7 Cơn Đau -không nên khinh thường docx

3 247 0
7 Cơn Đau -không nên khinh thường docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

7 Cơn Đau -không nên khinh thường! Đau đớn là một hình thức cơ thể báo cho chúng ta biết có chuyện gì bất ổn. Có những cơn đau không lấy gì là nguy hiểm, nhưng sau đây là những cơn đau mà quý vị nên hết sức thận trọng: 1) Nhức đầu như chưa bao giờ bị. Liên lạc ngay với bác sĩ của quý vị. Nếu quý vị bị nóng sốt, có thể đau ty xoan, nhưng đây cũng có thể là đau màng óc (meningitis). Viêm ty xoan (sinusitis) không chữa ngay cũng không nguy hiểm lắm, nhưng nếu là viêm màng óc thì cực kỳ nguy hiểm đến tính mạng nếu không được chữa trị cấp tốc và đúng cách. Vỡ mạch máu trong óc hoặc tai biến mạch máu não và ung thư óc cũng có thể là những cơn đau đầu của quý vị trở nên khôn tả. Trường hợp này, cần gọi ngay 911, nhất là nếu mắt bị mờ hoặc nhìn thấy những đốm đen bay trước mắt. 2) Đau hoặc Tức Ngực, lan lên Cổ, Họng, Cằm, Bả Vai, Tay hoặc xuống Bụng. Tức/đau ngực có thể là xưng phổi hoặc tai biến mạch máu tim (còn gọi là thối tim, nhồi máu cơ tim, heart attact). Khi tim bị thiếu dưỡng khí, triệu chứng có thể chỉ là nặng ngực, tức ngực chứ không bắt buộc phải là những cơn đau đớn “kinh hồn”. Đa số những người bị đau tim thường để nắm tay lên ngực, xoa liên tục với cảm tưởng như “có ai ngồi đè lên ngực của mình”. Đừng chần chờ, gọi ngay 911, nhất là nếu quý vị có những nguy cơ đau tim, như lớn tuổi, đàn ông, hút thuốc lá, cao máu, tiểu đường, cao cholesterol, béo phì v.v. Đừng chờ đến khi cơn đau lên rồi mới đi nhà thương. Nhiều người cứ nghĩ đây là triệu chứng của đau bao tử, ợ chua hoặc khó tiêu. Nếu tình trạng này đã xẩy ra nhiều lần và nhất là nếu tái diễn mỗi lần quý vị phải hoạt động tay chân (như làm vườn, đi cầu thang lên lầu, chơi thể thao v.v.), và cơn đau giảm đi sau khi nghỉ ngơi, quý vị nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Đây có thể là triệu chứng của tim bị thiếu dưỡng khí (angina). Đa số bệnh nhân khi bi nhồi máu cơ tim sẽ từ trần vì tim đập thất nhịp. Rung tâm thất (ventricular fibrillation) xẩy ra thường xuyên nhất trong vòng 12 tiếng đầu tiên khi vừa bị nhồi máu cơ tim. Cấp cứu hữu hiệu nhất khi bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim là chuyên chở họ đến một máy khử rung tim (defibrillator) và cơ quan y tế có thể thông mạch máu tim một cách cấp tốc. Vì thế, nếu quý vị có nguy cơ đau tim, và bỗng dưng cảm thấy bị tức ngực, khó thở, mệt nhoài, toát mồi hôi v.v. xin đừng gọi bác sĩ của mình, mà phải gọi ngay 911. 3) Đau Bụng một cách dữ dội: Đây có thể là triệu chứng của đau ruột dư. Sạn thận, sạn túi mật, bệnh liên quan đến tụy tạng, loét lở bao tử và ruột non (lủng bao tử và ruột non), ruột bị tắc nghẽn là những nguyên nhân có thể đưa đến những cơn đau bụng “khủng khiếp”. Nếu triệu chứng kéo dài quá lâu, hoặc mỗi ngày một nặng hơn, nên vào phòng cấp cứu. 4) Đau ở Ngang Lưng hoặc giữa Xương Vai: Đa số là do phong thấp hoặc đau khớp xương/bắp thịt. Nhưng nếu đau một cách “dữ dội”, cần phải đi nhà thương gấp để loại trừ những nguyên nhân nguy hiểm hơn như nhồi máu cơ tim, thành mạch chủ bị nứt (aortic dissection). Trường hợp này dễ xẩy ra với những bệnh nhân với cao áp huyết lâu năm (nhất là đang uống thuốc, rồi bỏ ngang không uống nữa), hút thuốc lâu năm, nhiều vấn đề với hệ thống tim mạch và bệnh tiểu đường. 5) Đau Bắp Vế: Đây là một trong những nguy hiểm ít khi được nghĩ đến. Khi tĩnh mạch máu chân bị tắc nghẽn bởi một “cục máu đặc” (deep vein thrombosis), bệnh nhân bỗng dưng bị đau bắp vế một cách kỳ lạ. Khoảng 2 triệu công dân Hoa Kỳ bị deep vein throbosis (DVT) mỗi năm. Bệnh có thể đưa đến tử vong. Khi máu đóng thành cục trong những tĩnh mạch nằm xâu trong bắp vế, những cục máu đông này có thể di chuyển và làm tắc nghẽn mạch máu phổi (pulmonary embolism), gây ra ngộp thở và chết. Người với những điều kiện sau đây sẽ dễ bị DVT hơn: ung thư, béo phì, ngồi quá lâu một chỗ (như nằm yên trên giường bệnh, ngồi máy bay hoặc xe hơi quá lâu), phụ nữ trong thời kỳ thai nghén, và cao niên. 6) Chân hoặc Đùi bị nóng rang Đây là một trong những biến chứng của bệnh tiểu đường. Gần 30% bệnh nhân tiểu đường tại Hoa Kỳ không hề biết mình đang bị bệnh này. Khi chân hoặc bàn chân của quý vị bị tê, rát nóng một cách kỳ lạ hoặc như có kim chích, quý vị nên đi bác sĩ xem mình có bị tiểu đường không. Đây có thể là triệu chứng đầu tiên khi những giây thần kinh chân bị đang bị tàn phá (peripheral neuropathy) 7) Đau một cách mơ hồ, khó hiểu Nhiều cơn đau hoặc triệu chứng khác nhau có thể khó hiểu vì bệnh “chạy” lung tung. Lúc đau bụng, lúc đau đầu, lúc đau chân. Triệu chứng mơ hồ, không rõ rệt. Bệnh nhân đôi khi bị mệt mỏi một cách vô lý. Người thiếu năng lực, chẳng tha thiết làm chuyện gì. Ăn không ngon, ngủ không đẫy giấc. Đầu không tập chung được tư tưởng. Đôi khi xuống ký một cách đáng ngại. Đây có thể là những triệu chứng của bệnh u sầu. Xin “đừng khóc lẻ loi một mình”, hãy đi khám bác sĩ. . 7 Cơn Đau -không nên khinh thường! Đau đớn là một hình thức cơ thể báo cho chúng ta biết có chuyện gì bất ổn. Có những cơn đau không lấy gì là nguy hiểm, nhưng sau đây là những cơn đau. 7) Đau một cách mơ hồ, khó hiểu Nhiều cơn đau hoặc triệu chứng khác nhau có thể khó hiểu vì bệnh “chạy” lung tung. Lúc đau bụng, lúc đau đầu, lúc đau chân. Triệu chứng mơ hồ, không rõ rệt có thể chỉ là nặng ngực, tức ngực chứ không bắt buộc phải là những cơn đau đớn “kinh hồn”. Đa số những người bị đau tim thường để nắm tay lên ngực, xoa liên tục với cảm tưởng như “có ai ngồi

Ngày đăng: 18/06/2014, 12:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan