Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Điện toán và Truyền số liệu VDC

MỤC LỤC

Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp 1. Khái niệm về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ

Có nhiều chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, tuy nhiên để đánh giá đúng, chính xác thì các nhà quản lý phải có trình độ chuyên môn vững vàng, dựa trên cơ sở phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và thực trạng nền tài chính của doanh nghiệp để có thể ra những quyết định cần thiết đối với việc sử dụng vốn của doanh nghiệp. Đánh giá tình hình sử dụng VKD của doanh nghiệp tốt hay chưa tốt, ngoài việc so sánh các chỉ tiêu này với cỏc chỉ tiờu kỳ trước, cỏc chỉ tiờu thực hiện so với kế hoạch nhằm thấy rừ chất lượng và xu hướng biến động của nó, nhà quản lý doanh nghiệp cần gắn với tình hình thực tế, tính chất của ngành kinh doanh mà doanh nghiệp hoạt động để đưa ra nhận xét sát thực tế về hiệu quả kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng vốn nói riêng của doanh nghiệp.

Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán

+ Tổng nợ ngắn hạn là những khoản nợ phải trả trong khoản thời gian dưới 1 năm, bao gồm các khoản vay ngắn hạn, phải trả cho người bán, thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước, phải trả cho công nhân viên, nợ dài hạn đến hạn trả, các khoản phải trả khác. Tuy nhiên, trong một số trường hợp hệ số này quá cao chưa chắc đã phản ánh năng lực thanh toán của doanh nghiệp là tốt, nghĩa là khi đó có một lượng TSLĐ tồn trữ lớn, phản ánh việc sử dụng tài sản không hiệu quả vì bộ phận này không vận động, không sinh lời (có quá nhiều tiền mặt nhàn rỗi, nợ phải đòi, hàng tồn kho ứ đọng..) Tính hợp lý của hệ số này phụ thuộc ngành nghề kinh doanh.

Về khách quan

- Trình độ quản lý của doanh nghiệp: Nếu trình độ quản lý yếu kém có thể dẫn đến tình trạng vốn bị ứ đọng, vật tư, hàng hoá chậm luân chuyển, hoạt động kinh doanh thua lỗ kéo dài, vốn bị thâm hụt sau mỗi chu kỳ sản xuất. Doanh nghiệp cần xem xét thận trọng từng nhân tố để từ đó đưa ra những giải pháp thích hợp nhằm phát huy những nhân tố ảnh hưởng tích cực, hạn chế đến mức thấp nhất những nhân tố ảnh hưởng tiêu cực nhằm từng bước nâng cao hiệu quả sử dụng VKD.

Khái quát về Công ty Điện toán và Truyền số liệu VDC

Đánh giá chung tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty

( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty VDC năm 2007 ) VNN1268: Năm 2007 là năm có nhiều thay đổi với các dịch vụ 1268: điều chỉnh giảm cước xuống còn 20đ/phút truy nhập, điều chỉnh thay đổi chính sách cung cấp dịch vụ mở rộng các địa chỉ IP và Website tại Việt Nam so với các địa chỉ IP và Website của VDC trước đây. Các chỉ tiêu đăng ký chất lượng của dịch vụ hoàn thành tương đối tốt như tỷ lệ khiếu nại của khách hàng thấp 0,71%, tỷ lệ khiếu nại được giải quyết đúng thời gian yêu cầu cao (98%) song cần đẩy mạnh việc đáp ứng yêu cầu mở dịch vụ từ khách hàng (thực hiện 80m54% so với mức đăng ký 90%).

Bảng 1 : Số lượng thuê bao phát sinh năm 2007
Bảng 1 : Số lượng thuê bao phát sinh năm 2007

Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty Điện toán và Truyền số liệu VDC

Do đó có thể nhận thấy mặc dù có những thay đổi thường xuyên trong cơ cấu doanh thu và chi phí nhưng công ty VDC vẫn đạt được tăng trường ổn định, doanh thu và lợi nhuận của năm sau cao hơn năm trước và ngày càng có sự tăng trưởng cao.

Nguồn kinh phí, quỹ

Đối với vốn cố định

Theo bảng cân đối kế toán của Công ty qua hai năm 2007 và 2006 ta thấy tài sản cố định và đầu tư dài hạn đều tăng số với đầu kỳ chứng tỏ Công ty đang thực hiện các dự án đầu tư và phướng án mở rộng sản xuất vì vốn cố định là một bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về tài sản cố định mà đặc điểm của nó là luân chuyển dần từng phần trong nhiều chu kỳ sản xuất và hoàn thành vòng tuần hoàn khi tài sản cố định hết thời gian sử dụng. Như vậy năm 2007 so với năm 2006 tỷ suất LNVCĐ giảm là 0,455 với tỷ lệ giảm là 53,47 % điều này cho thấy trong điều kiện kinh doanh cạnh tranh như hiện nay để đạt được tỷ suất LNVCĐ cao không phải là điều dễ dàng, tỷ suất LNVCĐ của Công ty năm sau lại thấp hơn năm trước cũng là điểm đáng lưu ý của Công ty, đòi hỏi Công ty cần có các biện pháp khắc phục để nâng cao được hiệu quả sử dụng VCĐ một cách hợp lý hơn.

Bảng 12: Bảng nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng của VCĐ
Bảng 12: Bảng nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng của VCĐ

Đối với vốn lưu động

Điều này cho thấy thuế VAT đầu vào được khấu trừ năm sau lại cao hơn năm trước chứng tỏ công ty đã bị chiếm dụng vốn nhiều hơn vì thuế VAT được khấu trừ thực ra là doanh nghiệp ứng trước cho người mua thuế những sản phẩm công ty mua mà sau này trong quá trình kinh doanh khi xuất bán hàng hoá, dịch vụ thì công ty được khấu trừ. Tóm lại xét về tổng thể các khoản phải thu thì công ty đã quản lý và tổ chức sử dụng vốn lưu động chưa hiệu quả và triệt để, công ty đã để một lượng vốn lớn bị chiếm dụng do đó công ty cần xem xét xem các khoản phải thu đơn thuần chỉ là các khoản bán hàng nhưng chưa thu được tiền do thoả thuận với khách hàng hay đó có thể trở thành nợ khó đòi để có biện pháp đôn đốc và giải quyết tích cực nhằm thu hồi tiền về sử dụng cho các hoạt động sản xuất đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động.

Bảng 15: Bảng đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Bảng 15: Bảng đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Đối với khả năng thanh toán

Trong thời gian tới Công ty cần xem xét lại cân đối lại việc sử dụng lưu động để tăng tốc độ luân chuyển vốn bằng cách có thể giảm bớt số vốn lưu động chiếm dụng nhưng vẫn đảm bảo cho nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, hoặc có thể vẫn dùng lượng vốn như cũ nhưng mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh mà không cần tăng thêm vốn. Muốn tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động thì công ty cần phải tăng tốc độ luân chuyển vốn khâu sản xuất bằng cách áp dụng các biện pháp công nghệ hiện đại để rút ngắn chu kỳ sản xuất, tiết kiệm chi phí sản xuất, tổ chức sản xuất hợp lý, đồng bộ để hạ giá thành sản phẩm để giảm vốn ở khâu này.

Bảng 15: Bảng đánh giá tình hình về khả năng thanh toán
Bảng 15: Bảng đánh giá tình hình về khả năng thanh toán

Đối với vốn kinh doanh

Qua toàn bộ số liệu nghiên cứu, phân tích và đánh giá ở trên ta thấy công tác tài chính của công ty về cơ bản là tốt, hàng năm vẫn tăng vốn chủ sở hữu và vốn kinh doanh tỷ lệ tăng cao biểu hiện qui mô kinh doanh sản xuất và dịch vụ ngày càng được mở rộng, lợi nhuận tăng, thu nhập và việc làm của người lao động ổn định và tăng dần. Trong thời gian tới công ty một mặt mở rộng thị trường, phát triển sản xuất kinh doanh đồng thời phải làm tốt công tác thu hồi nợ, cần phải xác định và phân loại các khoản phải thu, khoản nào có khả năng trở thành nợ khó đòi, khoản nào do khách hàng chưa trả tiền nhưng sẽ trả đúng hạn trên cơ sở đó lập dự phòng phải thu khó đòi, lập kế hoạch và có các chính sách tín dụng phù hợp nhằm sử dụng đồng vốn có hiệu quả hơn.

Bảng  16: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Bảng 16: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Những kết quả đạt được

Trên đây là một số chỉ tiêu thường được sử dụng để làm căn cứ cho việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, từ đó cho thấy quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp là một vấn đề hết sức quan trọng. Hiện tại các tài sản cố định đang đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, phát huy năng lực sản xuất mang lại hiệu quả cho công ty và bằng chứng là quỹ khấu hao được trích tăng 128.493 triệu đồng tương đương 222%.

Những tồn tại hạn chế

Ngoài việc sử dụng tốt những nguồn vốn truyền thống của công ty là nguồn chủ sở hữu, các nguồn vốn quỹ, vốn do đi vay thì công ty nên tranh thủ huy động lượng vốn sẵn có ở cán bộ công nhân viên trong công ty bằng cách tiến hành cổ phần hóa, gắn bó lợi ích của họ với tương lai của công ty, đây cũng là một biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả SXKD, phát huy vai trò làm chủ của người lao động, đảm bảo hài hoà lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động. Thêm vào đó công ty cần phải tính toán để hạ chi phí quản lý, chi phí sản xuất chung, kiểm soát chặt chẽ về nguồn gốc phát sinh chi phí, đối tượng chịu chi phí, phương thức phân bổ chi phí, hình thành định mức chi phí để xây dựng định mức tiêu hao NVL hợp lý và khoa học sát với thực tế, phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận cung cấp và sản xuất sao cho giảm tối đa tình trang hao hụt NVL.