Rụng tóc vì đâu? pptx

3 128 0
Rụng tóc vì đâu? pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Rụng tóc đâu? Một sớm thức dậy, bạn chợt giật mình khi trên gối vương đầy những sợi tóc mảnh. Đừng vội hoảng hốt, hãy cùng chúng tôi chẩn bệnh cho mái tóc và tìm ra những cách khắc phục hiệu quả. Chứng rụng tóc được chia làm ba dạng: rụng tóc sinh lý, rụng tóc bệnh lý và do chăm sóc không đúng cách. Chúng ta biết rằng trung bình trên một mái đầu có khoảng 130.000 - 150.000 sợi tóc và việc mỗi ngày có thể rụng tới 100 sợi là điều hết sức bình thường. Nhưng nếu số tóc rụng vượt ngưỡng này thì hãy dè chừng, có thể bạn đang phải đối mặt với những bất ổn cả về thể chất lẫn tinh thần. Một người bình thường sẽ mất từ 30-80 sợi mỗi ngày và cũng có chừng ấy sợi tóc mới mọc lên. Một sợi tóc từ khi bắt đầu nhú lên đỉnh đầu phải trải qua một quá trình gồm ba giai đoạn: sinh trưởng, ngừng sinh trưởng và rụng. Thời kỳ đầu kéo dài từ 2-6 năm, khi các tế bào phân chia liên tục, tóc không ngừng dài ra với tốc độ 1-2cm/1 tháng. Hết giai đoạn trên, những sợi tóc già nua, mỏi mệt ấy sẽ ngừng sinh trong khoảng thời gian chừng 2-3 tháng rồi rụng đi, nhường chỗ cho thế hệ sau thay thế. Đó là rụng tóc sinh lý. Rụng tóc sinh lý có xu hướng nhiều hơn vào mùa thu đông, bởi tiết trời hanh khô dễ khiến tóc xơ xác và thiếu ẩm. Khi những sợi tóc cũ thi nhau rơi từ gối đến bồn rửa mặt, liên tục trong một thời gian dài, bạn nên nghĩ đến chứng rụng tóc bệnh lý. Rụng tóc bệnh lý thường chia làm ba loại: rụng tóc lan toả (rụng tóc thưa đều khắp da đầu), hói đầu và rụng tóc từng mảng, trong đó chứng rụng tóc lan tỏa là phổ biến nhất. Nguyên nhân đầu tiên của chứng rụng tóc bnh lý là cơ thể chúng ta đang thiếu trầm trọng những dưỡng chất như protein, sắt, bắt nguồn từ một chế độ ăn uống mất cân bằng hoặc cơ thể yếu đi sau một trận ốm nặng, một cơn trầm cảm, suy nhược. Rồi loạn tuyến giáp (tuyến giám hoạt động suy giảm hay tăng cường quá mức) cũng là một nguyên nhân dẫn đến rụng tóc trong nhiều trường hợp. Nguyên nhân thứ hai của chứng rụng tóc là do rối loạn hormone, đặc biệt phổ biến ở phái nữ. Ở tuổi dậy thì hoặc mãn kinh, phụ nữ đều có thể bị những rối loạn nội tiết tố khiến tóc rụng hàng loạt. Những bà mẹ vừa trải qua giai đoạn mang thai và sinh con cũng thường không tránh khỏi việc tóc rụng thưa cả đầu. Nguyên nhân thứ ba là tóc rụng do tác dụng phụ của một số loại thuốc. Những bệnh nhân ung thư đang điều trị bằng phương pháp xạ trị sẽ không thể tránh khỏi việc chia tay bất đắc dĩ với mái tóc. Một số người đang dùng thuốc chữa bệnh tăng huyết áp, tiểu đường hoặc thuốc ức chế miễn dịch tóc cũng thường bị rụng nhiều hơn. Ngoài chứng rụng tóc sinh lý hay bệnh lý kể trên, tóc của chúng ta còn có thể dễ dàng bị tổn thương, gây rụng khi chúng ta chăm sóc cái góc con người mình không đúng cách. Những phụ nữ thường xuyên uốn, sấy, nhuộm, ép tóc một thời gian dài sẽ có mái tóc yếu, khô chẻ và dễ gẫy rụng hơn những người bình thường. Những cô gái có thói quen cột/buộc tóc quá chặt cũng dễ làm tổn thương những sợi tóc vốn mỏng manh. Và cả một lý do rất lãng xẹt nữa là cả thói quen quá chăm hay quá lười gội đầu của bạn cũng đều có thể là nguyên nhân gây ra chứng rụng tóc. Rụng tóc không phải là một chứng bệnh nan y nhưng nó ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ và vẻ tự tin của mỗi chúng ta. Để đối phó hiệu quả và kịp thời với nó, cần phải xác định đúng nguyên nhân. Và ngay khi bạn đọc những dòng này, bạn đã có thể loại bỏ những thói quen không tốt để giữ lâu hơn bên mình những sợi tóc mây. . nghĩ đến chứng rụng tóc bệnh lý. Rụng tóc bệnh lý thường chia làm ba loại: rụng tóc lan toả (rụng tóc thưa đều khắp da đầu), hói đầu và rụng tóc từng mảng, trong đó chứng rụng tóc lan tỏa là. Chứng rụng tóc được chia làm ba dạng: rụng tóc sinh lý, rụng tóc bệnh lý và do chăm sóc không đúng cách. Chúng ta biết rằng trung bình trên một mái đầu có khoảng 130.000 - 150.000 sợi tóc và. hệ sau thay thế. Đó là rụng tóc sinh lý. Rụng tóc sinh lý có xu hướng nhiều hơn vào mùa thu đông, bởi tiết trời hanh khô dễ khiến tóc xơ xác và thiếu ẩm. Khi những sợi tóc cũ thi nhau rơi từ

Ngày đăng: 18/06/2014, 12:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan