1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

TIEU LUAN QTDN pdf

20 266 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 311,5 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  TIỂU LUẬN ĐỀ TÀI: VAI TRÒ CỦA KỶ LUẬT TRONG NGÀNH QUẢN TRỊ GVHD: ThS. Võ Hữu Khánh Nhóm thực hiện: Nhóm 11 Lớp: 210704005 TP.HCM, tháng 02, năm 2011 DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 11 1. Huỳnh Văn Đô ( nhóm trưởng) 09074201 2. Trần Hoàng Dũng 09089341 3. Trần Tuấn Khải 09070761 4. Cao Duy Khang 09077841 5. Nguyễn Trọng Tam 09071221 6. Nguyễn Viết Thịnh 09071711 7. Phạm Anh Tho 09071261 8. Lâm Gia Triết 09074031 9. Huỳnh Nhứt Vinh 09070621 2 MỤC LỤC NỘI DUNG Trang LỜI MỞ ĐẦU 4 1. Khái niệm 5 1.1. Ý nghĩa của kỷ luật 5 1.2. Mối quan hệ giữa kỷ luật và pháp luật 5 2. Cơ sở hình thành kỷ luật trong quản trị 6 3. Các hình thức kỷ luật trong quản trị 7 3.1. Đối với nhân viên người lao động 7 3.2. Đối với công chức quản lí 7 4. Vai trò tính kỷ luật trong quản trị 8 5. Thực trạng 13 6. Phương pháp xây dựng 15 KẾT LUẬN 18 TÀI LIỆU THAM KHẢO 19 3 L Ờ I M Ở ĐẦ U Có thể nói một doanh nghiệp muốn đạt được sự thành công, muốn có ưu thế tầm vóc và chổ đứng trên thương trường thì việc tổ chức hoạt động quản trị một cách linh hoạt, sáng tạo có hiệu quả là việc làm rất cần thiết. Có rất nhiều hoạt động quản trị gắn liền và phát triển song hành cùng với tổ chức, cơ cấu phát triển của doanh nghiệp, một yếu tố không thể thiếu được trong hoạt động của doanh nghiệp là “ kỷ luật”. Kỷ luật trong quản trị chính là yếu tố con người – tác nhân chủ chốt, nắm vai trò quyết định. Không chỉ như thế, đó còn là sự tương tác lẫn nhau của các quan hệ, giữa các vị trí, chức vụ điều hành trong công ty,… Nếu ví như doanh nghiệp là một con tàu đang lướt trên đại dương bao la, thì yếu tố kỷ luật chính ván, là sắt thép nguyên liệu để làm nên con tàu ấy. Nguyên liệu chắc bền- kỷ luật nghiêm, không bó buộc nhưng vẫn chấp hành tốt thì sẽ đưa con tàu ấy đến bến bờ thắng lợi. 4 NỘI DUNG 1. Khái niệm Kỷ luật là những quy định, quy ước của một cộng đồng về những hành vi cân tuân theo nhằm đảm bảo sự phối hợp đồng bộ thống nhất, chặt chẽ của mọi người. 1.1. Ý nghĩa của kỷ luật Theo nghĩa, kỷ luật có thể hiểu theo hai nghĩa: Ý nghĩa đầu tiên là để thiết lập các quy tắc cho mọi người làm theo thường ở nơi làm việc hoặc trong một tổ chức. Một khi những nguyên tắc này bị phá vỡ thì lúc này ý nghĩa của kỷ luật là để trừng trị những hành vi vi phạm các nguyên tắc đã đề ra. Mọi tổ chức doanh nghiệp đều sử dụng cả hai ý nghĩa trên để kiểm soát các thủ tục tố tụng trong kinh doanh thuận tiện trong việc quản lí. Kỷ luật được đề cập từ nhiều hướng: Một là, với ý nghĩa khách quan, kỷ luật là toàn bộ các quy tắc hành vi trong hoạt động của công chức do nhà doanh nghiệp ban hành, chứa đựng các quy định về hành vi được thực hiện, cấm thực hiện và về khuyến khích và xử phạt trong thực hiện hành vi. Hai là, từ góc nhìn chủ quan, kỷ luật là sự tuân thủ, sử dụng, thi hành, áp dụng đúng các quy tắc hành vi đã ban hành. Ba là, kỷ luật nhà nước liên hệ với kỷ luật của các tổ chức mà công chức nhà nước tham gia trên nguyên tắc trách nhiệm công vụ và ngoài công vụ. 1.2. Mối quan hệ giữa kỷ luật và pháp luật Pháp luật là các quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc do Nhà nước ban hành, được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục cưỡng chế. Những quy định của kỷ luật phải tuân theo những quy định của pháp luật, không được trái với pháp luật. 5 Theo phạm vi nghiên cứu thì pháp luật có vai trò rộng hơn so với kỷ luật. Kỷ luật là do tuân thủ, sử dụng, thi hành, áp dụng quy định pháp luật về tổ chức và hoạt động của một cơ quan, tổ chức nhà nước trong trật tự công việc, trật tự thực hiện nghiệp vụ, trật tự thực hiện quyết định. Vì vậy, pháp luật là cơ sở pháp lý của kỷ luật, kỷ luật được thực hiện trên nguyên tắc hợp pháp. Trong chiến tranh, pháp luật có đặc thù, nên xuất hiện quan niệm chấp hành mệnh lệnh vô điều kiện. Còn trong hoà bình thì chấp hành mệnh lệnh có điều kiện, được giới hạn trong khuôn khổ pháp luật. 2. Cơ sở hình thành kỷ luật trong quản trị “Quốc có quốc pháp, gia có gia quy”. Câu nói này từ ngàn xưa đến nay vẫn luôn đúng. Và trong bất kỳ công ty, doanh nghiệp nào cũng cần phải thế. Chúng ta sẽ nghĩ như thế nào khi mọi hoạt động của con người cứ rối tung lên, mỗi người làm một ý, thì một công ty hay một doanh nghiệp sẽ ra sao trong việc quản lí nhân sự cũng như là nề nếp trong công việc. Từ đó, sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả công việc, thu nhập lợi nhuận trong kinh doanh. Yếu tố tất yếu không thể thiếu được đó là vai trò của kỷ luật và các quy tắc ứng xử trong quản lí. Nếu tổ chức không có kỷ luật và các quy tắc về cách thức nhân viên của họ nên hành xử, sau đó khá đơn giản là họ sẽ được tự do làm bất cứ điều gì họ muốn và có thể lấy đi với nó, mục tiêu sẽ không được đáp ứng, công việc sẽ không được hoàn thành, các nơi làm việc sẽ mọc lên không ngừng và không còn là một môi trường sản xuất. Tuy nhiên, nếu chỉ có kỉ luật trong các tổ chưc doanh nghiệp không thì vẫn chưa đủ, để có một môi trường sản xuất tốt thì mỗi người phải có ý thức tự kỉ luật. Muốn tròn thì phải có khuôn Muốn vuông thì phải có thước. 6 3. Các hình thức kỷ luật trong quản trị Quy phạm kỷ luật được áp dụng đối với công chức từ khi xuất hiện quan hệ phục vụ nhà nước giữa họ với cơ quan, tổ chức nơi họ thực thi công vụ. Phạm vi của kỷ luật nhà nước chỉ trong công vụ, không chi phối đời tư hoặc việc thực hiện nghĩa vụ công dân. Quy phạm kỷ luật bắt buộc đối với tất cả công chức. Do phạm vi ảnh hưởng của vi phạm kỷ luật thì lãnh đạo phải chịu kỷ luật nặng hơn nhân viên. Do đó việc duy trì kỷ luật trong quản trị la điều cần thiết. Trong kinh doanh, đặc biệt là ngành quản trị thì việc quản lí chiếm một vị trí quan trọng, để quản lí tốt thì tính kỷ luật trong quản trị là cần phải có đối với mỗi nhân sự, nhân viên làm việc, bằng việc cụ thể đó là những hình thức kỷ luật cụ thể cho từng đối tượng: 3.1. Đối với nhân viên, người lao động Có ba hình thức kỷ luật: Một là, hình thức khiển trách bằng miệng hoặc bằng văn bản. Hai là, hình thức kéo dài thời hạn tăng bậc lương hoặc chuyển làm công việc khác có mức lương thấp hơn. Ba là, hình thức sa thải. 3.2. Đối với công chức, quản lí Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, phải chịu một trong các hình thức kỷ luật sau đây: Khiển trách Cảnh cáo Hạ bậc lương Hạ ngạch Cách chức Buộc thôi việc. 7 4. Vai trò tính kỷ luật trong quản trị Kỷ luật là kết quả của lối quản trị khoa học. Quản trị theo lối khoa học thì việc vận hành chính xác, không thiên lệch. Kỷ luật là chiếc chìa khóa vạn năng giúp mọi người được hoàn tất. Không có nó thì chỉ thành đạt trong một chừng mực nào đó. Kỷ luật là xương sống của hoạt động doanh nghiệp. Kỷ luật đóng một vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp và các cá nhân trong doanh nghiệp. Doanh nhân và nhân viên thường xuyên không hoàn thành công việc, đáp ứng kịp thời. Tuy nhiên, các nhiệm vụ này là cơ bản để chạy một nhà kinh doanh cải tiến thành công và lợi nhuận. Kỷ luật được đặt ra không phải để đàn áp, khống chế tự do của các thành viên trong một tập thể nào đó, nhưng là nguyên tắc được thi hành giúp mọi người nên tốt hơn nhờ tránh những sai phạm, tạo được một khối thống nhất và sức mạnh cho tập thể đó. Nếu không có kỷ luật, tập thể đó sẽ không có sức mạnh và sẽ sớm tan rã. Nếu không có sự siêng năng, kỷ luật và tự kỷ luật thì các cá nhân này thường sẽ từ bỏ nỗ lực cần thiết đang diễn ra và thất bại kinh nghiệm. Nhiều nhà quản lý thường được giới hạn trong khả năng thực thi. Nỗ lực để buộc, đe dọa nhân viên có thể làm việc. Kỷ luật tự giác là khả năng từ bỏ sự hài lòng ngay lập tức và niềm vui, trong lợi của một số được lớn hơn hoặc nhiều kết quả đáp ứng, thậm chí nếu điều này đòi hỏi nỗ lực và thời gian. Tự kỷ luật mang đến sức mạnh để đính vào các quyết định và làm theo thông qua, mà không thay đổi tâm trí và do đó một trong những yêu cầu quan trọng để đạt được mục tiêu. Việc sở hữu của kỷ luật tự cho phép lựa chọn, và sau đó kiên trì với hành động, suy nghĩ và hành vi, dẫn đến cải thiện và thành đạt. 8 Tự kỷ luật cũng cho bạn sức mạnh và quyền lực bên trong để khắc phục thói nghiện ngập, sự trì hoãn và sự lười biếng và làm theo thông qua bất cứ điều gì bạn làm. Đây là một kỹ năng rất hữu ích và cần thiết trong cuộc sống của mọi người, mặc dù hầu hết mọi người thừa nhận tầm quan trọng của nó, nhưng rất ít người làm bất cứ điều gì để phát triển và tăng cường. Trái ngược với niềm tin phổ biến, kỷ luật tự giác không phải là một hành vi nghiêm trọng. Kỷ luật tự giác là rất quan trọng cho sự thành công, bất kỳ hình thức của sự thành công, thể hiện chính nó như là sự kiên trì, có khả năng không từ bỏ bất chấp thất bại và thất bại như: kiểm soát bản thân, và như khả năng chống lại cám dỗ và phiền nhiễu mà có xu hướng nổi bật trong cách đạt được mục đích và mục tiêu. Trong thực tế, tự kỷ luật là một trong những trụ cột quan trọng nhất của thành công thực sự và ổn định. Khả năng này dẫn đến đến sự tự tin, lòng tự trọng và sức mạnh nội tâm, do đó để hạnh phúc và sự hài lòng. Mặt khác, thiếu kỷ luật tự có thể dẫn đến thất bại, những khó khăn khác. Kỷ luật giúp cho các doanh nghiệp có thể thanh lọc các phần tử không đạt yêu cầu trong công việc, giữ được sự bền vững cũng như là sự tín dụng, hiệu quả của doanh nghiệp. 9 Cuộc sống thường trình bày những thách thức và các vấn đề về đường dẫn đến thành công và thành tích, và để vượt lên trên chúng ta phải hành động với sự kiên trì, và điều này đòi hỏi phải có kỷ luật tự giác. Hầu hết mọi người thừa nhận tầm quan trọng và lợi ích của kỷ luật bản thân, nhưng rất ít có những bước đi thực tế để phát triển và tăng cường nó. Cá nhân sử dụng kỷ luật công nhận giá trị hoàn thành nhiệm vụ quyến rũ hơn, nó sẽ giúp họ đạt được mục tiêu nhanh hơn và tất cả chúng là rất cần thiết cho sự thành công của doanh nghiệp. Người thành công quan tâm đến kết quả và chỉ có kết quả mới làm họ dễ chịu. Người thất bại lại quan tâm đến phương pháp làm họ dễ chịu. Người thành công làm những việc hướng tới mục tiêu. Người không thành công làm những việc giúp họ giải khuây. Người thành công làm những việc khó, nhưng cần thiết và quan trọng. Người không thành công, ngược lại, làm những việc dễ, khiến họ vui vẻ, và mang lại sự thích thú ngay tức khắc. Tin tốt là mỗi hành động kỷ luật tự giác của bạn cũng sẽ củng cố cho những quy tắc khác. Mỗi lúc bạn thực hành tính kỷ luật tự giác thì lòng tự trọng của bạn sẽ tăng lên. Bạn sẽ thích và tôn trọng bản thân mình nhiều hơn. Và bạn càng tập đức tính kỷ luật trong những việc nhỏ, bạn càng có khả năng có được tính kỷ luật trong những cơ hội lớn, những trải nghiệm quan trọng và những thách thức lớn của cuộc sống. Vai trò kỷ luật trong việc quản lí nhân sự trong doanh nghiệp: Nguồn lực con người đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của các doanh nghiệp hay tổ chức. Do đó, việc khai thác tốt nguồn lực này để phục vụ 10

Ngày đăng: 18/06/2014, 10:05

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w