1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

đề thi thử đh môn văn và đáp án

13 2,1K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 459,41 KB

Nội dung

GSTT-Group ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi gồm có 2 trang) ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN IV NĂM 2014 Môn thi: NGỮ VĂN; Khối D Ngày thi: 14/06/2014 Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Câu 1: Đọc đoạn văn sau trả lời câu hỏi: “Tôi không thể ngờ được lại là hai cô thiếu nữ mà tôi mới thoáng trông thấy ở trong vườn. Bữa cơm xong, ông Ba bắc ghế ra ngoài sân cùng tôi ngồi nói chuyện. Ngọn đèn dầu có cái chao lụa xanh xinh xắn – chắc hẳn là một công trình của hai cô thiếu nữ - để trên chiếc bàn con, chiếu ra một vùng ánh sáng, làm nổi trắng mấy gốc trè cằn cỗi. Chiều đã tối hẳn, trên trời cao, hàng ngàn ngôi sao thi nhau lấp lánh qua không khí trong mát. Đêm của vùng đồi bao bọc lấy tôi, đầy những hương thơm lạ theo cơn gió từ đâu đưa lại. Muốn tiếng đều khe khẽ làm cho cái yên lặng vang động như tiếng đàn; những con bướm nhỏ vụt từ bóng tối ra, đến chập chờn ở trước ngọn đèn, rồi lại lẩn vào bóng tối, như những sự gia lẹ làng của cảnh rừng nói chung quanh. Tôi thấy vui sướng thư thái trong lòng. Lần đầu, đêm tối cảnh vật đối với tôi thân mật như một người bạn, khác với khi ở Hà Nội, đêm chỉ là những cuộc vui chơi mệt mỏi nặng nề” (Trích Nắng trong vườn, Thạch Lam, NXB Đời nay, 1938) 1. Phương thức diễn đạt trong đoạn trích trên có gì nổi bật? Cách diễn đạt đó đem lại hiệu quả như thế nào cho đoạn văn? (1 điểm) 2. Viết một đoạn văn ngắn (100 – 150 từ) trình bày cảm nhận của anh (chị) về đoạn văn trên? (1 điểm) Câu 2: (3 điểm) Tôi hỏi đất: - Đất sống với nhau như thế nào? - Chúng tôi tôn cao nhau Tôi hỏi nước: - Nước sống với nhau như thế nào? - Chúng tôi làm đầy nhau Tôi hỏi cỏ: - Cỏ với nhau như thế nào? - Chúng tôi đan vào nhau làm nên những chân trời Tôi hỏi người: - Người với nhau như thế nào? Tôi hỏi người: - Người với nhau như thế nào? Tôi hỏi người: - Người với nhau như thế nào? (Hỏi - Hữu Thỉnh) Từ bài thơ trên, viết một bài văn nghị luận ngắn (khoảng 400 từ), bày tỏ quan điểm của mình về bài học lối sống. Câu 3a (5 điểm): (Dành cho thí sinh theo chương trình ban cơ bản) Ta muốn ôm Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn Ta muốn riết mây đưa gió lượn Ta muốn say cánh bướm với tình yêu Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều non nước, cây, cỏ rạng Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng Cho no nê thanh sắc của thời tươi. (Vội vàng - Xuân Diệu, Ngữ văn 11, tập một, NXB GD, tr.23) Làm sao được tan ra Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình yêu Để ngàn năm còn vỗ. (Sóng – Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, tập một, NXB GD, tr.156) Trình bày cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ trên. Câu 3b (5 điểm): (Dành cho thí sinh theo chương trình nâng cao) Sau khi nhận được bát cháo hành từ tay thị Nở, Chí Phèo bảo với thị: - Hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui. (Chí Phèo -Nam Cao, Ngữ văn 11) Trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân (Ngữ văn 12), sau khi đãi người đàn bà bốn bát bánh đúc, Tràng cười nói với thị: - Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về. Cảm nhận của anh chị về ý nghĩa của những câu nói trên. HẾT Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm ĐÁP ÁN HƯỚNG DẪN CHẤM CHI TIẾT Câu Ý Nội dung Điểm 1 a. Thạch Lam là nhà văn của Tự lực văn đoàn, có tấm lòng nhân hậu với con người cảnh vật quê hương, ông có quan niệm tiến bộ về văn chương, là cây bút có biệt tài đối với truyện ngắn trữ tình. Trong đoạn văn trích trong Nắng trong vườn, người đọc nhận thấy nổi bật hơn cả là phương thức diễn đạt. Ông sử dụng cách diễn đạt để miêu tả cảnh vật một cách mơ hồ, mong manh, khó nắm bắt qua những câu văn như: Chiều đã tối hẳn, trên trời cao, hàng ngàn ngôi sao thi nhau lấp lánh qua không khí trong mát. Đêm của vùng đồi bao bọc lấy tôi, đầy những hương thơm lạ theo cơn gió từ đâu đưa lại. Muốn tiếng đều khe khẽ làm cho cái yên lặng vang động như tiếng đàn; những con bướm nhỏ vụt từ bóng tối ra, đến chập chờn ở trước ngọn đèn, rồi lại lẩn vào bóng tối, như những sự gia lẹ làng của cảnh rừng nói chung quanh. Ông sử dụng những câu văn nhẹ nhàng, lãng mạn, giọng văn mang tính thủ thỉ trầm lắng, thiết tha. Việc diễn đạt mang đậm sắc thái trữ tình mang đến cho văn Thạch Lam chất lãng mạn đậm nét, văn xuôi nhưng giống như một bài thơ trữ tình. 0,25 0,75 b. Học sinh lưu ý về kĩ năng viết đoạn văn. Một đoạn văn 100 - 150 từ tương đương với một mặt giấy thi. Dưới đây là một đoạn văn ngắn để các em tham khảo (câu chủ đề đặt ở đầu đoạn) Đoạn văn trích trong tập Nắng trong vườn là một thành công của Thạch Lam trong việc miêu tả cảnh quê, tình quê, qua đó bộc lộ tấm lòng đáng quý của nhà văn dành cho những mảnh đất nghèo. Cảnh quê được miêu tả tự nhiên chân thực với những hình ảnh rất đỗi quen 1,0 thuộc với thôn quê như bầu trời đêm ngàn ngôi sao lấp lánh, những con bướm nhỏ vụt từ trong bóng tối bay ra hay cảnh rừng núi chập chờn trong đêm tối, kết hợp với những hình ảnh quen thuộc là hệ thống những âm thanh “vang động như tiếng đàn” được miêu tả một cách chân thực. Dường như nhà văn hòa mình vào cảnh vật, cảm nhận được sự yên bình trong đêm tối để rồi gắn bó với cảnh vật ấy “giống như một người bạn”. Tấm lòng của nhà văn thật đáng quý, đó dường như là một tấm lòng luôn nhạy cảm trước biến đổi của thiên nhiên, của đất trời, mở lòng ra đón nhận những vang động dù là nhỏ nhất của thôn quê. Trong văn xuôi Thạch Lam, hình ảnh thôn quê đã xuất hiện nhiều, mỗi lần lại mang một dáng vẻ khác nhưng đều gặp gỡ ở tấm lòng nhạy cảm đáng quý ấy. Chính tấm lòng dành cho những mảnh đất thôn quê đã khiến văn Thạch Lam gần gũi với độc giả nhiều thế hệ, tạo nên phong cách rất riêng của ông trong dòng văn học lãng mạn 1930 – 1945. 2 1.Giải thích - Hỏi là biểu hiện của những băn khoăn, của mong muốn tìm hiểu, khám phá lí giải song đồng thời cũng là cách nêu ván đề đánh thức khả năng nhận thức, tư duy của đối tượng giao tiếp. - Đất, nước, cỏ là những vật thể vô tri thuộc về thế giới tự nhiên, sự tồn tại quan hệ giữa chúng rất hồn nhiên, tự nhiên. Song khi bước vào thế giới của nghệ thuật, nó trở thành những ẩn dụ, thành phương tiện nghệ thuật để chở tải suy nghĩ tình cảm, quan niệm của người nghệ sĩ về thế giới của con người những thứ thuộc về thế giới ấy - Sống với nhau: Quan hệ, cách sống, cách ứng xử giữa các cá thể trong cuộc sống. 0.5 - Tôn cao nhau: Ủng hộ, nâng đỡ, đề cao nhau để guýp nhau khảng định sự tồn tại của cá nhân mình. - Làm đầy nhau: Bù đắp, bổ sung cho nhau để trở nên hoàn thiện. - Đan vào nhau làm nên những chân trời: Đoàn kết, găn bó với nhau để làm nên một khối thống nhất vững mạnh, cũng là để cuộc sống của mỗi cá nhân được mở rộng pham vi mà trở nên phong phú, lớn lao hơn. Đặc điểm tồn tại của đất, của nước của cỏ được lọc qua cái nhìn tự duy con người trở thành một bài học về lối sống cho con người. Cần lưu ý tới sự đối xứng giữa ba câu hỏi danh cho đát, nước, cỏ với ba câu hỏi danh cho con người. Sự đối xứng này khiến bài thơ Hỏi trở thành bài thơ giãi bày, đề xuất một quan niệm sống bởi trong câu hỏi đã có sẵn câu trả lời. 2.Phân tích, lí giải - Con người cần ủng hộ, giúp đỡ, trân trọng nhau để giúp nhau tiến bộ: + Mỗi cá nhân khi bước vào cuộc sống đều có thể gặp phải những khó khăn, vướng mắc hoặc sai lầm, vấp ngã. Nếu không có ự ủng hộ, giúp đỡ của người khác sẽ rất khó có thể vươn lên, không có sự coi trọng của người khác sẽ rất khó để tự khẳng định mình. (0.25) + Khi ủng hộ, giúp đỡ, đề cao người khác là khi cá nhân đã thể hiện tấm lòng vị tha, nhân si. Hơn thế nữa, người ta chỉ có thể giuspd dỡ đề cáo người khác khi cso khả nằng bản lĩnh để vượt lên thói nhỏ nhen, ích kỉ nỗi sợ hĩa mơ hồ của những kẻ yếu thế, tầm thường, luôn sợ người khác 0.5 hơn mình. Nghĩa là giúp đỡ, ủng hộ, đề cao người khác cũng là cách tự khẳng định năng lực tư cách của mình trong cuộc sống.(0.25) - Con người cần bù đắp bổ sung cho nhau để trở nên hoàn thiện: + Cuộc sống luôn đặt ra rất nhiều yêu cầu, đòi hỏi, thử thách buộc con người đpá ứng, phải vượt qua song mỗi người luôn phải đối mặt với những giới hạn về khả nảng của bản thân minh. Với nhwgnx giới hạn đó, con người sẽ gặp phải những khó khăn khi sống cuộc sống của mình sống giữa cuộc đời. - Trong thực tế, không có người nào hoàn toàn tốt hoặc xấu, mạnh hoặc yếu, thông minh hoặc ngu dốt… Ai cũng có những thế mạnh điểm yếu của riếng mình mà nếu thế mạnh được phát huy, điểm yếu được hạn chế thì người đó sẽ có thêm sức mạnh lòng tin để sống tốt hơn. + Đểđắp nhữn khiếm khuyết, khắc phúc những hạn chế, mỗi người cần biết học hỏi từ người khác. Song ngược lại, mỗi người cũng cần thiện chí trong việc khắc phục những khiếm khuyết, hạn chế của người khác. Tinh thần thiện chí này sẽ giúp mỗi người tự hoàn thiện mình góp phần hoàn thiện các cá nhân khác. Để có thể ủng hộ, giúp đỡ, bù đắp, bổ sung cho nhau, con người không thể không nên sống ích kỉ, chỉ biết nghĩ đến mình, cũng ko thế sống riêng rẽ. xa rời các cá nhân khác. Tinh thần đoàn kết, gắn bó luôn là cần thiết cho sự tiến bộ của mỗi cá nhân cũng như sự tiến bộ chung của toàn xã hội 3.Bình - Trong thực tế, con người rất khó tránh khỏi việc 0.5 0.5 0.5 luận, đánh giá mắc phải thói đố kị, sự hẹp hòi, tính ích kỉ … vốn là những biểu hiện tâm lí dẫn người ta đến chỗ nghĩ cho mình, vì mình, thích đề cao mình, đặt mình cao hơn người khác. Khi nét tâm lí này phát triển vượt ra ngoài sự kiểm soát của lí trí, nó sẽ làm xấu đi mỗi quan hệ giữa con người với con người góp phần tạo nên những bất ổn, lệch lạc trong đời sống xã hội. - Tác giả của bài thơ không cao giọng rao giảng đạo đức mà chỉ nêu ra một vấn đề, gợi mở để mọi người cùng ngầm nghĩ, tự lựa chọn tự điều chỉnh bản thân. Ở chiều sau tư tưởng của bài thơ là một bài học vô cùng thấm thía về cách sống, cách làm người để mỗi người trở nên “ người” hơn. Câu 3a Ta muốn ôm Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn Ta muốn riết mây đưa gió lượn Ta muốn say cánh bướm với tình yêu Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều non nước, cây, cỏ rạng Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng Cho no nê thanh sắc của thời tươi. (Vội vàng-Xuân Diệu, Ngữ văn 11, tập một, NXB GD, tr.23) Làm sao được tan ra Thành trăm con sóng nhỏ 0.5 Giữa biển lớn tình yêu Để ngàn năm còn vỗ. (Sóng – Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, tập một, NXB GD, tr.156) Trình bày cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ trên. I. Yêu cầu về kĩ năng: - Nắm vững phương pháp làm bài văn nghị luận văn học - Bố cục chặt chẽ, văn lưu loát, có cảm xúc. II. Yêu cầu về nội dung: 1 Giới thiệu khái quát về hai tác giả Xuân Diệu, Xuân Quỳnh hai bài thơ Vội vàng, Sóng, hai đoạn thơ được yêu cầu cảm nhận. 0.5 2 a. Đoạn thơ trong bài Vội vàng của Xuân Diệu: - Đoạn thơ thể hiện “cái tôi” ham sống, muốn tận hưởng cuộc đời mãnh liệt. Như một tuyên ngôn của lòng mình, nhà thơ tự xác định một thái độ sống gấp, tận hưởng vì cảm nhận cái hữu hạn của cuộc đời (Mau đi thôi ! Mùa chưa ngả chiều hôm); ý thức chiếm lĩnh, tận hưởng cuộc sống ở mức độ cao nhất (chếnh choáng, đã đầy, no nê ) những gì tươi đẹp nhất (mùi thơm, ánh sáng, thời tươi ). - Các yếu tố nghệ thuật như điệp từ, điệp cấu trúc câu, động từ mạnh góp phần thể hiện cái hối hả, gấp gáp, cuống quýt của tâm trạng, khiến nhịp điệu đoạn thơ sôi nổi, cuồng nhiệt. 1.5 3 b. Đoạn thơ trong bài Sóng của Xuân Quỳnh: - Đoạn thơ thể hiện khát vọng lớn lao, cao cả trong tình yêu: ước mong được tan hòa cái tôi nhỏ bé-con sóng cá thể, thành cái ta chung rộng lớn- “trăm con sóng” giữa biển cả mênh mông; Những câu thơ có tính chất tự nhủ mình gợi cách sống, tình yêu mãnh liệt, hết mình: mong muốn được tan hòa vào tình yêu lớn lao của cuộc đời. Đó là cách để tình yêu trở thành bất tử. - Thể thơ năm chữ với hình tượng “sóng”vừa ẩn dụ vừa giàu tính thẩm mĩ khiến đoạn thơ sâu sắc, giàu nữ tính. c. So sánh - Điểm tương đồng: Hai đoạn thơ đều bộc lộ cảm xúc mãnh liệt, những suy ngẫm trước cuộc đời. Đây là hai đoạn thơ có sự kết hợp giữa cảm xúc-triết lí. - Điểm khác biệt: không chỉ nằm ở phong cách thơ (Xuân Diệu sôi nổi, mãnh liệt đầy nam tính, xuân Quỳnh thủ thỉ, tâm tình đầy nữ tính) mà còn trong cách “ứng xử” của mỗi nhà thơ: trước sự “chảy trôi” của thời gian, Xuân Diệu chọn cách sống gấp gáp, tận hưởng, Xuân Quỳnh lại thể hiện khát vọng muốn được tan hòa cái riêng vào cái chung để tình yêu trở thành bất tử … 1.5 5 Đánh giá chung về hai đoạn thơ, hai nhà thơ 0.5 Câu 3b Sau khi nhận được bát cháo hành từ tay thị Nở, Chí Phèo bảo với thị: - Hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui. (Chí Phèo - Nam Cao, Ngữ văn 11) 1.0 4 Trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân (Ngữ văn 12), sau khi đãi người đàn bà bốn bát bánh đúc, Tràng cười nói với thị: - Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về. Cảm nhận của anh chị về ý nghĩa của những câu nói trên. I.Yêu cầu về kĩ năng: - Nắm vững phương pháp làm bài văn nghị luận văn học - Bố cục chặt chẽ, văn lưu loát, có cảm xúc. II. Yêu cầu về nội dung: Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm giới hạn đề. - Nam Cao, cây bút hiện thực xuất sắc thấm đẫm tinh thần nhân đạo. Chí Phèo (1941) là kiệt tác đã kết tinh cao nhất cho đặc điểm nghệ thuật của nhà văn. Chi tiết “Hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui” là một trong những chi tiết đặc sắc thể hiện giá trị nhân đạo của tác phẩm. (0.25) - Kim Lân là một nhà văn thành công đặc biệt khi viết về người nông dân cuộc sống nông thông trong nền văn học Việt Namhiện đại. Vợ nhặt là một trong những truyện ngắn xúc động nhất của ông. Tác phẩm có giá trị hiện thực nhân đạo sâu sắc. Chi tiết “Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về” thể hiện sâu sắc giá trị nhân đạo của truyện. (0.25) Về chi tiết “Hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui” trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao: - Về nội dung: (1.0) + Cuộc gặp gỡ bất ngờ với thị Nở trận ốm đã làm cho 1.5 0.5 [...]... chiến thắng sự đe dọa của nạn đói cái chết Đánh giá chung: Hai chi tiết nhỏ đã thể hiện khả năng thấu hiểu, đồng cảm sự trân trọng của hai nhà văn đối với vẻ đẹp sức sống tâm hồn người nông dân nghèo trước cách mạng tháng Tám Đó là sự tiếp nối xuất sắc của nam Cao Kim Lân với mạch nguồn nhân đạo của văn học Việt Nam Người ra đề đáp án: Nguyễn Thế Hưng Nguyễn Thị Thùy Vân 0.5 ... tiết góp phần tạo nên một tình huống truyện độc đáo ý nghĩa, tạo bước ngoặt cuộc đời tâm lí của nhân vật, thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm + Tập trung thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc bất ngờ của ngòi bút Kim Lân So sánh: - Sự tương đồng: (0.5) + Đó là những câu nói đặc biệt, có ý nghĩa hêt sức quan trọng trong cuộc đời các nhân vật có sức tác động diệu kì, tạo nên những khoảng khắc... Chí Phèo có sự thay đổi hẳn cả về tâm sinh lí + Bát cháo hành của thị Nở đã đánh thức ở Chí khát vọng được sống cuộc sống của một người bình thường “Hắn thèm lương thi n” Cử chỉ mộc mạc của thị gieo vào lòng Chí niềm hi vọng: thị sẽ là người mở đường dẫn Chí về với “cái xã hội bằng phẳng, thân thi n của những người lương thi n” + Câu nói Hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui cho thấy khát vọng... Phèo sau bao nhiêu năm tháng bị vùi lấp bởi rượu, máu nước mắt Chí không dám nói một lời “cầu hôn” thẳng thắn, rõ ràng mà chọn cách nói lấp lửng thể hiện sự âu lo, phấp phỏng của một thân phận bị chối bỏ với một niềm hi vọng mong manh - Về Nghệ thuật: (0.5) + Cách Là chi tiết quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện, khắc họa sâu sắc nét tính cách tâm lí cảnh ngộ của nhân vật... của người đàn bà bị cái đói xô đẩy, Tràng đã đãi thị bốn bát bánh đúc Sau đó, Tràng nói một câu với hình thức như một câu nói đùa: Này nói đùa chứ 1.5 có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về Câu nói đùa nhưng lại thể hiện niềm khát khao hạnh phúc có thật, mãnh liệt cháy bỏng thẳm sâu trong người nông dân nghèo ấy mà ngay cả nạn đói cái chết cũng không thể dập tắt + lời nói của Tràng có vẻ... sức tác động diệu kì, tạo nên những khoảng khắc ngọt ngào hạnh phúc cho họ + Đấy cũng chính là những chi tiết đặc sắc góp phần khẳng định giá trị nhân đạo sâu sắc mới mẻ trong hai tác phẩm: Phát hiện ngợi ca khát vọng yêu thương, khát vọng hạnh phúc ở những con người những tưởng như đã hoàn toàn lụi tắt cảm xúc tình yêu trong những hoàn cảnh khắc nghiệt của cuộc đời 1.0 - Sự khác biệt: (0.5) + Ở . GSTT-Group ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi gồm có 2 trang) ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN IV NĂM 2014 Môn thi: NGỮ VĂN; Khối D Ngày thi: 14/06/2014 Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề . riết mây đưa và gió lượn Ta muốn say cánh bướm với tình yêu Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều Và non nước, và cây, và cỏ rạng Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng Cho no nê. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM CHI TIẾT Câu Ý Nội dung Điểm 1 a. Thạch Lam là nhà văn của Tự lực văn đoàn, có tấm lòng nhân hậu với con người và

Ngày đăng: 18/06/2014, 21:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w