177 TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 49, 2008 THÀNH PH ẦN LOÀIHỌTÔMHE(PENAEIDAE)ỞVÙNGVENBIỂNTỈNHQUẢNGNGÃI Nguyễn Văn Thuận Trường Đại học Sư phạm, Đại hoc Huế Cao Thị Thanh Hà Trường cấp 3 Trần Quốc Tuấn, QuảngNgãiTÓM TẮT ỞvùngvenbiểntỉnhQuảngNgãi hiện biết 33 loài, thuộc 7 giống của họtômhe (Penaeidae). Trong đó giống tômhe (Penaeus) có số loài phong phú nhất (chiếm 27,2% tổng số loài). Ngoài ra còn gặp đại diện của các giống tôm rảo (Metapenaeus) và giống tôm vỏ đỏ (Metapenaeopsis) mỗi giống có 6 loài (chiếm 18.2%), giống tôm sắt (Parapenaeopsis) 5 loài (chiếm 15.2%), giống tôm đanh (Trachypenaeus) 4 loài (chiếm 12.2%), 2 giống còn lại mỗi giống chỉ có 1 đến 2 loài. Họtômhe(Penaeidae)ởvùngvenbiểntỉnhQuảngNgãi thuộc các loài nhiệt đới Ấn Độ - Thái Bình Dương, có mức độ gần gũi về thànhphầnloài với khu hệtômhe vịnh Bắc Bộ. I. Mở đầu H ọtômhe(Penaeidae) là những loài có giá trị kinh tế nhất trong động vật giáp xác ở biển, có 31 trong số 45 loàitôm kinh tế thuộc họ này [3]. Từ lâu, tôm đã trở thànhloại thực phNm biểncao cấp của con người, có giá trị trên thị trường trong và ngoài nước. Hiện nay, tôm là đối tượng quan trọng của nghề nuôi trồng thuỷ sản. Thực tế khai thác thuỷ sản ở các tỉnhvenbiển miền Trung nói chung và QuảngNgãi nói riêng đang diễn ra thiếu qui hoạch, phần lớn là nghề đánh cá nhỏ làm cho nguồn lợi venbiển cạn kiệt nghiêm tr ọng. Việc định hướng sử dụng bền vững nguồn lợi tômbiển là vấn đề cấp bách, đòi hỏi đầu tư hơn nữa cho công tác nghiêncứu về khu hệ động vật biển nói chung, nguồn lợi tôm nói riêng. Mặc dầu nghiêncứutômở nước ta đã được tiến hành từ lâu, tuy nhiên, ởvùngvenbiểntỉnhQuảngNgãi cho đến nay chưa được nghiên cứu. Từ tháng 1/2007 đến tháng 10/ 2007, chúng tôi tiến hành tìm hiểu thànhphầnloàihọtômhe(Penaeidae)ởvùngvenbiểntỉnhQuảng Ngãi, nhằm thống kê thànhphần loài, đồng thời đặt cơ sở khoahọc cho các hoạt động khai thác, bảo vệ và phát triển hợp lý nguồn tài nguyên này. 178 II. Thời gian, địa điểm và phương pháp nghiêncứu Quá trình thu m ẫu và điều tra được tiến hành dọc theo venbiển và vùng nước lợ thuộc tỉnhQuảng Ngãi, từ tháng 1-2007 đến tháng 10-2007. Các điểm thu mẫu là vùng cửa sông, các cảng cá, nơi có tàu thuyền ra vào. Mẫu được bảo quản bằng cồn 70 0 . Các chỉ tiêu dùng trong định loại gồm: Hình dạng chuỷ và công thức chuỷ (CR); các gai, gờ, rãnh hiện diện trên vỏ đầu ngực (Carapace), trên các đốt bụng; cấu tạo của chân ngực và các đốt trên chân ngực, gai ở chân ngưc, đốt đuôi; hình dạng cơ quan sinh dục cái (thelycum) và cơ quan sinh dục đực (petasma); màu sắc tôm lúc còn tươi sống. Định loại các loài thuộc họtômhe(Penaeidae) dựa vào khoá định loại của Kubo I. (1949) [5]; Starobogatov Y.I. (1972) [6]; FAO (1980) [4], Nguyễn Văn Chung, Đặng Ngọc Thanh, Phạm Thị Dự (2000) [2]. Sử dụng công thức Sorencen (1973) để đánh giá mức độ gần gũi về thànhphầnloài khu hệhọtômhevùngvenbiểnQuảngNgãi với các khu hệ khác. III. K ết quả nghiêncứu và thảo luận 3.1. Thành ph ần loàihọtômhe(Penaeidae)ởvùngvenbiểntỉnhQuảngNgãi Qua nghiên c ứu, chúng tôi đã xác định được 33 loài thuộc 7 giống của họtômheởvùngvenbiểntỉnhQuảngNgãi (Bảng 1). Bảng 1: Danh mục thànhphầnloàihọtômhe(Penaeidae)ởvùngvenbiểntỉnhQuảngNgãi STT TÊN KHOAHỌC TÊN VIỆT NAM VÙNGPHÂN BỐ 1 2 I Penaeus Fabricus, 1798 Giống tômhe 1 Penaeus (Melicertus) canaliculatus (Olivier,1811) Tômhe rãnh sâu + 2 P.(Fennreopenaeus) indicus (H. Milen- Edwards, 1837) Tômhe Ấn Độ + 3 P. (Marsupenaeus) japonicus (Bate, 1888) Tômhe Nhật Bản + 4 P. (Melicertus) latisulcatus (Kishinouye, 1896) Tôm gân + 5 P. (Melicertus) longistylus (Kubo, 1943) Tômhe đỏ + 6 P. (Fennreopenaeus) merguiensis (de Man,1888) Tôm bạc thẻ + + 7 P. (Penaeus) monodon (Fabricus, 1798) Tôm sú + + 8 P. (Fennreopenaeus) penicillatus (Alcock, 1905) Tômhe lông dài + 9 P. (Penaeus) semisulcatus (de Haan, 1850) Tôm vằn + + 179 II Parapenaeus Schimitt, 1885 Giống tômhe giả 1 P. fissuroides (Crosnier, 1985) Tômhe giả gờ cao + 2 P. longipes (Alcock, 1905) Tômhe giả chân dài + III Parapenaeopsis Alcock, 1901 Giống tôm sắt 12 P. cornuta (Kishinouye, 1900) Tôm sắt cotna + 13 P. cultrirostri (Alcock, 1906) Tôm sắt rằn + 14 P. hardwickii (Miers, 1878) Tôm sắt cứng + 15 P. hungerfordi (Alcock, 1905) Tôm sắt hoa + 16 P. tenella (Bate, 1888) Tôm sắt láng + IV Metapenaeus Wood- Mason et Alcock,1891 Giống tôm rảo 17 M. affinis (H.M.Edwards, 1837) Tôm bộp + + 18 M. endeavouri (Schimitt, 1926) Tôm rảo Endevu + 19 M. ensis (de Haan, 1850) Tôm rảo đất + + 20 M.intermedius (Kishinouye,190) Tôm rảo đuôi xanh + + 21 M. moyebi (Kishinouye, 1896) Tôm rảo cát + + 22 M. papuensis (Racek et Dall, 1965) Tôm rảo đầm + V Metapenaeopsis Bouvier, 1905 Giống tôm vỏ đỏ 23 M. barbata (de Haan, 1850) Tôm vỏ lông + 24 M. lamellata (de Haan, 1850) Tôm chuỷ phiến + 25 M. mogiensis (Rathbun, 1902) Tôm vân đỏ + 26 M. palmensis (Haswel, 1879) Tôm vỏ u rộng + 27 M. toloensis (Hall, 1962) Tôm nâu lô tô + 28 M. stridulan (Alcock, 1905) Tôm gỏ + VI Trachypenaeus Alcock, 1901 Giống tôm đanh 29 T. curvirostris (Stimpson, 1860) Tôm đanh móc + 30 T. longipes (Paulson, 1875) Tôm đanh chân dài + 31 T. malaianus (Balls, 1933) Tôm đanh Mã Lai + 32 T. pescadoreensis (Schmitt, 1931) Tôm đanh vòng + VII Litopenaeus Farfante I.P. and Kensley, 1997 Giống tômhe chân trắng 33 L. vannamei (Boone, 1931) Tômhe chân trắng + Tổng số loài 30 10 Ghi chú: 1- vùngbiển nông ( ≤ 50m) 2- vùng nước lợ (đầm, cửa sông) Kết quả ở bảng 1 có 10 loài (chiếm 30,3%) thuộc giống tômhe (Penaeus) và tôm rảo (Metapenaeus) có ở khu vực nước lợ, trong đó có 7 loài (chiếm 21,2%) có mặt ở cả 2 khu vực (nước lợ và vùngbiển nông), đây là những loài thuộc nhóm có biên độ dao động độ mặn lớn. Riêng loàitômhe chân trắng (Litopenaeus vannamei) không gặp ngoài tự nhiên, chỉ có trong các hồ nuôi tôm. 180 3.2. Cấu trúc thànhphầnloài - Xét v ề giống Bảng 2: Thànhphầnloài trong các giống thuộc họtômHe STT Tên giống Số lượng loài Tỉ lệ % 1 Penaeus 9 27,2 2 Parapenaeus 2 6,0 3 Parapenaeopsis 5 15,2 4 Metapenaeus 6 18,2 5 Metapenaeopsis 6 18,2 6 Trachypenaeus 4 12,2 7 Litopenaeus 1 3,0 Bảng 2 cho thấy giống tômhe (Penaeus) có số loài nhiều nhất (chiếm 27,2%). Giống tôm rảo (Metapenaeus) và tôm vỏ đỏ (Metapenaeopsis) mỗi giống có 6 loài (chiếm 18,2%), giống tôm sắt (Parapenaeopsis) 5 loài (chiếm 15,2%), giống tôm đanh (Trachypenaeus) 4 loài (chiếm 12,2%), giống tômhe giả (Parapenaeus) với 2 loài (chiếm 6%) và giống tômhe chân trắng chỉ có 1 loài (chiếm 3%). Như vậy mức độ đa dạng giống của họtômhe theo trật tự sau: Penaeus > Metapenaeus, Metapenaeopsis > Parapenaeopsis >Trachypenaeus > Parapenaeus > Litopenaeus. - Xét v ề loài Bảng 3: Thànhphầnloài thuộc họtômhe(Penaeidae)ởvùngvenbiểnQuảngNgãi so với các vùng khác. STT Vùngbiển Số giống Tỉ lệ % Số loài Tỉ lệ % 1 QuảngNgãi 7/10 70 33/46 72 2 Vịnh Bắc Bộ (*) 10/10 100 35/46 76 3 Nam Bộ (**) 6/10 60 26/46 56.5 Ghi chú: (*), (**) Theo Nguyễn Văn Chung, Đặng Ngọc Thanh, Nguyễn Thị Dự, 2000 Vùngvenbiển nước ta có 46 loàitômhe thuộc 10 giống [2], trong đó vùngvenbiểnQuảngNgãi có 33 loài (chiếm 72%) thuộc 7 giống. So với các vùngbiển khác (bảng 3) cho thấy thànhphầnloàihọtômheởvùngnghiêncứu đa dạng hơn vùngbiển Nam Bộ nhưng kém đa dạng hơn vùngbiển Bắc bộ. Trong số 45 loàitôm có giá trị kinh tế thường gặp thì họtômhe(Penaeidae) có 31 loài. Qua kết quả điều tra mới của đề tài KN.04.02 cho thấy các loàitôm kinh tế thuộc họtômheở khu vực gần bờ như: Penaeus semisulcatus, P. merguiensis, P. indicus, P. monodon, P. japonicus, Metapenaeus ensis [3] đều gặp thường xuyên ởvùngven 181 biểntỉnhQuảng Ngãi, đây là ưu thế mà địa phương cần lưu ý để có biện pháp khai thác, phát triển nguồn lợi một cách hữu hiệu. Mức độ gần gũi của khu hệtômheởvùngvenbiểnQuảngNgãi với các vùngbiển khác, được giới thiệu ở bảng 4. Bảng 4: Quan hệthànhphầnloài của họtômheởvùngvenbiểnQuảngNgãi với các vùngbiển vịnh Bắc Bộ và Nam Bộ Các thông số QuảngNgãi - Vịnh Bắc Bộ QuảngNgãi – Nam Bộ A 33 33 B 35 29 C 30 23 S 0,88 0,74 Chú thích: A: số loàivùngvenbiểnQuảng Ngãi; B: số loài của vùng so sánh Bảng 4 cho thấy ít có sự khác nhau về thànhphầnloài với vùngbiển vịnh Bắc Bộ và Nam Bộ vì hầu hết thànhphầnloàihọtômhe(Penaeidae)ởvùngbiển nước ta là các loài nhiệt đới Ấn Độ - Thái Bình Dương [2] nên có diện phân bố rộng. Tuy nhiên, do vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên của mỗi vùngbiển có sự sai khác nên vẫn có những loài đặc trưng cho từng khu vực và khu hệtômheởvùngbiểnQuảngNgãi có mức độ gần gũi hơn về thànhphầnloài với khu hệtômhe vịnh Bắc Bộ. Theo công bố của Starobogatov, 1972 về “Họ tômhe – Penaeidae vịnh Bắc Bộ” [6] thì ở vịnh Bắc Bộ có loài P. indicus, nhưng theo Nguyễn Văn Chung 1995, 2000 [1]; [2] loài này chỉ có ởvùngbiển Nam Bộ. Trong quá trình thu mẫu chúng tôi gặp loài này tại một số điểm thu mẫu; như vậy vùngphân bố của loài này được mở rộng đến vùngvenbiểnQuảngNgãi hoặc có thể xa hơn về phía Bắc. IV. K ết luận 1. ỞvùngvenbiểntỉnhQuảngNgãi hiện biết 33 loài, thuộc 7 giống của họtômhe (Penaeidae). Trong đó giống tômhe (Penaeus) có số loài phong phú nhất (chiếm 27,2% tổng số loài). Ngoài ra còn gặp đại diện của các giống tôm rảo (Metapenaeus) và gi ống tôm vỏ đỏ (Metapenaeopsis) mỗi giống có 6 loài (chiếm 18,2%), giống tôm sắt (Parapenaeopsis) 5 loài (chiếm 15,2%), giống tôm đanh (Trachypenaeus) 4 loài (chiếm 12,2%), 2 giống còn lại mỗi giống chỉ có 1 đến 2 loài. 2. Thànhphầnloàihọtômhe(Penaeidae)ởvùngvenbiểntỉnhQuảngNgãi đa dạng hơn thànhphầnloàihọtômheởvùngbiển Nam Bộ nhưng kém đa dạng hơn ởvùngbiển Bắc Bộ. 182 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Văn Chung và Phạm Thị Dự. Danh mục tômbiển Việt Nam. NXB Khoahọc và Kỹ thuật, Hà Nội, (1995). 2. Nguyễn Văn Chung, Đặng Ngọc Thanh, Phạm Thị Dự. Động vật chí Việt Nam – Tôm biển. Tập I, NXB Khoahọc và Kỹ thuật, Hà Nội, (2000). 3. Cục Bảo vệ Nguồn lợi Thuỷ sản. Những điều cần biết về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản. NXB Nông nghiệp, Hà Nội (1995). 4. Holthuis L.B. Shrimp and prawns of the world. FAO, Fish, Synopsis, (125), Vol 1, (1980), 261. 5. Kubo I. Studies on the Penaeids of Japanese and its adjacent water. Jour, Tokyo, Coll, Fish, 36(1), (1949), 1-467. 6. Starobogatov Y. I. . “Penaeidae (Crustacea, Decapoda) of Tonking Gulf”, The Fauna of the Tonking Gulf and condition of life in it. Explorations of the fauna of the sea, X, Acad USSR, Zool, Inst, (1972), 359 – 415. THE SPECIES COMPOSITION OF PRAWN (PENAEIDAE) IN THE COASTAL ZONE OF QUANGNGAI PROVINCE Nguyen Van Thuan College of Pedagogy, Hue University Cao Thi Thanh Ha Tran Quoc Tuan High School, QuangNgai Province SUMMARY 33 species belonging to 7 genus of prawn family have been known in the coastal zone of QuangNgai province. Among them, prawn genus (Peaneus) has the most species (occupying 27,2% of total species). Besides, we found the representative of nipper-prawm genus (Metapenaeus), shrimp with red shell (Metapenaeopsis), Parapenaeopsis, Trachypenaeus, white prawn (Litopenaeus) and pseudo-prawn (Parapenaus). The species composition of prawn family (Penaeidae) in the coastal zone of QuangNgai province is closer to that of the one in Southern sea, but has less resemblance to that of the one in Northern sea. . có 1 đến 2 loài. 2. Thành phần loài họ tôm he (Penaeidae) ở vùng ven biển tỉnh Quảng Ngãi đa dạng hơn thành phần loài họ tôm he ở vùng biển Nam Bộ nhưng kém đa dạng hơn ở vùng biển Bắc Bộ thành phần loài khu hệ họ tôm he vùng ven biển Quảng Ngãi với các khu hệ khác. III. K ết quả nghiên cứu và thảo luận 3.1. Thành ph ần loài họ tôm he (Penaeidae) ở vùng ven biển tỉnh Quảng Ngãi. Qua nghiên c ứu, chúng tôi đã xác định được 33 loài thuộc 7 giống của họ tôm he ở vùng ven biển tỉnh Quảng Ngãi (Bảng 1). Bảng 1: Danh mục thành phần loài họ tôm he (Penaeidae) ở vùng ven biển