KhuyếncáodinhdưỡngvùnglũlụtLũ lụt, triều cường làm ảnh hưởng nhiều tới các tỉnh miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long nước ta, cuộc sống người dân nơi đây đã khó khăn nay càng khó khăn hơn. Khó khăn không chỉ là trước mắt mà còn ảnh hưởng về lâu dài. Những khó khăn về điều kiện sống, môi trường, dịch bệnh và sinh hoạt hàng ngày, nó tác động ngay tới các bà mẹ và trẻ em vì là những đối tượng nhạy cảm, từ đó làm gia tăng tỷ lệ SDD bà mẹ và trẻ em, nếu việc chăm sóc bà mẹ và trẻ em không được chú trọng, quan tâm kịp thời. Lũ lụt, triều cường không những cướp đi người và của cải vật chất của người dân, mà chúng còn để lại hậu quả nghiêm trọng như: thiếu lương thực thực phẩm, môi trường sống bị ô nhiễm, dịch bệnh có thể phát sinh (đau mắt đỏ, tiêu chảy, sốt xuất huyết, bệnh tay -chân-miệng…) Để hạn chế thấp nhất hậu quả lũlụt và triều cường gây ra, ngành y tế, chính quyền địa phương và các ban ngành cần tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp sau: Tăng cường công tác truyền thông trong và sau lũ lụt, triều cường để người dân nâng cao kiến thức về dinh dưỡng, về dịch bệnh, về môi trường, từ đó họ có hành vi có lợi cho sức khoẻ, cho môi trường sống. Mì gói vẫn được xem là loại thực phẩm thông dụng trong những ngày mưa lũ. Trong và sau lũ lụt, triều cường, người dân thường thiếu lương thực, thực phẩm cần ưu tiên bữa ăn cho bà mẹ và trẻ em để không bị thiếu. Trước mắt để đảm bảo đủ no, không bị đứt bữa. Cần tuyên truyền vận động người dân ăn uống đảm bảo vệ sinh và an toàn thực phẩm, thực hiện ăn chín uống sôi. Không ăn thực phẩm đã bị ngập dưới nước, mọc mầm, có mùi lạ (chua, mốc) và các thực phẩm đã bị nấm mốc. Môi trường sống bị ô nhiễm do các chất phế thải của động vật và thực vật xâm nhập vào nguồn nước sinh hoạt và tiêu dùng hàng ngày dễ phát sinh các dịch bệnh tiêu chảy, đau mắt đỏ, bệnh tay-chân-miệng, các bệnh ngoài da… vì vậy các gia đình cần thực hiện ăn chín, uống sôi. Để môi trường sạch và nguồn nước đảm bảo vệ sinh cho người dân dùng trong ăn uống và sinh hoạt cần vệ sinh nhà cửa, thau rửa nguồn nước, xử lý các nguồn chất thải gây ô nhiễm: xác động vật chết, thực vật thối rữa, dùng thuốc sát khuẩn nguồn nước và phun thuốc phòng dịch bệnh,… Về lâu dài, ngành y tế cần tăng cường tuyên truyền về phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng. Trước mắt cần triển khai bổ sung vitamin A cho trẻ em trong độ tuổi và bà mẹ ngay sau khi sinh đợt 2 sớm, bổ sung viên sắt/acid folic hoặc viên đa vi chất cho phụ nữ tuổi sinh đẻ và phụ nữ có thai. Hội Nông dân cùng chính quyền địa phương vận động người dân nhanh chóng khôi phục lại sản xuất để tạo ra nguồn lương thực, thực phẩm nhanh cho bữa ăn gia đình bằng các loại cây, con giống ngắn ngày để có rau xanh và các thực phẩm khác cho bữa ăn. Về lâu dài, tích cực tăng gia sản xuất tạo nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, ngon lành, sạch cho bữa ăn gia đình . Khuyến cáo dinh dưỡng vùng lũ lụt Lũ lụt, triều cường làm ảnh hưởng nhiều tới các tỉnh miền Trung và đồng bằng sông. hậu quả lũ lụt và triều cường gây ra, ngành y tế, chính quyền địa phương và các ban ngành cần tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp sau: Tăng cường công tác truyền thông trong và sau lũ lụt, triều. thức về dinh dưỡng, về dịch bệnh, về môi trường, từ đó họ có hành vi có lợi cho sức khoẻ, cho môi trường sống. Mì gói vẫn được xem là loại thực phẩm thông dụng trong những ngày mưa lũ. Trong