bộ tài liệu này sẽ giúp bạn ôn thi đại học môn văn một cách tốt và dễ dàng hơn rất nhiều. đây là những kiến thuecs và cách thức để làm bài văn câu 5 điểm trong đề thi đại học cao đẳng. và giúp bạn đi tới thành công trong những kì thi trong thpt chúc các ban thành công trong con đường nhiều chông gai của mình.
Tài liệu ôn thi đại học , cao đăng năm 2014 môn ngữ văn Tổng hợp các thông tin cần biết về tác giả,tác phẩm và những vấn đề chung có thể áp dụng được trong phần câu 5 điểm nhằm để giúp cho học sinh ôn luyện trước cuộc thi đại học cao đẳng một cách dễ dàng đầy đủ, chính xác nhất có thể. Những dạng Cấu trúc câu 5 điểm nghị luận văn học: Dạng 1: chứng minh về một ý kiến một nhận định. Mở bài Tác giả Vị trí Tác phẩm Dẫn dắt ý kiến Thâ n bài Khái quát vấn đề Tác giả Đề tài Đặc điểm sáng tác Tác phẩm Xuất xứ Hoàn cảnh ra đời Cảm hứng chủ đạo nếu là thơ Sơ lược nội dung tác phẩm nếu văn xuôi Giải thích sơ lược về ý kiến: đúng-sai Phân tích và chứng minh Bàn luận Đồng tình hay bác bỏ ý kiến : nhấn mạnh Giải thích nguyên nhân vì sao Bài học Nhân sinh Sáng tạo Kết bài Tổng kết vấn đề Mở rộng vấn đề ** nhận xét: Dạng 2: phân tích và chứng minh hai ý kiến. Mở bài Tác giả Vị trí Tác phẩm Dẫn dắt 2 ý kiến Thân bài Khái quát vấn đề Tác giả Đề tài Đặc điểm sáng tác Tác phẩm Xuất xứ Hoàn cảnh ra đời Cảm hứng chủ đạo nếu là thơ Sơ lược nội dung tác phẩm nếu văn xuôi Giải thích 2 ý kiến Ý kiến 1 Ý kiến 2 Rút ra nhận xét chung về hai ý kiến : đúng-sai Phân tích và Chứng minh Ý kiến 1 Ý kiến 2 Bàn luận Khẳng định tính đúng sai của từng ý kiến Giải thích nguyên nhân Bài học Nhân sinh Sáng tạo Kết bài Tổng kết vấn đề Mở rộng vấn đề ** nhận xét: Dạng 3: so sánh: hai đoạn thơ, hai đoạn văn, hai chi tiết nghệ thuât,hai nhân vật. Mở bài Tác giả Vị trí Tác phẩm Dẫn dắt hai đối tượng,nhân vật,ý kiến Thân bài Khái quát vấn đề Hai tác giải tác phẩm(lưu ý: tác phẩm nào sáng tác trước sẽ nêu trước. theo trình tự thời gian) Tác giả Đề tài Đặc điểm sáng tác Tác phẩm Xuất xứ Hoàn cảnh ra đời Cảm hứng chủ đạo nếu là thơ Sơ lược nội dung tác phẩm nếu văn xuôi Giải thích về hai ý kiến,nếu là hai đoạn trích trong tác phẩm thì nói về vị trí và nội dung.(khổ mấy?, hay cảnh nào? Tình huống nào?) Phân tích và cm Nội dung Nghệ thuật Bàn luận So sánh sự giống-khác nhau Lý giải vì sao có sự giống-khác Nguyên nhân:giống-khác Ý nghĩa: giống-khác Bài học Nhân sinh Sáng tạo Kết bài Tổng kết vấn đề Mở rộng vấn đề ** nhận xét: Tổng hợp những vấn đề chung nhất của từng tác phẩm: Tràng giang và huy cận. • huy cận: huy cận là môt nhà thơ đi lượm lặt những nỗi buồn rãi rác của vũ trụ để sáng tạo nên những vần thơ ảo não.(hoài thanh). Thơ huy cận không phải rựu rót trong chén mà men đương lên, cũng không phải hoa nở trên cành mà nhựa đương chuyển. Thơ huy cận đặc trưng : nỗi buồn. Nỗi buồn là đặc trưng của thơ mới. Nỗi buồn của huy cận là nỗi buồn của tất cả những nhà thơ mới đọng lại. Nỗi buồn đó không phải thoáng qua chốc lát, cũng không gắn với 1 tâm trạng cụ thể mà đã động lại thành nỗi sầu của nhân thế, vũ trụ.vụ trụ rộng – con người nhỏ bé, cảm giác lạc loài, cô đơn. Tiền đề của thơ h.c: Từ gđ đến hoàn cảnh riêng của mình. Để rồi ông luôn khao khát về sự hòa điệu giữa con người-người, người-tạo vật, trước cmt8 thơ ông mang nỗi buồn gắn với phi hòa điệu, sau cm là niền vui gắn liền với cảm giác hòa điệu với sự đổi thay của đất nước. Tràng giang: ‘ TG là bài thơ ca hát non sông đất nước, do đó dọn đường cho lòng yêu giang sơn tổ quốc’ (xuân diệu). Bài thơ được in trong tập lửa thiêng, đây là bài thơ tiêu biểu nhất của h.c trước cmt8, là sự kết tinh của tài năng nghệ thuật,của tư tưởng thơ h.c, vì thế là bài thơ số 1 khi được lựa chọn về thơ mới. Bài học n/s: mỗi con người sinh ra ai cũng có một quê hương nơi chôn sau cắt rốn của mình. Đối với con người VN phải chăng qh luôn gắn liền với những dòng sông, khi xa quê để thương để nhớ. Từ bài thơ TG của h.c ta nhận ra rằng chỉ có quê hương mới là nơi neo đậu, bến đỗ tốt nhất cho tâm hồn mình,vì thế hãy biết yêu qh, sống hết mình với qh.với những niềm vui, nỗi buồn để sau này bước trên đường đời gặp những khó khăn, thử thách tà có thể tìm đến qh để sẻ chia, gửi gắm nỗi lòng của mình. Bài học s/t :với bài thơ TG H.C đã để lại bài học có ý nghĩ về s/tạo nt. Đối với thơ đôi khi không phải chỉ là 1 phút thăng hoa của cảm xúc mà con cần ở nhà thơ 1 sự lao động nt nghiêm túc nhưng sự lđ ấy không phải để gọt dủa về ngôn từ mà phải gắn liền với những tình cảm chân thành từ trái tim của mình, từ cuộc đời của mình. Đây thôn vĩ dạ và hàn mặc tử: Hàn mặc tử. “trước không có ai, sau không có ai HMT như một ngôi sao chổi xọe qua bầu trời với một cái đuôi chói lòa rực rỡ “ “tôi xin hứa hẹn với các người rằng, mai sau, những cái tầm thường, mực thước kia sẽ biến tan đi,và còn lại cái thời kỳ này, chút gì đáng kể đó chính là HMT” (chế lan viên) HMT là nhà thơ có sức sáng tạo mãnh liệt, là hiện tượng đọc đáo của thi ca VN. Đặc biệt là người góp vào tiến trình phát triển thơ mới, nếu như xuân diệu đưa thơ mới đến đỉnh cao thì HMT đã nâng thơ mới lên một tầm xa hơn tư cái tôi bản thể đến cái tôi cá thể. Vị trí: 1. Nhà thơ xuất sắc của phong trào thơ mới 2. Hiện tượng độc đáo của thơ ca vn hiện đại 3. Tiêu biểu nhất của trường phái thơ ĐIÊN 4. Đưa thơ mới phát triển thêm một bước dài hơn DTVD: bài thơ: năm ở phần đầu của tập “thơ điên” điều đó cũng đồng nghĩa bài thơ ra đời chưa có sự hoảng loạn điên cuồng mà ít nhiều vẫn mang vẽ đẹp trong sáng. Bài thơ được ra đời khi HMT đang phải sống cách li ở trai phong tuy hòa nghĩa là nhà thơ đang phải lìa xa với nhưng mối liên hệ bên ngoài. Ông cảm nhận được cái chết rượt đuổi sau lưng và vội vàng lo lắng nhưng vẫn mang một cảm giác chia lìa xa cách -> bài thơ ra đời từ đó. Cảm hứng bài thơ: bài thơ viết về h/ảnh của vĩ dạ của xứ huế mà ngỡ rằng bài thơ thể hiện nỗi niềm của HMT về mối tình đầu đơn phương vô vông. Nhưng thực ra cảm hứng của bài thơ là khao khát mãnh liệt về c/sống của HMT. Cũng từ cảm hứng này nên đã có ý kiến khẳng định rằng bài thơ là lời tỏ tình của HMT với cuộc đời Bài học n/s: qua bài thơ cho ta thấy được bài học nhân sinh sâu sắc về cuộc sống. Hãy luôn biết quý trọng thời gian, cuộc sống mà tạo hóa đã ban tặng cho mỗi người, hãy sống hết mình, cháy hết mình với cuộc đời này để rồi khi nó trôi qua tầm tay của chúng ta thì không con phải luyến tiếc nữa. Bài học s/t: qua bài DTVD HMT đã để lại bài học sáng tạo cho những nhà thơ thế hệ sau thấy rằng thơ ca không chỉ là sự trao chuốt về ngôn từ, hay sự gọt đẻo công phu để đánh lừa người đọc mà là mỗi người nghệ sĩ phải tạo ra một chất riêng, chất mới và tạo điểm nhấn trong thơ của mình. Vì thế phải trân trọng cảm xúc của mình bởi lẽ cảm xúc chỉ thăng hoa trong phút giây nhưng lại làm nên những kiệt tác của thơ ca. DTVD là mốt trong nhưng số đó. Những biện pháp nghệ thuật: 1. “sao anh thôn vĩ ” -> câu hỏi tu từ . từ ‘sao’: đại từ nghi vấn,là một lời trách móc tự vấn lòng mình. Từ “về” cảm giác quen thuộc,đánh thức quá khứ tươi đẹp của hmt. -> nỗi niềm tâm trạng day dứt, câu thơ là tâm trang của cả bài thơ Cái tôi của hàn mặc tử 1) Khổ 1: thôn vĩ trong lần trở về của hmt rất đẹp. Những chính chính sự vui tươi đẹp đẽ ấy lại làm cho cảm giác tiếc nuối trong hmt trổi dây nhiều hơn, hmt vui vì có những ngày tháng với thôn vĩ “nắng hàng cau”, “vươn mướt xanh” những quá khứ càng đẹp bao nhiêu,càng vui bao nhiêu thì thực tại lại sống trong sự tiếc nuối nhiều bấy nhiêu. 2) ở khổ thơ thứ 2 cái tôi của nhà thơ chính là sự đan xen giữa hai tâm trạng vừa mặc cảm vừa hi vọng lo lắng, vừa vô vọng lại vừa mãnh liệt. Hàn mặc tử như đang chạy đua với thời gian trước sự rượt đuổi của cái chết cận kề 3) ở khổ thơ cuối cùng là sự nhận ra đầy đủ về hoàn cảnh, về cuộc sống, về tình yêu của nhà thơ. Khổ thơ vẫn là sự đan xen giữa hai cung bậc của tâm trạng vừa hi vọng vừa vô vọng những đàng sau đó ta vẫn nhận ra nhà thơ khao khát mãnh liệt được trở về với cuộc sống bên ngoài. Chuyên đề nghị luận xã hội Bàn về tư tưởng đạo lý: Mở bài : nêu những nhận biết về ý kiến và dẫn dắt ý kiến vào. Thân bài: Giải thích về nôi dung và các thuật ngữ cần giải thích có trong ý kiến: ý kiến có nội dung gì, các từ ngữ cần giải thích có ý nghĩa ntn?, nêu nhận xét, đánh giá chung về ý nghĩa hoặc những mặt tốt mặt chưa tốt như thế nào đối với bản thân, gđ, xh để đưa ra bàn luận. ( giống như phần xác định yêu cầu đề để chúng ta dễ dàng bàn luận đánh giá ). Bàn luận: I. Thực trạng: xã hội hiện nay đang sống tốt hay xấu với đạo lý này? Nhận thức của mỗi người ra sao về vấn đề nay? Bản thân mỗi người đang thực hiện đạo lý như thế nào? ( lấy dẫn chứng cụ thể). II. Nguyên nhân. 1. Khách quan: do tác động của sự phát triển xã hội,ảnh hưởng của trào lưu hội nhập, ảnh hưởng của mọi người xung quanh, bản thân không phát triển kịp với sự phát triển của xã hội (lấy dẫn chứng) 2. Chủ quan: sống không phấn đấu rèn luyện,phát triển bản thân mình, sống buông thả,không suy nghĩ,sống hưởng thụ,ích kỉ,thụ động (lấy dẫn chứng). III. Hậu quả và ý nghĩa: 1. Hậu quả: sống không đúng đạo lý, lêch lạc làm cho con người sống như thế nào ? rơi vào những hoàn cảnh nào ? tầm nhìn về xã hội ra sao ?,,, 2. Ý nghĩa: khi nhận thức được vai trò của đạo lý đó con người sẽ sống ntn ?(tốt hơn,có động lực,có trách nhiệm, có mục tiêu, có ý nghĩa với c/s, làm những điều có ích cho bản thân và mọi người xung quanh mình ). IV. Vai trò : đạo lý đó làm cho chúng ta có suy nghĩ gì? Sống ntn với bản thân, với gđ, với người khác, với xã hội Bài học: I. Nhận thức: 1. Phải nhận thức được và phát triển đạo lý. 2. Lên án phê phán những người sống lệch lạc, ngược với đạo lý làm ảnh hưởng tới mọi người xung quanh, xã hội ngày càng yếu kém.(lấy dẫn chứng) 3. Ngợi ca, tôn vinh những người sống tốt,phát triển được đạo lý cho bản thân và xã hội.(lấy dẫn chứng) 4. Thể hiện bản thân mình sống đúng và phù hợp với đạo lý(lấy dẫn chứng) II. Hành động: học tập, rèn luyện, tu dưỡng những hiểu biết về kiến thức và kĩ năng sống trong khi cuộc sống ngày càng phát triển hơn. Kết bài: Nhận xét và kêu gọi Ví dụ. Đề ra: ba nhà thơ-nhà khoa học-nhà giáo đã tranh luận với nhau. -Nhà thơ: tôi là người đem lại cái đẹp cho cuộc sống -nhà khoa học: tôi là người làm nên sự phát triển của nền văn minh nhân loại -nhà giáo: tôi là người khai phá tâm hôn trí tuệ con người Từ cuộc đối thoại trên hãy bày tỏ suy nghĩ của anh(chị)? Dàn ý - Mở bài: vị trí của con người trong cuộc sống + câu chuyện của nhà thơ nhà khoa hoc nhà giáo: ( một đại dương mênh mông kia cũng chỉ được tạo ra bằng những giọt nước bé nhỏ, những sa mạc rộng lớn ấy cũng chỉ được cấu thành từ những hạt cát. Con người cũng vậy, ai cũng là người tạo ra xã hội này, ai cũng đóng góp cho sự phát triển của xã hội loài người. Từ cuộc đối thoại giữa ba nhà thơ-khoa học-giáo cho ta thấy rõ điều đó ) - Thân bài: 1. Giải thích về nội dung câu chuyện: a) Câu chuyện bàn về vai trò của mỗi người trong cuộc sống, mỗi con người, mỗi ngành nghề đều có vai trò khác nhau: (từ câu chuyện trên cho làm cho ta suy nghĩ nhiều thêm về vai trò của mỗi con người trong cuộc sống, trong xã hội hơn nữa. Tuy nhà thơ nhà khoa học và nhà giáo ai cũng có những ngành nghề riêng và có vai trò riêng trong xã hội nhưng tất cả đều góp rất lớn vào sự phát triển của loài người. b) Nhà thơ, KH, giáo là những nghề cao quý: năng khiếu, trí tuệ, đam mê -> cái đẹp c) Cụ thể: nhà thơ sáng tạo ra cái đẹp làm cho cảm xúc, tâm hồn ngày càng Nhà KH sáng tạo khoa học phat triển nên văn minh nhân loại nhà giáo khai mở tri thức con người thông minh,có hôn hơn. -> cả ba đều là ngành nghề cao quý nhất trong c/s con người. d) Đánh giá -> đó là ba nhận định đúng về vai trò của nhà T-KH-G từ đó cho ta thấy con người có 1 vị trí, 1 vai trò nhất định trong c/s. 2. Bàn luận. a) Thực trạng: Có một số bộ phận không nhỏ sống không đúng vị trí vai trò của mình.( tình trạng việc làm nước ta đang nhiều vấn đề, những cử nhân bằng giỏi tốt nghiệp các trường đại học danh giá mà lại đang thất nghiệp còn không ít công nhân viên chức đang hưởng lương với cái bằng có được bằng tiền ) Không nhận ra vị trí của bản thân sống thụ động, phụ thuộc vào người khác, sống không có định hướng,( hiện nay các bạn trẻ luôn có quan niệm là con đường thành công duy nhất chỉ có là vào đại hoc, những không nhận ra thừa thầy thiếu thợ, sống theo áp đặt của gia đình không tự lập được tương lai của mình,.không giám phát triển theo sở trường của bản thân ) Đề cao quá mức vai trò vị trí của mình. (sống không tôn trọng mọi người xem mình là người lớn nhất, coi trọng bản thân xem thường giá trị của người khác, sống cô lập một mình không cần sự giúp đỡ của người khác ) b) Nguyên nhân: Khách quan: mặt trái của sự phát triển xã hội, không phát triển theo sự phát triển của xã hội.( sự du nhập nhanh chóng của vh phương tây là cho xã hội ngày càng thay đổi về mọi mặt mọi người không thích nghi và pt kịp nên dễ bị nhiều thói hư tật xấu ảnh hưởng đến suy nghĩ,hành động của mình nhất là giới trẻ. Chủ quan: không nhận ra được năng lực của bản thân, sống hưởng thụ c) Hậu quả và ý nghĩa: Hậu quả: khi không đánh giá đúng bản thân sẽ mất phương hướng,sống không có mục tiêu phấn đấu,sống không đúng khả năng và mất đi giá trị bản thân mình, ảnh hưởng đến xã hội và mọi người xung quanh. Ý nghĩa:khi nhận ra vai trò vị trí của mình giúp con người sẽ biết năng lực và mục tiêu để có động lực phát triển, sống tốt để có ý nghĩa cho cuộc sống bản thân , gia đình , xã hội (biết được năng lực và vị trí của mình sẽ giúp con người sống có khát khao,có ý chí cháy bỏng để phát triển bản thân tốt hơn, cống hiến cho xã hội nhiều hơn.(bill gates) d) Vai trò với công việc, với bản thân -> có trách nhiệm lớn hơn. Với người khác với đất nước. 3. Bài học. a) Nhận thức: Mỗi người cần phải biết xác định đúng vai trò năng lực của bản thân trong cuộc sống Phải biết lên án phê phán những người sống lệch lạc, thiếu trách nhiệm với bản thân gđ, xh( bắt chước những phong cách lập dị, khoe thân để được nổi tiếng, nghe lời kích động của kẻ xấu nhằm gây bạo loạn trong vụ biểu tình chống trung quốc,hồi của, ) Phải biết ngợi ca, bảo vệ những con người sống có trách nhiệm với c/s với mọi người xung quanh. (tôn vinh những chiến sĩ ngoài đảo xa ngày đêm canh gác gìn gữ hòa bình chủ quyền bản đảo cho quê hương, luôn ủng hộ những người sống đẹp, sống tốt như ông lê phước vũ chủ tịch tập đoàn tôn hoa sen, người luôn tâm huyết giúp đỡ những người nghèo và tổ chức các chương trình đàm thoại giúp con người(thanh niên) hiểu rõ hơn về những giá trị con người, ) Thể hiện trách nhiệm vai trò của mình phải phù hợp, phải khéo léo. (thể hiện tinh thần, trách nhiêm với quê hương đặc biệt trong vụ việc hạ đặt trái phép dàn khoan HD 981 của tq. Phải luôn bình tĩnh,nắm rõ thông tin chính xác, có những cách yêu nước phù hợp không vi phạm pháp luật, không nghe theo lời xú dục của bọn phản động, ) b) Hành động: luôn luôn rèn luyện về kiến thức, vững chắc về tư tưởng, trau chuốt về kĩ năng, học tập, tu dưỡng về mọi mặt để trở thành người có ích cho đất nước, - Kết bài: Trong cuộc sống mỗi con người đều có thể làm được những điều kì diệu bởi c/s của bản thân là không giới hạn, điều quan trọng là phải có ước mơ, có khát vọng để không phải mình chỉ sống đúng với vị trí vai trò của bản thân mà còn sống tốt hơn sống đẹp hơn. Bởi mỗi con người sinh ra đâu chỉ sống cho riêng bản thân mình mà còn sống cho mọi người, sống cho cuộc đời nay nữa. . Tài liệu ôn thi đại học , cao đăng năm 2014 môn ngữ văn Tổng hợp các thông tin cần biết về tác giả,tác phẩm và những vấn đề chung có. 5 điểm nhằm để giúp cho học sinh ôn luyện trước cuộc thi đại học cao đẳng một cách dễ dàng đầy đủ, chính xác nhất có thể. Những dạng Cấu trúc câu 5 điểm nghị luận văn học: Dạng 1: chứng minh. luôn có quan niệm là con đường thành công duy nhất chỉ có là vào đại hoc, những không nhận ra thừa thầy thi u thợ, sống theo áp đặt của gia đình không tự lập được tương lai của mình,.không