MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 2 PHẦN 1:XÁC ĐỊNH DẠNG SẢN XUẤT VÀ PHƯƠNG PHÁP CHẾ TẠO PHÔI 3 1. Phân tích yêu cầu kĩ thuật và điều kiện làm việc của chi tiết gia công 3 2. Định dạng sản xuất 4 3. Phương pháp chế tạo phôi 5 PHẦN II: THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG CƠ 6 1. Phân tích chuẩn định vị và lập trình tự các nguyên công của quy trình công nghệ gia công 6 2. Trình bày nội dung các nguyên công 7 PHẦN III: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ ĐỒ GÁ CHO NGUYÊN CÔNG PHAY RÃNH TRÊN 26 1. Mục đích và yêu cầu của nguyên công phay rãnh, sơ đồ định vị và kẹp chặt 26 2. Nguyên lí làm việc của đồ gá 26 3. Tính lực (momen) cắt tác dụng lên chi tiết 27 4. Tính lực kẹp chặt cần thiết. 28 5. Tính sai số gá đặt cho kích thước gia công. 29 6. Bản vẽ lắp đồ gá 30 LỜI NÓI ĐẦU Công nghệ chế tạo máy là một ngành then chốt, nó đóng vai trò quyết định trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Nhiệm vụ của nhà công nghệ chế tạo máy là chế tạo ra các sản phẩm cơ khí cho mọi lĩnh vực của ngành kinh tế quốc dân, việc phát triển ngành công nghệ chế tạo máy đang là mối quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước ta. Môn học công nghệ chế tạo máy là môn học then chốt, quan trọng trong chương trình đào tạo kĩ sư và cán bộ kĩ thuật về thiết kế, chế tạo các loại máy và các thiết bị cơ khí phục vụ các ngành kinh tế như công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, điện lực...Để giúp cho sinh viên nắm vững được các kiến thức cơ bản của môn học và giúp cho họ làm quen với nhiệm vụ thiết kế, trong chương trình đào tạo, đồ án môn học công nghệ chế tạo máy là môn học tất yếu không thể thiếu được của sinh viên chuyên ngành chế tạo máy . Toàn bộ thuyết minh được gói gọn trong ba phần chính như sau: Phần 1 : Xác định dạng sản xuất và tạo phôi. Phần II : Thiết kế quy trình công nghệ. Phần III: Tính toán thiết kế đồ gá cho nguyên công phay rãnh trên. Trong đồ án này em được giao nhiệm vụ lập quy trình công nghệ gia công chi tiết Dưỡng So Dao và thiết kế đồ gá cho nguyên công phay rãnh trên. Chi tiết có công dụng chính là so dao trước khi cắt gọt, đây là một chi tiết khá phổ biến thường dùng trong đồ gá máy phay. Trong đồ án này em đã cố gắng tìm tòi, nghiên cứu các tài liệu liên quan, làm việc một cách nghiêm túc với mong muốn hoàn thành đồ án một cách tốt nhất. Tuy nhiên trong quá trình thiết kế và tính toán chắc rằng sẽ có những sai sót do thiếu thực tế, kinh nghiệm thiết kế chưa có, em rất mong được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo trong bộ môn công nghệ chế tạo máy và sự đóng góp ý kiến của các bạn để lần thiết kế sau và trong thực tế sau này được hoàn thiện hơn. Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy Nguyễn Đắc Lực đã hướng dẫn em nhiệt tình trong suốt thời gian qua. Em xin chân thành cảm ơn Đà Nẵng, ngày 13 tháng 06 năm 2023 Sinh viên thực hiện Phạm Văn Lành PHẦN 1:XÁC ĐỊNH DẠNG SẢN XUẤT VÀ PHƯƠNG PHÁP CHẾ TẠO PHÔI Phân tích yêu cầu kĩ thuật và điều kiện làm việc của chi tiết gia công Yêu cầu kĩ thuật: Chi tiết cần có một số yêu cầu sau đây: Chi tiết phải có đủ độ cứng vững để khi gia công không bị biến dạng. Bề mặt làm việc tiếp xúc nhiều phải đạt được độ chính xác cao và chịu mài mòn tốt, độ cứng (5862)HRC và chiều dày lớp thấm tôi tối thiểu từ (0,81,2)mm. Dung sai của chi tiết = cấp dung sai tiêu chuẩn IT8 + sai số nhiệt luyện(0.01mm) Các bề mặt không làm việc chỉ cần đạt độ nhám bề mặt Rz=40. Các lỗ kẹp chặt và định vị là các lỗ tiêu chuẩn, lỗ định vị phải được gia công chính xác đạt được cấp chính xác H7. Độ không song song của bề mặt đối diện không vượt quá 0,08100 mm. Độ không vuông góc giữa mặt đầu và tâm lỗ Ø15 mm , Ø20mm không vượt quá 0,03100 mm. Độ không song song giữa hai đường tâm lỗ Ø15mm ,Ø20mm không vượt quá 0,05Toàn bộ chi tiết. Yêu cầu độ cứng vững cao nên vật liệu ta sử dụng là thép 40X (Tiêu chuẩn Nga) hay 40Cr (TCVN).Đây là loại thép hợp kim hóa tốt,được sử dụng rất phổ biến,được dùng để chế tạo các chi tiết chịu tải trọng tĩnh và va đập tương đối cao,để có cơ tính cao nhất thép phải qua nhiệt luyện hóa tốt tôi và ram cao, thành phần hóa học như bảng dưới đây. Thành phần hóa học (%) C Si Mn Cr Ni 0,36÷0,44