính không ổn định về chất lượng, bởi lẽ,SPDL có tính vô hình, không sản xuất trước được và không thể kiểm định, đánh giátrước SPDL và loại bỏ những SPDL không đảm bảo trước tiêu dùng Hơn thế,SPDL phụ thuộc rất nhiều vào năng lực, thái độ, tình cảm của nhân viên phục vụ;vào tâm lý của khách hàng,… Chính vì vậy, SPDL dù có cùng loại hình, cùng điểmđến nhưng có thể được cảm nhận giá trị khác nhau ở các lần khác nhau, bởi cáckhách hàng khác nhau
- Có tính thời vụ: Tính thời vụ của SPDL được biểu hiện ở những loại hình
du lịch theo thời vụ như: Du lịch nghỉ biển (vào mùa hè); nghỉ núi trượt tuyết (vàomùa đông) Do vậy, để khắc phục tính thời vụ trong KDDL cần tạo ra nhiều dịch vụ
bổ sung hoặc những giá trị gia tăng khác trong mỗi SPDL
- Có tính không lưu kho: Là một loại sản phẩm dịch vụ cho nên SPDL cótính chất không thể dự trữ như sản phẩm vật chất nói chung Do SPDL không tồn tạiquá trình “sản xuất” độc lập kết quả “sản xuất" lại không biểu hiện bằng hiện vật cụthể nên giá trị của nó được chuyển dịch từng bước trong quá trình mỗi lần tiêu thụsản phẩm Tính không thể dự trữ của SPDL cho thấy trong việc sản xuất SPDL vàthực hiện giá trị phải lấy việc mua thực tế của du khách làm tiền đề
- Là cả quá trình từ khi nhận được yêu cầu của khách hàng đến khi kháchhàng ra về: SPDL thường được tạo ra gắn liền với yếu tố TNDL tại điểm đến và dukhách chỉ có thể sử dụng SPDL khi đã đến trực tiếp điểm đến mà không thể dùngthử sản phẩm trước khi quyết định mua sản phẩm hoặc trước khi đi du lịch
luan van
Trang 21trường tự nhiên và xã hội, bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng các SPDL đặc thù,chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh trong khu vực và thế giới” Tuy nhiên, trongđánh giá kết quả thực hiện Chiến lược phát triển du lịch giai đoạn 2001 - 2010 cùaTổng cục Du lịch năm 2011 đã chỉ ra rằng hiện nay chúng ta vẫn chưa có SPDL đặcthù mà đối với du lịch, sự nổi bật và khác biệt là rất quan trọng Vậy SPDL đặc thù
là gì?
Theo Phạm Trung Lương (2005), “SPDL đặc thù là những sản phẩm có đượcyếu tố hấp dẫn, độc đáo, duy nhất, nguyên bản và đại diện về TNDL (tự nhiên vànhân văn) cho một lãnh thổ, điểm đến du lịch; với những dịch vụ không chỉ làmthỏa mãn nhu cầu, mong đợi của du khách mà còn tạo được ấn tượng bởi tính độcđáo và sáng tạo”
Tổng cục Du lịch (2016) cũng đưa ra một vài khái niệm:
“SPDL đặc thù là những SPDL được xây dựng dựa trên các giá trị đặc thùđộc đáo (có thể là duy nhất), nguyên bản của TNDL; dựa trên các giá trị đặc sắc,thành tựu nổi trội của nền kinh tế - xã hội, khoa học kỹ thuật… của mỗi điểm đến,mỗi địa phương, mỗi vùng và mỗi quốc gia với những dịch vụ không chỉ làm thỏamãn nhu cầu của KDL mà còn tạo được những ấn tượng bởi tính độc đáo (duynhất), sáng tạo… trong lòng du khách.”
“SPDL đặc thù là những sản phẩm có khả năng tạo nên thương hiệu du lịch,hình ảnh du lịch; tạo nên sự khác biệt giữa điểm du lịch này với điểm du lịch khác(giữa địa phương này với địa phương khác, giữa vùng này với vùng khác, giữa quốcgia này với quốc gia khác) Tuy nhiên, tính hấp dẫn của SPDL đặc thù còn phụthuộc vào thị hiếu, phù hợp với nhu cầu của từng thị trường khách du lịch; có thểhấp dẫn với thị trường này, nhưng lại không hấp dẫn với thị thị trường khác.”
Từ những khái niệm nêu trên, điều đầu tiên cần phải khẳng định SPDL đặcthù trước hết là SPDL của một điểm đến Như vậy, khi xây dựng SPDL đặc thù thìngoài việc phát huy được các giá trị tài nguyên có tính đặc trưng cao nhất còn cầnphải tính đến tính khả thi và thị trường của các sản phẩm này Bởi có những yếu tốđộc đáo với thị trường này lại chưa độc đáo với thị trường khác, hoặc sản phẩm nàyđặc thù nhưng có sức hấp dẫn với thị trường này nhưng chỉ đặc thù chứ không hấpdẫn với thị trường khác Do vậy, luôn phải xác định thị trường trọng điểm từ đó mớixác định các sản phẩm đặc thù cụ thể
1.1.2.2 Vai trò của sản phẩm du lịch đặc thù
SPDL đặc thù có những vai trò cơ bản sau đây:
luan van
Trang 22- Tạo sự khác biệt, đặc trưng hóa trong du lịch của điểm đến địa phương,vùng hay quốc gia
SPDL đặc thù được hình thành từ những TNDL có tính đặc sắc, độc đáo, chonên nó có khả năng tránh được “tính độc phục” trên thị trường, tạo nét riêng củađiểm đến Chính nét riêng đó giúp điểm đến có thể được phân biệt với các điểm đếnkhác, dễ được khách hàng nhận biết
- Góp phần tạo dựng hình ảnh, thương hiệu du lịch của điểm đến, địa phươngvùng hay quốc gia
SPDL đặc thù chứa đựng các giá trị TNDL độc đáo, các DVDL hấp dẫn.Nhờ vậy, điểm đến, địa phương, vùng hay quốc gia có được hình ảnh đẹp hơn trongmắt khách hàng, có thương hiệu du lịch mạnh hơn trên thị trường
- Góp phần tạo lợi thế cạnh tranh, hấp dẫn và thu hút khách cho điểm đến,địa phương, vùng hay quốc gia
Chính sự khác biệt, độc đáo và đặc sắc của SPDL đặc thù cùng với hình ảnhđẹp, thương hiệu du lịch mạnh giúp điểm đến, địa phương, vùng hay quốc gia có thểtạo được lợi thế cạnh tranh trên thị trường Vì vậy, điểm đến, địa phương, vùng hayquốc gia đó có khả năng hấp dẫn và thu hút được nhiều khách hàng hơn
so với các địa phương còn lại và tương ứng sẽ là sản phẩm đặc trưng trong vùng,tuy nhiên cũng loại tài nguyên đó trên bình diện toàn quốc thì lại không có sự khácbiệt và độc đáo so với loại sản phẩm này ở vùng khác
- Thường có tính độc đáo, đặc sắc: là những sản phẩm được xây dựng dựatrên giá trị đặc sắc, độc đáo/duy nhất, nguyên bản và đại diện của TNDL (tự nhiên
và nhân văn) cho một lãnh thổ/ điểm đến du lịch với những dịch vụ không chỉ làmthỏa mãn nhu cầu/mong đợi của du khách mà còn tạo được ấn tượng bởi tính độcđáo và sáng tạo
- Mang tính duy nhất của từng địa phương, vùng hay quốc gia, được xác định
về tính đặc thù có sự đại diện cho địa phương là cấp vùng hay đại diện cho vùng làcấp quốc gia
luan van
Trang 231.2 Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù theo hướng bền vững
1.2.1 Khái niệm phát triển sản phẩm du lịch đặc thù theo hướng bền vững
Để đưa ra khái niệm phát triển SPDL đặc thù theo hướng bền vững, trước hếtcần phải làm rõ các khái niệm “phát triển”, “PTBV” và “phát triển SPDL”
“Phát triển” là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực Cụm từnày đã được giải nghĩa rõ ràng trong nhiều từ điển (Từ điển tiếng Việt, Từ điển Hán– Việt, Từ điển Oxford,…) Về cơ bản, “phát triển” được hiểu là việc biến đổi từ ítđến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp, là sự gia tăng dần củamột sự vật theo hướng tiến bộ hơn, mạnh hơn Nói cách khác, “phát triển” là sựtăng lên cả về lượng và chất
“PTBV” cũng đã được bàn đến trong nhiều nghiên cứu Thuật ngữ “PTBV”xuất hiện lần đầu năm 1980 trong Chiến lược bảo tồn Thế giới (của Hiệp hội Bảotồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) được hiểu là: “Sự pháttriển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôntrọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh tháihọc” Đến năm 1987, khái niệm này đã được phổ biến rộng rãi bởi Báo cáoBrundtland của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới - WCED (nay là Ủy banBrundtland) “PTBV là sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại màkhông ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệtương lai ” Như vậy, PTBV đề cập đến 3 khía cạnh phát triển kinh tế, xã hội vàmôi trường cả trước mắt và lâu dài
“Phát triển SPDL” là thuật ngữ chưa được đề cập rộng rãi Tuy nhiên, Tiến sĩNicole Haeusler cũng đã chỉ rõ: Việc phát triển SPDL nên:
- Có tính xác thực: phản ánh được thuộc tính duy nhất của điểm đến
- Có sự ủng hộ của cộng đồng dân cư tại điểm đến
- Có sự tôn trọng môi trường tự nhiên, VH-XH, không được phá hủy chúngdưới bất cứ hình thức nào
- Có sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh, sự phát triển phải tránh được “tínhđồng phục/ sao chép”
Có thể thấy, quan niệm của Nicole Haeusler cũng đã tiếp cận theo hướngphát triển bền vững và phải tạo nên được tính đặc thù trong SPDL của điểm đến.Đây là quan niệm khá phù hợp với quan điểm nghiên cứu của đề tài này
Từ các khái niệm về SPDL đặc thù, phát triển, PTBV và phát triển SPDL nêu
trên, trong phạm vi nghiên cứu này, có thể khái niệm: “Phát triển SPDL đặc thù là
việc phát triển SPDL dựa vào khai thác giá trị tài nguyên đặc thù, độc đáo (có thể
luan van
Trang 24là duy nhất) của điểm đến trên cơ sở ủng hộ của cộng đồng địa phương để thỏa mãn được nhu cầu của KDL và tạo được ấn tượng bởi tính độc đáo (duy nhất), sáng tạo… đối với du khách Đồng thời, việc khai thác giá trị tài nguyên đó cũng phải mang lại các giá trị kinh tế, VH-XH và môi trường trong hiện tại cũng như tương lai.”
1.2.2 Yêu cầu và nguyên tắc phát triển sản phẩm du lịch đặc thù theo hướng bền vững
1.2.2.1 Yêu cầu phát triển sản phẩm du lịch đặc thù theo hướng bền vững
Việc phát triển SPDL đặc thù theo hướng bền vững cần phải thỏa mãn 3 yêucầu cơ bản sau đây:
- Xác định được giá trị TNDL đặc sắc và sự phân bố của chúng theo khônggian
Việc phát triển SPDL phải định hình rõ được loại hình du lịch, các DVDL đikèm để nâng cao hiệu quả trải nghiệm và thỏa mãn tốt nhất nhu cầu khách hàng Vìvậy, khi phát triển SPDL đặc thù, cần phải xác định rõ được điểm đến có TNDL cógiá trị đặc sắc không? Chúng được phân bố như thế nào, địa hình không gian ra sao,
có khả năng khai thác không, khai thác có hiệu quả không,…? Từ đó mới có thểquyết định lựa chọn, thiết kế và phát triển các SPDL thực sự độc đáo, khác biệt, hấpdẫn
- Xác định được SPDL đặc thù và các thành phần tạo nên SPDL đặc thù Sảnphẩm phải có nét đặc thù riêng biệt để tạo ra thương hiệu và sức cạnh tranh lớntrong thị trường khu vực
Việc phát triển SPDL đặc thù cần trả lời được các thành phần cấu thành củaSPDL đặc thù là gì Nghĩa là phải trả lời được TNDL được khai thác có giá trị đặcsắc về tự nhiên hay nhân văn, loại hình du lịch sẽ phát triển có thể phù hợp vớinhững DVDL nào,… để có thể tạo nên một SPDL trọn vẹn, tổng thể, ấn tượng với
du khách; khác biệt và cạnh tranh tốt với đối thủ
- Đầu tư khai thác có hiệu quả các giá trị TNDL đặc sắc để hình thành vàphát triển SPDL đặc thù
Việc phát triển SPDL đặc thù cần phải có sự đầu tư nghiêm túc, tương xứng
về các điều kiện khác ngoài TNDL đặc sắc như CSHT và CSVCKT du lịch, nhânlực du lịch, các chính sách phát triển du lịch, phát triển SPDL đặc thù, về cầu, vềliên kết, hợp tác Có như vậy, việc khai thác các giá trị TNDL đặc sắc mới đảm bảohiệu quả, thật sự tạo nên được các SPDL đặc thù
1.2.2.2 Nguyên tắc phát triển sản phẩm du lịch đặc thù theo hướng bền vững
luan van
Trang 25- Giá trị TNDL đặc sắc được xác định, phân loại rõ ràng theo từng cấp độ(quốc gia, vùng miền, địa phương) Sản phẩn phải được phát triển một cách hệthống và đồng bộ đúng với chức năng được quy định trong hệ thống Tránh sự pháttriển manh mún trùng lặp ảnh hưởng đến sức hấp dẫn tổng thể và sự bền vững vềcấu trúc.
- Tập trung phát triển tại những khu vực phân bố TNDL đặc sắc Sản phẩmphải phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện KT-XH đặc thù của địa phương vàkhả năng đầu tư sản xuất của doanh nghiệp để tiết kiệm chi phí đem lại lợi nhuậncao
- Phải nhận được sự hỗ trợ, ủng hộ của cộng đồng địa phương, phải đem lạilợi ích bền vững cả về kinh tế, VH-XH và môi trường Nguyên tắc chủ đạo vàxuyên suốt quá trình xây dựng và phát triển SPDL tổng thể là PTBV: thỏa mãn cácnhu cầu du lịch của thị trường; đem lại hiệu quả KT-XH lớn cho điểm đến màkhông làm suy giảm quá nhiều chất lượng của tài nguyên và môi trường trong tươnglai
1.2.3 Nội dung phát triển sản phẩm du lịch đặc thù theo hướng bền vững
Có nhiều cách tiếp cận phát triển SPDL đặc thù theo hướng bền vững: pháttriển các nhân tố cấu thành SPDL; phát triển các yếu tố thu hút và phục vụ kháchhàng, phát triển các điều kiện phát triển SPDL; phát triển cung – cầu và môi trườngphát triển SPDL; phát triển về lượng và chất của SPDL;… Trong phạm vi nghiêncứu này, đề tài chọn lựa tiếp cận nội dung theo hướng phát triển cung – cầu và môitrường phát triển SPDL Đây là cách tiếp cận toàn diện nhất để có thể phát triểnSPDL đặc thù theo hướng bền vững Điều này có nghĩa là, để phát triển SPDL đặcthù theo hướng bền vững cần phải phát triển nhu cầu đối với SPDL đặc thù theohướng bền vững, khả năng cung SPDL đặc thù theo hướng bền vững và tạo lập môitrường cho phát triển SPDL đặc thù theo hướng bền vững Vì vậy, phát triển SPDLđặc thù theo hướng bền vững được xác lập gồm 3 nhóm nội dung:
1.2.3.1 Phát triển nhu cầu đối với sản phẩm du lịch đặc thù theo hướng bền vững
(1) Tổ chức nghiên cứu thị trường khách mục tiêu
Mục tiêu của hoạt động nghiên cứu thị trường khách mục tiêu là nhằm nhậndạng rõ thị trường khách hàng mục tiêu (hiện tại và tiềm năng); phát hiện mongmuốn, sở thích, thị hiếu, xu hướng nhu cầu và sức mua của từng phân khúc thịtrường khách hàng mục tiêu đối với các SPDL đặc thù theo hướng bền vững Việcnghiên cứu thị trường khách mục tiêu phải trả lời được khách hàng có nhu cầu trải
luan van
Trang 26nghiệm loại hình du lịch, cụm du lịch, tuyến, điểm du lịch nào? Các yêu cầu về loạihình, thứ hạng, chất lượng DVDL? Thời gian ưa thích trải nghiệm SPDL?
Việc nhận dạng chính xác nhu cầu thị trường khách mục tiêu sẽ là cơ sở quantrọng để địa phương định hướng lựa chọn khai thác giá trị TNDL đặc thù phát triểncác loại hình du lịch phù hợp cho từng phân khúc thị trường khách Việc phát triểnSPDL đặc thù theo hướng bền vững cũng cần đảm bảo cả về lượng và chất, có sứccạnh tranh cao để thu hút khách và đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng
(2) Tuyên truyền, quảng bá hình ảnh điểm đến và giá trị TNDL đặc thù nhằm nâng cao nhận thức, nhu cầu và hành vi mua của khách hàng về SPDL đặc thù theo hướng bền vững
Thực tế, có nhiều địa phương có thể đáp ứng được nhu cầu khách hàng vềloại hình du lịch, DVDL, thời gian du lịch,… Tuy nhiên, để tạo được lợi thế cạnhtranh thu hút khách đến, mỗi địa phương cần phải dựa vào giá trị TNDL đặc sắc,độc đáo để tạo nên được những SPDL đặc thù, khác biệt, duy nhất trên thị trường.Chính ở giá trị đặc thù của SPDL không chỉ lôi kéo mà còn có khả năng duy trì,phát triển thị trường khách mục tiêu
Do đó, cùng với việc nghiên cứu phát triển và cung ứng SPDL đặc thù, địaphương cần tăng cường tuyên truyền, thông tin, quảng bá hình ảnh điểm đến, giá trịTNDL nhằm nâng cao nhận biết và nhận thức của KDL đối với giá trị TNDL đặcsắc, với các SPDL đặc thù theo hướng bền vững Nhờ vào sự so sánh và nhận biếthình ảnh điểm đến, của các SPDL đặc thù, của các giá trị trải nghiệm mà KDL cóthể nhận được từ các SPDL đặc thù, riêng có; cùng với trách nhiệm xã hội trongphát triển SPDL theo hướng bền vững về kinh tế, văn hóa – xã hội và môi trườngcho và vì cộng đồng sẽ khơi gợi được nhu cầu của KDL; sẽ nhận được sự hưởngứng của KDL và sẽ tác động tích cực vào hành vi mua của KDL đối với các SPDLđặc thù theo hướng bền vững
Việc tuyên truyền, thông tin, quảng bá về SPDL đặc thù theo hướng bềnvững cần được triển khai đa dạng về nội dung và hình thức ở cả trong và ngoàinước Trong đó, nội dung quảng bá cần chú trọng vào hình ảnh của điểm đến; giá trịTNDL đặc thù; tính độc đáo, duy nhất của SPDL;… địa phương cũng nên triển khainhiều hình thức quảng bá khác nhau, phù hợp với mỗi phân khúc thị trường khách:Xây dựng các chương trình quảng bá trên các kênh truyền hình trong và ngoàinước; Thu hút các đoàn phim trong và ngoài nước lựa chọn điểm đến gắn vớiTNDL đặc thù của địa phương làm bối cảnh phim; Xây dựng các quầy thông tin dulịch tại sân bay, nhà ga, cửa khẩu, trạm dừng du lịch; Quảng cáo bằng pano – áp
luan van
Trang 27phích ở các tuyến, điểm giao thông; Tổ chức và tham gia hội thảo, hội nghị chuyên
đề xúc tiến du lịch;…
1.2.3.2 Phát triển cung sản phẩm du lịch đặc thù theo hướng bền vững
Phát triển cung SPDL đặc thù theo hướng bền vững thực chất là việc pháttriển các năng lực khai thác TNDL đặc thù nhằm tạo ra được các SPDL đặc thù theohướng bền vững; có ý nghĩa quốc tế, quốc gia, vùng và địa phương đáp ứng và thỏamãn tốt nhu cầu của các phân khúc thị trường khách hàng trong và ngoài nước cả về
số lượng và chất lượng Vì vậy, phát triển cung SPDL đặc thù theo hướng bền vữngbao gồm 5 nội dung sau đây:
(1) Đánh giá giá trị TNDL đặc thù và khả năng khai thác hợp lý các loại hình du lịch dựa trên TNDL đặc thù
- Đánh giá và phân loại TNDL đặc thù: Cần tổ chức kiểm kê, đánh giá toàn
bộ TNDL, trên cơ sở giá trị của TNDL, xác định các TNDL đặc thù và tiến hànhphân nhóm TNDL có ý nghĩa quốc tế và quốc gia, vùng và địa phương
- Đánh giá khả năng khai thác các loại hình du lịch dựa trên TNDL đặc thù:Với mỗi nhóm TNDL đặc thù, cần phân tích đặc tính của tài nguyên (TNTN hay tàinguyên văn hóa; tài nguyên biển, sông, hồ, núi hay làng nghề truyền thống, nghệthuật dân gian,…); từ đó cân nhắc, xem xét khả năng và lựa chọn khai thác pháttriển loại hình du lịch phù hợp
(2) Phát triển hệ thống cơ sở KDDL có khả năng khai thác bền vững SPDL đặc thù
- Phát triển hệ thống DNLH có khả năng xây dựng và cung ứng CTDL đặcthù theo hướng bền vững:
Phát triển số lượng DNDL, đa dạng quy mô, hình thức sở hữu DNLH; đặcbiệt tập trung phát triển những tập đoàn, DNLH quy mô lớn, tiềm lực mạnh, đủnăng lực để có thể định hướng khai thác TNDL đặc thù và phát triển các SPDL đặcthù phù hợp cho từng phân khúc thị trường khách
Trên cơ sở các loại hình du lịch đã được định hướng khai thác và phát triển
từ các TNDL đặc thù, mỗi DNLH cần có sự lựa chọn riêng, phù hợp điều kiện thịtrường, khả năng cung của doanh nghiệp để chọn lựa đối tác, sắp xếp DVDL vàthiết kế CTDL mới hoặc cải tiến CTDL sẵn có đưa vào kinh doanh Ngoài việc dựavào TNDL đặc thù, cũng cần lựa chọn được những DVDL đặc sắc để tạo nên tổngthể CTDL đặc biệt, có giá trị tăng thêm cho khách hàng
- Phát triển hệ thống cơ sở kinh doanh có khả năng cung ứng hàng hóa vàDVDL đáp ứng nhu cầu khách hàng
luan van
Trang 28Phát triển hệ thống cơ sở kinh doanh DVDL đa dạng về số lượng, cơ cấu(loại hình, thứ hạng) và CLDV, tập trung tại các tuyến, điểm du lịch, thuận lợi chokhai thác CTDL đặc thù Bao gồm: hệ thống cơ sở vận chuyển du lịch, hệ thống cơ
sở lưu trú du lịch, hệ thống nhà hàng, hệ thống cơ sở vui chơi giải trí, mua sắm,tham quan,…
Trong đó, đặc biệt chú trọng phát triển hệ thống homestay; các làng nghề,các hộ gia đình sản xuất đồ thủ công truyền thống Đây chính là những cơ sở cungứng DVDL của chính người dân địa phương, có tác dụng hỗ trợ duy trì phát triển vàbảo tồn các giá trị TNDL đặc sắc, độc đáo Bên cạnh đó, cũng cần quan tâm pháttriển hệ thống vận chuyển du lịch để đảm bảo mạng lưới phương tiện giao thôngthuận tiện phục vụ du khách kết nối các điểm tham quan, du lịch
(3) Phát triển nguồn lực nhân lực du lịch chất lượng cao
- Phát triển nguồn nhân lực quản lý TNDL đặc thù Đây thực chất là việc
phát triển đội ngũ nhân lực (cả về số lượng, cơ cấu, chất lượng) tại các ban quản lýkhu, điểm du lịch chứa đựng các TNDL có giá trị đặc sắc, độc đáo Việc phát triểnđội ngũ nhân lực du lịch này sẽ góp phần quản lý, bảo vệ, gìn giữ, phát huy giá trịTNDL đặc thù; tránh được hiện tượng khai thác bừa bãi, quá mức, không gắn vớibảo tồn, làm mai một, mất đi giá trị đặc sắc của TNDL
- Phát triển nguồn nhân lực của các cơ sở KDDL Nội dung này nhằm pháttriển đội ngũ nhân lực trực tiếp tại các cơ sở KDDL (cả về số lượng, cơ cấu, chấtlượng) Đây sẽ là đội ngũ nhân lực quan trọng, trực tiếp cung cấp hàng hóa vàDVDL, phục vụ KDL và giúp KDL có được sự trải nghiệm trọn vẹn và hài lòngnhất về SPDL
- Phát triển nguồn lực cộng đồng dân cư tham gia vào hoạt động du lịch:Cộng đồng dân cư không chỉ tham gia cung ứng DVDL mà còn có vai trò quantrọng trong tham gia đóng góp bảo tồn các giá trị TNDL, góp phần củng cố và cungứng SPDL đặc thù Thực tế, nhiều TNDL văn hóa đặc sắc (làng nghề truyền thống,
di sản văn hóa phi vật thể,…) được phục dựng nhờ vào chính cộng đồng dân cư Vìvậy, cần phải phát triển nguồn lực cộng đồng dân cư cả hiện tại và tương lai để cóthể duy trì và PTBV TNDL đặc thù
(4) Phát triển hệ thống CSHT đồng bộ phục vụ khai thác TNDL đặc thù
- Phát triển hệ thống mạng lưới giao thông (đường không, đường bộ, đườngthủy, đường sắt) kết nối với các địa phương lân cận, các điểm trung chuyển khách,các tuyến điểm TNDL đặc thù của địa phương để thuận lợi cho KDL tiếp cận điểmđến
luan van
Trang 29- Phát triển hệ thống cấp điện, cấp thoát nước, đặc biệt ưu tiên phát triển ởđiểm, các khu vực lân cận điểm TNDL đặc thù, thuận lợi và an toàn cho việc cungứng DVDL cũng như sinh hoạt của KDL.
- Phát triển hệ thống thông tin liên lạc, đảm bảo mạng lưới internet, điệnthoại,… hiện đại, thuận tiện cho liên lạc, thanh toán, đặc biệt ở những điểm TNDLđặc thù có ý nghĩa quốc tế, quốc gia
1.2.3.3 Tạo lập môi trường phát triển sản phẩm du lịch đặc thù theo hướng bền vững
Tạo lập môi trường phát triển SPDL đặc thù theo hướng bền vững thực chất
là việc tạo dựng và hoàn thiện chính sách quản lý để tạo điều kiện phát triển nhucầu và khả năng cung SPDL đặc thù theo hướng bền vững Việc tạo lập môi trườngphát triển SPDL đặc thù theo hướng bền vững bao gồm 2 nội dung:
(1) Quy hoạch phát triển SPDL đặc thù theo hướng bền vững
Việc quan tâm, chú trọng xây dựng quy hoạch phát triển SPDL đặc thù sẽ tạođiều kiện cho khai thác TNDL đặc thù đúng hướng, phát triển SPDL đặc thù bềnvững Công tác quy hoạch phát triển SPDL đặc thù cần phải định hướng rõ:
- Phân vùng du lịch của địa phương
- Các TNDL đặc thù, các loại hình du lịch theo hướng bền vững chủ yếu, gắnvới TNDL đặc thù của từng vùng
- Các nguồn lực khai thác và phát triển SPDL đặc thù theo hướng bền vững
(2) Xây dựng và tổ chức các chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển SPDL đặc thù theo hướng bền vững
Để phát triển SPDL đặc thù của địa phương, rất cần có các chính sách hỗ trợthiết thực:
- Chính sách quản lý, khai thác đi đôi với bảo vệ, tôn tạo TNDL đặc thù: cần
có những chính sách rõ ràng về hoạt động tổ chức, quản lý các điểm TNDL đặc thù;
có cơ chế rõ ràng, minh bạch trong khai thác và bảo vệ, gìn giữ, đầu tư tôn tạoTNDL đặc thù
- Chính sách hỗ trợ DNLH, đơn vị KDDL tham gia cung ứng SPDL đặc thùtheo hướng bền vững: Để TNDL đặc thù được khai thác đúng hướng, địa phươngcần có những chính sách cụ thể về vốn, thuế, đất đai để hỗ trợ các DNLH, các đơn
vị KDDL tham gia cung ứng SPDL đặc thù theo hướng bền vững
- Chính sách khuyến khích, hỗ trợ cộng đồng tham gia phát triển SPDL đặcthù gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị tài nguyên: Để tạo dựng, duy trì, bảo tồn
và phát triển giá trị TNDL đặc thù, cộng đồng dân cư địa phương có vai trò rất quan
luan van
Trang 30trọng, quyết định rất lớn Vì vậy, địa phương cần có chính sách khuyến khích, hỗtrợ cộng đồng tham gia vào phát triển SPDL đặc thù thông qua việc: hỗ trợ vốn, đầu
tư kinh phí để duy trì các làng nghề, không gian văn hóa, nghệ thuật,… đặc thù,hướng dẫn các mô hình du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái,…
- Chính sách thu hút đầu tư phát triển SPDL đặc thù, trong đó ưu tiên đầu tưcho SPDL đặc thù phù hợp với xu thế cạnh tranh trên thị trường và tiềm năng vốncó: Để khai thác TNDL đặc thù và phát triển SPDL đặc thù, cần có các chính thuhút vốn đầu tư trong và ngoài nước vào phục dựng, bảo tồn, phát triển các mô hình
du lịch đặc thù; đầu tư đào tạo, huấn luyện nhân lực du lịch phục vụ phát triểnSPDL đặc thù
- Chính sách đào tạo nhân lực du lịch: yếu tố con người rất quan trọng trongkhai thác và phát triển SPDL đặc thù theo hướng bền vững Vì vậy, rất cần có cácchính sách đào tạo nhân lực với những hình thức và nội dung đào tạo phù hợp vềnhận thức, kỹ năng, kinh nghiệm, nghiệp vụ,… trong phát triển SPDL đặc thù theohướng bền vững
- Chính sách tạo lập đầu mối liên kết, hợp tác giữa các địa phương trongVDL; định hướng liên kết, hợp tác giữa các cơ sở KDDL: Việc phát triển SPDL đặcthù theo hướng bền vững cần có sự liên kết, hợp tác chặt chẽ giữa các địa phương,giữa các cơ sở KDDL để tạo nên các tuyến du lịch hấp dẫn, thu hút được KDL Vìvậy, địa phương cần là đầu mối trong việc:
+ Liên kết, hợp tác phát triển các tuyến du lịch đặc thù
+ Liên kết, hợp tác trong xây dựng chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch;xây dựng hình ảnh và thương hiệu
+ Liên kết, hợp tác trong cung ứng DVDL
- Chính sách quản lý các cơ sở KDDL, tạo lập môi trường cạnh tranh lànhmạnh trong phát triển SPDL đặc thù theo hướng bền vững: Để phát triển SPDL đặcthù theo hướng bền vững, cần có chính sách quản lý chặt chẽ các cơ sở KDDL vàtạo lập được môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các đơn vị KDDL Việc quản lýcần tập trung vào:
+ Thanh kiểm tra tại các điểm TNDL đặc thù, đảm bảo cung ứng DVDL cóchất lượng, đúng cam kết, có trách nhiệm xã hội đối với KDL, với cộng đồng
+ Đảm bảo các cơ sở KDDL tại các điểm TNDL đặc thù thực hiện đầy đủtrách nhiệm theo quy định của pháp luật: giá, thuế,…
1.2.4 Các tiêu chí đánh giá phát triển sản phẩm du lịch đặc thù theo hướng bền vững
luan van
Trang 31Để đánh giá phát triển SPDL đặc thù theo hướng bền vững, tác giả đã dựavào các nhóm tiêu chí đánh giá phát triển bền vững cùng với ý kiến gợi ý củachuyên gia để xác lập các tiêu chí đánh giá phát triển SPDL đặc thù theo hướng bềnvững Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất các tiêu chí đánh giá phát triển SPDL đặcthù theo hướng bền vững như sau:
1.2.4.1 Mức độ đáp ứng nhu cầu của khách du lịch
- Số lượng khách và tốc độ tăng trưởng khách
- Doanh thu và tốc độ tăng trưởng doanh thu
- Đóng góp của du lịch vào GDP
- Nộp NSNN
- Mức tăng trưởng TNDL đặc thù có ý nghĩa quốc tế và quốc gia, vùng vàđịa phương
- Mức tăng trưởng đầu tư từ du lịch cho các phúc lợi xã hội
1.2.4.3 Mức độ phát triển bền vững về văn hóa – xã hội
- Mức độ xuống cấp của các di tích lịch sử, văn hóa
- Tỷ lệ thương mại hóa các sinh hoạt văn hóa truyền thống (lễ hội, phong tục,tập quán,…)
1.2.4.4 Mức độ phát triển bền vững về môi trường
luan van
Trang 32trong số những yếu tố quan trọng vì hoạt động du lịch thường bị ảnh hưởng mạnhbởi các yếu tố khác như thiên tai, bệnh dịch, khủng bố như chiến tranh Iraq năm
2001, dịch Sar năm 2003 hoặc một số dịch cúm gia cầm và cúm lợn trong nhũngnăm gần đây
- An ninh, chính trị, pháp luật: Vấn đề an ninh, chính trị, pháp luật càng ổnđịnh, an toàn thì càng dễ dàng thu hút được sự đầu tư cho phát triển du lịch nóichung và phát triển SPDL đặc thù theo hướng bền vững nói riêng; ngoài ra cũng tạocho khách hàng tâm lý yên tâm khi lựa chọn điểm đến
- Các yếu tố về nhân khẩu: Nhiều nước phát triển đang phải đối mặt với việcgià hóa dân số, xu hướng này đồng nghĩa với xu hướng thiếu hụt lực lượng lao độngtrẻ tại các nước này Điều này sẽ dẫn đến sự dịch chuyển dân số từ các nước đangphát triển sang các nước phát triển và xu hướng KDL cao tuổi đi du lịch dài ngàysang các nước đang phát triển, đây sẽ là 2 xu hướng chủ yếu
- Tính toàn cầu hóa và địa phương hóa: Quá trình toàn cầu hóa được thể hiện
ở việc sức mạnh kinh tế quốc tế và các yếu tố kiểm soát ngày càng tăng lên cùngvới sự suy giảm khả năng trong kiểm soát kinh tế của các quốc gia dẫn đến nền kinh
tế của quốc gia đó bị ảnh hưởng và phụ thuộc ngày càng lớn vào các quốc gia kháccũng như bị chi phối bởi các tập đoàn đa quốc gia Yếu tố này đang tác động khôngnhỏ đến hoạt động phát triển du lịch tại các nước đang phát triển Một số mô hìnhphát triển du lịch ở một số nước trên thế giới đã cho thấy kinh nghiệm là muốn hạnchế sự ảnh hưởng của toàn cầu hóa trong du lịch thì phải tăng tính địa phương hóa.Điều này có nghĩa là việc phát triển du lịch cần phải dựa vào và sử dụng các yếu tốtại chỗ những sản phẩm du và DVDL phải đảm bảo chất lượng mang tính toàn cầu”
Do đó một khẩu hiệu có thể đúc kết được là: Suy nghĩ toàn cầu, hành động địaphương
- Sự nhận thức về môi trường xã hội: Việc xây dựng nhận thức về bảo vệmôi trường - xã hội của KDL cùng như việc tăng sự giám sát của cộng đồng địaphương trong việc ra các quyết định phát triển điểm đến là yêu cầu ngày càng tăngtrong quá trình phát triển du lịch một cách bền vững Đây là vấn đề đang được đặt
ra và được quan tâm hơn trong việc phát triển và quản lý các điểm đến du lịch, nhậnthức và ý thức của KDL và các khu vực tư nhân tại các điểm đến du lịch cũng cầnđược nâng cao nhận thức của họ trong các hoạt động liên quan đến việc bảo vệ môitrường tự nhiên và xã hội của điểm đến
- Môi trường sống và làm việc: Môi trường sống và làm việc hiện đại, bậnrộn ngày nay cũng là một yếu tố cần xem xét khi phát triển SPDL Nhiều người
luan van
Trang 33mong muốn được đi du lịch đến một nơi khác biệt hoàn toàn với môi trường sống
và làm việc hiện tại, mong ước có một ngày không cần phải sử dụng máy tính,không điện thoại và các thiết bị điện tử khác Tuy nhiên thời gian đi du lịch ngàycàng hạn hẹp thay vì đi du lịch dài ngày thì hiện nay các chương trình du lịch ngắnngày đang trở lên phổ biến và nhiều người lựa chọn việc đi nhiều lần trong năm
- Khách hàng: Các yếu tố thuộc về khách hàng như thu nhập, xu hướng phânphối thu nhập, thời gian rỗi, sở thích trải nghiệm SPDL độc đáo, trách nhiệm xã hội,
… càng cao thì việc phát triển SPDL đặc thù theo hướng bền vững càng thuận lợi
- Marketing: Việc sử dụng các phương pháp và công cụ nghiên cứu thịtrường hiện đại có ảnh hưởng trực tiếp đến việc cho ra đời một SPDL mới Việcứng dụng công nghệ thông tin trong nghiên cứu marketing sẽ cho ra các kết quảchính xác hơn về các nhu cầu và xu hướng trong du lịch của từng thị trường hoặctừng phân khúc thị trường cụ thể để các nhà quản lý du lịch có thể xây dựng đượccác SPDL phù hợp”
- Sự an toàn của điểm đến: Sự an toàn của điểm đến là một trong các yếu tốquan trọng hàng đầu khi KDL quyết định lựa chọn điểm đến du lịch Hoạt động dulịch sẽ không thể phát triển tại các điểm đến thường xảy ra chiến tranh, bất ổn chínhtrị làm cho sức khỏe và an toàn của KDL bị đe dọa Trong thực tế hiện nay một sốđiểm đến ở châu Phi, Trung Đông và Nam Á đang bị ảnh hưởng bởi yếu tố này mặc
dù có tiềm năng du lịch lớn
1.3.2 Các yếu tố chủ quan
- TNDL đặc thù: Đây là yếu tố cốt lõi để phát triển SPDL đặc thù Vì vậy,nếu địa phương thiếu TNDL đặc thù, không có ý nghĩa tầm quốc tế, quốc gia thìkhả năng phát triển SPDL đặc thù là không thể hoặc SPDL đặc thù ít có khả nănghấp dẫn, thu hút khách
- Chiến lược phát triển SPDL đặc thù: Nếu chiến lược phát triển SPDL đặcthù được xây dựng và có chú trọng đến tính bền vững của việc khai thác SPDL đặcthù phù hợp với nhu cầu thị trường và tiềm năng vốn có của địa phương thì việckhai thác TNDL đặc thù cũng như việc chuẩn bị các điều kiện nguồn lực để pháttriển SPDL đặc thù càng dễ dàng, thuận lợi và bền vững hơn
- Bộ máy QLNN
+ Về năng lực: Cơ quan QLNN về du lịch từ trung ương đến địa phươngđóng vai trò định hướng và quản lý phát triển SPDL đặc thù Vì vậy, cơ quan nàycàng có năng lực thì việc xây dựng và tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách pháttriển SPDL đặc thù càng thuận lợi và hiệu quả Bên cạnh đó, bộ, ban, ngành liên
luan van
Trang 34quan bao gồm lĩnh vực giáo dục và đào tạo, giao thông vận tải,… càng có năng lực,càng thuận lợi trong việc tạo nguồn lực và điều kiện phát triển SPDL đặc thù.
+ Về nhận thức và trách nhiệm: Các cơ quan QLNN càng có nhận thức vàtrách nhiệm cao thì càng hoàn thành tốt chức năng và nhiệm vụ của mình Theo đó,các cơ quan này cũng sẽ có tinh thần hợp tác, liên kết cao để tạo thuận lợi cho cácbên liên quan tham gia phát triển SPDL đặc thù theo hướng bền vững
- Cơ sở KDDL: Cơ sở KDDL càng thiếu đảm bảo chất lượng DVDL cungứng, thiếu liên kết bền vững trong HĐKD thì việc phát triển SPDL đặc thù càngthiếu khó khăn
1.4 Kinh nghiệm phát triển sản phẩm du lịch đặc thù theo hướng bền vững của một số địa phương và bài học kinh nghiệm đối với tỉnh Quảng Ninh
1.4.1 Kinh nghiệm phát triển sản phẩm du lịch đặc thù theo hướng bền vững của một số địa phương trong nước
1.4.1.1 Kinh nghiệm của Tỉnh Thừa Thiên Huế
Thừa Thiên Huế là một tỉnh nằm ở miền Trung Việt Nam Huế là một trongnhững vùng có nhiều di sản văn hóa, là Cố đô một thời huy hoàng của chế độ phongkiến với nhiều đền đài, cung điện nguy nga cổ kính Đặc biệt, Huế có 2 di sản vănhóa thế giới được UNESCO công nhận là Quần thể các di tích văn hóa cố đô Huế
và Nhã nhạc cung đình Huế Đây là những di sản văn hóa phi vật thể có giá trị củanhân loại
Huế còn được xem là trung tâm phật giáo của cả nước với nhiều chùa chiền
và là điểm đến tiêu biểu của du lịch miền Trung Huế còn là nơi nổi tiếng với nhiềumón ăn ngon, ẩm thực đa dạng truyền thống cũng như có nhiều làng nghề truyềnthống
Mặc dù có nhiều lợi thế nhưng trong một thời gian dài, SPDL của Huế chưatạo dựng được thương hiệu Cụ thể, trong giai đoạn trước năm 2013, tốc độ tăngtrưởng doanh thu và KDL của Huế khá thấp, không khai thác được tiềm năng dulịch vốn có của địa phương cũng như chưa mang lại giá trị kinh tế đáng kể Trướctình hình đó, tỉnh Thừa Thiên – Huế đã xác định và quy hoạch phát triển các SPDLđặc thù nhằm xây dựng hệ thống SPDL mang đậm bản sắc văn hóa miền đất cố đôxưa, đa dạng và chuyên sâu tạo nên sự độc đáo và khác biệt, có chất lượng vàthương hiệu, tăng sức cạnh tranh và tính bền vững Chiến lược phát triển du lịch củaHuế giai đoạn 2013 – 2020 định hướng phát triển ngành du lịch của tỉnh theo hướngnhanh, bền vững, tăng trưởng xanh đảm bảo chất lượng và khả năng cạnh tranh;phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, giữ gìn cảnh quan,
luan van
Trang 35bảo vệ môi trường, tạo bước đột phá với những mô hình phát triển mới Phát triểnHuế trở thành điểm đến ngang hàng với các thành phố di sản văn hóa thế giới Cụthể, Huế đã xây dựng và phát triển được các SPDL đặc thù bao gồm:
- Tham quan các di tích đền đài, cung điện, lăng tẩm của cố đô Huế Nhãnhạc cung đình Huế, hò Huế trên sông Hương
- Du lịch homestay gắn với làng cổ Phức Tích (Phong Điền) “
- Du lịch cộng đồng gắn với xóa đói giảm nghèo tại Cầu ngói Thanh Toàn(xã Thanh Thủy – Hoàng Thủy) với du lịch Chợ quê ngày hội
bá Ngoài ra, tỉnh đã có sự chú trọng và đầu tư cho công tác nâng cao chất lượngnguồn nhân lực du lịch theo hướng tập trung cho công tác đào tạo, tập huấn các kỹnăng, nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng lao động ngành du lịch; nâng cao nănglực đội ngũ cán bộ giảng viên và chất lượng cơ sở đào tạo về du lịch; tạo nhiều việclàm cho lao động ngành du lịch; quan tâm phát hiện, thu hút, sử dụng nhân tài vànguồn nhân lực chất lượng cao ở trong và ngoài nước; Tăng cường hợp tác trongnước và quốc tế để phát triển nguồn nhân lực
Với các SPDL đặc sắc, gắn liền với hệ thống TNDL nhân văn và tự nhiênđặc sắc, cùng với sự đầu tư đúng mức trong công tác quảng bá, xúc tiến đã gópphần quan trọng trong việc đưa Huế trở thành một trong những trung tâm du lịchvăn hóa lớn của miền Trung và cả nước, tương xứng với tiềm năng, lợi thế nhằmnâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập và phát triển
1.4.1.2 Kinh nghiệm của Tỉnh Ninh Bình
luan van
Trang 36“ Ninh Bình là Kinh đô nhà nước phong kiến trung ương tập quyền của bavương triều Đinh, Tiền Lê và nửa đầu thời Lý Ninh Bình còn là nơi hội tụ, giaothoa của Phật giáo và Thiên chúa giáo điển hình của cả nước Trải qua bao nhiêuthăng trầm của lịch sử, vốn di sản văn hóa đó được các thế hệ giữ gìn và phát huylàm giàu có thêm với các dấu ấn qua các thời kỳ, trong đó có các giá trị văn hóa tâmlinh độc đáo mang đậm bản sắc dân tộc, một trong những tiềm năng được tỉnh đặcbiệt quan tâm phát triển thành thế mạnh trong ngành “công nghiệp không khói” củaNinh Bình
Với tài nguyên du lịch đa dạng và phong phú, du lịch Ninh bình có nhiều khảnăng kết nối tour, tuyến với Hà Nội, các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng và các địaphương khác trong cả nước, có thể khai thác phát triển nhiều loại hình du lịch sinhthái; du lịch văn hóa - lễ hội, tâm linh; du lịch nghỉ dưỡng… Du lịch Ninh Bình đã
có bước phát triển mạnh mẽ, “kết cấu hạ tầng du lịch được quan tâm đầu tư, cáckhu, điểm du lịch được hình thành và phát triển, nhiều tuyến, điểm du lịch mới đượcđưa vào khai thác; Cơ sở vật chất kỹ thuật được quan tâm đầu tư cả về số lượng vàchất lượng; Lượng khách du lịch đến Ninh Bình tăng nhanh, giai đoạn 2010-2014tăng trưởng bình quân 8,9%/năm, doanh thu tăng bình quân 14,5%/năm Năm 2015,
du lịch Ninh Bình đón gần 6 triệu lượt khách, doanh thu đạt 1.421 tỷ đồng, tăng lầnlượt 39,3% và 50,7% so với năm 2014 Đến nay, Ninh Bình đã khai thác hiệu quảcác tiềm năng thế mạnh để xây dựng các sản phẩm du lịch nổi bật, thu hút du khách.Trong những năm tới, Ninh Bình xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm làtập trung nghiên cứu, từng bước hình thành sản phẩm du lịch đặc thù mang tính địaphương nhưng phải đảm bảo tính nổi bật để tạo ra sự khác biệt, hấp dẫn du kháchtham quan Bên cạnh những sản phẩm du lịch tương đồng với các tỉnh tại khu vựcthì Ninh Bình sở hữu tiềm năng và thế mạnh riêng Tỉnh đã tập trung xây dựng cácsản phẩm du lịch đặc thù để phục vụ du khách với 2 điểm đến quan trọng đó làQuần thể Danh thắng Tràng An - Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới; Khu bảotồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long với đa dạng sinh học, nhiều loài động thựcvật được ghi vào Sách đỏ Việt Nam
Để có được các SPDL đặc thù thành công và được nhiều du khách trong vàngoài nước biết đến như ngày nay, tỉnh Ninh Bình đã không ngừng nỗ lực thực hiệncác hoạt động như: Tập trung thu hút đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch; hệthống sản phẩm, loại hình du lịch đặc trưng và chất lượng cao trên cơ sở phát huygiá trị tài nguyên du lịch độc đáo, đặc sắc có lợi thế của tỉnh (quản lý và khai thácbền vững giá trị Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới - Quần thể Danh thắng
luan van
Trang 37Tràng An); Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch, giáo dục
ý thức cộng đồng về phát triển du lịch, tạo nhiều việc làm cho người dân địaphương thông qua hoạt động du lịch, góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói giảmnghèo;”Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu tiềm năng thế mạnhcủa du lịch Ninh Bình nói chung và đặc biệt là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thếgiới - Quần thể Danh thắng Tràng An trên các phương tiện thông tin đại chúng:internet, báo, đài truyền hình trung ương, địa phương; Và kênh truyền hình quốc tế,các hội nghị, hội thảo, hội chợ du lịch để thu hút khách du lịch trong nước và ngoàinước đến Ninh Bình
1.4.2 Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Quảng Ninh
Có thể thấy sự thành công trong phát triển SPDL đặc thù của Quảng Ninh vàNinh Bình đều dựa trên sự nỗ lực của các cơ quan địa phương trong phát huy tối đatiềm năng, lợi thế sẵn có và để du lịch đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển củamỗi tỉnh Ngoài ra, kết quả phát triển SPDL đặc thù của hai tỉnh trên đều tập trungvào một số nội dung chủ yếu như sau:
Các cơ quan quản lý địa phương đã có tầm nhìn dài hạn, lựa chọn đượcnhững ý tưởng, phương án quy hoạch phù hợp, lựa chọn được các nhà tư vấn thực
sự có kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển du lịch và phải đúc kết, học tập kinhnghiệm từ sự thành công cũng như thất bại trong xây dựng, thực thi chính sách pháttriển du lịch của các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới
Để phát triển SPDL đặc thù theo hướng bền vững, cần thực hiện các hoạtđộng nghiên cứu thị trường và khách hàng mục tiêu để có thể lựa chọn được cácSPDL đặc thù gắn với nhu cầu của khách hàng mục tiêu và gắn với thế mạnh về sảnSPDL của từng tỉnh Ngoài ra, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thông tin,quảng bá về SPDL đặc thù theo hướng bền vững cần được triển khai đa dạng về nộidung và hình thức ở cả trong và ngoài nước Trong đó, nội dung quảng bá cần chútrọng vào hình ảnh của điểm đến
Để hình thành được SPDL đặc thù cho mỗi địa phương, ngoài những yếu tố
kể trên, cần phải có những mối liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp du lịch vớidoanh nghiệp du lịch của các địa phương trong cả nước, để nghiên cứu khảo sát,hợp tác tạo ra những tuyến du lịch, những sản phẩm du lịch độc đáo chào bán chokhách du lịch, phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh sẵn có của địa phưng và các địaphương trong khu vực
luan van
Trang 38Phát triển SPDL đặc thù theo hướng bền vững luôn cần phải song song vớicông tác phát triển nguồn nhân lực du lịch có chất lượng cao Nâng cao ý thức cộngđồng về phát triển SPDL đặc thù tại địa phương.
Bên cạnh đó, công tác quản lý Nhà nước về môi trường du lịch luôn đượcquan tâm Công tác vệ sinh môi trường, văn minh du lịch tại các khu điểm du lịch,
cơ sở kinh doanh du lịch được chú trọng, đã xây dựng và hình thành các trạm hỗ trợ
du khách, kịp thời hướng dẫn, hỗ trợ thông tin cho KDL
luan van
Trang 39CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TỈNH QUẢNG NINH
2.1 Tổng quan về du lịch Tỉnh Quảng Ninh
2.1.1 Khái quát về tỉnh Quảng Ninh
2.1.1.1 Vị trí địa lý
Quảng Ninh là một tỉnh ở địa đầu phía Đông bắc nước ta, phía tây tựa lưngvào núi rừng trùng điệp, phía đông nghiêng xuống nửa phần đầu vịnh Bắc bộ Điểmcực bắc là dãy núi cao thuộc huyện Bình Liêu Điểm cực nam ở đảo Hạ Mai thuộchuyện Vân Đồn Điểm cực tây là sông Vàng Chua thuộc Thị xã Đông Triều Điểmcực đông trên đất liền là mũi Gót ở Thành phố Móng Cái
Quảng Ninh cũng được biết đến là địa phương duy nhất có đường biên giới
cả trên bộ và trên biển với Trung Quốc; là cửa ngõ giao thương quan trọng và sôiđộng nhất của Việt Nam với Trung Quốc và các nước ASEAN Quảng Ninh còntiếp giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương và Hải Phòng
Quảng Ninh có diện tích đất liền và mặt biển hơn 12.000 km2 với dân sốkhoảng 1,2 triệu người, bờ biển dài 250km Quảng Ninh hội tụ đầy đủ các yếu tốđặc thù về địa hình của đất nước nên được ví như một “Việt Nam thu nhỏ” Vùngbiển và hải đảo của Quảng Ninh là một vùng địa hình độc đáo với hơn hai nghìnhòn đảo, trải dài theo đường ven biển dài 250 km Quảng Ninh còn có nguồn tàinguyên khoáng sản phong phú, có nhiều loại đặc thù, trữ lượng lớn, chất lượng caonhư than đá, đất sét, cao lanh, cát thủy tinh, đá vôi… Tỉnh có TNDL đặc sắc vàobậc nhất của cả nước với nhiều di tích và danh lam thắng cảnh nổi tiếng Đặc biệt cóVịnh Hạ Long đã 2 lần được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới, là
Kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới
2.1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
Theo cổng thông tin điện tử của tỉnh Quảng Ninh: “Những năm gần đây,Tỉnh Quảng Ninh đã có những bước tiến vững chắc, nhiều tiềm năng to lớn đượcphát huy Kinh tế tiếp tục phát triển toàn diện, quy mô và sức cạnh tranh được nânglên rõ rệt; tăng trưởng kinh tế đạt mức cao so với cả nước; cơ cấu kinh tế có sựchuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng dịch vụ; thu ngân sách luôn nằmtrong nhóm 5 tỉnh, thành phố đứng đầu cả nước Bám sát mục tiêu thực hiện ba độtphá chiến lược gắn với cơ cấu lại kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng để tậptrung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện và đạt được nhiều kết quả nổi bật Văn hóa - xãhội được quan tâm, đời sống nhân dân được cải thiện Quốc phòng - an
luan van
Trang 40ninh được củng cố, chủ quyền biên giới trên đất liền và biển đảo được giữ vững; anninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; hoạt động đối ngoại được tăngcường theo hướng hiệu quả, thiết thực hơn…”.
Cho đến nay, hệ thống quy hoạch toàn tỉnh đã được xây dựng đồng bộ, chấtlượng Quảng Ninh đã tập trung xây dựng và chuẩn bị các quy hoạch quan trọng từcấp tỉnh đến cấp huyện trong một tổng thể thống nhất Tỉnh đã chính thức công bố
07 quy hoạch chiến lược của tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Các quyhoạch này đều được thực hiện bởi các nhà tư vấn hàng đầu thế giới như McKinsey,BCG (Mỹ) và được các chuyên gia, các nhà kinh tế, các bộ, ngành Trung ươngcủa Việt Nam đánh giá rất cao về tính hiện đại, đồng bộ, đột phá nhưng vẫn đảmbảo tính thực tiễn cao, phù hợp với xu thế phát triển và mở ra nhiều cơ hội đầu tưkinh doanh mới
Bên cạnh đó, kết cấu hạ tầng KT-XH cũng được Tỉnh quan tâm đầu tư, đápứng yêu cầu phát triển Tỉnh đang tập trung, tích cực xây dựng các công trình, dự án
hạ tầng giao thông quan trọng, tạo động lực cho sự phát triển nhất là đường cao tốcnối với Hải Phòng – Hà Nội, cảng hàng không và cảng biển quốc tế… Đồng thờiđẩy mạnh phát triển hạ tầng các khu đô thị hiện đại, khu công nghiệp, khu kinh tế;
hạ tầng thương mại, du lịch, y tế, giáo dục… với quy mô và chất lượng theo chuẩnquốc tế để đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư
Quảng Ninh cũng đã thực hiện các biện pháp thiết thực cải thiện môi trườngđầu tư kinh doanh, hỗ trợ các nhà đầu tư và doanh nghiệp Tỉnh Quảng Ninh camkết hỗ trợ, tư vấn và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư Các thủ tục đầu
tư, kinh doanh ngày càng được đơn giản hoá và giải quyết công khai, minh bạch,nhanh chóng, được cộng đồng doanh nghiệp ghi nhận thông qua Chỉ số năng lựccạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Quảng Ninh những năm qua luôn ở vị trí 5 tỉnh, thànhphố dẫn đầu Việt Nam, riêng năm 2015 PCI của Quảng Ninh xếp thứ 3
Đặc biệt,”hiện nay tỉnh đang xây dựng đặc khu kinh tế đầu tiên của cả nước– Đặc khu Kinh tế Vân Đồn với định hướng xây dựng và phát triển một đặc khukinh tế có nền kinh tế hướng ngoại, độ mở cao, bộ máy quản lý tinh gọn, thủ tụchành chính thông thoáng, có luật riêng; được áp dụng các cơ chế chính sách ưu đãiđặc thù đủ sức cạnh tranh toàn cầu ở mức cao nhất; đặc biệt là chính sách tài chính,ngân hàng, chứng khoán, thuế, đất đai, nhà ở… để thu hút mạnh đầu tư vào xâydựng Khu DVDL phức hợp cao cấp, quy mô lớn có Casino (cho phép người ViệtNam tham gia) cùng các ngành công nghiệp giải trí, công nghiệp văn hóa, dịch vụ
luan van