1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp hỗ trợ của chính quyền tỉnh bắc ninh nhằm hoàn thiện cơ chế chính sách phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn đến năm 2020

113 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 1,01 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN (11)
    • 1.1. Một số vấn đề lý luận chung (11)
      • 1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa (11)
      • 1.1.2. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa (16)
      • 1.1.3. Những ưu điểm và hạn chế của DNNVV (21)
      • 1.1.4. Đặc điểm của các DNNVV ở Việt Nam (0)
      • 1.1.5. Quan niệm chung phát triển DNNVV (0)
      • 1.1.6. Các tiêu chí đánh giá mức độ phát triển của DNNVV (28)
    • 1.2. Vai trò của Nhà nước trong sự phát triển của DNNVV (29)
      • 1.2.1. Mục tiêu hỗ trợ của chính quyền tỉnh nhằm phát triển DNNVV (0)
      • 1.2.2. Nội dung hỗ trợ của chính quyền tỉnh nhằm phát triển DNNVV (0)
      • 1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hỗ trợ của chính quyền tỉnh đối với phát triển (0)
      • 1.2.4. Kinh nghiệm thực hiện hỗ trợ của chính quyền một số tỉnh đối với phát triển (34)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA CÁC DNNVV TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH VÀ CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ CỦA UBND TỈNH GIAI ĐOẠN 2010-2015 (39)
    • 2.1. Cơ cấu kinh tế - xã hội, tình hình phát triển của tỉnh Bắc Ninh (39)
      • 2.1.1. Tổng quan Bắc Ninh (39)
      • 2.1.2. Đặc điểm dân số, nguồn nhân lực (43)
      • 2.1.3. Hệ thống kết cấu hạ tầng (45)
      • 2.1.4. Cơ cấu kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2010 - 2015 (48)
    • 2.2. Tình hình phát triển DNNVV của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2012 - 2014 (0)
      • 2.2.1. Số lượng DNNVV tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2012 - 2014 (0)
      • 2.2.5. Vai trò của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (60)
      • 2.2.6. Nhận xét chung về DNNVV của tỉnh Bắc Ninh (63)
      • 2.2.7. Cơ chế chính sách của chính quyền tỉnh Bắc Ninh đối với DNNVV giai đoạn (64)
    • 2.3. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu trong cơ chế, chính sách hỗ trợ của chính quyền tỉnh Bắc Ninh đối với phát triển DNNVV (70)
      • 2.3.1. Điểm mạnh (71)
      • 2.3.2. Điểm yếu (73)
      • 2.3.3. Nguyên nhân chủ yếu (76)
  • CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN SỰ HỖ TRỢ CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH BẮC NINH ĐỐI VỚI DNNVV ĐẾN NĂM 2020 (78)
    • 3.1. Dự báo tình hình kinh tế - xã hội, cơ hội và thách thức đối với (78)
      • 3.1.1. Dự báo tình hình kinh tế - xã hội Thế giới giai đoạn 2016 - 2020 (78)
      • 3.1.2. Dự báo tình hình kinh tế khi Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 khi Việt Nam gia nhập và thực hiện thương mại tự do với các đối tác (80)
      • 3.1.3. Định hình phát triển kinh tế - xã hội của T.Bắc Ninh giai đoạn 2016 – 2020 (0)
      • 3.1.4. Cơ hội và thách thức đối với DNNVV của tỉnh Bắc Ninh (85)
    • 3.2. Giải pháp (87)
      • 3.2.1. Định hướng phát triển DNNVV trong thời gian tới (87)
      • 3.2.2. Về mục tiêu phát triển DNNVV trong thời gian tới (90)
      • 3.2.3. Hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách hỗ trợ các DNNVV (92)
      • 3.2.4. Xây dựng cơ chế phối hợp thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV (97)
      • 3.2.5. Đẩy mạnh cải cách hành chính, tháo gỡ khó khăn cho DNNVV (0)
      • 3.3.6. Một số vấn đề tỉnh cần kiến nghị với Trung ương (0)
  • KẾT LUẬN................................................................................................................101 (109)

Nội dung

CƠ SỞ LÝ LUẬN

Một số vấn đề lý luận chung

1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa

* Khái niệm về doanh nghiệp nhỏ và vừa

Việc thống nhất định nghĩa doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNNVV) đóng vai trò quan trọng trong việc khẳng định vị thế của loại hình doanh nghiệp này và nâng cao hiệu quả hoạt động của chúng Các quốc gia trên thế giới có sự khác biệt trong quan niệm về DNNVV do các tiêu chuẩn phân loại quy mô doanh nghiệp khác nhau Tuy nhiên, hai tiêu chuẩn phổ biến được sử dụng trong hầu hết các nước là quy mô vốn và số lượng lao động.

Mặt khác việc lượng hoá các tiêu thức để phân loại quy mô doanh nghiệp còn tuỳ thuộc vào những yếu tố như:

- Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước và những quy định cụ thể phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn.

- Trong ngành nghề khác nhau thì chỉ tiêu độ lớn của các tiêu thức cũng khác nhau.

Tiêu thức phân loại DNNVV ở các nước trên thế giới hiện nay chỉ mang tính chất tương đối, nó thay đổi theo từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội từng nước. Tiêu thức phân loại thường được sử dụng là: số lao động thường xuyên, doanh thu, lợi nhuận, giá trị gia tăng, nhưng hai tiêu thức thường sử dụng nhất là: vốn và lao động Có nước chỉ dùng một tiêu thức, nhưng có một số nước dùng một vài tiêu thức để xác định DNNVV Một số nước dùng tiêu thức chung cho tất cả các ngành nghề, nhưng cũng có một số nước lại dùng tiêu thức riêng cho từng ngành nghề để xác định DNNVV. Điều này ta có thể thấy rõ thông qua số liệu ở bảng 1.1

Bảng 1.1: Tiêu thức xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa ở một số nước và vùng lãnh thổ

Nước Phân loại Số lao động Số vốn Doanh thu

Chế tác Bán buôn Bán lẻ Dịch vụ

1 - 100 triệu yên Thái Lan Công nghiệp nhỏ

50 - 200 triệu Bath Philipin Doanh nghiệp nhỏ

Indonesia Doanh nghiệp siêu nhỏ

Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa

0-100.000USD/ năm 100.000 - 500.000 USD/năm Canada Công nghiệp và dịch vụ

Chế tác nhỏ Chế tác vừa Dịch vụ nhỏ Dịch vụ vừa

Chế tác, khai thác nhỏ,vận tải

Xây dựng Thương mại và dịch vụ

Nguồn:[http://www.tapchicongnghiep.vn/News/channel/1/News/301/9645/Chitiet.html].

Căn cứ vào tiêu thức xác định DNNVV nêu trên có thể thấy:

- Quan niệm thứ nhất: Tiêu chuẩn đánh giá xếp loại DNNVV phải gắn với đặc điểm từng ngành đồng thời phải tính đến số lượng vốn và lao động được thu hút vào hoạt động sản xuất kinh doanh, Nhật Bản là nước theo quan niệm này.

Quan niệm thứ hai của nhiều nước như Thái Lan, Philipin cho rằng tiêu chuẩn đánh giá xếp loại DNNVV không nên phân biệt ngành nghề, mà chỉ cần dựa vào số lượng lao động và vốn đã huy động vào hoạt động kinh doanh để xếp loại.

Quan điểm thứ ba đánh giá xếp loại doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNNVV) dựa trên tiêu chuẩn bao gồm không chỉ lao động hay vốn kinh doanh mà còn cả doanh thu hàng năm của doanh nghiệp Quan điểm này được áp dụng tại các quốc gia như Canada và Indonesia.

- Quan niệm thứ thứ tư: Căn cứ vào tiêu thức số lượng lao động tham gia hoặc có phân biệt ngành nghề, hoặc không có phân biệt ngành nghề Theo quan niệm này có một số nước như: Hồng Kông, Australia, Hàn Quốc…

Sở dĩ có sự khác nhau như vậy là vì tiêu chí xác định DNNVV không chỉ phụ thuộc vào quan niệm mà còn phụ thuộc vào ý đồ chính sách, khả năng hỗ trợ của Chính phủ ở từng thời kỳ Ngay trong cùng một nước, tiêu chí mà một số tổ chức sử dụng để xác định đối tượng được hưởng sự hỗ trợ của họ cũng có trường hợp trùng hoặc không trùng với tiêu chí của Chính phủ, ví dụ: Đối với đa phần các quốc gia phát triển (Mỹ, Pháp, Nhật), những doanh nghiệp có số lao động từ 500 trở xuống thì được coi là có quy mô vừa và nhỏ, còn các nước phát triển khác, doanh nghiệp có số lao động 200 trở xuống được coi là doanh nghiệp nhỏ Tuy nhiên nếu là chính sách của Nhà nước thì tất nhiên chính sách đó phải tuân thủ luật pháp và phải lấy tiêu chí do luật định để làm cơ sở Do vậy, tiêu chí xác định DNNVV của các nước như đã trình bày trong bảng 1.1 chỉ là căn cứ tham khảo tốt đối với Việt Nam. Đối với Việt Nam, việc xác định tiêu chí DNNVV có một quá trình biến đổi phù hợp với điều kiện chính trị, kinh tế - xã hội ở mỗi giai đoạn khác nhau ví dụ: Công văn số 681/CP-KTN ngày 20/6/1998 của Chính phủ, theo đó DNNVV là những doanh nghiệp có số vốn kinh doanh dưới 5 tỷ đồng (tương đương 387.600

USD vào thời điểm ban hành Công văn số 681) và có số lao động trung bình hàng năm dưới 200 người Tiêu chí này được xác định nhằm xây dựng một bức tranh chung về các DNNVV ở Việt Nam phục vụ cho việc hoạch định chính sách Tiếp sau đó Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2001 về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, định nghĩa DNNVV đã được hiểu thống nhất:

“Doanh nghiệp nhỏ và vừa là các cơ sở sản xuất - kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có số vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc có số lao động trung bình hàng năm không quá 300 lao động”.

+ Ngân hàng Công Thương Việt Nam coi DNNVV là các doanh nghiệp có dưới 500 lao động, vốn cố định dưới 10 tỷ đồng, vốn lưu động dưới 8 tỷ đồng và doanh thu hàng tháng dưới 20 tỷ đồng.

+ Liên bộ Lao động - Tài chính coi doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp có lao động thường xuyên dưới 100 người, doanh thu hằng năm dưới 10 tỷ đồng, vốn pháp định dưới 1 tỷ đồng.

+ Quỹ hỗ trợ DNNVV thuộc chương trình Việt Nam EU: DNNVV được quỹ này hỗ trợ gồm có các doanh nghiệp có số công nhân từ 50 đến 500 người và vốn điều lệ từ 50 ngàn đến 300 ngàn USD.

+ Quỹ phát triển nông thôn thuộc Ngân hàng nhà nước: Coi doanh nghiệp nhà nước nhỏ và vừa là các doanh nghiệp có giá trị tài sản không quá 2 triệu USD, lao động không quá 500 người.

Trên góc độ Quản lý nhà nước (Điều 3 - nghị định số 56/2009/NĐ - CP ngày 30/6/2009 của chính phủ về việc trợ giúp phát triển DNNVV) quy đinh:

Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: Siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), cụ thể như sau:

Bảng 1.2: Tiêu chí Doanh nghi p nh v v aệp nhỏ và vừa ỏ và vừa à ừa Quy mô

Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa

I Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản

20 tỷ đồng trở xuống từ trên 10 người đến 200 người từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng từ trên

II Công nghiệp và xây dựng

20 tỷ đồng trở xuống từ trên 10 người đến 200 người từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng từ trên

III Thương mại và dịch vụ

10 tỷ đồng trở xuống từ trên 10 người đến 50 người từ trên 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng từ trên 50 người đến

(Nguồn: Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 của Chính phủ )

Vai trò của Nhà nước trong sự phát triển của DNNVV

DNNVV đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển của một nền kinh tế Vì vậy, nhìn chung các nước trên thế giới hết sức quan tâm đến phát triển loại hình này Ở nước ta, việc phát triển DNNVV được phân cấp như sau: Ở Trung ương chủ yếu là xây dựng hành lang pháp lý, ban hành các chính sách vĩ mô, ở địa phương UBND Tỉnh, Thành phố là nguồn thực thi. Ở nước ta nhằm tạo khung khổ pháp lý cho hoạt động trợ giúp phát triểnDNNVV, ngày 30/6/2009, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển DNNVV và tiếp đến là Nghị quyết số 22/NQ-CP ngày 05/5/2010 của Chính phủ nhằm đẩy mạnh triển khai thực hiện Nghị định số 56/2009/NĐ-CP.Kế hoạch phát triển DNNVV 5 năm giai đoạn 2011-2015 (ban hành kèm theoQuyết định số 1231/QĐ-TTg ngày 07/9/2012) đã được xây dựng, trong đó cụ thể hóa nhiều giải pháp trợ giúp DNNVV quy định tại Nghị định số 56/2009/NĐ-CP.UBND Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện việc hỗ trợ các DNNVV theo các nội dung sau:

1.2.1 Về mục tiêu hỗ trợ của chính quyền tỉnh nhằm phát triển DNNVV

* Mục tiêu hỗ trợ của chính quyền tỉnh nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, cụ thể là:

- Tăng về số lượng và quy mô doanh nghiệp

- Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

- Nâng cao mức đóng góp của doanh nghiệp cho xã hội

1.2.2 Về nội dung hỗ trợ của chính quyền tỉnh nhằm phát triển DNNVV

Trên cơ sở khung pháp lý về trợ giúp phát triển DNNVV, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách trợ giúp phát triển DNNVV (hoặc liên quan đến trợ giúp DNNVV) trong các lĩnh vực: Hỗ trợ tài chính tín dụng; mặt bằng sản xuất kinh doanh; đổi mới, nâng cao năng lực công nghệ; xúc tiến mở rộng thị trường; thông tin và tư vấn; phát triển nguồn nhân lực.v.v… cho các DNNVV Điển hình là một số chương trình, hoạt động liên quan đến trợ giúp DNNVV trong các lĩnh vực sau: 1.2.2.1 Hỗ trợ tài chính

Thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng DNNVV theo hướng dẫn của Trung ương. Thành lập Quỹ với mục đích đầu tư vốn dài hạn từ 5 - 7 năm Đầu tư vốn cho doanh nghiệp bằng hình thức tín chấp dự án khả thi của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận vốn để đầu tư kinh doanh. Đổi mới phương thức, nội dung triển khai việc bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV thuộc các ngành khuyến khích phát triển.

Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích các ngân hàng thương mại tăng mức dư nợ tín dụng cho DNNVV cho vay ưu đãi đối với vốn trung hạn và dài hạn cho các doanh nghiệp đầu tư vào ngành công nghiệp hỗ trợ; đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu; doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp dịch vụ du lịch

1.2.2.2 Hỗ trợ mặt bằng sản xuất cho doanh nghiệp

Hoàn thiện các chính sách liên quan đến đất đai, công khai phát triển quy hoạch đô thị của các địa bàn trong tỉnh, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, kể cả thủ tục về quản lý đầu tư và xây dựng.

Xây dựng các cụm khu công nghiệp với đầy đủ cơ sở hạ tầng tạo điều kiện thuận lợi cho các DNNVV có mặt bằng sản xuất phù hợp

Dành quỹ đất và thực hiện các chính sách khuyến khích để xây dựng các khu, cụm công nghiệp cho các DNNVV có mặt bằng xây dựng tập trung cơ sở sản xuất hoặc di dời từ nội thành, nội thị ra đảm bảo cảnh quan môi trường.

DNNVV được hưởng các chính sách ưu đãi trong việc thuê đất, chuyển nhượng, thế chấp và các quyền khác về sử dụng đất đai theo quy đinh của pháp luật. 1.2.2.3 Hỗ trợ đổi mới, nâng cao năng lực công nghệ, trình độ kỹ thuật

Tỉnh khuyến khích phát triển hình thức thầu phụ công nghiệp, tăng cường sự liên kết giữa các DNNVV với doanh nghiệp khác về hợp tác sản xuất sản phẩm, sản xuất linh kiện, phụ kiện, phụ tùng, nhận thầu doanh nghiệp nhằm thúc đẩy chuyển giao công nghệ, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh trong các DNNVV.

Hỗ trợ trong việc tư vấn giới thiệu, cung cấp thông tin về công nghệ, thiết bị, hỗ trợ đánh giá, lựa chọn công nghệ hiện đại, thích hợp, thông tin về thị trường cho các DNNVV.

Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí cho các công trình nghiên cứu công nghệ để đưa ra các công nghệ mới.

1.2.2.4 Hỗ trợ doanh nghiệp về xúc tiến mở rộng thị trường

Để thúc đẩy xuất khẩu của DNNVV, các chính sách hỗ trợ được triển khai như giảm chi phí khảo sát thị trường, tham gia hội chợ quốc tế Đồng thời, tăng cường liên kết giữa DNNVV với các doanh nghiệp lớn, FDI và khu vực để tạo thành chuỗi cung ứng hiệu quả, mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ.

Triển khai thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, đưa hàng hoá về nông thôn.

Trợ giúp việc trưng bầy, giới thiệu quảng cáo, tiếp thị các sản phẩm có tiềm năng của các DNNVV để tạo điều kiện mở rộng thị trường.

1.2.2.5 Hỗ trợ về thông tin tư vấn

Hỗ trợ thành lập các Hiệp hội của DNNVV.

Thành lập Trung tâm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, tư vấn xúc tiến đầu tư thuộc Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh nhằm hỗ trợ tư vấn cho các doanh nghiệp về thủ tục thành lập doanh nghiệp, thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh Bồi dưỡng, đào tạo kiến thức quản lý doanh nghiệp và hội nhập kinh tế quốc tế cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh

Để nâng cao nhận thức pháp luật và chính sách Nhà nước, các phương tiện truyền thông đại chúng, các lớp đào tạo và các hiệp hội, hội doanh nghiệp trong tỉnh sẽ tích cực tuyên truyền văn bản pháp luật và chính sách của Nhà nước Bằng cách này, kiến thức pháp luật của các cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội sẽ được củng cố và nâng cao, góp phần tạo cơ sở vững chắc cho việc thực hiện pháp luật và chính sách một cách đồng nhất, hiệu quả.

1.2.2.6 Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp

Triển khai và thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cho các doanh nghiệp đặc biệt là triển khai chương trình đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực với nguồn kinh phí do Trung ương tài trợ Tỉnh dành nhiều nguồn kinh phí để hỗ trợ cho các DNNVV thực hiện việc đào tạo công nhân.

Tỉnh trợ giúp kinh phí để tư vấn và đào tạo nguồn nhân lực doanh nghiệp qua chương trình trợ giúp đào tạo của các tổ chức trong và ngoài nước.

Xã hội hoá công tác dạy nghề, đa dạng hoá các hình thức đào tạo, bồi dưỡng theo nhiều hình thức khác nhau để phù hợp với nhu cầu học tập của chủ doanh nghiệp và cán bộ quản lý.

1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc hỗ trợ của chính quyền tỉnh đối với phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

1.2.3.1 Các yếu tố thuộc về chính quyền tỉnh

THỰC TRẠNG CỦA CÁC DNNVV TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH VÀ CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ CỦA UBND TỈNH GIAI ĐOẠN 2010-2015

Cơ cấu kinh tế - xã hội, tình hình phát triển của tỉnh Bắc Ninh

* Vị trí địa lý kinh tế

Bắc Ninh là một tỉnh cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội, trung tâm xứ KinhBắc cổ xưa, mảnh đất địa linh nhân kiệt, nơi có truyền thống khoa bảng và nền văn hóa lâu đời Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía Tây và Tây Nam giáp thủ đô Hà Nội,phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên, phía Đông giáp tỉnh Hải Dương Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có các hệ thống giao thông thuận lợi kết nối với các tỉnh trong vùng như quốc lộ 1A nối Hà Nội - Bắc Ninh - Lạng Sơn; Đường cao tốc 18 nối sân bay Quốc tế Nội Bài - Bắc Ninh - Hạ Long; Quốc lộ 38 nối Bắc Ninh - Hải Dương - Hải Phòng; Trục đường sắt xuyên Việt chạy qua Bắc Ninh đi Lạng Sơn và Trung Quốc; Mạng đường thủy sông Cầu, sông Đuống, sông Thái Bình rất thuận lợi nối Bắc Ninh với hệ thống cảng sông và cảng biển của vùng tạo cho Bắc Ninh là địa bàn mở gắn với phát triển của thủ đô Hà Nội, theo định hướng xây dựng các thành phố vệ tinh và sự phân bố công nghiệp của Hà Nội Đây là những yếu tố rất thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội và giao lưu của Bắc Ninh với bên ngoài. Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng và là một trong 8 tỉnh thuộc vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, khu vực có mức tăng trưởng kinh tế cao, giao lưu kinh tế mạnh của cả nước, tạo cho Bắc Ninh nhiều lợi thế về phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Là cửa ngõ phía Đông Bắc và là cầu nối giữa Hà Nội và các tỉnh trung du miền núi phía Bắc và trên hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng

- Hạ Long và có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng.

Thành phố Bắc Ninh chỉ cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 30 km, cách sân bay Quốc tế Nội Bài 45 km, cách Hải Phòng 110 km Vị trí địa kinh tế liền kề với thủ đô Hà Nội, trung tâm kinh tế lớn, một thị trường rộng lớn hàng thứ hai trong cả nước, có sức cuốn hút toàn diện về các mặt chính trị, kinh tế, xã hội, giá trị lịch sử văn hoá, đồng thời là nơi cung cấp thông tin, chuyển giao công nghệ và tiếp thị thuận lợi đối với mọi miền đất nước Hà Nội sẽ là thị trường tiêu thụ trực tiếp các mặt hàng của Bắc Ninh về nông - lâm - thuỷ sản, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ Bắc Ninh cũng là địa bàn mở rộng của Hà Nội qua xây dựng các thành phố vệ tinh, là mạng lưới gia công cho các xí nghiệp của thủ đô trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá.

Vị trí địa kinh tế thuận lợi là yếu tố phát triển quan trọng, là tiềm lực to lớn cần được phát huy để phục vụ kinh tế-xã hội và quá trình đô thị hóa Bắc Ninh Hệ thống đô thị Bắc Ninh dễ dàng hoà nhập vào vùng ảnh hưởng của Hà Nội, tương tác nhất định với hệ thống đô thị toàn vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

* Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên

- Tài nguyên rừng: Tài nguyên rừng của Bắc Ninh không lớn, chủ yếu là rừng trồng Tổng diện tích đất rừng khoảng 619,8 ha, phân bố tập trung ở Tiên Du, thành phố Bắc Ninh và Quế Võ.

- Tài nguyên khoáng sản: Bắc Ninh nghèo về tài nguyên khoáng sản, ít về chủng loại, chủ yếu chỉ có vật liệu xây dựng như: đất sét làm gạch, ngói, gốm, với trữ lượng khoảng 4 triệu tấn ở Quế Võ và Tiên Du, đất sét làm gạch chịu lửa ở thị xã Bắc Ninh, đá cát kết với trữ lượng khoảng 1 triệu tấn ở Thị Cầu - Bắc Ninh, đá sa thạch ở Vũ Ninh - Bắc Ninh có trữ lượng khoảng 300.000 m3 Ngoài ra còn có than bùn ở Yên Phong với trữ lượng 60.000 - 200.000 tấn

Bắc Ninh sở hữu diện tích đất tự nhiên khoảng 822,7 km2, trong đó 64% là đất Nông nghiệp, chỉ 0,74% là đất Lâm nghiệp Các loại đất khác như đất chuyên dùng và đất ở chiếm 28,4% Đất chưa sử dụng chiếm tỷ lệ rất nhỏ, chỉ 0,81%.

Bảng 2.1 Cơ cấu sử dụng đất năm 2015

Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Tổng số 82271.12 100 Đất Nông nghiệp 52622.25 64.0 Đất nuôi trồng thủy sản 4981.74 6.1 Đất Lâm nghiệp 607.31 0.74 Đất chuyên dùng 13836.76 16.8 Đất ở 9517.44 11.6 Đất chưa sử dụng 668.72 0.81

(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Ninh)

Bắc Ninh có tiềm năng văn hóa phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc Miền đất

Kinh Bắc xưa là vùng đất địa linh nhân kiệt, quê hương của Kinh Dương Vương,

Lý Bát Đế, nơi hội tụ của kho tàng văn hóa nghệ thuật đặc sắc với những làn điệu Quan họ trữ tình đằm thắm đã được UNESCO công nhân là Di sản phi vật thể đại diện của Nhân loại, dòng nghệ thuật tạo hình, tranh dân gian Đông Hồ nổi tiếng. Con người Bắc Ninh mang trong mình truyền thống văn hóa Kinh Bắc, mang đậm nét dân gian của vùng trăm nghề như tơ tằm, gốm sứ, đúc đồng, trạm bạc, khắc gỗ, vẽ tranh dân gian cộng với nhiều cảnh quan đẹp là tiềm năng lớn để phát triển du lịch văn hóa, lễ hội, du lịch sinh thái, du lịch thắng cảnh, du lịch làng nghề, du lịch làng Việt cổ.

Bắc Ninh được biết đến với bề dày lịch sử và văn hóa lâu đời, thể hiện qua số lượng di tích lịch sử văn hóa đồ sộ Tính đến hết năm 2010, trên địa bàn tỉnh đã có 408 di tích được công nhận là di tích cấp quốc gia và cấp địa phương Các khu vực tập trung nhiều di tích được xếp hạng quốc gia nhất gồm có huyện Từ Sơn, huyện Yên Phong, thành phố Bắc Ninh và huyện Tiên Du.

Bắc Ninh có nhiều di tích có giá trị lịch sử văn hoá quan trọng không chỉ trong phạm vi tỉnh mà có ý nghĩa quốc gia, quốc tế như: Đền Đô, chùa Dâu, chùa Bút Tháp, chùa Phật Tích, chùa Dạm, Văn Miếu

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có khoảng 41 lễ hội đáng chú ý trong năm được duy trì Trong đó, có các lễ hội lớn thu hút đông đảo du khách thập phương như: Hội Lim, Lăng và Đền thờ Kinh Dương Vương, Đền Đô, làng Diềm, Đền Bà Chúa Kho…

Tài nguyên du lịch nhân văn của Bắc Ninh khá đa dạng và phong phú với nhiều loại hình khác nhau, nhưng nổi bật nhất và được nhiều người biết đến là các di tích lịch sử, văn hoá, tiêu biểu là đình, chùa và dân ca, ca múa nhạc Dân ca Quan họ là một đặc trưng nổi bật và đặc sắc của Bắc Ninh.

Tính riêng trong năm 2014, tỉnh thu hút hơn 100.000 lượt du khách đến để tham gia các Lễ hội

* Các làng nghề Bắc Ninh

Tỉnh Bắc Ninh hiện có 62 làng nghề, trong đó có 32 làng nghề truyền thống. Phân theo ngành nghề sản xuất thì có 53 làng nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệp, 4 làng nghề xây dựng, 3 làng nghề thương mại, 1 làng nghề vận tải, 1 làng nghề kinh doanh giống thủy sản Một số làng nghề tiêu biểu có thể phát triển du lịch như làng tranh Đông Hồ (huyện Thuận Thành), gốm Phù Lãng (huyện Quế Võ), đúc đồng Đại Bái (huyện Gia Bình), làng sơn mài Đình Bảng (Từ Sơn), làng chạm khắc gỗ Phù Khê (Từ Sơn), làng mây tre đan Xuân Lai (Gia Bình)…

Trung bình 1 làng nghề hoạt động ổn định thu hút 80% số lao động địa phương và mang lại nguồn thu nhập khá ổn định bảo đảm cuộc sống cho người lao động Các làng nghề đã tạo ra nhiều loại sản phẩm hàng hóa được tiêu thụ khắp thị trường trong nước và tham gia xuất khẩu, tập trung vào các mặt hàng: đồ gỗ mỹ nghệ, gốm, tre trúc, tơ tằm, giấy, thép, đồng, nhôm… Giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh đạt hàng nghìn tỷ mỗi năm, chiếm tỷ lệ cao trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh Theo báo cáo của ngành du lịch Bắc Ninh, năm 2014, tỉnh thu hút gần 300.000 lượt khách du lịch, trong đó có từ 10% đến 20% du khách đến để trải nghiệm loại hình du lịch làng nghề.

2.1.2 Đặc điểm dân số, nguồn nhân lực.

Dân số trung bình của Bắc Ninh năm 2014 là 1114,8 ngàn người, cơ cấu dân số Bắc Ninh thuộc loại trẻ: Nhóm 0-14 tuổi chiếm tới 27,7%; nhóm 15-64 tuổi khoảng 66% và 6,3% số người trên 65 tuổi Do đó, tỉ lệ nhân khẩu phụ thuộc còn cao (0,59) Dân số nữ chiếm tới 51,11% tổng dân số của tỉnh, cao hơn so với tỉ lệ tương ứng của cả nước (50,05%) Kết quả này có thể do nguyên nhân kinh tế - xã hội là chủ yếu.

Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu trong cơ chế, chính sách hỗ trợ của chính quyền tỉnh Bắc Ninh đối với phát triển DNNVV

Sau 5 năm triển khai thực hiện, các chương trình, chính sách trợ giúp của tỉnhBắc Ninh đã đạt được một số kết quả nhất định, từng bước được lồng ghép vào các chính sách, chương trình ngành, lĩnh vực của các Sở, ngành và địa phương Khoảng một nửa các nhóm chính sách trợ giúp đạt được những kết quả trợ giúp DNNVV khá, tiêu biểu như trợ giúp về tài chính, phát triển nguồn nhân lực, thông tin và tư vấn, xúc tiến phát triển thị trường.

Về trợ giúp tài chính cho doanh nghiệp

Để đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp tư nhân, các tổ chức tín dụng đã tích cực huy động vốn và triển khai nhiều hình thức cho vay Trong đó, tổng số dư nợ cho vay dành cho khu vực kinh tế tư nhân tại các ngân hàng thương mại tăng mạnh, giúp giải quyết khó khăn về vốn, thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp khu vực này.

Tỉnh đã thực hiện nhiều chính sách khuyến khích đầu tư như miễn giảm thuế, cho vay vốn, hỗ trợ lãi xuất sau đầu tư

Về hỗ trợ mặt bằng sản xuất

Tỉnh đã thực hiện quy hoạch, thành lập các khu, cụm công nghiệp với mục tiêu xây dựng nền tảng vững chắc cho các doanh nghiệp Các khu vực này cung cấp những điều kiện thuận lợi về mặt đất đai để doanh nghiệp có khả năng đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất - kinh doanh phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế của địa phương.

Tỉnh cũng đã hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, giải phóng mặt bằng, miễn giảm tiền thuê đất theo đúng Luật đầu tư năm 2014 có hiệu lực từ ngày 01/07/2015 và các chính sách khuyến khích đầu tư của tỉnh.

Không còn tình trạng thiếu mặt bằng sản xuất đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Về hỗ trợ nâng cao trình độ công nghệ, kỹ thuật

Sở Khoa học và công nghệ cùng với Liên hiệp Khoa học - Kỹ thuật tỉnh đã tổ chức nhiều lớp tập huấn miễn phí cho các chủ doanh nghiệp về kiến thức khoa học công nghệ; đã chuyển giao công nghệ và hỗ trợ một phần kinh phí cho một số lĩnh vực.Miễn thuế nhập khẩu máy móc thiết bị tạo tài sản cố định cho các doanh nghiệp Nhằm khuyến khích và thúc đẩy các doanh nghiệp tích cực đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.Từ năm 2010 - 2015 tỉnh đã quan tâm hỗ trợ cho 87 lượt doanh nghiệp tỉnh nhà tham gia trưng bày sản phẩm, quảng bá, giới thiệu thương hiệu tại các hội chợ quy mô quốc gia và khu vực; thực hiện tư vấn, hướng dẫn công tác quản lý sở hữu trí tuệ được cho 492 lượt doanh nghiệp, cá nhân đến tìm hiểu các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ Hỗ trợ cung cấp thông tin, tra cứu sơ bộ về nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp cho 410 lượt doanh nghiệp, đơn vị trước khi thực hiện các thủ tục nộp đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; hỗ trợ kinh phí đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp cho 208 nhãn hiệu và 24 kiểu dáng công nghiệp của 220 tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh Trong đó đối tượng chủ yếu được hỗ trợ vẫn là các DNNVV, ngoài ra còn có một số các đơn vị khác như: Các trường chuyên nghiệp, các trung tâm

Từ năm 2010 đến 2015 tổ chức bình chọn, tôn vinh 10 doanh nghiệp đạt thương hiệu mạnh Tỉnh Bắc Ninh Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Ninh đã đẩy mạnh tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực sở hữu trí tuệ; tổ chức được hơn 10 lớp tập huấn về sở hữu trí tuệ cho gần 1000 học viên của Trường Cao đẳng thống kê Bắc Ninh và các doanh nghiệp và Hội các Doanh nhân trẻ tỉnh Bắc Ninh, Hội doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Bắc Ninh.

Ngoài ra, tỉnh Bắc Ninh đã có nhiều biện pháp thúc đẩy hoạt động phát huy sáng kiến, lao động giỏi, lao động sáng tạo của đông đảo tầng lớp, cán bộ công chức, viên chức, người lao động như việc tổ chức trao các giải thưởng Doanh nghiệp tiêu biểu, doanh nhân giỏi, giải thưởng Bàn tay vàng, hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh, Qua đó đã động viên kịp thời những cá nhân, tập thể có đóng góp tích cực trong phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật cho doanh nghiệp, tổ chức và địa phương mình.

Về hỗ trợ thị trường tiêu thụ sản phẩm

Tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi để các Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đủ điều kiện tham gia đấu thầu, nhận thầu các gói thầu cung cấp sản phẩm hàng hóa, thi công xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh từ tất cả các nguồn vốn Chính sách này không phân biệt đối xử giữa DNNVV với doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp lớn, nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, tạo cơ hội việc làm và thu nhập cho người lao động.

- Tỉnh đã tạo điều kiện cho các DNNVV được tham gia vào các chương trình xúc tiến thương mại thị trường trong nước, xúc tiến thương mại quốc gia để tìm kiếm đối tác làm ăn, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, cung ứng dịch vụ

Về hỗ trợ về thông tin tư vấn, pháp lý cho doanh nghiệp

Tỉnh luôn tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân tiếp cận các thông tin về thị trường, giá cả hàng hoá, mở rộng thị trường, tiêu thụ sản phẩm thông qua các hình thức như tổ chức, hỗ trợ cho tham gia các hội chợ triển lãm, giới thiệu doanh nghiệp trên các phương tiện thông tin, đặc biệt là trên trang thông tin điện tử của tỉnh trên mạng Internet,

Về hỗ trợ đào tạo phát nhân lực cho các doanh nghiệp

Các trường dạy nghề, các Trung tâm dạy nghề của Nhà nước, của các tổ chức đoàn thể - chính trị của tỉnh đã tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và cung cấp nhiều lao động có tay nghề cho khu vực kinh tế tư nhân; Các Sở, ban ngành đã mở các lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý, kiến thức về chuyên ngành cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Sở Kế hoạch và đầu tư được giao nhiệm vụ trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp.

Mặc dù đã có nhiều chính sách và chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNNVV) đạt được những thành tựu nhất định, song việc triển khai thực hiện cũng như tác động hỗ trợ của những chính sách này vẫn còn gặp nhiều hạn chế và tồn tại.

Thứ nhất: Hơn 80% các chính sách, chương trình trợ giúp DNNVV không có đánh giá kết quả hỗ trợ cho DNNVV Một số chương trình mới dừng ở mức ước tính tỉ lệ DNNVV có thể tham gia hoặc rất chung chung (với giải thích 97% DN làDNNVV nên đa số là DNNVV tham gia), thậm chí có chương trình không thể đánh giá được mức độ tham gia của các doanh nghiệp (ví dụ như vấn đề sở hữu trí tuệ). Đồng thời thiếu các tiêu chí đánh giá tác động của chính sách, chương trình đến sản xuất, kinh doanh của DNNVV như các chương trình nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới và nâng cao năng lực công nghệ, sở hữu trí tuệ …, tư vấn thị trường, đào tạo nghề.

Thứ hai: Nhiều chính sách mới chỉ dừng lại ở những quy định mang tính khuyến khích chung chung, chưa có những quy định ưu đãi rõ ràng như trợ giúp DNNVV về mặt bằng sản xuất, hỗ trợ DNNVV tham gia kế hoạch mua sắm, cung ứng dịch vụ công Một số chính sách khâu tổ chức thực hiện gặp nhiều vướng mắc như chính sách ưu đãi thuế cho DNNVV, chính sách hỗ trợ DNNVV trong công nghiệp hỗ trợ.

Thứ ba: Một số chính sách hỗ trợ tuy đã có những kết quả triển khai nhất định nhưng phạm vi và quy mô hỗ trợ còn nhỏ hẹp như chính sách về vườn ươm doanh nghiệp, chính sách về bảo lãnh tín dụng cho DNNVV chưa có, chính sách tư vấn về kinh doanh và quản lý sản xuất mới chủ yếu được thực hiện ở một số ít doanh nghiệp do nguồn lực còn hạn chế, chủ yếu do Trung ương tổ chức hoặc huy động từ viện trợ quốc tế.

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN SỰ HỖ TRỢ CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH BẮC NINH ĐỐI VỚI DNNVV ĐẾN NĂM 2020

Dự báo tình hình kinh tế - xã hội, cơ hội và thách thức đối với

3.1.1 Dự báo tình hình kinh tế - xã hội Thế giới giai đoạn 2016 - 2020.

Bước sang một giai đoạn chuyển đổi mới, bức tranh kinh tế thế giới năm

2015 trở nên sáng sủa hơn khi những nỗ lực trong việc điều hành chính sách kinh tế của các quốc gia phần nào đạt được kết quả mong muốn; kinh tế thế giới từ nay đến cuối năm 2015 khá triển vọng phục, với sự phục hồi của phần lớn các nền kinh tế dẫn dắt đà tăng trưởng của kinh tế thế giới như Mỹ, Nhật Bản và phần lớn các nền kinh tế đang nổi và sự phục hồi của các lĩnh vực chủ yếu của kinh tế thế giới như thương mại, đầu tư

Kinh tế thế giới 9 tháng đầu năm 2015 Kinh tế Mỹ đã có những bước tăng trưởng khá tốt, GDP tăng từ mức 0,6% trong quý 1/2015 lên mức 3,7% trong quý 2/2015 Tại khu vực đồng Euro, GDP quý 2/2015 và các số liệu về tăng trưởng cũng như các chỉ số khác cho thấy xu hướng phục hồi kinh tế đang trở nên rõ nét Tại các nước mới nổi (BRICS), tăng trưởng có xu hướng chậm lại trong trong năm 2015. Các nước ASEAN-5 được dự báo tiếp tục duy trì đà tăng trưởng với GDP đạt 4,7% và 5,1% trong năm 2015 và 2016.

Bên cạnh các chuyển biến tích cực trong những tháng đầu năm 2015, kinh tế thế giới đang phải đối mặt với một số khó khăn như: Tốc độ phục hồi chậm ở các nền kinh tế phát triển; đà tăng trưởng yếu ở các nước mới nối, đặc biệt là các nước xuất khẩu hàng hóa hoặc có quan hệ thương mại với Trung Quốc; tình hình bất ổn của kinh tế Trung Quốc tác động đến kinh tế toàn cầu (chứng khoán, tỷ giá); vấn đề người nhập cư ở châu Âu. Đây là bước tạo đà cho nền kinh tế thế giới lấy lại đà tăng trưởng cho giai đoạn 2015-2020 với sự phục hồi tăng trưởng của hầu hết các nền kinh tế dẫn dắt đà tăng trưởng của kinh tế thế giới (bao gồm Mỹ, EU, Nhật Bản,…) và của các lĩnh vực chủ yếu kinh tế thế giới như thương mại, đầu tư IMF dự báo kinh tế thế giới, 3,9% vào năm 2015 Sang giai đoạn 2016-2018, nền kinh tế thế giới đều có mức tăng trưởng trên 4% (Nguồn Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế-xã hội quốc gia (Trung tâm) đưa ra mức dự báo khá sát với các con số dự báo của IMF).

Triển vọng của một số lĩnh vực chủ yếu của kinh tế thế giới

Thương mại thế giới được dự báo sẽ tăng trưởng ở mức 5,4% vào năm 2015 sau đó tăng lên các mức 5,7%, 5,9% và 6% tương ứng cho các năm 2016, 2017 và

2018 Thương mại thế giới trong giai đoạn 2015- 2020 sẽ chiếm khoảng 30% -35% GDP của toàn thế giới và có xu hướng tăng qua các năm Trong đó, Trung Quốc và Ấn Độ được xem là những quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại cao nhất trong giai đoạn này, bình quân khoảng 22%/năm, trong khi, lượng nhập khẩu được dự báo sẽ đạt khoảng 18,5%/ năm Trong giai đoạn này,thương mại nội khối châu Á sẽ có tầm ảnh hưởng lớn đến cầu thế giới Khu vực Trung Đông, Bắc Mỹ và Tiểu vùng Sahara sẽ có những thay đổi đáng kể trong việc mở cửa thương mại, do đó, khu vực này sẽ đóng vai trò lớn trong việc lắp ráp và sản xuất hàng hóa Trong các mặt hàng xuất khẩu, máy móc và linh kiện vận tải sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong các mặt hàng xuất khẩu trong giai đoạn này Bên cạnh đó, các nước phát triển sẽ tiếp tục thặng dư trong việc xuất khẩu dịch vụ sang khu vực Châu Á Thái bình dương, và điều này sẽ giúp cho việc thương mại dịch vụ được phát triển nhanh chóng.

Do kinh tế vĩ mô thế giới cải thiện, nhà đầu tư tin tưởng trở lại, vốn FDI toàn cầu sẽ phục hồi đạt 1,8 nghìn tỉ đô la năm 2015 Tuy nhiên, rủi ro vẫn còn do hệ thống tài chính toàn cầu yếu kém, chính sách ở các nền kinh tế lớn còn bất ổn, kinh tế vĩ mô có nguy cơ xấu đi Tuy nhiên, tầng lớp trung lưu các nước đang phát triển dự kiến tăng nhanh, khiến FDI chuyển từ hướng sản xuất xuất khẩu sang phục vụ nhu cầu nội địa và đầu tư dịch chuyển từ sản xuất sang dịch vụ Dự báo FDI toàn cầu sẽ phục hồi và ổn định những năm tiếp theo, đạt khoảng 4% GDP toàn cầu giai đoạn 2018-2020.

3.1.2 Dự báo tình hình kinh tế khi Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 khi Việt Nam gia nhập và thực hiện thương mại tự do với các đối tác.

Hiện nay, Việt Nam đã ký kết một số hiệp định thương mại tự do (FTA), gồm: ASEAN, ASEAN+ (Ấn Độ, Australia- New Zealand, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc), Việt Nam - Chi Lê, Việt Nam - Nhật Bản Việt Nam cũng đang tích cực triển khai đàm phán Hiệp định đối tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) và FTA với Liên minh châu Âu (EU) Gần đây nhất là FTA giữa Việt Nam và Liên minh Hải quan Nga, Belarus, Kazakhstan đã chính thức khởi động. Các hiệp định này có ảnh hưởng quan trọng đến kinh tế - xã hội và quá trình thương mại của Việt Nam thời gian gần đây và sắp tới như sau:

- Đối với tăng trưởng kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn 2011 -2015 đạt 5.5% Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2015 dự báo đạt 6,5% cao hơn so với kế hoạch 6,2% Trong giai đoạn tiếp theo (2016-2020) được dự báo với tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình của Việt Nam được dự báo sẽ đạt 6% Do vậy, mức tăng trưởng kinh tế trung bình của Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2020 sẽ đạt xấp xỉ 6%/ năm, mặc dù cao hơn mức trung bình của khu vực châu Á nhưng vẫn đứng sau Trung Quốc, Ấn Độ và Pakixtan Trong giai đoạn 2016-2020, tình hình kinh tế thế giới diễn biến thuận chiều, cùng với những bước chuyển mình quan trọng của nội tại nền kinh tế (hoàn thành kế hoạch 2010-2015, thực hiện và gia nhập thương mại tự do Việt nam với các đối tác…), các cơ chế chính sách của Nhà nước tập trung phát triển kinh tế, Việt Nam sẽ tiếp tục có bước phát triển đáng kể, đạt được một vị thế thỏa đáng trong khu vực.

Trong giai đoạn 2016-2020, kinh tế thế giới tăng trưởng tạo thuận lợi cho xuất khẩu Việt Nam do cầu hàng hóa, dịch vụ gia tăng Song song đó, thị trường tiềm năng cho hàng xuất khẩu Việt Nam cũng rất lớn Tuy nhiên, sức ép cạnh tranh không nhỏ từ các nước ASEAN và láng giềng Châu Á do sự hình thành của cộng đồng AEC vào cuối năm 2015 sẽ là thách thức mà xuất khẩu Việt Nam phải đối mặt, nhất là khi hàng hóa, dịch vụ Việt Nam chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

“sân nhà” hoàn toàn có thể xảy ra Đặc biệt, với xu hướng hàng hóa có hàm lượng công nghệ cao ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu của các nước, Việt Nam với trình độ khoa học - công nghệ đi sau các nước sẽ gặp rất nhiều khó khăn Trong khuôn khổ WTO, với việc còn bị coi là nền kinh tế phi thị trường trong vòng 12 năm sau khi gia nhập (2007-2019), Việt Nam chắc chắn sẽ gặp bất lợi hơn so với các nước khác trong các tranh chấp thương mại được giải quyết theo quy định của WTO.

- Đối với các luồng vốn vào Việt Nam

Trong giai đoạn 2016-2020, Việt Nam sẽ trở thành địa điểm thu hút được nhiều FDI của các nhà đầu tư trên thế giới, đặc biệt là qua hình thức dịch vụ ngoại biên Hoạt động dịch vụ ngoại biên tại Việt Nam trong giai đoạn này sẽ nhằm vào cả hai lĩnh vực là chế tác và công nghệ cao FDI vào các ngành công nghệ cao là một xu hướng chung của cả thế giới Trong khi đó, do Trung Quốc đang hướng tới thu hút FDI vào các ngành công nghệ cao nên các nước đầu tư sẽ chuyển dần các ngành sản xuất, chế tác sang các địa điểm có lợi thế tương đồng về nguồn nhân lực và trình độ phát triển với Trung Quốc, trong đó Việt Nam là một lựa chọn được ưu tiên Ngoài ra, việc triển khai khu vực đầu tư ASEAN (AIA) sẽ thúc đẩy luồng vốn đầu tư, cả trực tiếp và gián tiếp, từ các nước ASEAN vào Việt Nam Đây cũng là cơ hội cho Việt Nam đầu tư sang các nước láng giềng trong khu vực.

Trong giai đoạn 2016-2020, nguồn thu ngân sách không chịu tác động đáng kể do thu từ xuất nhập khẩu chiếm tỉ lệ thấp (19-22%) Tuy thu nhập khẩu giảm nhưng sẽ tăng sức cạnh tranh cho ngành sản xuất trong nước Song song đó, mở cửa thị trường thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kéo theo gia tăng thu nhập người dân, bù đắp cho sụt giảm thuế Mặc dù bảo hộ một số ngành kinh tế, nhưng gánh nặng chi ngân sách không quá lớn Do vậy, về dài hạn, cân đối ngân sách vẫn ổn định.

- Đối với các ngành kinh tế

Nông nghiệp Việt Nam trong giai đoạn 2016-2020 sẽ chịu tác động của kết quả vòng đàm phán Doha Thời điểm kết thúc của vòng đàm phán này vẫn chưa xác định được, tuy nhiên, chắc chắn là kết quả của nó sẽ tác động chủ yếu theo hướng bất lợi cho nông nghiệp Việt Nam.

Trong lĩnh vực công nghiệp, theo xu hướng phát triển của khoa học - công nghệ trên thế giới, tỷ lệ các ngành công nghiệp chế tác trong nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng lên Bên cạnh đó, xu hướng dịch vụ ngoại biên chuyển công nghệ ra bên ngoài cũng tác động tích cực đến công nghiệp Việt Nam, biến Việt Nam thành cơ sở sản xuất, lắp ráp cho các nước phát triển, giống như Trung Quốc và Ấn Độ hiện nay.

Trong lĩnh vực dịch vụ, nhiều loại hình mới sẽ phát triển mạnh mẽ ở các ngành ngân hàng, tài chính, bảo hiểm Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ tham gia tích cực vào những lĩnh vực này, thúc đẩy ngành dịch vụ Việt Nam đạt được sự tăng trưởng đột phá Sự đa dạng trong các sản phẩm dịch vụ sẽ góp phần tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2016-2020.

3.1.3 Định hình phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh Bắc Ninh giai đoạn

Theo báo cáo Chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ khóa XVIII trình tại đại hội Đại biểu Đảng bộ Tỉnh Bắc Ninh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2015 – 2020 Diễn ra vào ngày 24 – 25/9/2015 Lãnh đạo Sở kế hoạch và Đầu tư phổ biến và giới thiệu

Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 5/8/2014 của Thủ tướng Chính Phủ về việc xây dựng

Giải pháp

3.2.1 Định hướng phát triển DNNVV trong thời gian tới

Thứ nhất: Tiếp tục hoàn thiện và đảm bảo tính ổn định khung pháp lý, cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo môi trường đầu tư kinh doanh bình đẳng, minh bạch, thông thoáng cho DNNVV phát triển.

Thứ hai: Tạo bước đột phá để DNNVV tiếp cận vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay cho DNNVV.

Thứ ba: Hỗ trợ tăng cường năng lực nghiên cứu, phát triển công nghệ; đẩy mạnh chuyển giao, đổi mới công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa, năng lực cạnh tranh của DNNVV Đẩy nhanh việc triển khai thực hiện các chương trình hỗ trợ, phổ biến, ứng dụng công nghệ và kỹ thuật tiên tiến tới các DNNVV, khuyến khích hợp tác và chia sẻ công nghệ giữa DNNVV với Doanh nghiệp lớn, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Khuyến khích DNNVV tham gia các chương trình liên kết ngành, liên kết vùng và phát triển công nghiệp hỗ trợ.

Thứ tư: Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề đảm bảo cung cấp nguồn nhân lực có kỹ năng cho DNNVV Chú trọng đào tạo nghề các ngành, lĩnh vực sử dụng công nghệ cao để chuyển dịch cơ cấu lao động từ thô sơ sang lao động có tay nghề trình độ, đáp ứng yêu cầu phát triển của DNNVV trong giai đoạn mới Lồng nghép các giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho DNNVV trong đề án phát triển nguồn nhân lực quốc gia Khuyến khích doanh nghiệp thành lập hoặc liên kết với cơ sở dạy nghề trong đào tạo và giải quyết việc làm Phát triển đồng bộ thị trường lao động; phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu về thị trường lao động, các hình thức thông tin thị trường lao động nhằm kết nối cung cầu lao động.

Thứ năm: Cải thiện tình trạng thiếu mặt bằng sản xuất, tăng cường bảo vệ môi trường thông qua việc lập và công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; tạo điều kiện phát triển các khu cụm công nghiệp có quy mô hợp lý, có giá thuê phù hợp với khả năng của DNNVV; hỗ trợ di dời các DNNVV gây ô nhiễm, tác hại đến môi trường tại các khu dân cư và đô thị đến các khu cụm công nghiệp.

Thứ sáu: Hình thành mạng lưới hệ thống thông tin hỗ trợ DNNVV để cung cấp thông tin về các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp, các chính sách, chương trình trợ giúp phát triển DNNVV và các thông tin khác hỗ trợ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Thứ bảy: Nâng cao hiệu quả điều phối thực hiện các hoạt động trợ giúp phát triển DNNVV, tăng cường vai trò của Hội đồng Khuyến khích Phát triển DNNVV; tăng cường năng lực cho các địa phương về quản lý, xúc tiến, phát triển DNNVV.

Tỉnh Bắc Ninh cần coi doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNNVV) là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển đổi cơ cấu kinh tế hiện tại Đồng thời, DNNVV còn có khả năng giải quyết các vấn đề xã hội cụ thể.

Thứ nhất: Coi phát triển DNNVV là chiến lược lâu dài, đồng thời cũng là nhiệm vụ trọng tâm trước mắt, có vai trò quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động của tỉnh; là một trong những nhân tố phát triển bền vững trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá, góp phần thực hiện mục tiêu đưa Tỉnh trở thành Tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.

Thứ hai: Tạo bước đột phá về chính sách và giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi, phát triển DNNVV trên cơ sở phù hợp với quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; phát huy lợi thế và tiềm năng của Tỉnh, gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới, với mục tiêu phát triển dịch vụ - du lịch và phát triển khoa học và công nghệ với những hình thức và bước đi thích hợp.

Thứ ba: Khuyến khích thành lập các doanh nghiệp mới, nhất là phát triển các ngành nghề, sản phẩm có giá trị gia tăng cao hoặc DNNVV có lợi thế cạnh tranh;cải thiện và tạo điều kiện thuận lợi để DNNVV cạnh tranh bình đẳng, tiếp cận các nguồn lực và thị trường; nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, phát triển văn hoá kinh doanh và liên kết doanh nghiệp

Thứ tư: Hỗ trợ phải có trọng tâm trọng điểm, không cào bằng, nên chú trọng với một số nhóm doanh nghiệp cần hỗ trợ, như sau:

- Xét theo cơ cấu kinh tế: Nên hỗ trợ DNNVV trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và thương mại du lịch vì số lượng doanh nghiệp trong nhóm ngành này chiếm tỷ lệ lớn 91,7%

Cần hỗ trợ ưu tiên cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) thuộc khu vực ngoài nhà nước, đặc biệt là các công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần không có vốn nhà nước Xu hướng gia tăng nhanh chóng số lượng các loại hình doanh nghiệp này là do quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và cổ phần hóa doanh nghiệp để thu hút nguồn lực bên ngoài như vốn, công nghệ, năng lực quản lý và quản trị doanh nghiệp Điều này nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh của doanh nghiệp, đồng thời tối ưu hóa việc quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

- Xét theo quy mô: Nên tập trung hỗ trợ:

- Các DNNVV có vốn dưới 10 tỷ đồng vì các doanh nghiệp này chiếm tỷ lệ lớn thu hút nhiều lao động, nhưng lại dễ bị tổn thương.

- Các DNNVV khu vực ngoài nhà nước vì doanh nghiệp này thu hút 93.91% lao động giải quyết phần lớn lao động trong xã hội, nhưng khó tiếp cận vốn vay, và dễ tổn thương.

* Định hướng công cụ và mô hình:

Thứ nhất: Tăng cường hỗ trợ tiếp cận tài chính cho DNNVV thông qua thành lập Quỹ Phát triển DNNVV:

Trong bối cảnh doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn hiện nay thì khó khăn lớn nhất vẫn là tiếp cận tài chính, đặc biệt là các DNNVV; trong đó lãi suất vay vốn cao và khó đáp ứng các điều kiện vay là hai nguyên nhân chính khiến các DNNVV khó tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng Đặc biệt, trong những năm gần đây, lãi suất vay liên tục ở mức cao và trong thời gian dài cùng với các điều kiện cho vay của ngân hàng bị thắt chặt, dẫn đến tình trạng thiếu vốn sản xuất kinh doanh, đầu tư đổi mới công nghệ của DNNVV, ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Vì vậy, kiến nghị các thành viên Hội đồng xem xét, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ sớm phê duyệt quyết định thành lập Quỹ Phát triển DNNVV là giải pháp hết sức cấp bách và cần thiết nhằm hình thành một định chế tài chính Nhà nước với nguồn kinh phí tập trung dành riêng để hỗ trợ tài chính cho các DNNVV có dự án, phương án sản xuất kinh doanh khả thi nhằm tăng thu nhập, tạo việc làm cho người lao động; nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp tạo ra sản phẩm mới, có giá trị gia tăng cao, từ đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Thứ hai: Định hướng mô hình và hoạt động của cơ quan đầu mối triển khai thực hiện chính sách trợ giúp phát triển DNNVV ở tỉnh Bắc Ninh:

Như đề cập ở trên, hệ thống cơ quan trợ giúp phát triển DNNVV chưa được hình thành đồng bộ từ Trung ương đến địa phương, các cơ quan đầu mối triển khai thực hiện chính sách trợ giúp phát triển DNNVV chưa hoàn thiện và còn yếu Trong thời gian tới, nhằm từng bước xây dựng, củng cố hệ thống trợ giúp phát triển DNNVV, xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ Đề án tăng cường năng lực cho cơ quan đầu mối triển khai thực hiện các chính sách trợ giúp phát triển DNNVV, kiến nghị các thành viên Hội đồng có ý kiến chỉ đạo đối với xây dựng định hướng mô hình và hoạt động của cơ quan đầu mối triển khai thực hiện chính sách trợ giúp phát triển DNNVV ở Trung ương và địa phương

3.2.2 Về mục tiêu phát triển DNNVV trong thời gian tới

Tỉnh Bắc Ninh nên xác định mục tiêu phát triển đồng bộ cả về lượng và về chất, cụ thể như sau:

Ngày đăng: 13/09/2023, 11:26

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1: Tiêu thức xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa ở một số nước và vùng lãnh thổ - Một số giải pháp hỗ trợ của chính quyền tỉnh bắc ninh nhằm hoàn thiện cơ chế chính sách phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn đến năm 2020
Bảng 1.1 Tiêu thức xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa ở một số nước và vùng lãnh thổ (Trang 12)
Bảng 1.2 : Tiêu chí Doanh nghi p nh  v  v a ệp nhỏ và vừa ỏ và vừa à ừa Quy mô - Một số giải pháp hỗ trợ của chính quyền tỉnh bắc ninh nhằm hoàn thiện cơ chế chính sách phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn đến năm 2020
Bảng 1.2 Tiêu chí Doanh nghi p nh v v a ệp nhỏ và vừa ỏ và vừa à ừa Quy mô (Trang 15)
Bảng 2.2: Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa - Một số giải pháp hỗ trợ của chính quyền tỉnh bắc ninh nhằm hoàn thiện cơ chế chính sách phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn đến năm 2020
Bảng 2.2 Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa (Trang 52)
Bảng 2.3: Số doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động tại thời điểm 31/12/2014 phân theo qui mô vốn và phân theo loại hình doanh  nghi pệp nhỏ và vừa - Một số giải pháp hỗ trợ của chính quyền tỉnh bắc ninh nhằm hoàn thiện cơ chế chính sách phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn đến năm 2020
Bảng 2.3 Số doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động tại thời điểm 31/12/2014 phân theo qui mô vốn và phân theo loại hình doanh nghi pệp nhỏ và vừa (Trang 54)
Bảng 2.4. Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa (2012 - 2014) - Một số giải pháp hỗ trợ của chính quyền tỉnh bắc ninh nhằm hoàn thiện cơ chế chính sách phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn đến năm 2020
Bảng 2.4. Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa (2012 - 2014) (Trang 58)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w