Nhữnghiểubiếtchung về bệnhtiểuđường Đái tháo đường, còn gọi là Bệnhtiểuđường hay Bệnh dư đường, là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao; trong giai đoạn mới phát thường làm bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và do đó làm khát nước. Bệnhtiểuđường là một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh hiểm nghèo, điển hình là bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận, liệt dương, hoại thư, v.v. 1. Những người có yếu tố nguy cơ - Người mập phì - Có cha, mẹ, anh chị em trong nhà bị bệnh tiểuđường - Thuộc dân tộc có nguy cơ: da đen, da đỏ, châu Á - Nữ sinh con nặng hơn 4kg hoặc đã được chẩn đoán là tiểuđường trong thai kỳ - Cao huyết áp - Rối loạn mỡ trong máu (HDL ≤ 35mg/dl và hoặc Triglyceride ≥ 250mg/dl) - Đã được chẩn đoán là rối loạn dung nạp đường hay rối loạn đường huyết lúc đói (mức đường trong máu chưa đến mức gọi là tiểuđườngnhưng đã là cao so với người bình thường). 2. Biểu hiện chung của bệnhtiểuđường - Tiểuđường típ 1: thường gặp ở người gầy, trẻ tuổi, có các biểu hiện tiểu nhiều, uống nhiều, ăn nhiều và gầy nhiều. - Tiểuđường típ 2: thường gặp ở người mập, cũng có các triệu chứngtiểu nhiều, uống nhiều, mờ mắt, cảm giác kiến bò ở đầu ngón tay và chân…Tuy nhiên, trong đa số các trường hợp triệu chứngbệnh thường âm ỉ nên bệnh thường phát hiện muộn, tình cờ. 3. Cách phát hiện sớm bệnh tiểuđường Cần có hiểu biếtvềbệnhtiểu đường. Nên đi khám và làm xét nghiệm đường huyết đối với những người trên 45 tuổi. Nếu kết quả bình thường thì nên kiểm tra mỗi 3 năm. Các đối tượng sau nên xét nghiệm đường huyết ở tuổi trên 30 và mỗi năm 1 lần: - Trong gia đình có người thân bị tiểuđường (cha, mẹ, anh chị em ruột) - Mập phì - Ít hoạt động thể lực - Đã được chẩn đoán là rối loạn đường huyết lúc đói hay rối loạn dung nạp đường - Cao huyết áp - Rối loạn mỡ trong máu. Trẻ béo phì từ 10 tuổi trở lên hoặc lúc bắt đầu dậy thì cần kiểm tra đường máu mỗi 2 năm 1 lần nếu có kèm theo một trong các yếu tố sau: - Trong gia đình có người thân bị tiểuđường (cha, mẹ, anh chị em ruột) - Sạm da vùng cổ, vùng nếp gấp da - Tăng huyếp áp - Rối loạn mỡ trong máu. 4. Những biến chứng mắc phải nếu không được điều trị kịp thời - Tim mạch: cao huyết áp, xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim - Thận: đạm trong nước tiểu, suy thận - Mắt: đục thủy tinh thể, mù mắt - Thần kinh: dị cảm, tê tay chân - Nhiễm trùng: da, đường tiểu, lao phổi, nhiễm trùng bàn chân… - Tử vong. . Những hiểu biết chung về bệnh tiểu đường Đái tháo đường, còn gọi là Bệnh tiểu đường hay Bệnh dư đường, là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat. chứng bệnh thường âm ỉ nên bệnh thường phát hiện muộn, tình cờ. 3. Cách phát hiện sớm bệnh tiểu đường Cần có hiểu biết về bệnh tiểu đường. Nên đi khám và làm xét nghiệm đường huyết đối với những. nạp đường hay rối loạn đường huyết lúc đói (mức đường trong máu chưa đến mức gọi là tiểu đường nhưng đã là cao so với người bình thường). 2. Biểu hiện chung của bệnh tiểu đường - Tiểu đường