Sốcabỏngtrẻemgiatăng:Lo! Mặc dù đây mới là thời điểm đầu mùa hè nhưng số lượng bệnh nhi mới nhập viện điều trị tại Khoa Bỏngtrẻem - Viện Bỏng quốc gia đã tăng hơn so với các thời điểm khác trong năm. Điều đáng lưu ý là hình thức gây bỏng ngày càng đa dạng và thường gặp nhiều ở trẻ từ 1-3 tuổi. Những tai nạn bất ngờ Cháu Hoàng Thanh Thủy, 3 tuổi, quê ở Bảo Yên - Lào Cai, bị bỏng lửa toàn thân do lửa bén vào váy khi ngồi gần bếp. Theo lời kể của mẹ Thủy, khi bị bỏng, Thủy đang ngồi trong bếp cùng anh trai (4 tuổi) thì bị lửa bén làm cháy váy. Lúc đầu, hai anh em được ông trông để bố mẹ đi làm nương, nhưng đúng lúc ông đi đuổi trâu thì xảy ra tai nạn. Khi vào viện, Thủy phải điều trị tích cực ở Khoa Hồi sức cấp cứu, sau đó mới chuyển lên Khoa Bỏngtrẻ em, tại đây, các bác sĩ đã thực hiện nhiều lần ghép da nhưng do diện tích bỏng rộng nên các bác sĩ đã phải lấy cả phần da đầu của Thủy để điều trị các tổn thương bỏng ở những vị trí khác trên cơ thể. Hiện nay, sau gần hai tháng điều trị, sức khỏe của cháu đã ổn định nhưng chưa đánh giá được di chứng sau bỏng và hai chân, tay của Thủy vẫn phải bó tròn để sẹo không phát triển. Cháu Trần Minh Ngọc, 9 tuổi, quê ở Quế Võ - Bắc Ninh, nhập Viện Bỏng quốc gia từ ngày 20/5/2011 do bị bỏng lửa độ 4. Cháu Ngọc kể, khi bắc nồi để hấp bánh bao ăn sáng bằng bếp gas, do cháu còn thấp nên phải kê thêm ghế để đứng cho cao thì không hiểu vì sao lửa bén vào áo gây cháy khiến cháu bị bỏng nửa người bên phải. Ngọc đã được ghép da một lần và còn phải tiếp tục ghép da 1 - 2 lần nữa. Ngoài ra còn nhiều trẻ đang được điều trị bỏng ở những mức độ khác nhau do những nguyên nhân khác nhau tại Khoa Bỏngtrẻem - Viện Bỏng quốc gia như em Lô Văn Mạnh, 4 tuổi, bị bỏng xăng; Đoàn Văn Tuấn, 11 tháng tuổi, bị bỏng nước sôi; Lê Thị Thanh Mai, 4 tuổi, bị ngã vào nồi nước đậu… GS.TS. Lê Năm - Giám đốc Viện Bỏng quốc gia cho biết, hiện nay mới đầu hè nhưng lượng bệnh nhi bị bỏng nhập viện đã tăng nhiều, đặc biệt những ngày vừa qua, lượng bệnh nhi khám và nhập viện chiếm 60%. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do học sinh được nghỉ hè, gia đình lơi là trong việc quản lý con trẻ nên dễ dẫn đến tai nạn bỏng với nhiều tác nhân như bỏng điện, bỏng nhiệt, bỏng hóa chất… Mặc dù mức độ tổn thương bỏng khác nhau nhưng đều dễ để lại cho trẻ những di chứng khó khắc phục cả về thể chất và tinh thần. Tai nạn bỏng thường xảy ra bất ngờ và dễ để lại nhiều di chứng. Hậu quả khi trẻ bị bỏng PGS.TS. Nguyễn Ngọc Tuấn - Chủ nhiệm Khoa Bỏng trẻ em cho biết, tai nạn bỏng không chỉ gây ra sự đau đớn về thể xác mà còn khiến trẻ hoảng loạn về tinh thần như ngủ hay giật mình, sau khi điều trị khỏi thì khó hòa nhập hoặc mất nhiều thời gian để hòa nhập lại với môi trường của các em ở trường, lớp hay nơi ở. Về phát triển thể chất, PGS.TS. Tuấn cũng cho biết, những trường hợp bỏng độ 1 - 2, không có bỏng sâu thì hậu quả không đáng kể hoặc đối với những trường hợp bỏng nông thì có thể không cần phẫu thuật nhưng những trường hợp bỏng sâu có thể để lại hậu quả nặng nề về thẩm mỹ và chức năng như rối loạn sắc tố da, sẹo co kéo, sẹo dính, biến dạng khớp vai, gù vẹo cột sống, khuyết hụt tổ chức (cắt cụt chi), thậm chí tử vong. Đặc biệt, ở trẻ em, hậu quả do bỏng gây ra thường nặng nề hơn người lớn do các em đang trong độ tuổi phát triển về thể chất và tinh thần. Cách xử trí ban đầu khi trẻ bị bỏng lửa ThS. Nguyễn Băng Tâm - Khoa Bỏngtrẻ em, Viện Bỏng quốc gia cho biết, ở trẻ em, bị bỏng lửa thường do sơ ý làm cháy quần áo, váy do dùng diêm, bật lửa, sử dụng bếp gas, ngồi gần bếp lửa… Khi quần áo bị cháy, trẻ rất hoảng sợ nhưng lúc này người lớn nên bình tĩnh, ra lệnh cho trẻ nằm lăn mình trên nền đất để dập lửa, tuyệt đối không được chạy lại chỗ người lớn hay vừa chạy vừa hét vì sẽ làm lửa cháy bùng, khiến tổn thương bỏng nặng lên. Đặc biệt, nếu phải cấp cứu một trường hợp bị bỏng lửa do cháy lớn thì người cấp cứu không nên mất bình tĩnh lao vào đám lửa dễ khiến bị bỏng nặng, thậm chí tử vong mà nên thực hiện nhanh một số thao tác cần thiết giúp bảo vệ bản thân mình như làm ướt quần áo, khẩu trang, đối với phụ nữ cần làm ướt tóc và che kín bằng khăn ướt tránh lửa bén. Sau khi đã dập tắt được lửa, cần ngâm vết bỏng vào nước lạnh sạch từ 20 - 30 phút để giảm nhiệt tổn thương, tránh cho trẻ bị bỏng sâu và dùng băng y tế băng bó vết thương rồi chuyển đến cơ sở y tế gần nhất. Cần cho trẻ uống bù nước và điện giải do trẻ dễ mất nước từ vết bỏng. Khi bị bỏng, trẻ thường hoảng loạn, sợ hãi nên người lớn cần động viên, an ủi, trấn tĩnh tinh thần trẻ để tránh di chứng tâm lý sau bỏng. Cha mẹ cần biết Thời điểm này có hơn 50 bệnh nhi đang được điều trị tại Khoa Bỏngtrẻ em- Viện Bỏng quốc gia, trong đó có khoảng 30-40 bệnh nhi từ 1-3 tuổi. Nguyên nhân gây bỏng cho trẻem chủ yếu do sự bất cẩn của người lớn với các tác nhân như lửa, nước sôi, thức ăn nóng, điện, hóa chất… Các chuyên giabỏng cảnh báo, khi trẻ bị bỏng, cha mẹ không nên loay hoay tìm kiếm thuốc để bôi cho con mà nên nhanh chóng ngâm rửa ngay vết bỏng. Cần nhớ, không nên sử dụng các bài thuốc theo lời mách bảo hay truyền miệng để điều trị vết bỏng vì hiệu quả của chúng chưa được kiểm chứng và có khi phản tác dụng, làm cho vết thương bỏng bị nhiễm khuẩn dẫn đến nhiễm khuẩn huyết hay các hậu quả nặng nề khác như tháo khớp… . Số ca bỏng trẻ em gia tăng: Lo! Mặc dù đây mới là thời điểm đầu mùa hè nhưng số lượng bệnh nhi mới nhập viện điều trị tại Khoa Bỏng trẻ em - Viện Bỏng quốc gia đã tăng hơn. thể chất và tinh thần. Cách xử trí ban đầu khi trẻ bị bỏng lửa ThS. Nguyễn Băng Tâm - Khoa Bỏng trẻ em, Viện Bỏng quốc gia cho biết, ở trẻ em, bị bỏng lửa thường do sơ ý làm cháy quần áo, váy. trị bỏng ở những mức độ khác nhau do những nguyên nhân khác nhau tại Khoa Bỏng trẻ em - Viện Bỏng quốc gia như em Lô Văn Mạnh, 4 tuổi, bị bỏng xăng; Đoàn Văn Tuấn, 11 tháng tuổi, bị bỏng