KỲ THI OLYMPIC TRUYỀN THỐNG 30/4 LẦN THỨ XIII TẠI THÀNH PHỐ HUẾ ĐỀ THI MÔN LỊCH SỬ LỚP 10 Thời gian làm bài 180’ Chú ý: Mỗi câu hỏi thí sinh làm trên 01 tờ giấy riêng biệt I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 Điểm) A. Chọn đúng, sai? ( 1 điểm ) 1. Các quốc gia cổ đại phương Đông hình thành vào khoảng thiên niên kỷ IV - III TCN 2. Hội đồng 500 người ( trong nhà nước Aten) có vai trò như “quốc hội” thay dân quyết định công việc của đất nước? 3. Điều kiện tự nhiên của vùng Địa Trung Hải thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp? 4. Trang Vân Đồn (Quảng Ninh) là bến cảng phục vụ cho thuyền buôn nước ngoài vào nước ta trao đổi buôn bán được thành lập vào năm 1149- thời Lý ? B. Chọn đápán đúng nhất? (2 điểm) 1. Yếu tố không thuộc cơ sở ra đời của nhà nước Văn Lang: A. Yêu cầu chống ngoại xâm. B. Yêu cầu bảo vệ nền kinh tế nông nghiệp lúa nước. C. Yêu cầu mở rộng lãnh thổ. D. Nhu cầu trị thủy. 2. Thái úy Lý Thường Kiệt đã đánh tan quân Tống năm 1075 tại : A. Châu Khâm. B.Thành Ung Châu. C. Châu Tần. D. Nam Kinh. 3. Nước Đại Việt phải đương đầu với một số cuộc thử lửa chống quân Mông- Nguyên diễn ra : A.15 năm. B. 20 năm. C. 25 năm. D. 30 năm. 4. Vị vua cho “lập Văn Miếu” ở Kinh Đô Thăng Long vào năm 1070 là : A. Lý Thái Tổ . B. Lý Thái Tông . C.Lý Nhân Tông . D. Lý Thánh Tông . 5. “Nước Đại Việt ta là một nước văn hiến”, câu nói đó của : A. Nguyễn Trãi . B.Trần Nguyên Đán. C.Trần Quốc Tuấn . D.Trần Nhân Tông . 6. Vùng Đê-lốt và Pi-rê ở khu vực Địa Trung Hải nổi tiếng về vấn đề: A- Trung tâm thương mại lớn nhất Địa trung hải. 1 B- Trung tâm buôn bán nô lệ lớn của thế giới cổ đại. C- Trung tâm sản xuất thủ công nghiệp lớn nhất thế giới cổ đại. D- Trung tâm kinh tế văn hoá của Địa Trung Hải. 7. Tên vị vua kiệt xuất, nổi tiếng nhất trong lịch sử trung đại Ấn Độ là: A. Bra- ma. B. Hác-sa C. A-cơ-ba. D.A-sô-ca 8. Vì sao ngành thiên văn học sớm phát triển ở các quốc gia cổ đại phương Đông? A. Con người tìm hiểu trời, đất, trăng, sao B.Nhu cầu sản xuất nông nghiệp. C. Nhu cầu mở rộng hiểu biết của con người. D. Do yêu cầu phát triển khoa học. C. Hãy nối tên tác giả cho phù hợp với tác phẩm (1 điểm) a- Đoạt sáo Chương Dương 1- Lý Tế Xương b- Việt điện u linh 2- Phạm Ngũ Lão c- Lĩnh Nam chích quái 3- Trần Thế Pháp d- Hoành Sáo giang sơn 4- Trần Quang Khải II. PHẦN TỰ LUẬN (16 Điểm) Câu 1 (4 điểm) Trình bày khái quát các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân ta từ thế kỷ I đến X ? Em có nhận xét gì về công lao của các nhân vật lịch sử lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa trên? Câu 2 (4 điểm) Trên cơ sở hiểu biết về nghệ thuật kiến trúc - điêu khắc của Ấn Độ và Đông Nam Á thời phong kiến. a. Hãy nêu những thành tựu cơ bản của kiến trúc và điêu khắc Ấn Độ và Đông Nam Á. b.Lập bảng so sánh điểm khác nhau của hai loại hình nghệ thuật trên của Ấn Độ và Đông Nam Á. Câu3 ( 4 điểm) Lập niên biểu về tiến trình phát triển của lịch sử Trung Quốc qua các triều đại theo bảng kê sau: Nội Dung Thời Tần - Hán Thời Đường -Tống Thời Minh-Thanh Niên đại Tổ chức, bộ máy nhà nước Chính sách đối ngoại Câu 4 (4 điểm) Trình bày những thành tựu chủ yếu về văn hoá của nước ta từ thế kỉ X đến XV? HẾT 2 KỲ THI OLYMPIC TRUYỀN THỐNG 30/4 LẦN THỨ XIII TẠI THÀNH PHỐ HUẾ ĐÁPÁNMÔN LỊCH SỬ LỚP 10 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 ĐIỂM) A. Trả lời đúng sai ( 4 câu - 1 điểm ) mỗi câu 0,25 điểm 1 2 3 4 Đ Đ S Đ B. Chọn đápán đúng (8 câu - 2 điểm) mỗi câu 0,25 điểm 1: C 2: B 3: D 4: D 5: A 6: B 7: C 8: B C. Nối tên tác giả cho phù hợp với tác phẩm (1 điểm) a-4 b-1 c-3 d-2 II. PHẦN TỰ LUẬN (16 ĐIỂM) Câu 1: (4 điểm) Khái quát các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân ta từ thế kỷ I đến X. Điểm 1. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng - Tháng 3-40, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa được nhân dân ủng hộ. Khởi nghĩa thắng lợi. - Năm 42, Nhà Hán đưa 2 vạn quân sang xâm lược. Hai Bà Trưng tổ chức kháng chiến anh dũng. Do lực lượng chênh lệch, kháng chiến thất bại. 0,5 2. Khởi nghĩa Lý Bí vàsự thành lập nước Vạn Xuân - Năm 542, Lí Bí khởi nghĩa. Năm 544, cuộc khởi nghĩa thắng lợi, Năm 545, Nhà Lương đem quân sang xâm lược. Lí Bí trao binh quyền cho Triệu Quang Phục tổ chức kháng chiến. - Năm 550, kháng chiến thắng lợi. Triệu Quang Phục lên ngôi vua. Năm 571, Lí Phật tử cướp ngôi. Năm 603, Nhà Tuỳ xâm lược, nước Vạn Xuân thất bại. 0,5 3. Khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ - Năm 905, Khúc Thừa Dụ được sự ủng hộ của nhân dân đã đánh chiếm Tống Bình, xây dựng chính quyền tự chủ.(0,25) - Năm 907, Khúc Hạo lên thay, thực hiện nhiều chính sách cải cách về các mặt để xây dựng chính quyền độc lập tự chủ. 0,5 4. Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938 0,5 3 - Năm 931, Dương Đình Nghệ lãnh đạo nhân dân đánh bại cuộc xâm lược của Nam Hán, thay họ Khúc nắm giữ chính quyền tự chủ. - Sự phản bội của Kiều Công Tiễn, quân Nam Hán kéo vào xâm lược nước ta lần thứ hai. Ngô Quyền nhanh chóng tiến quân vào thành Đại La (Hà Nội), bắt giết Kiều Công Tiễn vàvà tổ chức đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, đập tan âm mưu xâm lược của nhà Nam Hán. Nhận xét gì về công lao của các nhân vật lịch sử Điểm * Công lao của Hai Bà Trưng - Mở đầu cho cuộc đấu tranh chống áp bức đô hộ của nhân dân Âu Lạc. - Góp phần thúc đẩy cuộc đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân ta trong giai đoạn sau. 0,5 * Công lao của Lý Bí - Khẳng định dược sự trưởng thành của ý thức dân tộc. - Đánh dấu bước phát triển của của phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta. 0,5 * Công lao của Khúc Thừa Dụ - Nhân cơ hội Nhà Đường suy sụp, Khúc Thừa Dụ lãnh đạo nhân dân nổi dậy giành chính quyền. - Cuộc khởi nghĩa thắng lợi đã đánh dấu sự thắng lợi về cơ bản của cuộc đấu tranh vũ trang hơn nghìn năm Bắc thuộc, đặt cơ sở cho nền độc lập lâu dài của dân tộc. 0,5 * Công lao của Ngô Quyền - Lãnh đạo và chỉ huy trận đánh ở sông Bạch Đằng đập tan âm mưu xâm lược của quân Nam Hán. - Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938 đã kết thúc vĩnh viễn ách đô hộ của phong kiến Trung Quốc, mở ra thời kỳ mới - Thời kỳ độc lập tự chủ lâu dài của dân tộc ta. 0,5 Câu 2 (4 điểm) a. Những thành tựu kiến trúc điêu khắc của Ấn Độ và Đông Nam Á ( 2,5 điểm) * Kiến trúc và điêu khắc Ấn Độ + Kiến trúc - Nghệ thuật kiến trúc tiêu biểu đền chùa, lăng mộ rất lớn, đẹp và kỳ vĩ. Kiểu kiến trúc đền tháp hình núi,chùa hang, lăng mộ hình bát úp, bán cầu. - Tiêu biểu: Kinh đô Đê-li, lăng mộ A-cơ ba, Ta-giơ Ma-han, và lâu đài thành đỏ La Ki-la “được xem là thiên đường trên trần thế”. + Điêu khắc - Nghệ thuật tạc tượng Phật giáo, Hin-đu giáo kiểu dáng phong phú, phong cách rất độc đáo. 0,75 0,75 4 - Tiêu biểu là những pho tượng Phật và tượng thần được tạc bằng đá, hoặc trên đá, đúc bằng đồng mang sắc thái tôn giáo * Kiến trúc và điêu khắc Đông Nam Á + Kiến trúc - Điển hình: khu di tích Mĩ Sơn (Việt Nam), tổng thể kiến trúc khu Bô-rô-bu-đua (Inđônêsia), Ăng-coVát và Ăng-coThom (Campuchia),Thạt luổng (Lào) và Chùa Vàng (Mianma). + Điêu khắc - Nghệ thuật điêu khắc được thể hiện chủ yếu là tượng tròn và phù điêu. Gồm điêu khắc và tạc tượng thần, Phật 0,5 0,5 b. Lập bảng so sánh sự khác nhau của kiến trúc và điêu khắc ( 1,5 điểm ) ẤN ĐỘ ĐÔNG NAM Á Kiến trúc (0,5điểm) Điêu khắc ( 0,5 điểm) Các công trình kiến trúc có qui mô đồ sộ, hoành tráng, chất liệu xây dựng chủ yếu bằng đá Chủ yếu tạc tượng Thần và Phật phong cách và kiểu dáng phong phú. Chất liệu xây dựng đa dạng, phù hợp thẩm mỹ của mỗi dân tộc (Ví dụ: đền Ăng -co bằng đá, chùa Vàng - Mian -ma dát vàng, Khu di tích Mỹ Sơn Viêt Nam bằng gạch ) Chủ yếu là tượng tròn và phù điêu, đồng thời có sự hài hoà giữa kiến trúc và điêu khắc. Kết luận ( 0,5 điểm) Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc của Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của Ấn Độ. Tuy nhiên kiến trúc điêu khắc Đông Nam Á không phải là sự “rập khuôn”, mà mỗi dân tộc đều có sự sáng tạo, mang nét riêng, độc đáo của mỗi dân tộc. Câu 3 ( 4 điểm) Niên biểu về tiến trình phát triển của lịch sử Trung Quốc qua các triều đại theo bảng kê Nội Dung Thời Tần - Hán Thời Đường - Tống Thời Minh -Thanh Niên đại (0.75 điểm) Tần (221- 206 TCN) Hán (206 TCN- 220) (0,25 điểm) Đường (618- 907) Tống (960- 1279) (0,25 điểm) Minh (1368- 1640) Thanh (1644- 1911) (0,25 điểm) 5 Tổ chức, bộ máy nhà nước (2,25 điểm) - Đứng đầu là Hoàng đế, quyền lực tuyệt đối (0,25 điểm). - Chính quyền trung ương:hệ thống quan văn (đứng đầu Thừa tướng), quan võ ( đứng đầu Thái úy), các chức quan: binh mã, tiền tài, lương thực, tư pháp (0,25 điểm). - Chính quyền địa phương: quận (đứng đầu Thái thú), huyện (đứng đầu Huyện lệnh). (0,25 điểm). - Từng bước hoàn thiện chính quyền từ trung ương xuống địa phương, cử người thân tín cai quản các địa phương (chức Tiết độ sứ). (0,25 điểm). - Mở khoa thi tuyển chọn người làm quan. (0,25 điểm). - Thời Tống chức Tiết độ sứ bị bãi bỏ.Triều đình cử các quan ở kinh đô đến nắm quyền ở châu, huyện ( 0,25 điểm) - Thời Minh chế độ quân chủ chuyên chế độc quyền quyền lực tập trung vào tay vua (0,25 điểm). - Lập ra 6 bộ : Lễ ,Binh, Hình , Công ,Lại, Hộ (0,25 điểm). - Thời Thanh: củng cố bộ máy chính quyền, áp bức dân tộc , mua chuộc địa chủ người Hán (0,25 điểm). Chính sách đối ngoại (1.0 điểm) - Nhà Tần: mở rộng lãnh thổ về phía Nam, phía Bắc (0,25 điểm). - Nhà Hán: xâm lấn Triều Tiên và các nước phương Nam. (0,25 điểm). - Lấn chiếm Nội Mông, Tây Vực, Triều Tiên, An Nam… lãnh thổ Trung Quốc được mở rộng. (0,25 điểm). - Thôn tính Mông Cổ, Tây Tạng, Tân Cương và xâm lược Đại Việt (0,25điểm). Câu 4 (4 điểm) Trình bày những thành tựu chủ yếu về văn hoá của nước ta từ thế kỉ X đến XV? * Tôn giáo + Nho giáo được giai cấp thống trị tiếp nhận và trở thành hệ tư tưởng chính của mình, đến thời Lê sơ Nho giáo chiếm vị trí độc tôn. + Phật giáo được truyền bá sâu rộng, giữ vị trị quan trọng trong đời sống nhân dân. * Giáo dục - văn học- nghệ thuật + Giáo dục: - Nhà nước rất quan tâm nhiều đến giáo dục. Năm1070, vua Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu ở Thăng Long. Năm 1075 nhà Lý tổ chức khoa thi quốc gia đầu tiên - Giáo dục Nho học không những góp phần nâng cao dân trí, mà còn đào tạo nhân tài cho đất nước. + Văn học - Văn học chữ Hán, Nôm đều phát triển thể hiện tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc - Đặc biệt hình thành trào lưu văn học dân gian phong phú đủ các thể loại: ca dao, tục Điểm 0,5 1.0 1.0 6 ngữ + Nghệ thuật: Phát triển đa dạng, phong phú trên mọi lĩnh vực * Khoa học kỹ thuật Một số thành tựu khoa học như: y học, kỹ thuật quân sự, thiên văn, lịch sử, địa lý * Nhìn chung, văn hoá Đại Việt từ thế kỉ X-XV phát triển đạt đến trình độ cao và toàn diện. Khẳng định sự tồn tại của một nền văn hoá dân tộc rất đáng tự hào. HẾT 0,5 0,5 0,5 7 . quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, đập tan âm mưu xâm lược của nhà Nam Hán. Nhận xét gì về công lao của các nhân vật lịch sử Điểm * Công lao của Hai Bà Trưng - Mở đầu cho cuộc đấu tranh chống. 1- Lý Tế Xương b- Việt điện u linh 2- Phạm Ngũ Lão c- Lĩnh Nam chích quái 3- Trần Thế Pháp d- Hoành Sáo giang sơn 4- Trần Quang Khải II. PHẦN TỰ LUẬN (16 Điểm) Câu 1 (4 điểm) Trình bày. lợi, Năm 545, Nhà Lương đem quân sang xâm lược. Lí Bí trao binh quyền cho Triệu Quang Phục tổ chức kháng chiến. - Năm 550, kháng chiến thắng lợi. Triệu Quang Phục lên ngôi vua. Năm 571, Lí