Chăm sóc môi sao cho đúng? docx

3 253 0
Chăm sóc môi sao cho đúng? docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Chăm sóc môi sao cho đúng? Một đôi môi xinh có thể là điểm nhấn cho khuôn mặt của bạn. Hãy chăm sóc môi của bạn hằng ngày để nó luôn là điểm hấp dẫn trên khuôn mặt của mình nhé! 1.Tẩy da chết cho môi khỏe và luôn mềm mại Thông thường, bạn luôn coi tẩy tế bào chết là một phần của việc chắc chắn có trong quá trình chăm sóc da. Môi cũng thế, nhưng hãy chú ý đến việc tẩy tế bào chết cho da quanh môi. Điều này sẽ giúp làm chậm sự hình thành các nếp nhăn và cũng là cách làm tăng khả năng tiếp nhận collagen, giữ cho đôi môi căng hơn. Các mỹ phẩm tẩy da chết quanh môi có thể chứa một chút hóa chất Exfoliant hay acid alpha hydroxy (AHA) và beta hydroxy acid (BHA) để tẩy tế bào chết hoặc enzyme cho da quanh môi. Lưu ý nhẹ tay vì da môi vốn rất mỏng manh 2.Dưỡng môi thường xuyên Giữ ẩm đôi môi bằng cách sử dụng dầu dưỡng môi hoặc sản phẩm tương tự khác hàng ngày. Nếu bạn thường xuyên phải ra ngoài, hãy chọn loại son có thành phần bảo vệ và dưỡng môi bền hơn. Nhớ dùng kem lót cho môi có chỉ số chống nắng có SPF 15 hoặc cao hơn để bảo vệ đôi môi khỏi bức xạ tia cực tím có hại từ mặt trời. Khi phát hiện môi bị căng và khô rát, đầu tiên bạn hãy làm dịu cảm giác đó bằng việc sử dụng loại sáp hay dưỡng môi có chứa chất bạc hà và tinh dầu, nó sẽ giúp giảm đi sự tổn thương, xoa dịu cảm giác đau nhức khó chịu. Bạn cũng có thể chọn những sản phẩm dưỡng môi làm từ dầu lô hội (aloe) để nhanh chóng làm lành vết nứt nẻ. Bạn không nên quá lệ thuộc vào cách chăm sóc môi bằng son dưỡng hay kem làm mịn, bởi trong thành phần của loại dầu dưỡng chống nắng thường bao gồm chất mỡ dioxide titan, cao lanh, oxide kẽm không tốt lắm cho môi. Vậy nên thường xuyên bổ sung nước làm dịu môi bằng “mặt nạ hoa quả” tự nhiên để duy trì sự ổn định, khỏe mạnh cho môi một cách dịu dàng tự nhiên. 3. phong cách sống Dĩ nhiên lối sống của bạn sẽ ảnh hưởng đến môi. Đối với những người quan tâm và chăm sóc da chu đáo, thuốc lá sẽ là thảm họa cần tránh hàng đầu. Đôi môi cũng vậy. Khói thuốc có chứa các gốc tự do phá vỡ elastin và collagen tự nhiên trên da, và sẽ làm cho đôi môi của bạn trông mỏng hơn, nhiều nếp nhăn hơn. Cuối cùng, chú ý đặc biệt của bạn làm thế nào giữ đôi môi luôn căng và mềm trong ngày. Nếu bạn luôn căng thẳng và mệt mỏi, luôn phải cau mày hay nhăn mặt thường xuyên, các nếp nhăn quanh miệng sẽ phát triển với tốc độ đáng nể. Vui tươi và cười rạng rỡ tất nhiên sẽ làm bạn trẻ trung và đôi môi quyến rũ hơn. Một số hiện tượng xấu của môi và cách điều trị: Môi nứt nẻ: Do tiếp xúc với không khí hanh khô, hãy chọn loại son hay kem dưỡng môi thông dụng làm mềm vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, hoặc khi ở trong phòng có máy lạnh thường xuyên. Môi khô: Hãy chọn dầu dưỡng có thành phần chống nắng là các vitamin A, E, C khi ra ngoài, bởi các vitamin này là thành phần giúp chống oxy hóa, tăng việc sản xuất chất tạo keo da. Thêm một chút acid từ hoa quả (AHA) là rất tốt, mỗi ngày chỉ cần một lượng nhỏ cho cả đường viền môi nữa. Môi mẫn cảm: Loại môi này rất dễ bị dị ứng viêm nhiễm, hiện tượng chính là môi bị rộp lên tróc vảy, đóng thành lớp sừng gồ ghề. Hãy dùng Vaseline nguyên chất để thoa môi khi có cảm giác khô nhức. Bảo vệ môi cẩn thận khi ra nắng, dùng thuốc chuyên trị để phòng sự tái nhiễm. Bạn nên hạn chế dùng son môi nếu thuộc loại môi mẫn cảm này. Môi tổn thương: Môi bị xỉn màu, đường viền môi mờ nhạt, môi mất hẳn lớp bóng, chất keo tạo da và tính đàn hồi. Tránh để môi mộc mà thoa son, bạn hãy dùng loại sáp đặc trị làm lớp lót khi trang điểm môi để chúng đẹp hơn. Với trường hợp nặng: môi không ăn son, màu quá thâm, viền môi xệ hẳn xuống… bạn nên đi khám và uống thuốc, thoa môi theo hướng dẫn của bác sĩ để nhanh tái tạo khôi phục lại đường nét cho môi. Việc này cần đặc biệt kiên trì và kiêng hoàn toàn thuốc lá . Chăm sóc môi sao cho đúng? Một đôi môi xinh có thể là điểm nhấn cho khuôn mặt của bạn. Hãy chăm sóc môi của bạn hằng ngày để nó luôn là điểm hấp. để tẩy tế bào chết hoặc enzyme cho da quanh môi. Lưu ý nhẹ tay vì da môi vốn rất mỏng manh 2.Dưỡng môi thường xuyên Giữ ẩm đôi môi bằng cách sử dụng dầu dưỡng môi hoặc sản phẩm tương tự khác. thoa môi khi có cảm giác khô nhức. Bảo vệ môi cẩn thận khi ra nắng, dùng thuốc chuyên trị để phòng sự tái nhiễm. Bạn nên hạn chế dùng son môi nếu thuộc loại môi mẫn cảm này. Môi tổn thương: Môi

Ngày đăng: 19/06/2014, 18:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan