ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC NGÀNH ĐÀO TẠO: KHỐI NGÀNH KỸ THUẬT. CHUYÊN NGÀNH: NGÂN HÀNG CÂU HỎI THI HỌC PHẦN: CÁC QUÁ TRÌNH GIA CÔNG 1. Mã số học phần: MEC202 2. Số tín chỉ: 3 3. Nôi dung đánh giá thi kết thúc học phần: Các nội dung cơ khí như Vật liệu học bản của Sản xuất cơ, Luyện kim, Sản xuất Đúc, Gia công áp lực; Hàn và cắt kim loại; Gia công cắt gọt; Xử lý nhiệt; Gia công đặc biệt; lắp giáp; Cơ khí hoá và tự động hoá trong sản xuất cơ khí. 4. Phương pháp đánh giá. - Thi tự luận - Thời gian: 90 phút 5. Nguyên tắc tổ hợp đề thi. - Đề thi được tổ hợp từ các câu hỏi trong ngân hàng câu hỏi sao cho các câu không trùng nhau, không có 2 câu cùng 1 chương trong 1 đề thi. - Trong 1 đề thi có thể có 1 bài tập và 2 đến 3 câu lý thuyết hoặc có 3 đến 4 câu lý thuyết (không có bài tập). - Ra từ 10 đến 20 đề thi cho 1 lần thi. 6. Ngân hàng câu hỏi. 6.1. Câu hỏi 2 điểm. 1. Thế nào là quá trình thiết kế, quá trình sản xuất? cho ví dụ. 2. Trình bày các phương pháp đo trong sản xuất cơ khí? 3. Nêu những tính chất chung của kim loại và hợp kim? 4. Trình bày về cơ tính của kim loại và hợp kim. 5. Thực chất, ưu nhược điểm của sản xuất đúc? 6. Giải thích sơ đồ biểu diễn khái quát quá trình sản xuất vật đúc. 7. Các loại dụng cụ cơ bản dùng trong rèn tự do? 6.2. Câu hỏi 3 điểm 8. Xây dựng và giải thích sơ đồ quá trình sản xuất cơ khí? 9. Trình bày khái niệm về sản phẩm, chi tiết máy, bộ phận máy, phôi trong sản xuất cơ khí? 10. Thế nào là quy trình công nghệ? Các thành phần của quy trình công nghệ? Trường đại học kỹ thuật công nghiệp-Khoa Cơ khí Bộ môn: Công nghệ vật liệu 2 11. Trình bày khái niệm dạng sản xuất trong sản xuất cơ khí, các dạng sản xuất trong sản xuất cơ khí. Đặc điểm, phạm vi ứng dụng từng dạng sản xuất? 12. Ký hiệu độ nhám bề mặt chi tiết? Phân cấp độ nhám? Cho ví dụ. 13. Trình bày về khái niệm về lắp lẫn, dung sai và sơ đồ biểu diễn kích thước và dung sai. Cho ví dụ về kích thước và dung sai của kích thước. 14. Trình bày các loại dụng cụ đo cơ bản trong sản xuất cơ khí? ứng dụng của từng loại dụng cụ đo khi đo. 15. Vai trò của tiêu chuần hoá trong sản xuất cơ khí? Các chức năng chủ yếu của tiêu chuẩn hoá. 16. Trình bày khái niệm về hợp kim, pha, nguyên, các dạng tổ chức của hợp kim. 17. Trình bày cách phân loại và ký hiệu thép cac bon. 18. Trình bày cách phân loại và ký hiệu thép hợp kim. 19. Trình bày cách phân loại và ký hiệu gang. 20. Trình bày về hợp kim cứng. 21. Các kim loại màu và hợp kim của chúng anh (chị) biết. 22. Các loại vật liệu phi kim loại dùng trong sản xuất cơ khí, ưu nhược điểm của từng loại và phạm vi ứng dụng của từng loại trong sản xuất cơ khí? 23. Khái niệm, cấu tạo, tính chất của vật liệu Compozit? Kể tên một số vật liệu compozit thông dụng trong sản xuất và đời sống mà anh, chị biết. 24. Trình bày hiểu biết về gốm silicat. (Nguyên liệu, phối liệu, tạo hình, sấy, nung)? 25. Trình bày hiểu biết về gốm ôxit và gốm không ôxit. (Nguyên liệu, phối liệu, tạo hình, nung)? 26. Trình bày cấu tạo, tính chất, phân loại và ứng dụng của gỗ trong sản xuất cơ khí? 27. Trình bày hiểu biết về sản xuất vật liệu Polyme? 28. Trình bày hiểu biết về gia công vật liệu Polyme? 29. Trình bảy hiểu biết về vật liệu thuỷ tinh (Nguyên liệu, nấu, tạo hình và gia công)? 30. Thế nào là nhiệt luyện kim loại và hợp kim, tác dụng của nhiệt luyện kim loại và hợp kim và ảnh hưởng của nhiệt luyện đối với kim loại và hợp kim? 31. Trình bày tóm tắt các phương pháp nhiệt luyện thép? 32. Thế nào là hoá nhiệt luyện, các phương pháp hoá nhiệt luyện? 33. So sánh hai phương pháp nhiệt luyện và hoá nhiệt luyện kim loại, phạm vi ứng dụng của từng phương pháp? 34. Trình bày sơ lược các bộ phận cơ bản của một khuôn đúc và nhiệm vụ của từng bộ phận? 35. Trình bày các loại vật liệu dùng làm khuôn và lõi khi đúc trong khuôn cát, vai trò chính của từng loại khi sử dụng làm khuôn và lõi? 36. Trình bày tính đúc của hợp kim? 37. Vật liệu dùng để nấu gang? 38. Khái niệm, ưu nhược điểm, phạm vi ứng dụng của đúc trong khuôn kim loại? Trường đại học kỹ thuật công nghiệp-Khoa Cơ khí Bộ môn: Công nghệ vật liệu 3 39. Khái niệm, ưu nhược điểm, phạm vi ứng dụng của đúc áp lực? 40. Khái niệm, ưu nhược điểm, phạm vi ứng dụng của đúc ly tâm? Sơ đồ đúc ly tâm trục đứng, trục ngang? 41. Khái niệm, ưu nhược điểm, phạm vi ứng dụng của đúc mẫu chảy? 42. Các dạng khuyết tật của sản phẩm đúc?l 43. Các phương pháp kiểm tra, sửa chữa khuyết tật vật đúc? 44. Thực chất, đặc điểm phân loại của phương pháp gia công kim loại bằng áp lực? 45. Mục đích của nung nóng, các hiện tượng xảy ra khi nung nóng kim loại? Biện pháp khắc phục? 46. Trình bày khái quát các nguyên công cơ bản trong rèn tự do. 47. Thực chất, đặc điểm của phương pháp dập thể tích, điều kiện dập thể tích hợp lý? 48. Thực chất, đặc điểm của phương pháp dập tấm? 49. Trình bày các nguyên công cơ bản trong dập tấm 50. Thực chất, đặc điểm, phân loại của hàn kim loại? 51. Phân biệt vị trí mối hàn trong không gian? Đặc điểm khi hàn các mối hàn ở từng vị trí? 52. Thực chất, đặc điểm, phân loại hàn hồ quang tự động? 53. Thực chất, phân loại các phương pháp hàn điện tiếp xúc. 54. Các loại khí dùng để hàn, ngọn lửa hàn và cách sử dụng ngọn lửa hàn? 55. Trình bày về cắt kim loại bằng khí? 56. Trình bày về hàn vẩy. 57. Các chuyển động cơ bản của quá trình cắt gọt kim loại. 58. Trình bày các thông số cơ bản của chế độ cắt gọt. 59. Trình bày hình dáng hình học và các thông số của dụng cụ cắt. 60. Trình bày về các hiện tượng vật lý xảy ra trong quá trình cắt gọt kim loại. 61. Trình bày về khái niệm, cách phân loại và cách ký hiệu máy công cụ. 62. Trình bày về gia công trên máy tiện. 63. Trình bày về gia công trên máy khoan - doa. 64. Trình bày về gia công trên máy bào - xọc? 65. Trình bày về gia công trên máy phay? 66. Trình bày về gia công trên máy mài? 67. Trình bày các hình thức và các phương pháp đạt độ chính xác khi lắp ráp? 68. Trình bày phương pháp lắp một số mối ghép điển hình? 69. Trình bày hiểu biết về gia công kim loại bằng tia lửa điện? 70. Trình bày hiểu biết về gia công bằng Cơ - Điện – Hoá? 71. Trình bày thực chất, phân loại các phương pháp tạo mẫu nhanh? 72. Trình bày các bước trong công nghệ tạo mẫu nhanh? Trường đại học kỹ thuật công nghiệp-Khoa Cơ khí Bộ môn: Công nghệ vật liệu 4 73. Trình bày hiểu biết về luyện kim bột? 74. Trình bày khái niệm về cơ khí hoá và tự động hoá? Các phương tiện cơ khí hoá sản xuất? 6.3. Câu hỏi (2-3 điểm), Bài tập. Nội dung bài tập: 6.3.1. Hàn giáp mối. Cho hình vẽ dạng và các thông số kết cấu mối hàn và các dữ liệu tính toán: Vị trí mối hàn trong không gian: sấp, đứng, trần. Vật liệu mối hàn: thép C kết cấu có %C thấp và trung bình. đc (g/cm 3 ) đ (g/A.h) K cb L (mm, cm, m) Tính chế độ công nghệ hàn hồ quang tay cho mối hàn. 6.3.2. Mối hàn góc, chữ T Cho hình vẽ dạng và các thông số kết cấu mối hàn và các dữ liệu tính toán: Vị trí mối hàn trong không gian: sấp, đứng, trần. Vật liệu mối hàn: thép C kết cấu có %C thấp và trung bình. đc (g/cm 3 ) đ (g/A.h) K cb Ky L (mm, cm, m) Tính chế độ công nghệ hàn hồ quang tay cho mối hàn. 6.3.3. Hàn tự đông dưới lớp thuốc bảo về. Cho hình vẽ dạng và các thông số kết cấu mối hàn và các dữ liệu tính toán: Vị trí mối hàn trong không gian: sấp. Vật liệu mối hàn: thép C kết cấu có %C thấp và trung bình. kl (g/cm 3 ) K p (g/A.h) k (mm/100A) Tính chế độ công nghệ hàn hồ quang tự động cho mối hàn. Ngân hàng câu hỏi này đã được thông qua bộ môn làm cơ sở để ra đề thi cho ngành Chế tạo máy, ngành điện, điện tử, luyện kim cán thép, động lực, sư phạm kỹ thuật, … theo học chế tín chỉ. THÔNG QUA BỘ MÔN THÔNG QUA HỘI ĐỒNG Trường đại học kỹ thuật công nghiệp-Khoa Cơ khí Bộ môn: Công nghệ vật liệu 5 TRƯỞNG BỘ MÔN KHOA HỌC GIÁO DỤC KHOA CƠ KHÍ CHỦ TỊCH Th.S Văn Học Hồng PGS.TS. Vũ Quý Đạc . xảy ra trong quá trình cắt gọt kim loại. 61. Trình bày về khái niệm, cách phân loại và cách ký hiệu máy công cụ. 62. Trình bày về gia công trên máy tiện. 63. Trình bày về gia công trên máy. khoan - doa. 64. Trình bày về gia công trên máy bào - xọc? 65. Trình bày về gia công trên máy phay? 66. Trình bày về gia công trên máy mài? 67. Trình bày các hình thức và các phương pháp đạt. 3 câu lý thuyết hoặc có 3 đến 4 câu lý thuyết (không có bài tập). - Ra từ 10 đến 20 đề thi cho 1 lần thi. 6. Ngân hàng câu hỏi. 6.1. Câu hỏi 2 điểm. 1. Thế nào là quá trình thiết kế, quá