1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Ngan hang cac qua trinh gia công doc

5 443 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 64,5 KB

Nội dung

Ngân hàng câu hỏi thi giữa kỳ môn các quá trình gia công 1. Trình bày khái niệm về sản phẩm, chi tiết máy, bộ phận máy, phôi trong sản xuất cơ khí. Đáp án: a/ Sản phẩm: là một danh từ quy ước để chỉ một vật phẩm được tạo ra ở giai đoạn cuối cùng của một quá trình sản xuất, tại một cơ sở sản xuất. Sản phẩm có thể là máy móc hoàn chỉnh hay một bộ phận, cụm máy, chi tiết dùng để lắp ráp hay thay thế. b/ Chi tiết máy: là đơn vị nhỏ nhất và hoàn chỉnh về mặt kỹ thuật của máy như bánh răng, trục cơ, bi v.v Đặc trưng là không thể tách rời, đạt mọi yêu câu kỹ thuật trong quá trình làm việc c/ Phôi: còn gọi là bán thành phẩm là danh từ kỹ thuật được quy ước để chỉ vật phẩm được tạo ra từ một quá trình sản xuất này chuyển sang một quá trình sản xuất khác. Phôi là đối tượng của gia công cơ khí. Ví dụ: sản phẩm đúc có thể là chi tiết đúc (nếu đem dùng ngay) có thể là phôi đúc nếu nó cần gia công thêm (cắt gọt, nhiệt luyện, rèn dập ) trước khi dùng. Các phân xưởng chế tạo phôi là đúc, rèn, dập, hàn, gò, cắt kim loại v.v d/ Bộ phận máy: đây là một phần của máy, bao gồm 2 hay nhiều chi tiết máy được liên kết với nhau một cách hoàn chỉnh theo những nguyên lý máy nhất định để thực hiện 1 nhiệm vụ đã định trước. 2. Trình bày khái niệm về chất lượng bề mặt chi tiết máy, các đại lượng đặc trưng cho bề mặt chi tiết máy. Đáp án: Khả năng làm việc của chi tiết máy phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng lớp bề mặt, chất lượng bề mặt của chi tiết phụ thuộc vào phương pháp gia công, điều kiện gia công cụ thể và nó là mục tiêu chủ yếu cần đạt được ở bước gia công tinh các bề mặt chi tiết máy. Nó được đánh giá bởi độ nhám bề mặt và tính chất cơ lý của lớp kim loại bề mặt. *** Chi tiết về các đại lượng đặc trưng xem thêm trong giáo trình. 3. Trình bày khái niệm về độ chính xác gia công cơ khí. Các thông số đặc trưng cho độ chính xác gia công? Đáp án: a/ Khái niệm về độ chính xác gia công Độ chính xác gia công là mức độ chính xác đạt được khi gia công các chi tiết thực so với độ chính xác được thiết kế đề ra. Độ chính xác gia công còn phần nào được thể hiện ở hình dáng hình học lớp tế vi bề mặt. Đó là độ bóng hay độ nhẵn bề mặt, còn gọi là độ nhám. b/ Các yếu tố: 1/ Sai lệch về kích thước: Sai lệch kích thước càng lớn, độ chính xác càng kém 2/ Sai lệch về hình dáng: + Tế vi: Độ nhẵn bóng bề mặt. + Hình dáng: Ô van, chu kỳ, méo, côn, yên ngựa…. + Vị trí tương quan: Sai lệch vị trí bề mặt này so với bề mặt khác như độ song song, độ vuông góc… 3/ Sai lệch cơ lý tính: Sai độ cứng, tổ chức kim cương, kim loại nền. 4. Trình bày cách phân loại và ký hiệu thép cac bon. Đáp án: a/ Phân loại theo hàm lượng cácbon • Thép cácbon thấp C < 0,25%. • Thép cácbon trung bình C = 0,25ữ0,5%. • Thép cácbon cao C > 0,50% b/ Theo tổ chức tế vi và hàm lượng các bon trên giản đồ Fe-C • Thép trước cùng tích (%C<0.8%) tổ chức: P+F • Thép cùng tích (%C=0.8%) tổ chức P • Sau cùng tích (%C>0.8%) P+Xe c/ Theo phương pháp luyện kim: + Luyện trong lò chuyển: chất lg ko cao, hàm lg nguyên tố kém chính xác + Trong lò mactanh: chất lượng > lò chuyển + Lò điện: Chất lượng cao nhất, khử tạp chất đến mức thấp nhất d/ Theo phương pháp khử ooxxy: Thép sôi, thép lắng. e/ Phân loại theo công dụng * Thép cácbon chất lượng thường: loại này cơ tính không cao, chỉ dùng để chế tạo các chi tiết máy, các kết cấu chịu tải trọng nhỏ. Thường dùng trong ngành xây dựng, giao thông. Theo TCVN 1765 - 75: Thép được kí hiệu bằng chữ cái CT,gồm 3 phân nhóm A,B,C trong đó A là chủ yếu. + Phân nhóm A: CTxx, VD: CT38, CT38n, CT38s, trong đó CT chỉ thép các bon thông dụng, 2 số tiếp chỉ giới hạn bền kéo σ = …kG/mm2 + Phân nhóm B: Qui định thành phần ( tra sổ tay ), ký hiệu giống nhóm A thêm chữ B ở trc +Phân nhóm C: Qui định cả hai tính chất : cơ tính và thành phần hóa học, ký hiệu giống nhóm A thêm chữ C ở trc. **** Thép sôi, thép lắng thêm chữ s,n theo sau. * Thép cácbon kết cấu: là loại thép có hàm lượng tạp chất S, P rất nhỏ, hàm lượng cácbon chính xác, chất lượng tốt, cơ tính cao hơn thép CT. Chế tạo những chi tiết máy chịu lực cao. Ký hiệu: C kèm theo %C tính theo phần vạn.VD: C08 > C=0.08% * Thép cácbon dụng cụ: là loại thép có hàm lượng cácbon cao (0,70~1,3%), có hàm lượng tạp chất P và S thấp (< 0,025%). Chịu nhiệt thấp (250~350 độ C) nên dung làm các dụng cụ cắt có tốc độ thấp. Ký hiệu bằng chữ CD với con số chỉ lượng cácbon trung bình theo phần vạn. VD:CD80A (0.8%C, chất lượng cao). 5. Trình bày cách phân loại và ký hiệu gang. Đáp án: • Theo giản đồ trạng thái: + Trc cùng tinh: %C<4.43,P+Xe+Le, độ cứng thấp + Cùng tinh: %C=4.43,Le, tính đúc tốt + Sau cùng tinh: %C>4.42,Le+Xe, độ cứng cao + giòn. • Theo tổ chức, cấu tạo: * Nếu C còn lại ở Fe3C gọi là gang trắng: Rất cứng, giòn, không cắt gọt được, đúc các chi tiết chịu mài mòn, không qua gia công cắt gọt * C còn ở dạng Grafit gọi là gang Grafit chia làm 3 loại: + Gang xám:Mặt gãy màu xám, Gang xám có độ bền nén cao, chịu mài mòn, đặc biệt là có tính đúc tốt, làm giảm rung động dung để đúc các chi tiết cơ bản lớn, phức tạp. Ký hiệu: GXxx-yy: GX: chỉ gang xám, xx,yy: độ bền kéo, độ bền uốn.VD: GX21-40 + Gang cầu: có tổ chức như gang xám nhưng graphit có dạng thu nhỏ thành hình cầu. Gang cầu có độ bền cao hơn GX nhiều, và có độ dẻo cao, cơ tính giống thép, dùng để chế tạo các chi tiết tb, lớn, phức tạp: như trục khuỷu, trục cán. Ký hiệu: GXxx-yy: GX: chỉ gang xám, xx,yy: độ bền kéo, độ dãn dài tương đối.VD: GC42-12 + Gang dẻo: là loại gang được chế tạo từ gang trắng, bằng phương pháp nhiệt luyện để phân hủy Fe 3 C thành graphit dạng cụm, chúng có độ bền cao, độ dẻo cao gần bằng thép. Tổ chức tế vi gang dẻo có grafit ở dạng cụm, dang dẻo còn được gọi là gang rèn. Do có độ dẻo cao, được sử dụng làm các chi tiết nhỏ, chịu va đập…Ký hiệu như gang cầu, thay GC = GZ 6. Trình bày tóm tắt các phương pháp nhiệt luyện thép? 7. So sánh hai phương pháp nhiệt luyện và hoá nhiệt luyện kim loại, phạm vi ứng dụng của từng phương pháp? 8. Trình bày sơ lược các bộ phận cơ bản của một khuôn đúc và nhiệm vụ của từng bộ phận? 9. Trình bày các loại vật liệu dùng làm khuôn và lõi khi đúc trong khuôn cát. Vai trò chính của từng loại khi sử dụng làm khuôn và lõi? 10.Trình bày tính đúc của hợp kim? 11.Vật liệu dùng để nấu gang? 12.Các dạng khuyết tật của sản phẩm đúc? . chính xác gia công cơ khí. Các thông số đặc trưng cho độ chính xác gia công? Đáp án: a/ Khái niệm về độ chính xác gia công Độ chính xác gia công là mức độ chính xác đạt được khi gia công các. lượng bề mặt của chi tiết phụ thuộc vào phương pháp gia công, điều kiện gia công cụ thể và nó là mục tiêu chủ yếu cần đạt được ở bước gia công tinh các bề mặt chi tiết máy. Nó được đánh giá. sản xuất khác. Phôi là đối tượng của gia công cơ khí. Ví dụ: sản phẩm đúc có thể là chi tiết đúc (nếu đem dùng ngay) có thể là phôi đúc nếu nó cần gia công thêm (cắt gọt, nhiệt luyện, rèn dập

Ngày đăng: 18/06/2014, 20:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w