Lý luận chung về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp
Vốn kinh doanh và nguồn hình thành vốn kinh doanh của doanh nghiệp
1.1.1.1 Khái niệm về vốn kinh doanh Để tiến hành bất cứ hoạt động sản xuất kinh doanh nào, doanh nghiệp cũng cần phải có vốn Vốn kinh doanh là điều kiện tiên quyết có ý nghĩa quyết định đến quá trình sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp.
Vốn kinh doanh của doanh nghiệp được hiểu là số tiền ứng trước về toàn bộ tài sản hữu hình và tài sản vô hình phục vụ cho sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp nhằm mục đích kiếm lời.
Khi phân tích hình thái biểu hiện và sự vận động của vốn kinh doanh, cho thấy những đặc điểm nổi bật sau:
- Vốn kinh doanh trong các doanh nghiệp là một loại quỹ tiền tệ đặc biệt. Mục tiêu của quỹ là để phục vụ cho sản xuất - kinh doanh tức là mục đích tích luỹ, không phải là mục đích tiêu dùng như một vài quỹ khác trong doanh nghiệp.
- Vốn kinh doanh của doanh nghiệp có trước khi diễn ra hoạt động sản xuất
- Vốn kinh doanh của doanh nghiệp sau khi ứng ra, được sử dụng vào kinh doanh và sau mỗi chu kỳ hoạt động phải được thu về để ứng tiếp cho kỳ hoạt động sau
- Vốn kinh doanh không thể mất đi Mất vốn đối với doanh nghiệp đồng nghĩa với nguy cơ phá sản.
Cần thấy rằng có sự phân biệt giữa tiền và vốn Thông thường có tiền sẽ làm nên vốn, nhưng tiền chưa hẳn là vốn Tiền được gọi là vốn phải đồng thời thoả mãn những điều kiện sau:
- Một là: Tiền phải đại diện cho một lượng hàng hoá nhất định Hay nói cách khác, tiền phải được đảm bảo bằng một lượng tài sản có thực.
- Hai là: Tiền phải được tích tụ và tập trung ở một lượng nhất định Sự tích tụ và tập trung lượng tiền đến hạn độ nào đó mới làm cho nó đủ sức để đầu tư vào một dự án kinh doanh nhất định.
- Ba là: Khi tiền đủ lượng phải được vận động nhằm mục đích kiếm lời. Cách thức vận động của tiền là doanh nghiệp phương thức đầu tư kinh doanh quyết định Phương thức đầu tư của một doanh nghiệp, có thể bao gồm:
+ Đối với đầu tư cho hoạt động sản xuất - kinh doanh, công thức vận động của vốn như sau:
+ Đối với đầu tư cho lĩnh vực thương mại, công thức đơn giản hơn:
+ Đối với đầu tư mua trái phiếu hoặc cổ phiếu, góp vốn liên doanh thì công thức vận động là: T - T’
1.1.1.2 Đặc trưng của vốn kinh doanh
- Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là số tiền ứng trước cho hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp Tất nhiên muốn có được lượng vốn đó, các doanh nghiệp phải chủ động khai thác, thu hút vốn trên thị trường.
- Mục đích vận động của tiền vốn là sinh lời Nghĩa là vốn ứng trước cho hoạt động sản xuất - kinh doanh phải được thu hồi về sau mỗi chu kỳ sản xuất, tiền vốn thu hồi về phải lớn hơn số vốn đã bỏ ra.
1.1.2 Nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp
1.1.2.1 Căn cứ vào mối quan hệ sở hữu về vốn
1.1.2.1.1 Nguồn vốn chủ sở hữu.
Vũ Thị Thu Phương TCDN17-BN
Là phần vốn thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp, doanh nghiệp có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạn, bao gồm: vốn điều lệ, vốn tự bổ sung, vốn doanh nghiệp nhà nước tài trợ (nếu có) Trong đó:
- Nguồn vốn điều lệ: Trong các doanh nghiệp tư nhân vốn đầu tư ban đầu do chủ sở hữu đầu tư Trong các doanh nghiệp Nhà nước vốn đầu tư ban đầu do Nhà nước cấp một phần (hoặc toàn bộ)
- Nguồn vốn tự bổ sung: bao gồm tất cả các nguồn vốn mà doanh nghiệp tự bổ sung từ nội bộ doanh nghiệp như từ lợi nhuận để lại, quỹ khấu hao, các quỹ dự phòng tài chính và quỹ đầu tư phát triển.
Nguồn vốn chủ sở hữu là một nguồn vốn quan trọng và có tính ổn định cao, thể hiện quyền tự chủ về tài chính của doanh nghiệp Tỷ trọng của nguồn vốn này trong cơ cấu nguồn vốn càng lớn, sự độc lập về tài chính của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.
Là tất cả các khoản nợ phát sinh trong quá trình kinh doanh mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải thanh toán cho các tác nhân kinh tế, bao gồm:
- Nguồn vốn chiếm dụng hợp pháp: Trong quá trình SXKD của doanh nghiệp đương nhiên phát sinh các quan hệ thanh toán giữa doanh nghiệp với các tác nhân kinh tế khác như với Nhà nước, với CBCNV, với khách hàng, với người bán từ đó mà phát sinh vốn chiếm dụng và vốn bị chiếm dụng Thuộc về vốn chiếm dụng hợp pháp có các khoản vốn sau:
+ Các khoản nợ khách hàng chưa đến hạn trả.
+ Các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước chưa đến hạn nộp.
+ Các khoản phải thanh toán với CBCNV chưa đến hạn thanh toán.
Thực trạng về hiệu quả sử dụng VKD tại công ty Điện toán và Truyền số liệu
Khái quát về Công ty
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty.
Năm 1989: Công ty Điện toán và Truyền số liệu chính thức được thành lập. Xuất phát từ nhu cầu phát triển dịch vụ Tin học, Truyền số liệu của xã hội, ngày
06 tháng 12 năm 1989, quyết định số 1216 - TCCB-LĐ của Tổng cục Bưu điện thành lập Công ty Điện toán và Truyền số liệu Bưu điện (VDC).
Công ty Điện toán và Truyền số liệu là đơn vị hạch toán kinh tế trong khối Thông tin Bưu điện, có quyền tự chủ về sản xuất kinh doanh theo các quy định của Tổng cục Có tư cách pháp nhân được mở tài khoản ở Ngân hàng, có con dấu theo tên gọi để giao dịch.
Năm 1990 - 1992: Công ty Điện toán và Truyền số liệu (VDC) mở rộng phạm vi hoạt động trên địa bàn cả nước
Tổng công ty BCVT Việt Nam giao cho Công ty Điện toán và Truyền số liệu nhiệm vụ nghiên cứu và triển khai dịch vụ Truyền báo bằng phương thức viễn ấn trên phạm vi cả nước.
Ngày 26 tháng 11 năm 1990, thành lập Trung tâm Điện toán - Truyền số liệu khu vực II (VDC2) cú trụ sở đặt tại 125 Hai Bà Trưng, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh
Tổng Giám đốc Tổng công ty chính thức giao cho Công ty Điện toán và Truyền số liệu nhiệm vụ truyền báo Nhân dân và Quân đội Nhân dân kể từ ngày
Năm 1992 Tổng Công ty BCVTVN giao cho Công ty Điện toán và Truyền số liệu làm chủ đầu tư xây lắp công trình tổng đài truyền số liệu chuyển mạch gói VIETPAC.
Năm 1993 - 1994: Mạng Truyền số liệu chuyển mạch gói VIETPAC ra đời. VIETPAC có thể kết nối với các mạng truyền số liệu trong nước và quốc tế, kết
Vũ Thị Thu Phương TCDN17-BN nối với mạng điện thoại công cộng, đa dịch vụ kỹ thuật số, Telex… Mạng VIETPAC lắp đặt thiết bị của Alcatel - CIT tại TP - Hà Nội, TP - Đà Nẵng và TP -
Năm 1995: Mở rộng mạng truyền số liệu VIETPAC tới 31 tỉnh, thành phố; Lắp đặt cỏc tổng đài tại các Tỉnh và Thành phố trên cả nước đưa 3 lên 31 điểm có tổng dài chuyển mạch gói
Thiết lập và khai thác một hệ thống Email dung lượng 10.000 thuê bao. Ngày 28 tháng 11 năm 1995, thành lập Trung tâm Điện toán - Truyền số liệu khu vực I (VDC1), trụ sở đặt tại 75 Đinh Tiên Hoàng TP - Hà Nội và Trung tâm Điện toán - Truyền số liệu khu vực III (VDC3) trụ sở đặt tại 12 Lê Thánh Tông TP - Đà Nẵng.
Năm 1996: Quyết định số 420/TCCB/LĐ ngày 9-9-1996 thành lập doanh nghiệp Nhà nước Công ty Điện toán và Truyền số liệu (VDC), đơn vị thành viên Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam; với các đơn vị thành viên hoạch toán phụ thuộc;
* Trung tâm Điện toán - Truyền số liệu khu vực 1 - VDC1, trụ sở 75 Đinh Tiên Hoàng - Hà Nội ( nay là Lô II A, Làng Quốc tế Thăng Long, Cầu Giấy, Hà Nội )
* Trung tâm Điện toán - Truyền số liệu khu vực 2 - VDC2, trụ sở 125 Hai
Bà Trưng, TP - Hồ Chí Minh.
* Trung tâm Điện toán - Truyền số liệu khu vực 3 - VDC3, trụ sở 12 Lê Thánh Tông TP - Đà Nẵng (nay là 24 Lê Thánh Tông).
Năm 1997: Cung cấp Internet VNN ở Việt Nam
Cung cấp dịch vụ Internet VNN với 08 lớp C địa chỉ, dung lượng 04 Mbps sử dụng phương thức vệ tinh và cáp biển đi các hướng Mỹ, Autralia, Hong Kong. Chuyển DOMAIN NAME: VN của Việt Nam từ nước ngoài về quản lý trong nước.
Ngày 19 tháng 11 năm 1997 nhận giấy phộp IAP (Nhà cung cấp đường truyền nối Internet), và ISP (Nhà cung cấp các dịch vụ Internet).
Ngày 01 tháng 12 năm 1997 chính thức cung cấp VNN công cộng.
Ngày 25 tháng 11 năm 1997, thành lập Trung tâm dịch vụ Gia tăng Giá trị (VASC) trụ sở tại 258 Bà Triệu.
Năm 1998: Internet VNN sử dụng 2 Gateway tại Hà Nội có: Telstra 256Kbps; Hong Kong 2Mbps Tại TP - Hồ Chí Minh có: Sprint 64Kbps; Global One 2 Mbps Nguồn IP có 7 Class. Đón nhận thuê bao Internet thứ 10.000 đưa báo Nhân dân lên VNN.
Tăng từ 3 điểm lên 16 điểm truy nhập Internet trực tiếp trên cả nước.
Năm 1999: Internet VNN: Đưa Internet pha 2 vào khai thác, nâng tổng số lên 10 Node truy nhập trực tiếp và mở rộng tới 54/56 Tỉnh thành phố có truy nhập 1260.
Nâng cấp 2 tổng đài Gateway tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh để cung cấp dịch vụ Truyền số liệu - Frame Relay.
Bổ sung dung lượng mạng, triển khai hoàn thành tốt dự án Điện toán hoá
Xổ số, sử dụng 300 điểm truy nhập X.25 trong địa bàn Hà Nội
Nhận Huân chương Lao động hạng ba của chủ tịch nước.
Năm 2000: Thực hiện mở thêm 18Mbps của kênh đi quốc tế, nâng tổng dung lượng kênh quốc tế lên 24Mbps, nâng dung lượng trục Bắc - Nam lên 8Mbps.
Có 10 Tỉnh, thành phố có cổng truy nhập trực tiếp và có 51/56 tỉnh, thành phố có truy nhập qua thoại, thực hiện tăng dung lượng cho truy nhập gián tiếp. Đưa dịch vụ gọi VNN 1268 và 1269 vào khai thác là một bước đột phá làm tăng khả năng cạnh tranh cho dịch vụ VNN - Internet.
Dịch vụ 18001260 trả lời các câu hỏi và hỗ trợ dịch vụ VNN Internet 24/24 Công ty VASC tách ra từ Công ty VDC
Năm 2001: Đưa vào khai thác dịch vụ VNN 1260 - P (dịch vụ Internet trả trước) Đưa vào cung cấp dịch vụ điện thoại rẻ trên giao thức Internet gọi 171
Vũ Thị Thu Phương TCDN17-BN
VDC lần thứ 3 liên tiếp được người sử dụng Internet bình chọn là ISP và ICP tốt nhất.
VDC mở mó truy nhập Gọi VNN1268 và VNN1269 cho thuê bao điện thoại trên toàn quốc, cải tiến cơ bản việc đăng ký sử dụng dịch vụ, tạo thuận lợi cho khách hàng.
Văn phòng Công ty và VDC1 cùng chuyển địa điểm làm việc về 292 Tây Sơn Hà Nội.( Hiện nay đã chuyển về Lô II A, Làng Quốc tế Thăng Long, Cầu Giấy, Hà Nội ) Đưa kết quả tuyển sinh Đại học của tất cả trường Đại học trong cả nước lên Web phục vụ tốt công tác tuyển sinh.
Năm 2002: Triển khai cung cấp dịch vụ Roaming VNN/Internet tại tất cả các nước trên thế giới Cung cấp thử nghiệm dịch vụ Internet tốc độ cao ADSL
VDC1 đón nhận huân chương lao động hạng 3
Thực trạng hiệu quả sử dụng VKD của công ty
Do đó có thể nhận thấy mặc dù có những thay đổi thường xuyên trong cơ cấu doanh thu và chi phí nhưng công ty VDC vẫn đạt được tăng trường ổn định, doanh thu và lợi nhuận của năm sau cao hơn năm trước và ngày càng có sự tăng trưởng cao.
2.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty Điện toán và Truyền số liệu VDC.
2.2.1 Thực trạng về tổ chức nguồn vốn kinh doanh
Thực trạng về tổ chức nguồn vốn của Công ty được thể hiện đầy đủ và chính xác trên bảng cân đối kế toán của đơn vị trong hệ thống báo cáo tài chính hàng năm Thông qua các chỉ tiêu phản ánh về nguồn vốn ta phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn vốn, sự biến động nguồn vốn qua các năm, kết cấu của nguồn vốn ảnh hưởng như thế nào đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để đánh giá sự biến động của nguồn vốn ta lấy số liệu tại bảng cân đối kế toán của Công ty trong hai năm liền kề là năm 2006 và năm 2007 Căn cứ số liệu ta lập bảng nghiên cứu đánh giá biến động về nguồn vốn kinh doanh như sau:
Bảng 10 Bảng nghiên cứu đánh giá biến động về nguồn vốn kinh doanh
(Đơn vị tính: Triệu đồng)
Stt Nguồn vốn MS Năm 2006 Năm 2007
Số tuyệt đối Số tương đối
2 Nợ dài hạn đến hạn trả 312 0 0 - -
3 Phải trả cho người bán 313 59.469 184.958 125.489 211
4 Người mua trả tiền trước 314 2.621 9.404 6.783 258,79
5 Thuế & các khoản phải nộp cho NN
7 Các khoản phải nộp khác 318 11.390 43.199 31.809 279,27
2 Tài sản thừa chờ xử lý 332 21.794 73.356 51.562 236,59
2 Chênh lệch đ.giá lại TS 412 0 0 - -
4 Quỹ đầu tư phát triển 414 4.988 4.988 - 0,00
5 Quỹ dự phòng tài chính 415 0 0 - -
6 Lợi nhuận chưa phân phối
II Nguồn kinh phí, quỹ khác 420 4.694 13.395 8.701 185,36
1 Quỹ trợ cấp mất việc làm 421 3.333 9.510 6.177 185,33
2 Quỹ khen thưởng phúc lợi
3 Quỹ quản lý của cấp trên 422 939 2.679 1.740 185.3
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty Điện toán và Truyền số liệu năm 2006 và năm 2007.)
Vũ Thị Thu Phương TCDN17-BN
Trong đó số liệu của các cột được tính như sau :
- Cột 4: (Số ĐN 2006 + Số CN 2006)/2
- Cột 5: (Số ĐN 2007 + Số CN 2007)/2
- Cột 6: Số tuyệt đối = cột (5) - cột (4)
- Cột 7 : Số tương đối = (cột (5) / cột (4) – 1)* 100
Từ bảng nghiên cứu đánh giá biến động nguồn vốn qua 2 năm 2006 và
2007 của Công ty Điện toán và Truyền số liệu ta thấy:
Năm 2007 so với năm 2006 tổng nguồn vốn tăng 1.024.616 triệu đồng với tỷ lệ tăng tương ứng là 238.91% Tuy vậy kết cấu của nguồn vốn kinh doanh do nhiều yếu tố tác động Ta sẽ phân tích từng yếu tố tác động đến kết cấu nguồn vốn của công ty:
A Nợ phải trả: năm 2007 so với năm 2006 tăng 511.301 triệu đồng hay tỷ lệ tăng 187,69% Đây là nhân tố ảnh hưởng chủ yếu đến nguồn vốn Nợ phải trả tăng là do 3 nhân tố ảnh hưởng nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và nợ khác.
I Nợ ngắn hạn năm 2007 so với năm 2006 tăng 212.693 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 211,02% Đây là nhân tố ảnh hưởng thứ yếu đến nợ phải trả tăng Nguyên nhân làm cho nợ ngắn hạn tăng:
1.Vay ngắn hạn: năm 2007 so với năm 2006 tăng 34.142 triệu đồng hay tỷ lệ tăng 178,28% Đây là nhân tố ảnh hưởng chủ yếu đến Nợ ngắn hạn Nguyên nhân do vốn chủ sở hữu thấp nên công ty phải đi vay mà vay ngắn hạn là một hình thức đi vay để trang trải các khoản chi phí trong quá trình sản xuất sản phẩm. Khoản vay ngắn hạn phải được công ty sử dụng có hiệu quả vì nếu không sẽ bị mất khả năng thanh toán do các khoản nợ đến hạn không thanh toán được.
2 Nợ dài hạn đến hạn trả: năm 2007 và 2006 không phát sinh.
3 Phải trả cho người bán năm 2007 so với năm 2006 tăng đồng với tỷ lệ tăng 125.489 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 211% Chứng tỏ công ty vẫn chưa có đủ khả năng trả nợ cho đối tác một cách nhanh chóng.
4 Người mua trả tiền trước năm 2007 so với năm 2006 tăng 6.783 triệu đồng với tỷ lệ tăng 258,79% Người mua ứng trước tiền hàng khiến cho đây là một
4 0 khoản chiếm dụng lành mạnh vì chỉ có tính chất tạm thời Công ty làm ăn có hiệu quả, có uy tín trên thị trường nên được bạn hàng tín nhiệm đã ứng trước tiền hàng, hơn nữa đây cũng là nghệ thuật khéo léo của cán bộ làm công tác tài chính tại công ty Vì vậy lượng vốn này tạm thời được sử dụng, tuy vậy cũng phải sử dụng có hiệu quả vì nếu không sẽ ảnh hưởng ngay đến uy tín của công ty nếu xảy ra rủi ro thì không những khoản nợ tăng thêm mà uy tín của công ty cũng bị giảm sút khiến cho việc kinh doanh sau này gặp ảnh hưởng.
5 Thuế và các khoản phải trả phải nộp nhà nước : năm 2007 so với năm
2003 thì số phải nộp cho Nhà nước đã tăng 388 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 128,48% Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước tăng lên chứng tỏ doanh nghiệp cần thực hiện các nghĩa vụ với Nhà nước nhanh chóng hơn.
6 Phải trả công nhân viên: năm 2007 so với năm 2006 tăng 14.082 triệu đồng với tỷ lệ tăng 179,11% Nhìn vào số liệu này cho thấy là một đơn vị kinh doanh, việc công ty chiếm dụng vốn mà không phải bỏ chi phí sử dụng vốn là một nghệ thuật Tuy nhiên 2 năm qua công ty chiếm dụng của CNV là tương đối lớn, năm sau lại cao hơn năm trước Từ đó cho thấy nếu công ty vẫn giữ chính sách tài chính như hiện tại thì dễ dẫn đến tình trạng cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp sẽ chán nản, năng suất lao động giảm sút, làm giảm hiệu quả kinh doanh.
7 Các khoản phải nộp khác: Năm 2007 so với năm 2006 tăng 31.809 triệu đồng với tỷ lệ tăng 279,27%, chứng tỏ Công ty vẫn chưa có khả năng thanh toán và thực hiện tốt nghĩa vụ thu nộp, công ty cần có giải pháp thanh toán để giữ chữ tín trong kinh doanh.
II Nhìn vào bảng ta thấy nợ dài hạn cũng là một nguyên nhân lớn khiến cho nợ phải trả tăng lên Nợ dài hạn giữa năm 2007 so với năm 2006 tăng 265.206 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 167,85% Đây là nhân tố ảnh hưởng thứ yếu đến nợ phải trả Điều này cho thấy trong năm 2007 có nhiều hợp đồng kinh tế lớn, cần thời gian dài nên đã làm cho vay dài hạn tăng.
III Bên cạnh đó là nợ khác: Nợ khác của năm 2006 là 13.621 triệu đồng, sang đến năm 2007 khoản nợ khác này tăng lên 47.023 triệu đồng Như vậy, số
Vũ Thị Thu Phương TCDN17-BN tuyệt đối giữa năm 2007 so với năm 2006 tăng lên 33.40ểntiệu đồng và tương ứng với tỷ lệ tăng 245.22% Đây là nhân tố ảnh hưởng thứ yếu đến nợ phải trả Nguyên nhân làm cho nợ khác tăng lên là:
1.Chi phí phải trả: Năm 2007 so với năm 2006 tăng lên là 18.160 triệu đồng với tỷ lệ tăng tương ứng là 222,2%
2 Tài sản thừa chờ xử lý: Năm 2007 so với năm 2006 tăng 51.562 triệu đồng với tỷ lệ tăng 236,59%
B Nguồn vốn chủ sở hữu: Nguồn vốn quỹ của năm 2007 so với năm 2006 tăng lên là 513.315 triệu đồng với tỷ lệ tăng tương ứng là 328,1% Đây là nhân tố ảnh hưởng thứ yếu đến nguồn vốn của doanh nghiệp Nguồn vốn CSH tăng lên là do 2 nguyên nhân là nguồn vốn quỹ và nguồn kinh phí, quỹ khác.
I Nguồn vốn quỹ: năm 2007 so với năm 2006 tăng lên là 504.614 triệu đồng với tỷ lệ tăng tương ứng là 332,51% Nguyên nhân chính là do:
1.Nguồn vốn kinh doanh năm 2007 so với năm 2006 tăng lên 455.941 triệu đồng với tỷ lệ tăng tương ứng là 90.13% Từ đó cho thấy tốc độ tăng của chỉ tiêu này cũng khá lớn làm tăng quy mô nguồn vốn kinh doanh.
2.Chênh lệch đánh giá lại TS: năm 2006, 2007 không phát sinh
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VKD tại công
Định hướng kinh doanh của công ty
Xuất phát từ đặc điểm hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, chất lượng dịch vụ và tốc độ là hai yếu tố quan trọng trong kinh doanh Ngay từ khi thành lập năm 1989 Công ty đã không ngừng cố gắng để có thể cung cấp dịch vụ dựa trên triết lý kinh doanh " Uy Tín và Tốc độ"
Hoà cùng với xu hướng tự do hoá trong nền kinh tế cũng như trong viễn thông trên thế giới và tại Việt nam, trong các năm qua Công ty đã không ngừng phấn đấu thay đổi trong phương pháp và hình thức quản lý để đáp ứng được sự thay đổi, đứng vững và phát triển trên thị trường.
Năm 1999 đánh dấu việc xây dựng "Văn hoá VDC" với mục tiêu tạo động lực thúc đẩy tinh thần làm việc, tính tự chủ sáng tạo, tinh thần trách nhiệm cao cho toàn bộ cán bộ nhân viên trong Công ty, cải thiện tinh thần thái độ phục vụ đối với khách hàng cũng như cải thiện các qui trình qui định kinh doanh.
Sự phát triển của nền kinh tế Internet, của thương mại điện tử đã thay đổi phương thức kinh doanh truyền thống của các doanh nghiệp, ngày càng nhiều các doanh nghiệp dựa vào Internet để kinh doanh Với phương châm kinh doanh: "Đối tác tin cậy trong kỷ nguyên công nghệ thông tin" VDC tin tưởng sẽ mang đến cho khách hàng những ý tưởng, mô hình kinh doanh thành công trong "Nền kinh tế
Tất cả vì một mục tiêu: cung cấp những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất cho khách hàng Vì vây định hướng kinh doanh của công ty là :
Luôn giữ vững và phát triển mối quan hệ với khách hàng, đối tác, bạn hàng: Phát triển và mở rộng hệ thống hỗ trợ dịch vụ (24h/24h, 7 ngày trong tuần) thống nhất trên toàn quốc thông qua số điện thoại truy nhập 1801260, các hoạt
6 2 động chăm sóc khách hàng được thực hiện trên tất cả phương tiện như điện thoại, fax, email và hỗ trợ trực tuyến thông qua Website hỗ trợ khách hàng :
Không ngừng phát triển đa dạng hoá các dịch vụ cung cấp, tăng cường cung cấp các giải pháp tích hợp trọn gói cho khách hàng đáp ứng mọi nhu cầu, mọi khả năng chi phí, mọi nơi và mọi lúc.
Nâng cao năng lực mạng lưới thông qua việc áp dụng các công nghệ mới, đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp, xây dựng một "Hệ thống mạng khu vực" không dừng lại trong Việt nam mà mở rộng các điểm truy nhập trên thế giới tập trung vào khu vực Châu á, Mỹ
Hoàn thiện và phát triển "Văn hóa VDC": Xây dựng "Văn hóa VDC" là một yếu tố quan trọng dẫn đến sự thành công của Công ty trong thời gian qua, đây tiếp tục là một chiến lược quan trọng của Công ty nhằm tạo ra một phong cách làm việc mới - "Phong cách VDC"
Đa dạng hóa, mở rộng quan hệ với đối tác; mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ : Hiện nay Công ty đã có quan hệ cung cấp dịch vụ với nhiều nhà cung cấp dịch vụ quốc tế khác nhau, phạm vi cung cấp dịch vụ hơn 150 nước trên thế giới. Trong các năm tới công ty sẽ tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ, phấn đấu trở thành nhà cung cấp dịch vụ Viễn thông có uy tín trong khu vực Châu á - Thái Bình Dương.
3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Điện toán và Truyền số liệu VDC.
Qua thời gian thực tập, dựa vào việc phân tích tình hình sử dụng vốn của công ty cho thấy tuy còn gặp nhiều khó khăn song công ty đã từng bước nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và đã đạt được một số thành công trong sản xuất kinh doanh. Nhưng trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay muốn tồn tại công ty phải luôn phát triển và đổi mới không ngừng, trước hết cần khắc phục những yếu điểm trong quá trình sử dụng vốn và tiếp đó là đưa ra những biện pháp nhằm phát huy hơn nữa khả năng sinh lời của đồng vốn Xuất phát từ thực tế và nhận thức của
Vũ Thị Thu Phương TCDN17-BN bản thân, em xin mạnh dạn nêu ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VKD với công ty trong thời gian tới.
Biện pháp 1: Tìm kiếm mở rộng thị trường Để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường mà đặc trưng của nó là sự cạnh tranh khốc liệt thì việc chủ động tìm đến bạn hàng không còn là điều mới lạ kể cả với những doanh nghiệp nhà nước vốn được bao cấp vì thế marketing là một mũi nhọn cần chú ý Với những phương tiện hiện đại hiện đại như ngày nay công ty có thể sử dụng nhiều hình thức để giới thiệu bản thân mình với bạn hàng như quảng cáo trên báo, trên truyền hình, tham gia các hoạt động giới thiệu về các dịch vụ Iinternet do công ty tổ chức.
Ngoài ra việc nâng cao uy tín trong trường kinh doanh cũng là một biên pháp quan trọng nhằm thu hút đối tác kinh doanh Công ty cần chú ý gây dựng quan hệ tốt với bạn hàng, thanh toán nhanh chóng các khoản nợ đến hạn và tạo điều kiện thuận lợi cho mọi đối tác như giảm các thủ tục rờm rà trong việc bàn bạc và ký kết hợp đồng nhưng vẫn phải tuân thủ đúng pháp lụât và đảm bảo an toàn. Đồng thời chú trọng mở rộng lĩnh vực kinh doanh của mình, xây dựng phương án đầu tư hợp lý, kết hợp với ngành nghề kinh doanh hiện có
Biện pháp 2 : Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng là một biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn mang lại lợi nhuận nhiều hơn Để đạt được mục tiêu này công ty cần phải khắc phục những vấn đề còn tồn tại trong các lĩnh vực hoạt động của mình
Một số kiến nghị đối với Nhà nước
Nhà nước cần hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để công ty có điều kiện nhập các máy móc công nghệ hiện đại từ nước ngoài nhằm nâng cao năng suất và hạ thấp chi phí sản xuất.
Đồng thời cần có biện pháp thông thoáng những chính sách về giá cả các dịch vụ Internet trên thị trường
Song song đó cũng cần phải tăng cường công tác quản lý trên thị trường nhằm tạo điều kiện giúp công ty cạnh tranh lành mạnh, có hiệu quả.
Hiện nay, do nước ta đang hội nhập vào nền kinh tế Thế giới nên nhu cầu sử dụng các dịch vụ Internet tại Việt Nam là tương đối lớn, do vậy Nhà nước cần hỗ trợ kịp thời và nhanh chóng về các quyết định, các thông tư chỉ thị thể hiện
7 0 sự ủng hộ và nhất trí của Nhà nước để các dự án mới được sớm đi vào hoạt động nhằm tranh thủ sự ủng hộ của thị trường, của người tiêu dùng.
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam nên để cho công ty tự xoay sở và xử lý nguồn vốn của mình Đối với công ty Nhà nước tất nhiên phải có sự quản lý của phía Nhà nước, nhưng chỉ cần quản lý và điều tiết ở tầm vĩ mô là đủ, hãy cứ để doanh nghiệp tự thân vận động trong thị trường cạnh tranh (với điều kiện thị trường cạnh tranh lành mạnh) hiện nay, không nên can thiệp quá sâu đến quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp.
Vũ Thị Thu Phương TCDN17-BN