Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
168 KB
Nội dung
BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG CĐ CÔNG NGHIỆP HUẾ ROBOHUEChủđề 2012: THẮP SÁNG ƯỚC MƠ 1 GIỚI THIỆU CHUNG Cuộc thi Robohue2012 với chủđề “ THẮP SÁNG ƯỚC MƠ ” dành cho tất cả sinh viên các trường trực thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế yêu thích khoa học kỹ thuật. Đây là sân chơi liên kết mọi niềm đam mê và hòa nhập các ý tưởng để phục vụ cho mục đích sáng tạo công nghệ. Cuộc thi được tổ chức thường niên, nhằm phát hiện và thắp sáng ước mơ chế tạo ra những robot trên con đường chinh phục robocon của các bạn trẻ. Đến với Robohue2012để cùng học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, điện, điện tử, cơ khí và các ngành khoa học kỹ thuật liên quan. ROBOHUE - SÁNG TẠO, THỬ THÁCH VÀ CÔNG NGHỆ 2 LUẬT THI ĐẤU VÀ THIẾT KẾ ROBOT 1. Chuẩn bị Robot 1.1 Mỗi đội chỉ được phép chế tạo một Robot tự động và phải tự động hoàn toàn 1.2 Mỗi đội có 2 phút chuẩn bị trước khi trận đấu bắt đầu 1.3 Mỗi đội có 5 thành viên đăng ký nhưng chỉ có 3 trong 5 thành viên đã đăng ký được phép vào sân thi đấu. Đội nào chưa hoàn thành việc chuẩn bị các robot trong hai phút có thể tiếp tục khi trận đấu đã được bắt đầu. 2. Sân thi đấu và nến 2.1 Kích thước sân thi đấu: 7.200 mm x 7.200 mm, mặt sàn làm bằng gỗ và được bao quanh bởi hàng rào bao quanh có bản cao 100mm, dày 50mm. Hàng rào này sẽ được bắt chặt xuống sân bằng ốc. Sân thi đấu sẽ được chia đều cho hai đội và ngăn cách bởi một hàng rào cũng có bản cao 100mm, dày 50mm. Hai đội thi đấu sẽ xuất phát tại hai khu vực màu Xanh và Đỏ. (hình 1) 2.2 Sân thi đấu: bao gồm vùng xuất phát, vùng khởi động lại vị trí 1, vùng khởi động lại vị trí 2, kho lưu trữ nến nhỏ, kho lưu trữ nến lớn, tháp trung gian và tháp trung tâm. Các kí hiệu tương ứng cho các vùng và các kho theo thứ tự: S, R1, R2, C1, C2, T1 và T2. Các kí hiệu này không nhất thiết phải vẽ trên sân thi đấu. 2.3 Các đường dẫn: màu trắng, bề rộng 30mm được dán trên phần nền của sân. Chi tiết các đường màu trắng trên hình vẽ … 2.4 Khu vực xuất phát: Robot phải đặt vừa trong vùng xuất phát trước khi khởi động 2.5 Kho lưu trữ nến (Candle store) : Có bản vẽ chi tiết kèm theo 2.5.1 Kho lưu trữ nến nhỏ: nến nhỏ được đặt vào khu vực C1 như hình vẽ 2.5.2 Kho lưu trữ nến lơn: nến lớn được đặt vào khu vực C2 như hình vẽ 2.6 Tháp (Tower ) : Có bản vẽ chi tiết kèm theo 2.6.1 Tháp trung gian: đế là hình trụ phi 300mm, cao 200mm. Trên đế có một khối trụ phi 90mm, cao 200mm để lắp nến nhỏ vào 3 2.6.2 Tháp trung tâm: đế là hình trụ phi 400mm, cao 400mm. Trên đế có một khối trụ phi 90mm, cao 200mm để lắp nến lớn vao. 2.7 Nến (hình ) 2.7.1 Nến nhỏ: khối trụ rỗng, đường kính ngoài 300mm, đường kính trong 100mm, cao 200mm. Trọng lượng nến nhỏ là 300g, làm bằng vật liệu xốp 2.7.2 Nến lớn: khối trụ rỗng, đường kính ngoài 400mm, đường kính trong 100mm, cao 200mm. Trọng lượng nến lớn là 560g 3. Tiến trình và các nhiệm vụ 3.1 Robot phải được đặt vào vị trí xuất phát trước lúc trận đấu bắt đầu 3.2 Sau khi trận đấu bắt đầu, robot được khởi động và chỉ được khởi động bằng một động tác. 3.3 Robot sau khi khởi động chạy đến lấy nến nhỏ ở kho để nến C1. Sau khi lấy nến nhỏ xong, Robot chạy đến tháp trung gian để đặt nến vào 3.4 Sau khi đặt nến nhỏ vào tháp trung gian xong, Robot chạy đến để lấy nến lớn ở kho để nến C2 và sau đó chạy đến tháp trung tâm đặt nến này vào. 3.5 Robot không được phép vượt ngang qua hay vươn qua không gian các phân chia ranh giới 3.6 Nếu trong quá trình robot hoạt động có sự cố thì phải khởi động lại robot ở vùng khởi dộng lại thích hợp (mục 3.7 Nến được tính điểm khi robot đặt được nến nhỏ vào đúng vị trí của tháp trung gian, nến lớn vào tháp trung tâm. Nến được đặt đúng vị trí khi nến phải được đặt vào tháp và mặt đáy của nến phải tiếp xúc với mặt trên của đế tháp. 3.8 Sau khi đặt được nến nhỏ lên tháp trung gian, Robot đặt tiếp nến lớn lên đỉnh tháp trung tâm, trận đấu ngay lập tức kết thúc. Được gọi là chiến thắng tuyệt đối “ VICTORY DREAM”. Nếu trong 4 phút không có đội nào giành được “ VICTORY DREAM” thì chiến thắng được xác định bằng cách tính tổng số điểm của mỗi đội. 4. Khu vực khởi động lại 4 4.1 Trong trường hợp gặp các sự cố hoặc không thực hiện thành công nhiệm vụ, Robot có thể mang trở lại khu vực khởi động lại (Restarting Point) để khởi động lại dưới sự giám sát của các trọng tài. Các khu vực khởi động lại được bố trí như sau 4.2 Khi robot chưa lấy được nến nhỏ ra khỏi vị trí kho nhưng gặp sự cố và cần khởi động lại thì robot phải được đưa về vùng xuất phát ( vùng S) để khởi động lại 4.2 Khi robot lấy được nến nhỏ ra khỏi vị trí kho và trên đường đi đến tháp trung gian để đặt nến nếu có sự cố cần khởi động lại thì khẩn trương đưa nến về kho và đưa robot về vị trí R1 để khởi động lại 4.3 Sau khi đặt được nến nhỏ lên tháp trung gian, robot tiếp tục hành trình lấy nến lớn đặt lên tháp trung tâm, nếu trong quá trình này có sự cố thì nến lớn phải được đưa trả về vị trí kho và robot được đưa về vùng R2 để khởi động lại 4.4 Việc khởi động lại là tùy yêu cầu của đội và phải được sự đồng ý của trọng tài. 5. Thời gian thi đấu 5.1 Mỗi trận đấu sẽ kéo dài tối đa là 4 phút 5.2 Nếu rơi vào các trường hợp dưới đây trận đấu sẽ được kết thúc ngay lập tức. 5.2.1 Khi có một đội đạt “Victory Dream” 5.2.2 Khi có một đội bị truất quyền thi đấu 5.2.3 Khi trọng tài xác nhận rằng trận đấu không thể tiếp tục. 6. Các giới hạn chung 6.1 Sự thay đổi các thành viên là không được cho phép trong một trận đấu. 6.2 Sau khi khởi động robot, các thành viên thực hiện việc khởi động phải rời khỏi sân thi đấu ngay lập tức 6.3 Robot không được phép lấy nến của đội bạn ra khỏi tháp 7. Quyết định chiến thắng 7.1. Chiến thắng tuyệt đối “ Victory Dream ”. Đầu tiên, đội đặt cây nến nhỏ vào đúng vị trí tháp trung gian. Sau đó, đặt được cây nến lớn vào vị trí tháp trung tâm. Như vậy là đạt được “ Victory Dream” và trận đấu kết thúc ngay lập tức. Đội đạt được “Victory Dream” sẽ chiến thắng tuyệt đối 5 7.2. Nếu một trong hai đội không đạt được " Victory Dream" trong vòng 4 phút, đội chiến thắng được quyết định bởi tổng số điểm có được sau khi đã trừ điểm phạm lỗi trong trận đấu đó. Đội nào đạt được điểm số cao hơn là đội chiến thắng. Điểm số của mỗi nhiệm vụ được tính như sau: 7.2.1 Robot lấy được nến nhỏ ra khỏi kho tính 10 điểm 7.2.2 Robot đặt được nến nhỏ vào tháp trung gian tính 30 điểm 7.2.3 Robot lấy được nến lớn ra khỏi kho tính 10 điểm 7.2.4 Robot đặt được nến lớn vào tháp trung tâm tính 40 điểm 7.3 Nếu cả hai đội có cùng điểm số cuối cùng, thì đội giành chiến thắng là đội đặt được cây nến nhỏ vào tháp trung gian trước. Nếu cả hai đội không đặt được cây nến nhỏ vào tháp trung gian thì đội nào lấy được nến ra khỏi kho trước sẽ là đội chiến chiến thắng 7.4 Nếu cả 2 đội không lấy được cây nến nào ra khỏi kho. Trọng tài sẽ quyết định đội thắng cuộc. 8. Phạm lỗi 8.1 Đội nào phạm lỗi 5 lần trong một trận đấu sẽ bị loại. Điểm âm cũng sẽ được tính. 8.2 Khi phạm lỗi, đội đó sẽ bị trừ 5 điểm và phải mang robot phạm lỗi quay lại vị trí mà trọng tài chỉ định Các vi phạm được quy định như sau: 8.2.1 Bất kì bộ phận nào của robot vượt qua vùng phân chia ranh giới giữa 2 đội 8.2.2 Robot gỡ bỏ nến của đội bạn ra khỏi tháp 8.2.3 Robot không mang nến nhưng chạy qua cản phá robot đội bạn 8.3 Những hành động khác vi phạm các quy tắc mà không được nhắc đến trong phần truất quyền thi đấu được xem là vi phạm. 9. Truất quyền thi đấu 6 9.1 Một đội sẽ bị loại nếu vi phạm bất kì một trong những hành động sau đây trong trận đấu: 9.1.1 Thực hiện bất kỳ hành vi nào không trên tinh thần fair play 9.1.2 Không tuân theo mệnh lệnh hoặc cảnh báo của trọng tài 9.1.3 Robot thu nhận tín hiệu điều khiển từ xa của bất kì ai. 9.1.4 Đội đã phạm lỗi 5 lần trong cùng một trận đấu 9.2 Đội nào cố tình phá hủy sân thi đấu, cơ sở vật chất, thiết bị hoặc robot đối phương sẽ bị loại 10. Đặc điểm kỹ thuật của robot 10.1 Robot trong cuộc thi phải được chế tạo bởi các thành viên của cùng một đội từ cùng một trường đại học / cao đẳng / trường nghề 10.2 Nguồn năng lượng của robot 10.2.1 Mỗi đội phải tự chuẩn bị nguồn năng lượng riêng của mình 10.2.2 Điện áp của nguồn năng lượng cho robot không được vượt quá 24VDC 10.2.3 Áp lực khí nén phải nhỏ hơn 6bar 10.2.4 Ban tổ chức có quyền tuyên bố ngăn cấm bất kỳ nguồn năng lượng nguy hiểm và không phù hợp nào 10.3 Trọng lượng của robot: không hạn chế khối lượng của robot 10.4 Trong vùng khởi động (S), robot phải có kích thước không vượt quá vùng này nhìn thẳng từ trên xuống. Sau khi khởi động robot có thể thay đổi các kích thước 10.5 Robot phải thực hiện nhiệm vụ của mình một cách tự động sau khi được khởi động 10.6 Robot phải là một khối duy nhất và chỉ có một robot được thừa nhận 11 Đảm bảo sự an toàn 7 11.1 Các đội phải phối hợp với người phụ trách của mình để đảm bảo sự an toàn cho tất cả mọi người trong cuộc thi, bao gồm cả thành viên chính thức, người tham dự hay khán giả trong mọi tình huống 11.2 Các đội tham gia cần phải đặc biệt chú ý đến tính an toàn của robot của mình. Tất cả các nhóm tham gia, cụ thể là nhóm thiết kế robot phải chịu trách nhiệm về sự an toàn của robot 11.3 Tất cả những đội không đáp ứng được những điều kiện trên hoặc những đội đã được ban tổ chức cảnh báo về sự nguy hiểm sẽ không được phép tham dự cuộc thi 12 Sự an toàn cho Robot 12.1 Tất cả Robot được thiết kế và chế tạo phải đảm bảo không gây bất cứ sự nguy hiểm nào đối với bất kỳ ai tại địa điểm thi đấu 12.2 Tất cả robot được thiết kế và chế tạo phải đảm bảo không gây tổn hại đến những robot của đối phương hay hư hại sân thi đấu 12.3 Tất cả những động cơ dễ cháy, nổ, bình khí nén áp suất cao, hóa chất dễ phát nổ và bộ khởi động nhanh nhằm hỗ trợ cho cơ cấu di chuyển hay mở rộng kích thước của robot đều bị cấm sử dụng 12.4 Kết cấu của robot cần có cấu trúc tốt để thuận tiện cho việc kiểm tra tính an toàn bởi những người có thẩm quyền hay trong quá trình chạy thử 13 Thiếu nại Trong thời gian diễn ra trận đấu giữa 2 đội, không đội nào được phép khiếu nại. Việc khiếu nại chỉ diễn ra sau khi trận đấu kết thúc 14 Đội tham gia 14.1 Không hạn chế số lượng đội tham gia 14.2 Mỗi đội có 5 thành viên. Trong một trận đấu chỉ có 3 thành viên được phép tham gia. Số thành viên phải học cùng khoa hoặc cùng trường 14.3 Sẽ có 2 thành viên còn lại thuộc nhóm hỗ trợ được phép điều chỉnh và di chuyển robot tại khu chuẩn bị nhưng không được phép trực tiếp tham gia trận đấu. 14.4 Những sinh viên đã tốt nghiệp không được phép tham gia vào đội thi 15 Những quy định khác 8 15.1 Bất cứ hành động khác chưa được đề cập trong luật sẽ thuộc quyền quyết định của ban tổ chức 15.2 Kích thước sân thi đấu, khối lượng nến, … thông số của các trang thiết bị được sử dụng trong cuộc thi được phép sai số trong khoảng ± 5% so với luật thi đề ra 15.3 Kích thước của robot phải chính xác theo luật thi đề ra. Kích thước lớn hơn sẽ không được chấp nhận 15.4 Tất cả các câu hỏi xin gửi về Ban tổ chức RoboHue Trường Cao Đẳng Công Nghiệp Huế 15.5 Thông tin hỏi đáp sẽ được đăng trên mục RoboHue tại trang web trường CĐ CN Huế hueic.edu.vn 15.6 Thông báo và chỉnh sửa mới về lật thi được đăng trên website 15.7 Trọng tài có trách nhiệm giải đáp những thắc mắc về sự an toàn trong cuộc thi 9 Hình 1. Mặt sân thi đấu 10 . BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG CĐ CÔNG NGHIỆP HUẾ ROBOHUE Chủ đề 2012: THẮP SÁNG ƯỚC MƠ 1 GIỚI THIỆU CHUNG Cuộc thi Robohue 2012 với chủ đề “ THẮP SÁNG ƯỚC MƠ ” dành cho tất cả sinh. bạn trẻ. Đến với Robohue 2012 để cùng học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, điện, điện tử, cơ khí và các ngành khoa học kỹ thuật liên quan. ROBOHUE - SÁNG TẠO,. NGHỆ 2 LUẬT THI ĐẤU VÀ THIẾT KẾ ROBOT 1. Chu n bị Robot 1.1 Mỗi đội chỉ được phép chế tạo một Robot tự động và phải tự động hoàn toàn 1.2 Mỗi đội có 2 phút chu n bị trước khi trận đấu bắt đầu 1.3