1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh sx tm xnk lửa việt

89 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tổ Chức Công Tác Kế Toán Bán Hàng Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty TNHH SX TM XNK Lửa Việt
Tác giả Nguyễn Thị Kim Cúc
Người hướng dẫn Thầy Giáo Đặng Thế Hưng
Trường học Học viện Tài chính
Thể loại Luận Văn Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2011
Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 1,47 MB

Cấu trúc

  • 1- SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI (1)
  • 2- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU (2)
  • 3- ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU (2)
  • 4- PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ GIỚI HẠN ĐỀ TÀI (2)
  • 5- BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN (2)
  • CHƯƠNG 1......................................................................................................3 (3)
    • 1.1. Sự cần thiết tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả tại các (3)
      • 1.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh thương mại (4)
      • 1.1.3. Khái niệm bán hàng, ý nghĩa của công tác bán hàng và kết quả (6)
        • 1.1.3.1. Khái niệm bán hàng (6)
        • 1.1.3.2. Ý nghĩa công tác bán hàng và kết quả kinh doanh (8)
      • 1.1.4. Sự cần thiết quản lý và các yêu cầu quản lý đối với công tác bán hàng và xác định kết quả kinh doanh (9)
        • 1.1.4.1. Sự cần thiết và yêu cầu quản lý công tác bán hàng (9)
        • 1.1.4.2. Sự cần thiết quản lý và yêu cầu quản lý việc xác định kết quả kinh doanh (12)
    • 1.2. Lý luận cơ bản về bán hàng và kết quả kinh doanh (12)
      • 1.2.1. Khái niệm doanh thu bán hàng và điều kiện ghi nhận doanh thu (12)
      • 1.2.2. Khái niệm các khoản giảm trừ doanh thu (13)
      • 1.2.3. Các phương thức bán hàng (15)
        • 1.2.3.2. Bán hàng theo phương thức gửi hàng (15)
        • 1.2.3.3. Các trường hợp được coi là tiêu thụ khác (16)
        • 1.2.3.4. Phương thức thanh toán (16)
      • 1.2.4. Kế toán Giá vốn hàng bán (16)
      • 1.2.6. Kế toán xác định kết quả kinh doanh (28)
        • 1.2.6.1. Chi phí bán hàng (28)
        • 1.2.6.2. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp (29)
        • 1.2.6.3. Kế toán chi phí, doanh thu tài chính (32)
        • 1.2.6.4. Kế toán chi phí, thu nhập khác (33)
        • 1.2.6.5. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (35)
        • 1.2.6.6. Kết toán xác định kết quả kinh doanh (38)
        • 1.2.6.7. Chứng từ, sổ kế toán, trình tự kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh (41)
  • CHƯƠNG 2....................................................................................................43 (43)
    • 2.1 Đặc điểm chung của doanh nghiêp (43)
      • 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển (43)
      • 2.1.2. Tổng quan về kinh nghiệm và năng lực sản xuất của doanh nghiệp (45)
      • 2.1.3. Đặc điểm tình hình tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp (46)
      • 2.1.4. Tình hình tài chính của Công ty (48)
      • 2.1.5. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán (49)
        • 2.1.5.1. Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty (52)
        • 2.1.5.2. Ứng dụng tin học tại công ty (55)
        • 2.1.5.3. Hình thức, cơ chế thanh toán của Công ty (57)
        • 2.1.5.4. Tổ chức hệ thống báo cáo tài chính (57)
    • 2.2. Thực tế về tổ chức kế toán bàn hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty (58)
      • 2.2.1. Kế toán bán hàng và giá vốn hàng bán (58)
      • 2.2.2. Kế toán doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ doanh thu (64)
      • 2.2.3. Kế toán chi phí tài chính, doanh thu tài chính (69)
      • 2.2.4. Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp (71)
      • 2.2.5. Kế toán các khoản thu nhập khác, chi phí khác (78)
      • 2.2.6. Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (79)
      • 2.2.7. Kế toán xác định kết quả kinh doanh (80)
  • CHƯƠNG 3....................................................................................................83 (82)
    • 3.1. Nhận xét chung về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH SX TM XNK Lửa Việt (82)
      • 3.1.1 Những thành tựu đạt được trong công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty (83)
      • 3.1.2 Những hạn chế còn tồn tại tại Công ty (84)
    • 3.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty (84)
    • 3.3. Một số ý kiến nhằm khắc phục những tồn tại trong tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty (85)

Nội dung

SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh là mối quan tâm hàng đầu của tất cả các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp thương mại nói riêng Thực tiễn cho thấy thích ứng với mỗi cơ chế quản lý, công tác tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ được thực hiện bằng các hình thức khác nhau Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung Nhà nước quản lý kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh Các cơ quan hành chính kinh tế can thiệp sâu vào nghiệp vụ sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhưng lại không chịu trách nhiệm về các quyết định của mình Hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá trong thời kỳ này chủ yếu là giao nộp sản phẩm, hàng hoá cho các đơn vị theo địa chỉ và giá cả do Nhà nước định sẵn Tóm lại, trong nền kinh tế tập trung khi mà ba vấn đề trung tâm: Sản xuất cái gì ? Bằng cách nào? Cho ai ? đều do Nhà nước quyết định thì công tác tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ chỉ là việc tổ chức bán sản phẩm, hàng hoá sản xuất ra theo kế hoạch và giá cả được ấn định từ trước Trong nền kinh tế thị trường , các doanh nghiệp phải tự mình quyết định ba vấn đề trung tâm thì vấn đề này trở nên vô cùng quan trọng vì nếu doanh nghiệp nào tổ chức tốt nghiệp vụ tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá đảm bảo thu hồi vốn, bù đắp các chi phí đã bỏ ra và xác định đúng đắn kết quả kinh doanh sẽ có điều kiện tồn tại và phát triển Ngược lại, doanh nghiệp nào không tiêu thụ được hàng hoá của mình, xác định không chính xác kết quả bán hàng sẽ dẫn đến tình trạng “ lãi giả, lỗ thật” thì sớm muộn cũng đi đến chỗ phá sản Thực tế nền kinh tế thị trường đã và đang cho thấy rõ điều đó. Để quản lý được tốt nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá thì kế toán với tư cách là một công cụ quản lý kinh tế cũng phải được thay đổi và hoàn thiện hơn cho phù hợp với tình hình mới.

Nhận thức được tầm quan trọng của kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng, qua nghiên cứu lý luận và tìm hiểu tình hình thực tế tại Công ty TNHH SX TM XNK Lửa Việt, được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Đặng Thế Hưng và sự giúp đỡ của các anh chị cán bộ kế toán trong Công ty, em đã thực hiện luận văn với đề tài: “Tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH SX TM XNK Lửa Việt.

MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

- Nghiên cứu khảo sát thực trạng công tác bán hàng và xác định kết quả kinh tế ở doanh nghiệp thương mại

- Đề xuất các ý kiến và những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện, cải tiến công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp

- Cọ sát thực tế hoàn thiện kiến thức.

Sự cần thiết tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả tại các

1.1 1 Đặc điểm nền kinh tế thị trường Việt Nam.

Kinh tế tự nhiên và kinh tế hàng hóa là hai hình thức tổ chức kinh tế xã hội đã tồn tại trong lịch sử Trong nền kinh tế tự nhiên, người sản xuất cũng như người tiêu dùng, các quan hệ kinh tế đều mang tính hiện vật, bước sang nền kinh tế thị trường, mục đích là trao đổi (để bán), sản xuất là để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của thị trường Chính nhu cầu ngày càng cao của thị trường đã làm hình thành động lực mạnh mẽ cho sự phát triển của sản xuất hàng hóa Trong nền kinh tế hàng hóa xã hội ngày càng phát triển quan hệ hàng hóa, tiền tệ ngày càng mở rộng cho nên hàng hóa ngày càng phong phú đa dạng cho sự phát triển giao lưu hàng hóa giữa các vùng và địa phương. Dung lượng thị trường và cơ cấu thị trường được mở rộng và hoàn thiện hơn Mọi quan hệ kinh tế trong xã hội được tiền tệ hóa Hàng hóa không chỉ bao gồm những sản phẩm đầu ra của sản xuất mà còn bao gồm các yếu tố đầu vào của sản xuất.

Trong nền kinh tế thị trường người ta tự do mua và bán hàng hóa Trong đó người mua chọn người bán, người bán tìm người mua họ gặp nhau ở giá cả thị trường Giá cả thị trường vừa là biểu hiện bằng tiền của giá thị trường và chịu sự tác động của quan hệ cạnh tranh và quan hệ cung cầu hàng hóa và dịch vụ Kinh tế thị trường tạo ra môi trường tự do dân chủ trong kinh doanh,bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng Trong nền kinh tế thị trường,hoạt động kinh doanh thương mại nối niền giữa sản xuất và tiêu dùng Dòng vận động của hàng hóa qua khâu thương mại để tiếp tục cho sản xuất tiêu dùng và cá nhân, ở vị trí của tái sản xuất, kinh doanh thương mại được coi như hệ thống dẫn lưu đảm bảo tính liên tục của sản xuất Khâu này nếu bị ách tắc sẽ dẫn đến khủng hoảng của sản xuất và tiêu dùng.

Kinh doanh thương mại thu hút trí lực và tiền của các nhà đầu tư để đem lại lợi nhuận Kinh doanh thương mại có đặc điểm riêng của nó, đó là quy luật hàng hóa từ nơi giá thấp tới nơi giá cao, quy luật mua rẻ bán đắt, quy luật mua của người có hàng hóa cho người cần Kinh doanh thương mại là điều kiện tiền đề để thúc đẩy hàng hóa phát triển Qua hoạt động mua bán tạo ra động lực kích thích với người sản xuất, thúc đẩy phân công lao động xã hội, tổ chức tái sản xuất hình thành nên các vùng chuyên môn hóa sản xuất hàng hóa Thương mại đầu vào đảm bảo tính liên tục của quá trình sản xuất. Thương mại đầu ra quy định tốc độ và quy mô tái sản xuất của doanh nghiệp. Kinh doanh thương mại kích thích nhu cầu và luôn tạo ra nhu cầu mới, thương mại làm nhu cầu trên thị trường trung thực với nhu cầu, mặt khác nó làm bộc lộ tính đa dạng và phong phú của nhu cầu.

1.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh thương mại

Kinh doanh thương mại khác với hoạt động sản xuất, nó là giai đoạn sau cùng của chu trình tái sản xuất, nhằm đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng, phục vụ nhu cầu sản xuất cũng như nhu cầu tiêu dùng của họ.

Thương mại được hiểu là bán buôn bán lẻ, tức là mua hàng hoá để bán ra kiếm lời, thu tiền rồi lại tiếp tục mua hàng, bán ra nhiều hơn Như vậy hoạt động thương mại tách biệt hẳn, không liên quan đến quá trình tạo ra sản phẩm như thế nào, sản phẩm sản xuất ra từ đâu, nó chỉ là hoạt động trao đổi lưu thông hàng hoá dịch vụ dựa trên sự thoả thuận về giá cả.

Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động thương mại bao trùm tất cả các lĩnh vực, mua hàng hoá tức là thực hiện giá trị hàng hóa thông qua giá cả Các doanh nghiệp kinh doanh thương mại chỉ có thể thông qua thị trường Thị trường là nơi kiểm nghiệm, là thước đo cho tất cả các loại mặt hàng kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh thương mại.

Hoạt động thương mại có ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất và trên thực tế nó ảnh hưởng đến tất cả các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của một doanh nghiệp.

Sở dĩ như vậy là vì nếu hàng hoá của doanh nghiệp sản xuất không qua tiêu thụ, không được lưu thông trao đổi trên thị trường thì doanh nghiệp đó sẽ không tồn tại và phát triển được.

Trên thực tế các doanh nghiệp sản xuất có thể tự mình tiêu thụ được sản phẩm của mình, nhưng nếu chỉ đơn thuần như vậy thì cơ hội phát triển và khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng là chưa đủ Chính vì vậy hoạt động thương mại ra đời với mục tiêu chính là phục vụ tối đa nhu cầu tiêu dùng của con người và họ chỉ chú trọng đến một việc duy nhất là mua - bán được nhiều hàng. Ở đây, ta chỉ quan tâm đến công tác bán hàng bởi hoạt động này là hoạt động chính tạo ra lợi nhuận cho các doanh nghiệp thương mại Trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, vai trò của hoạt động thương mại ngày càng có ý nghĩa và ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp.

Hoạt động thương mại làm cho nền kinh tế sôi động hơn, tốc độ chu chuyển của hàng hóa, tiền tệ diễn ra nhanh chóng hơn Hoạt động thương mại có ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất và trên thực tế nó ảnh hưởng đến tất cả các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của một doanh nghiệp Sở dĩ như vậy là vì nếu hàng hóa của doanh nghiệp sản xuất không thông qua tiêu thụ, không được lưu thông trao đổi trên thị trường thì doanh nghiệp đó không tồn tại và phát triển được.

Hoạt động thương mại là hoạt động phi sản xuất, như chúng ta biết lưu thông không tạo ra giá trị cũng không nằm ngoài quá trình lưu thông Chính hoạt động lưu thông buôn bán đã kết nối thị trường gần xa, không chỉ ở trong nước mà còn ở cả thị trường nước ngoài, điều đó góp phần thúc đẩy sự phát triển phồn thịnh của cả một quốc gia.

Trong thời đại ngày nay, xu hướng quốc tế hoá và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới ngày càng trở nên phổ biến, mỗi quốc gia trở thành một mắt xích quan trọng trong hệ thống kinh tế đó Trong quá trình này, hoạt động thương mại quốc tế trở thành lĩnh vực kinh tế quan trọng, thông qua thương mại quốc tế, các mối liên hệ kinh tế được thiết lập và thực hiện trên cơ sở phát huy tiềm năng và thế mạnh của mỗi nước Hoạt động chính của thương mại quốc tế là xuất nhập khẩu, đó là sự trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia thông qua mua bán trên phạm vi toàn thế giới Thông qua xuất nhập khẩu các nước phát huy được thế mạnh và tận dụng được thế mạnh của các nước khác phục vụ cho quá trình của nước mình Xuất nhập khẩu cũng là một hình thức mua bán hàng hóa được nhiều doanh nghiệp thương mại thực hiện và trở thành nghiệp vụ chính của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Đối tượng của xuất nhập khẩu rất phong phú, nó là những mặt hàng tiêu dùng những phương tiện máy móc và những dịch vụ khác Với xuất khẩu chỉ những mặt hàng chúng ta có lợi thế, dồi dào tiềm năng thì khi đó xuất khẩu mới có ý nghĩa.

Hoạt động thương mại nói chung hay hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng đều chịu sự quản lý chặt chẽ của cơ quan Nhà nước Ngoài ra hoạt động thương mại quốc tế còn chịu sự chi phối của các điều kiện quốc tế, điều lệ quốc tế mà khi tham gia bất kỳ quốc gia nào cũng phải chấp thuận Điều đó tạo nên sự ổn định và xu hướng tồn tại bình đẳng giữa các loại hình kinh doanh.

1.1.3 Khái niệm bán hàng, ý nghĩa của công tác bán hàng và kết quả kinh doanh.

Bán hàng là quá trình trao đổi thông qua các phương tiện thanh toán để thực hiện giá trị của hàng hoá, dịch vụ Trong quá trình đó doanh nghiệp chuyển giao sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cho khách hàng còn khách hàng phải trả cho doanh nghiệp khoản tiền tương ứng với giá bán của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ theo giá qui định hoặc giá thoả thuận Hàng hoá trong các doanh nghiệp thương mại là hàng hoá mua vào đế bán ra nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu Quá trình bán hàng là quá trình vận động của vốn kinh doanh từ vốn hàng hoá sang vốn bằng tiền và hình thành kết quả kinh doanh Quá trình bán hàng hoàn tất khi hàng hoá được chuyển giao cho người mua và doanh nghiệp đã thu được tiền bán hàng hoặc khách hàng chấp nhận thanh toán.

Qua đó, ta có thể khái quát đặc điểm chủ yếu của quá trình bán hàng như sau:

- Về mặt hành vi: Có sự thoả thuận trao đổi diễn ra giữa người mua và người bán Người bán đồng ý bán, người mua đồng ý mua, người bán xuất giao hàng cho người mua, người mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền.

Lý luận cơ bản về bán hàng và kết quả kinh doanh

1.2.1 Khái niệm doanh thu bán hàng và điều kiện ghi nhận doanh thu

Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp góp phần tăng vốn chủ sở hữu

Doanh thu trong doanh nghiệp bao gồm: Tổng giá trị cao có lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được như: Doanh thu bán hàng,doanh thu cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính, tiền lãi, bản quyền, tổ chức và lợi nhuận được chia

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Là toàn bộ số tiền thu được từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm cả các khoản phụ cả phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có)

Doanh thu bán hàng được thu ghi nhận khi thoả mãn 5 điều kiện sau: a Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc bán hàng cho người mua b Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hoá như người sở hữu hàng hoá hoặc kiểm soát hàng hoá c Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. d Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng e Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng

Doanh thu bán hàng bao gồm: Doanh thu bán hàng ra ngoài và doanh thu bán hàng nội bộ

1.2.2 Khái niệm các khoản giảm trừ doanh thu

Các khoản giảm trừ doanh thu như: Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT nộp theo phương pháp trực tiếp, được tính giảm trừ vào doanh thu ghi nhận ban đầu để xác định doanh thu thuần, làm cơ sở để tính kết quả kinh doanh trong kỳ kế toán.

Là khoản tiền mà doanh nghiệp đã giảm trừ hoặc đã thanh toán cho người mua hàng do việc người mua hàng đã mua hàng (sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ) với lượng lớn theo thoả thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trong hợp đồng kinh tế mua bán hoặc các cam kết mua, bán hàng.

Là giảm trừ được doanh nghiệp (bên bán) chấp thuận một cách đặc biệt trên giá đã thoả thuận trên hoá đơn, vì lý do hàng bán bị kém phẩm chất, không đúng quy cách, hoặc không đúng thời hạn ghi trong hợp đồng.

* Hàng bán bị trả lại:

Là số sản phẩm, hàng hoá doanh nghiệp đã xác định tiêu thụ, nhưng bị khách hàng trả lại do vi phạm các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng kinh tế Như hàng kém phẩm chất, sai quy cách, chủng loại Hàng bán bị trả lại phải có văn bản đề nghị của người mua ghi rõ lý do trả lại hàng, số lượng hàng bị trả lại, giá trị hàng bị trả lại, đính kèm hoá đơn(nếu trả lại toàn bộ) hoặc bản sao hoá đơn (nếu trả lại một phần).

* Thuế TTĐB, thuế XK, thuế GTGT là khoản thuế gián thu tính trên doanh thu bán hàng, các khoản thuế này tính cho các đối tượng tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ phải chịu, các cơ sở sản xuất, kinh doanh chỉ là đơn vị thu nộp thuế thay cho người tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ đó.

Là khoản thuế doanh nghiệp phải nộp trong trường hợp doanh nghiệp tiêu thụ những hàng hoá đặc biệt thuộc danh mục vật tư, hàng hoá chịu thuế TTĐB.

Là khoản thuế doanh nghiệp phải nộp khi xuất khẩu hàng hoá mà hàng hoá đó phải chịu thuế xuất khẩu.

+ Thuế GTGT trong trường hợp doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế.

Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra - thuế GTGT đầu vào.Trong đó:

Thuế GTGT đầu ra = Giỏ tính thuế của hàng hoá dịch vụ bán ra x Thuế suất thuế GTGT(%) Thuế GTGT đầu vào = tổng số thuế GTGT đã thanh toán được ghi trên hoá đơn GTGT mua hàng hoá, dịch vụ hoặc hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu.

Trong chỉ tiêu doanh thu bán hàng còn có cả thuế phải nộp về hàng tiêu thụ (tổng giá thanh toán) Tổng số doanh thu bán hàng sau khi trừ các khoản giảm giá hàng bán, doanh thu của số hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thu đặc biệt, thuế XNK được gọi là doanh thu thuần.

1.2.3 Các phương thức bán hàng.

Việc sử dụng các phương thức bán hàng có ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp, đồng thời có tính quyết định tới việc xác định thời điểm bán hàng, hoàn thành doanh thu bán hàng và tiết kiệm chi phí để tăng lợi nhuận Hiện nay các doanh nghiệp thường sử dụng các phương thức bán hàng chủ yếu sau:

1.2.3 1 Phương thức bán hàng trực tiếp

Theo phương thức này bên khách hàng ủy quyền cho cán bộ nghiệp vụ đến nhận hàng tại kho của doanh nghiệp, hoặc giao nhận hàng tay ba Khi doanh nghiệp giao nhận hàng hóa, thành phẩm, lao vụ, dịch vụ cho khách hàng, đồng thời được khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán ngay, có nghĩa là quá trình chuyển giao hàng và ghi nhận doanh thu diễn ra đồng thời với nhau, tức là đủ các điều kiện ghi nhận doanh thu.

1.2.3.2 Bán hàng theo phương thức gửi hàng

Theo phương thức này định kỳ doanh nghiệp sẽ gửi hàng cho khách hàng theo thỏa thuận đã được ký kết trong hợp đồng Khách hàng có thể là những đơn vị nhận bán hàng, đại lý hoặc là những khách hàng thường xuyên theo hợp đồng kinh tế Khi xuất kho hàng hóa giao cho khách hàng thì số hàng đó vẫn thuộc sở hữu của doanh nghiệp Đến khi khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán kế toán ghi nhận doanh thu do doanh nghiệp đã chuyển các lợi ích gắn với quyền sở hữu hàng hóa, thành phẩm cho khách hàng.

1.2.3.3 Các trường hợp được coi là tiêu thụ khác

Trên thực tế ngoài các phương thức bán hàng thì tùy theo hàng hóa của doanh nghiệp có thế được tiêu thụ theo các phương thức như: xuất hàng hóa để biếu tặng, trả lương công nhân viên trong doanh nghiệp.

Chuyển tiền, mở tài khoản, ủy nhiệm thu, thư tín dụng.

1.2.4 Kế toán Giá vốn hàng bán.

- Phương pháp tính giá vốn hàng xuất bán:

Đặc điểm chung của doanh nghiêp

- Tên công ty : Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Xuất Nhập Khẩu Lửa Việt.

- Tên giao dịch: XNK LUA VIET TRADING PRODUCING COMPANY LIMITED

- Tên viết tắt : XNK Lua Viet Co.,LTD

- Trụ sở công ty: Tổ 18, Cụm 2, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

- Văn phòng công ty tại Hà Nội : P.205 Lô C - D5 Trần Thái Tông - Cầu Giấy - Hà Nội

+ Tel: 04-22176527/28/29/33/38 Fax: 04-62690.437 + Mã số thuế: 0101365215

- Văn phòng chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh : Lầu 7- Số 100 Nguyễn Xí- P.26 Quận Bình Thạnh - TP Hồ Chí Minh

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển.

Công ty TNHH SX TM XNK Lửa Việt thành lập năm 1997 tại Việt Nam, là công ty chuyên cung cấp thiết bị bếp và giặt là công nghiệp, công ty đã hợp tác, phối hợp với nhiều đối tác trong và ngoài nước để thực hiện trọn gói dịch vụ cho các hợp đồng lớn tại Việt Nam, bao gồm các dịch vụ: tư vấn, thiết kế, đại lý phân phối, cung cấp, lắp đặt, sửa chữa và bảo hành các thiết bị bếp và giặt là công nghiệp.

Công ty làm đại diện hoặc nhà phân phối độc quyền có uy tín tại ViệtNam cho một số hãng Công ty chuyên cung cấp các thiết bị nhà bếp và giặt là công nghiệp cao cấp của các nước như: Ý, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Tây Ban Nha, Mỹ, Trung Quốc… Hiện tại, công ty Lửa Việt cùng với công ty KI-Singapore là công ty chuyên nghiệp tại Châu Á, chuyên tư vấn và cung cấp các thiết bị bếp và giặt là công nghiệp.

Với đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn cao và công nhân lành nghề, chuyên nghiệp, Công ty Lửa Việt đã và đang triển khai nhiều hợp đồng lớn trong nước, cung cấp và lắp đặt các thiết bị, vật dụng cơ khí bằng chất liệu inox, kẽm, thép… như xe đẩy trong sân chờ sân bay, trong siêu thị, các giá, kệ, tủ văn phòng và nhiều chủng loại các sản phẩm khác nhau với số lượng hàng ngàn sản phẩm mỗi năm.

Hàng năm, công ty Lửa Việt tiếp nhận nhiều lao động có tay nghề (bậc thợ), liên hệ đưa nhiều các cán bộ, công nhân viên kỹ thuật đi đào tạo, tập huấn ở nước ngoài, để luôn bắt kịp các công nghệ tiên tiến của các nước. Công ty đã mời một số giáo sư, tiến sỹ, là giảng viên, chuyên gia ngành kỹ thuật: cơ khí, điện tử, chế tạo máy… của một số trường Đại học và công ty trong và ngoài nước làm cố vấn chuyên môn.

Công ty Lửa Việt phát triển hệ thống sản xuất kinh doanh và dịch vụ sau bán hàng hấp dẫn, lôi cuốn khách hàng, đảm bảo uy tín và chất lượng cho thương hiệu Lửa Việt.

Cho tới nay, công ty TNHH SX&TM XNK Lửa Việt hoạt động luôn có doanh thu năm sau cao hơn năm trước, trong vòng 5 năm trở lại đây luôn có lợi nhuận, đóng góp vào tổng GDP của quốc gia.

Mục tiêu sắp tới cảu công ty là sẽ phát triển hơn nữa mạng lưới kinh doanh, liên doanh với một số công ty nước ngoài có uy tín trong lĩnh vực thiết bị bếp và giặt là, vươn mình ra thế giới thực hiện một số dự án tại các nước.

2.1.2 Tổng quan về kinh nghiệm và năng lực sản xuất của doanh nghiệp trong kinh doanh.

Công ty là một doanh nghiệp hạch toán độc lập do đó với đặc thù sản xuất kinh doanh nên phải hạch toán nghiêm túc chế độ kinh tế nhằm tiết kiệm lao động, nguồn lực, vật tư, tài sản, nhằm đảm bảo đạt hiệu quả kinh tế cao, phát huy hiệu quả sử dụng nguồn vốn tạo ra sự đảm bảo về mặt tài chính để việc sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu đảm bảo kinh tế, phát triển an ninh quốc phòng Lĩnh vực kinh doanh của công ty đa dạng:

- Tư vấn, thiết kế, mua bán, lắp đặt, bảo hành, bảo dưỡng, bảo trì, sản xuất, gia công máy móc, thiết bị, linh kiện, phụ tùng, dụng cụ phục vụ ngành: cơ khí, bếp, nhà khách, thiết bị làm bánh, giặt là…, thiết bị điện tử, điện lạnh, tin học, chế biến thực phẩm, chế biến thủy sản (không bao gồm tư vấn, thiết kế công trình và thiết kế phương tiện giao thông vận tải)

- Sản xuất, mua bán vật liệu xây dựng (sắt, thép, inox, tôn, nhôm, đồng, chì, kẽm, gạch, ngói, xi măng, gỗ, thiết bị vệ sinh, hàng trang trí nội ngoại thất).

- Giao nhận, vận tải hàng hóa, vận chuyển hành khách bằng xe ô tô và các phương tiện vận tải.

- Dịch vụ mua bán, thuê và cho thuê xe máy, ô tô.

- Kinh doanh khách sạn, nhà hàng, nhà nghỉ, dịch vụ ăn uống, giải khát, dịch vụ vui chơi, giải trí (không bao gồm kinh doanh phòng hát karaoke, quán bar, vũ trường).

- Đại lý xăng dầu, gas, khí đốt hóa lỏng và các chế phẩm từ xăng dầu (theo quy định của Pháp luật hiện hành).

- Kinh doanh dịch vụ môi giới giá BĐS (không bao gồm hoạt động tư vấn về giá đất).

- Dịch vụ cho thuê nhà ở, văn phòng, kho bãi, máy móc thiết bị mà công ty kinh doanh.

2.1.3 Đặc điểm tình hình tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp.

Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

Công ty Lửa Việt được hình thành dựa theo những Điều lệ hoạt động, theo Luật Doanh nghiệp Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty được xây dựng dựa trên nền tảng các bộ phận đều làm việc và thực hiện theo sự điều hành của Giám đốc Ngoài ra, trong mỗi bộ phận, phòng ban đều có người đứng đầu, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về tình hình công việc của bộ phận mình.

Sơ đồ 01: Mô hình tổ chức bộ máy theo phân cấp quản lý

- Ban giám đốc Công ty:

Giám đốc kiêm hội đồng quản trị: Nguyễn Đình Dũng là người đứng đầu và hai phó giám đốc: phó giám đốc điều hành sản xuất- Phạm Quốc Hưng, phó giám đốc tài chính - Nguyễn Thế Vinh, là những người điều hành công ty và chịu trách nhiệm toàn bộ về hoạt động tài chính kinh doanh của

Công ty Họ là những người đại diện cho quyền lợi và nghĩa vụ của Công ty trước pháp luật.

Gồm bốn người có nhiệm vụ tham mưu giúp việc cho Giám đốc, chịu sự chỉ đạo của Giám đốc về sắp xếp, tổ chức và sử dụng lao động, giải quyết các chế độ chính sách về tiền lương, đối với nhân viên, thực hiện công tác đối nội đối ngoại của Công ty.

Gồm năm người chịu trách nhiệm về các hoạt động kinh doanh Có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch kinh doanh, xác định khối lượng dự trữ và tiêu thụ sản phẩm, nghiên cứu thị trường, tìm đối tác, xác định nhu cầu thị trường, thành lập các kênh phân phối sản phẩm, phòng kinh doanh gửi các kế hoạch lên cho Giám đốc xét duyệt và có trách nhiệm thi hành các kế hoạch đó

Thực tế về tổ chức kế toán bàn hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty

2.2.1 Kế toán bán hàng và giá vốn hàng bán: a) Các phương thức bán hàng của công ty: Để đáp ứng yêu cầu kinh doanh của Công ty trong tình hình mới, góp phần đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, Công ty đã áp dụng các hình thức bán hàng và tính toán linh hoạt đơn giản, phù hợp, hiện nay Công ty đang thực hiện có hiệu quả hình thức bán hàng chủ yếu là:

- Bán trực tiếp qua kho

Với 2 hình thức chủ yếu là:

- Bán hàng thu tiền ngay.

- Bán hàng thu tiền chậm

Bán trực tiếp qua kho: Đối với phương thức này khách hàng sẽ báo về phòng kinh doanh của Công ty để ký hợp đồng hoặc đơn đặt hàng, phòng kinh doanh sẽ viết phiếu xuất và Công ty tiến hành xuất kho giao trực tiếp cho người mua căn cứ vào hợp đồng đã ký kết Chứng từ bán hàng trong trường hợp này là hóa đơn GTGT được lập tại Công ty Hóa đơn GTGT được lập thành 3 liên: liên 1 lưu ở gốc, liên 2 giao cho khách hàng, liên 3 gửi cho phòng kế toán để làm căn cứ hạch toán Nếu khách hàng có nhu cầu thuê phương tiện vận tải của công ty chi phí vận chuyển sẽ được quy định rõ trong hợp đồng hoặc đơn đặt hàng từ trước. b) Chứng từ kế toán

Khi khách hàng nhận được kế toán bán hàng của công ty, nếu khách hàng chấp nhận thanh toán thì họ có thể nộp tiền mặt tại phòng kế toán hoặc thanh toán qua ngân hàng, ngân hàng gửi fax đến công ty, kế toán tiền mặt viết phiếu thu, khi giai đoạn trên được hoàn tất, căn cứ vào các điều khoản đã được ký kết trong hợp đồng kinh doanh, phòng kinh doanh viết phiếu xuất kho Kế toán tiêu thụ lập hóa đơn GTGT Hóa đơn GTGT xác nhận số lượng, tiền hàng, tiền thuế, tổng tiền thanh toán của hàng xuất kho, kế toán lưu lại một liên còn 1 liên khách hàng đưa tới kho để làm thủ tục nhập hàng, 1 liên lưu ở phòng kinh doanh Lúc này khi kiểm tra hóa đơn, thủ kho xuất hàng cho khách hàng, giữ lại 1 liên để ghi sổ kho Đồng thời thủ kho lập biên bản giao nhận hàng hóa Sau đó khách hàng có nhu cầu công ty sẽ có nhu cầu công ty sẽ vận chuyển đến cho khách hàng Khách hàng giữ 1 liên( liên đỏ), khách hàng ký nhận vào liên còn lại và gửi liên 3 cùng sổ kê khai thuế GTGT được khấu trừ lại cho thủ kho, thủ kho gủi đến phòng kế toán để ghi sổ kế toán. c) Kế toán hàng hóa:

Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ nhập xuất hàng hóa, thủ kho vào sổ kế toán theo dõi về số lượng rùi chuyển chứng từ lên phòng kế toán Tại phòng kế toán khi nhận được hóa đơn bán hàng do thủ kho chuyển lên, kế toán vào phiếu nhập hàng hóa còn kế toán bán hàng vào hóa đơn xuất hàng hóa trên máy và tiến hành định khoản, máy sẽ vào các sổ liên quan như: sổ chi tiết tài khoản, bảng kê thuế GTGT Hàng hóa của công ty mua về nhập kho hay xuất bán đều được ghi chép, phản ánh trên cả 2 chỉ tiêu số lượng và giá trị Kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp đều hạch toán theo giá hạch toán,gia bán hàng hóa của công ty

Việc quản lý hàng hóa của công ty được áp dụng theo phương pháp kê khai thường xuyên, để đảm bảo yêu cầu quản lý định kỳ hàng tháng phòng kinh doanh phải kiểm tra hàng hóa trong kho Hàng tháng công ty tiến hành nhập, xuất, tồn hàng hóa, để theo dõi tình hình biến động của từng loại hàng hóa, kế toán sử dụng sổ chi tiết tài khoản 156, cuối tháng căn cứ vào số liệu trên sổ chi tiết kế toán tổng hợp tiến hành lên báo cáo bán hàng và lập sổ cái.

* Hệ thống kho hàng tại Công ty

Công ty có 2 hệ thống kho hàng:

+ Kho hàng tại Công ty: Nơi lưu trữ hàng hóa và xuất các loại hàng hóa cho khách hàng khi đầy đủ các giấy tờ cần thiết.

+ Kho hàng thuê ngoài: Lưu trữ hàng hóa, có thể chuyển hàng hóa về kho tại Công ty hoặc có thể chuyển thẳng luôn cho khách hàng.

*Thủ tục nhập kho hàng hóa.

Sau khi có phiếu nhập kho kế toán tiến hành nhập kho hàng hóa trên phần mềm kế toán

Ví dụ: Ngày 21/01/2011, Công ty TNHH SX TM XNK Lửa Việt mua quạt Li Tâm NS của công ty TNHH TM và XD Phương Linh với số lượng 200 chiếc, tổng số tiền phải thanh toán cho người bán là 23.558.700 đ.

Kế toán thực hiện thao tác nhập dữ liệu vào máy.

Từ màn hình ban đầu kế toán vào mục nhập kho Kế toán khai báo các thông tin cần thiết vào.

Sau khi điền các thông tin cần thiết, kiểm tra lại rồi kế toán lưu lại, nếu muốn in chứng từ, xóa, xem, chỉ cần ấn nút trên màn hình thì các lệnh sẽ được thực hiện. d) Kế toán giá vốn hàng bán

Kế toán giá vồn hàng bán sử dụng các tài khoản sau:

+ TK 632 – giá vốn hàng bán

* Xác định trị giá vốn hàng xuất bán.

Tại công ty, do đặc điểm tổ chức sản xuất và yêu cầu của công tác quản lý nên giá thành của sản phẩm nhập kho được xác định theo tháng Do vậy đến cuối tháng, khi đã tính giá thành sản xuất thực tế của thành phẩm, kế toán mới tính được trị giá vốn của thành phẩm xuất kho để bán thông qua đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ của từng loại sản phẩm.

Công thức tính giá vốn được cài đặt ngầm trên máy như sau: ssssstthig

Từ bảng tính giá thành sản phẩm tháng 01/2011 và bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn kho thành phẩm tháng 01/2011, ta có số liệu sau:

Giá thành đơn vị (nghìn đồng – cái)

Khi đó, cuối tháng phần mềm kế toán sẽ thực hiện tính đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ như sau: Đơn giá thực tế bình quân

Ztt thành phẩm tồn kho đầu kỳ

Ztt thành phẩm nhập kho trong kỳ

SL thành phẩm tồn đầu kỳ

SL thành phẩm nhập trong kỳ

Số lượng thành phẩm xuất kho trong kỳ

Giá thành thực tế thành phẩm xuất kho trong kỳ Đơn giá thực tế bình quân

= x Để phản ánh giá vốn hàng xuất bán, công ty sử dụng TK 632 “Giá vốn hàng bán” trong đó mở chi tiết cho từng loại sản phẩm.

Khi phát sinh nghiệp vụ bán hàng, kế toán căn cứ vào hoá đơn bán hàng để phản ánh doanh thu, khi đó sẽ để trống ô tính giá vốn Cuối tháng khi tính được đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ của thành phẩm đó, máy sẽ tự động cập nhật số liệu giá vốn đó.

Trong phần mềm kế toán công ty đã mặc định sẵn công thức tính trị giá vốn hàng xuất bán là theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ Khi đến cuối tháng, máy tính sẽ tự động tính theo công thức như trên và căn cứ vào số l- ượng trên hoá đơn bán hàng, máy sẽ tính được giá vốn của từng thành phẩm đồng thời tự động vào cột giá vốn Căn cứ vào hoá đơn bán hàng đã có giá vốn, máy tự động vào các sổ chi tiết, sổ cái TK 632.

Kế toán theo dõi giá vốn hàng bán trên sổ chi tiết TK 632.( bảng) Đơn giá BQ của 1 bộ van lửa mồi

Trị giá thực tế của

1 bộ van xuất trong tháng

SỔ CÁI TÀI KHOẢN Tài khoản 632 – giá vồn hàng bán

Số dư đầu kỳ: 0 CHỨNG TỪ

Số phát sinh Ngà y Số Nợ Có

Xuất bán cho công ty

Xuất bán cho công ty

KẾ TOÁN TRƯỞNG Tổng phát sinh nợ:

(ký, họ tên) Tổng phát sinh có:

Số dư cuối kỳ: 0 Ngày… thỏng….năm…. NGƯỜI GHI SỔ

2.2.2 Kế toán doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ doanh thu a) Kế toán doanh thu bán hàng

Doanh thu bán hàng ở các doanh nghiệp khách nhau thì được sử dụng khác nhau Để phản ánh doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng, kế toán sử dụng những tài khoản chủ yếu sau:

+ TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

+ TK 512: Doanh thu nội bộ

+ TK 131: Phải thu của khách hàng

+ TK 33313: Thuế GTGT đầu ra

+ TK 531: Hàng bán bị trả lại

Doanh thu bán hàng là toàn bộ trị giá hàng bán trong kỳ không bao gồm thuế GTGT

Hàng tháng công ty căn cứ vào phiếu nhập kho để tính giá hàng bán, nếu khách hàng thuê phương tiện vận tải của chính công ty thì giá xuất kho bao gồm cả chi phí vận chuyển và mức chiết khấu họ được hưởng ( nếu có), nếu khách hàng tự vận chuyển thì công ty bán đúng giá.

Ví dụ: Theo Hóa đơn số 0043215 ngày 26/01/2011, công ty TNHH SX

TM XNK Lửa Việt bán hàng cho công ty TNHH TM khí Công Nghiệp với tổng số tiền thanh toán là 73.205.330 đ chưa thanh toán.

Kế toán tiến hành nhập dữ liệu vào máy Từ màn hình ban đầu kích vào danh mục bán hàng, trên màn hình sẽ hiện lên những thông tin chi tiết cần tìm Kế toán dùng chuột và phím enter để tới chỗ thông tin cần tìm.

+ Diễn giải: bán hàng cho công ty TNHH TM khí Công Nghiệp.

+ Điền các thông tin cần thiết khác….

Sau khi điền các thông tin cần thiết, kiểm tra lại rồi kế toán lưu lại, nếu muốn in chứng từ, xóa, xem, chỉ cần ấn nút trên hóa đơn bán hàng đó thì các lệnh sẽ được thực hiện Do Công ty áp dụng chế độ kế toán máy nên khi kế toán viết hóa đơn bán hàng thì đồng thời máy cũng sẽ tự động kết chuyển vào các sổ chi tiết liên quan Đối với phương thức bán hàng trực tiếp qua kho sẽ vào sổ chi tiết tài khoản 5111(bảng), sổ chi tiết TK 111 (nếu khách hàng thanh toán ngay), sổ chi tiết TK 112 (nếu khách hàng thanh toán qua ngân hàng), TK 131 (nếu khách hàng đã chấp nhận thanh toán nhưng chưa thanh toán ngay, …

Tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Số dư đầu kỳ: 0 CHỨNG TỪ

Xuất bán cho công ty CP

Xuất bán cho công ty

KẾ TOÁN TRƯỞNG Tổng phát sinh nợ:

(ký, họ tên) Tổng phát sinh có:

Số dư cuối kỳ: 0 Ngày… thỏng….năm…. NGƯỜI GHI SỔ

Từ số liệu của sổ chi tiết doanh thu, cuối thánh kế toán khai báo để máy tự động kết chuyển sang TK 911 để xác định kết quả.

Muốn mở các sổ chi tiết của các TK kế toán tiến hành các thao tác:

+ Từ màn hình chọn mục KẾ TOÁN TỔNG HỢP trong các dãy phân hệ

Từ màn hình sẽ hiện ra các Sổ kế toán tổng hợp và Báo cáo tài chính + Điền các thông tin vào màn hình nhập liệu

+ Ấn nút Xem sẽ hiện nên các sổ mà kế toán quan tâm. b) Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu

Khi khách hàng trả lại hàng do lỗi của Công ty đã vi phạm các điều khoản đã ký kết trong hợp đồng kinh tế, kế toán sẽ khai báo và phản ánh vào màn hình nhập liệu tương ứng, kế toán sẽ định khoản như sau:

Nợ TK 531 – Doanh thu hàng bán bị trả lại

Nợ TK 3331 – Thuế GTGT tương ứng

Có TK 111, 112, 131… Tổng tiền thanh toán

Nhận xét chung về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH SX TM XNK Lửa Việt

Sau gần 15 năm xây dựng và phát triển Công ty đang ngày càng phát triển và đạt được những thành tựu đáng ghi nhận, trong những năm gần đâyCông ty luôn hoàn thành những chỉ tiêu kế hoạch được giao, bảo đảm đầy đủ và kịp thời Đồng thời không những mở rộng kinh doanh, tăng doanh thu, nộp ngân sách nhà nước, nâng cao thu nhập người lao động, bước đầu khẳng định được vị thế là một doanh nghiệp phát triển.

Có được kết quả trên là do Công ty đã luôn cố gắng thích ứng linh hoạt với những thay đổi của nền kinh tế thị trường, là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực các sản phẩm chất lượng cao, nhu cầu của các doanh nghiệp và người dân ngày càng cao, trong khi đó sự cạnh tranh của các hãng ngày càng lớn nhưng Công ty đã đáp ứng được tình hình đó và luôn cung cấp những mặt hàng đảm bảo chất lượng tốt Hiện Công ty đang xây dựng một mạng lưới phân phối mạnh về khả năng bán hàng và luôn tìm kiếm thị trường mới không những trong nước mà cả quốc tê Điều này là một động lực mạnh mẽ để phát triển trong tương lai.

3.1.1 Những thành tựu đạt được trong công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty.

Với đội ngũ kế toán có trình độ nghiệp vụ vững vàng với tinh thần trách nhiệm cao, năng động và đang sử dụng phần mềm kế toán phù hợp nên công tác kế toán ngày càng đơn giản hơn, đạt hiệu quả cao hơn.

Về phần các chứng từ luân chuyển, công ty đã sử dụng đúng các mẫu chứng từ theo BTC quy định và vận dụng cách ghi chép, hạch toán là hoàn toàn phù hợp, đúng với quy tắc đưa ra.

Kế toán theo dõi sát sao, áp dụng đúng các luật thuế và công tác kê khai, nộp thuế cho Nhà nước là luôn đầy đủ, kịp thời.

Về phần tài khoản kế toán sử dụng: Công ty đã áp dụng chuẩn các tài khoản kế toán theo đúng quy định của BTC, luôn đáp ứng kịp thời, phù hợp quá trình hạch toán, tổng hợp.

Bên cạnh đó, Công ty đã sớm biết áp dụng phần mềm kế toán để thuận tiện cho công tác kế toán được đơn giản hơn, nhanh hơn mà độ chính xác cao.

Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho đảm bảo cung cấp thông tin thường xuyên, liên tục và chính xác lượng hàng hóa xuất – nhập – tồn trong kỳ Tạo ra sự quản lý và bảo quản tốt hàng hóa về cả số lượng lẫn giá trị

Nhìn chung công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh hiện nay của công ty đang được tổ chức linh hoạt, phù hợp và đáp ứng yêu cầu quản lý của công ty, đảm bảo công tác tiêu thụ hàng hóa luôn được thông suốt.

3.1.2 Những hạn chế còn tồn tại tại Công ty.

Bên cạnh những ưu điểm việc tổ chưc công tác kế toán tại công ty còn có những mặt hạn chế sau:

Cùng với đội ngũ nhân viên trẻ, đầy lòng nhiệt huyết nhưng hãy còn non trẻ, ít kinh nghiệm trong công việc, giải quyết các vấn đề bất trắc xảy ra.

Kế toán công nợ của Công ty hiện nay còn hạn chế dẫn đến phát sinh công nợ dây dưa khó đòi, công nợ không có khả năng thanh toán ảnh hưởng đến vốn của Công ty.

Công tác bảo quản và vận chuyển hàng hóa còn hạn chế về trang thiết bị, phương tiện vận tải dẫn đến một số mặt hàng dễ bị sây xước, hỏng làm ảnh hưởng tới chất lượng và giảm khả năng tiêu thụ. Điều kiện thị trường: Trong thời buổi thị trường kinh tế khủng hoảng như hiện nay, các doanh nghiệp đang phải rất lỗ lực để bám vững được trên thị trường Vì vậy, ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh doanh của công ty Thể hiện lợi nhuận công ty gần đây có bước giảm sút Công tác quản trị và hoạch định chiến lược phát triển còn hạn chế, chưa có sự sáng tạo đột phá.

Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty

Ngày nay, Kế toán là bộ phận không thể thiếu trong hệ thống kinh doanh của các doanh nghiệp Kế toán không chỉ đơn thuần là ghi chép tính toán về tài sản, sự vận động về tài sản mà nó còn cung cấp thông tin thiết yếu để các nhà quản trị dựa vào đó để đưa ra được những chiến lược kinh doanh hiệu quả nhất. Đối với các doanh nghiệp thương mại, yếu tố thị trường ảnh hưởng rất lớn đến tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp Vì vậy, doanh nghiệp cần phải xem xét, nghiên cứu kỹ càng để hoàn thiện công tác kế toán nói chung và nâng cao hiệu quả công tác bán hàng và xác định kết quả kinh doanh.

Một số ý kiến nhằm khắc phục những tồn tại trong tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty

kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty.

Tăng cường các khóa đào tạo cho đội ngũ nhân viên, tập huấn để xử lý tình huống bất trắc nhanh

Cần thay thế và đổi mới công cụ trong lao động quản lý.

Tăng cường kiểm soát nội bộ thường xuyên để phát hiện sai sót trong hạch toán: Tổ chức hợp lý và khoa học công tác kế toán còn phụ thuộc vào hoàn thiện tổ chức hợp lý khoa học lao động nâng cao trình độ và công cụ lao động trong quản lý.

Cần khắc phục tình trạng công nợ tồn đọng dây dưa, công ty cần có quyết sách cứng rắn với cá nhân, đơn vị có phát sinh các khoản công nợ trên, tích cực đôn đốc thanh toán thu hồi, có như vậy mới hạn chế thất thoát vốn của nhà nước cũng như của Công ty.

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TNHH SX KD XNK: Trách Nhiệm Hữu Hạn Sản Xuất Thương Mại Xuất Nhập Khẩu.

CPBH: Chi phí Bán Hàng

CPQLDN: Chi Phí Quản Lý Doanh Nghiệp.

BH và CCDV: Bán Hàng và Cung Cấp Dịch Vụ

TSCĐ: Tài Sản Cố Định

CCDC: Công Cụ Dụng Cụ

TTĐB: Tiêu Thụ Đặc Biệt

GTGT: Giá Trị Gia Tăng

GTCL: Giá Trị Còn Lại

BĐSĐT: Bất Động Sản Đầu Tư

1- SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1

4- PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ GIỚI HẠN ĐỀ TÀI 2

5- BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN 2

LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI DOANH NGHIỆP KINH DOANH 3

1.1 Sự cần thiết tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả tại các doanh nghiệp kinh doanh thương mại 3

1.1 1 Đặc điểm nền kinh tế thị trường Việt Nam 3

1.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh thương mại 4

1.1.3 Khái niệm bán hàng, ý nghĩa của công tác bán hàng và kết quả kinh doanh 6

1.1.3.2 Ý nghĩa công tác bán hàng và kết quả kinh doanh .8

1.1.4 Sự cần thiết quản lý và các yêu cầu quản lý đối với công tác bán hàng và xác định kết quả kinh doanh 9

1.1.4.1 Sự cần thiết và yêu cầu quản lý công tác bán hàng 9

1.1.4.2 Sự cần thiết quản lý và yêu cầu quản lý việc xác định kết quả kinh doanh .12

1.2 Lý luận cơ bản về bán hàng và kết quả kinh doanh 12

1.2.1 Khái niệm doanh thu bán hàng và điều kiện ghi nhận doanh thu 12

1.2.2 Khái niệm các khoản giảm trừ doanh thu 13

1.2.3 Các phương thức bán hàng 15

1.2.3 1 Phương thức bán hàng trực tiếp 15

1.2.3.2 Bán hàng theo phương thức gửi hàng .15

1.2.3.3 Các trường hợp được coi là tiêu thụ khác .16

1.2.4 Kế toán Giá vốn hàng bán 16

1.2.5 –Kế toán doanh thu bán hàng, các khoản giảm trừ doanh thu: 20

1.2.6 Kế toán xác định kết quả kinh doanh 28

1.2.6.2 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp .29

1.2.6.3 Kế toán chi phí, doanh thu tài chính: 32

1.2.6.4 Kế toán chi phí, thu nhập khác: 33

1.2.6.5 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp: 35

1.2.6.6 Kết toán xác định kết quả kinh doanh: 38

1.2.6.7 Chứng từ, sổ kế toán, trình tự kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh: 41

THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH SX TM XNK LỬA VIỆT. 43

2.1 Đặc điểm chung của doanh nghiêp 43

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 43

2.1.2 Tổng quan về kinh nghiệm và năng lực sản xuất của doanh nghiệp trong kinh doanh 45

2.1.3 Đặc điểm tình hình tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp 46

2.1.4 Tình hình tài chính của Công ty 48

2.1.5 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán : 49

2.1.5.1 Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty : 52

2.1.5.2 Ứng dụng tin học tại công ty: 55

Ngày đăng: 29/08/2023, 13:15

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.3: Trình tự kế toán các nghiệp vụ chủ yếu - Tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh sx tm xnk lửa việt
Sơ đồ 1.3 Trình tự kế toán các nghiệp vụ chủ yếu (Trang 25)
Sơ đồ 02: Mô hình bộ máy kế toán - Tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh sx tm xnk lửa việt
Sơ đồ 02 Mô hình bộ máy kế toán (Trang 49)
Bảng tổng  hợp chi tiếtBảng cân đối số phát sinh - Tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh sx tm xnk lửa việt
Bảng t ổng hợp chi tiếtBảng cân đối số phát sinh (Trang 53)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w