TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 15
Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp
Tên đầy đủ : Công ty cổ phần xây dựng số 15
Tên giao dịch quốc tế : The Vietnam Construction Join Stock Company No 15 Tên viết tắt : Vinaconex No 15.JSC
Mã niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội : V15
Trụ sở chính : Số 53, đường Ngô Quyền, phường Máy Chai, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng Điện thoại : (031) 3654963 – 3768611 – 3768612
Email : vinaconex15@hn.vnn.vn
Website : www.vinaconex15.com.vn
2.Quá trình hình thành và phát triển:
Công ty cổ phần xây dựng số 15 tiền thân là Công ty xây dựng số 10 thuộc Sở Xây dựng Hải Phòng được thành lập vào ngày 06/11/1978, hoạt động trên lĩnh vực xây dựng và bất động sản Đến năm 1999, Công ty xây dựng số 10 được Tổng công ty VINACONEX nay là Tổng công ty cổ phần VINACONEX kết nạp là doanh nghiệp thành viên và đổi tên doanh nghiệp này thành Công ty Xây dựng Duyên Hải theo Quyết định số 548/QĐ-BXD ngày 12/5/1999 của Bộ Xây dựng Sau đó, Công ty Xây dựng Duyên Hải được đổi tên thành công ty Công ty xây dựng số 15 theo Quyết định số 1902/QĐ-BXD ngày 29/12/2000 của Bộ Xây dựng.
Cổ phần hóa và niêm yết:
Ngày 04/10/2004 Bộ trưởng Bộ Xây dựng ra Quyết định số 1554/QĐ-BXD về việc chuyển Công ty xây dựng số 15 thuộc Tổng công ty Xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam thành Công ty cổ phần xây dựng số 15 (Vinaconex 15), với mức vốn điều lệ ban đầu là 6 tỷ đồng Cổ phần phát hành lần đầu là 60.000 cổ phần, với mệnh giá
Ngày 14/12/2009, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội đã cấp giấy chứng nhận số 82/GCN-SGDHN về việc chứng nhận đăng ký niêm yết cổ phiếu Công ty cổ phần xây dựng số 15.
+ Số lượng chứng khoán niêm yết : 6.000.000 cổ phiếu
+ Mệnh giá : 10.000 đồng/1cổ phiếu
+ Giá trị chứng khoán niêm yết : 60.000.000.000 đồng
Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu thời kì hiện nay:
+ Nhận thầu xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, nền móng và công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị, khu công nghiệp; các công trình đường dây, trạm biến thế điện; lắp đặt điện nước và trang trí nội thất;
+Sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng: Bê tông thương phẩm, cấu kiện bê tông đúc sẵn và các loại vật liệu khác;
+Sản xuất, kinh doanh máy móc thiết bị, dụng cụ xây dựng: cốp pha, dàn giáo; +Xuất nhập khẩu vật tư, máy móc thiết bị, dịch vụ giao nhận và vận chuyển hàng hóa;
+Xuất nhập khẩu công nghệ xây dựng: Thiết bị tự động hóa, dây chuyền sản xuất đồng bộ hoặc từng phần;
+Đầu tư kinh doanh bất động sản, kinh doanh phát triển nhà và các tổ hợp nhà cao tầng.
+Kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp theo quy định của Pháp luật.
Công ty được thành lập từ yêu cầu xây lắp của thành phố Hải Phòng vào năm
1978, với tên gọi là Công ty xây dựng số 10 thuộc Sở Xây dựng Hải Phòng Công ty hoạt động chủ yếu ở địa phương, hàng năm được UBND thành phố giao nhiệm vụ xây lắp các công trình theo kế hoạch xây dựng cơ bản của thành phố Trong giai đoạn này, Công ty được giao thi công nhiều công trình trọng điểm như: Khu 5 tầng Quán Toan, Khu 5 tầng Lâm Tường, Trường Đại học Y khoa, Trạm điện 110 KV
Từ năm 1986 nền kinh tế chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, ngành xây dựng cũng được tăng cường đầu tư, đổi mới hình thức quản lý, chủ yếu mang tính định hướng còn kế hoạch sản xuất kinh doanh cụ thể từng năm do các doanh nghiệp tự quyết định Trong tình hình đó, Công ty đã nhanh chóng tăng cường tiếp thị mở rộng thị trường, phát triển đa doanh sản xuất kinh doanh với nòng cốt là hoạt động xây lắp (chiếm 95% giá trị sản lượng thực hiện hàng năm của Công ty)
Năm 1999, công ty sát nhập vào làm doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty Xây dựng và Xuất nhập khẩu Việt Nam – VINACONEX và được đổi tên thành công ty Xây dựng Duyên Hải Vào năm 2000, công ty lại được đổi tên thành Công ty Xây dựng số 15 Sau khi sát nhập, Công ty đã nhanh chóng ổn định tổ chức, thường xuyên cải tiến, đổi mới cơ chế quản lý, ứng dụng công nghệ mới trong thi công
Năm 2004, theo chủ trương đổi mới các doanh nghiệp nhà nước, công ty được cổ phần hóa và đổi tên thành Công ty cổ phần xây dựng số 15 (Vinaconex 15), với mức vốn điều lệ ban đầu là 6 tỷ đồng Cổ phần phát hành lần đầu là 60.000 cổ phần, với mệnh giá 1 cổ phần là 10.000 đồng.
Sau khi tiến hành cổ phần hóa, tận dụng được nguồn vốn của các nhà đầu tư, Công ty tiếp tục phát triển mạnh mẽ, sản lượng hàng năm của Công ty tăng trưởng vượt từ 30 tỷ đồng năm 2000 lên đến 200 tỷ đồng năm 2007
Cuối năm 2009, Công ty đã tiến hành niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán
Hà Nội Số lượng chứng khoán niêm yết: 6.000.000 cổ phiếu, mệnh giá: 10.000 đồng/1cổ phiếu, giá trị chứng khoán niêm yết: 60.000.000.000 đồng, mã chứng khoán: V15.
Năm 2010, công ty đã tăng vốn điều lệ lên tới 100.000.000.000 đồng, tăng gấp
10 lần so với khi bắt đầu cố phần hóa.
Trải qua các giai đoạn phát triển thì lĩnh vực xây dựng thi công và xây lắp công trình là lĩnh vực hoạt động gắn bó lâu dài với công ty ngay từ khi mới thành lập Với bề dày lịch sử hơn 30 năm, Công ty đã thi công rất nhiều công trình thuộc các lĩnh vực khác nhau: công trình khách sạn, Resort cao cấp, văn phòng cho thuê, công trình văn hóa, trường học, công trình thể thao, triển lãm, công trình nhà máy sản xuất công nghiệp, công trình đường giao thông; và đã đạt được nhiều thành tích, được trao nhiều huy chương vàng chất lượng cao ngành xây dựng
Một số công trình Công ty thi công xây dựng trong giai đoạn này là:
+ Nhà in Báo nhân dân thành phố Hồ Chí Minh 5 tầng; Dự án khu đô thị Đông Nam đường Trần Duy Hưng - Hà Nội 25 tầng;
+ Trạm khách Quân khu III - Hải Phòng 9 tầng;
+ Nhà đa năng 12 tầng, Khu ký túc xá K9 - 9 tầng- trường Đại học Nha Trang
- thành phố Nha Trang và một số công trình vừa và nhỏ khác.
Trong nhiều năm qua, việc sản xuất kinh doanh của Công ty có nhiều đổi mới hơn từ công tác tổ chức đến quản lý điều hành; có sự thống nhất ý chí, thống nhất hành động từ lãnh đạo đến các đơn vị thành viên và toàn thể cán bộ công nhân viên và đưa Vinaconex 15 từ một công ty của địa phương với giá trị sản lượng hàng năm từ 5 – 10 tỷ đồng, trở thành một công ty với mức sản lượng trên dưới 200 tỷ đồng hàng năm; năng lực con người, máy móc thiết bị thi công không ngừng được nâng cao, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng
3 Cơ cấu tổ chức của công ty:
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị
Quan hệ chỉ đạo Quan hệ kiểm soát Quan hệ kiểm soát và giúp việc Đại hội đồng cổ đông
Phòng tổ chức hành chính
Phòng kế hoạch kỹ thuật
Phòng đầu tư kinh doanh
Phòng kinh doanh vật tư thiết bị
Phòng đấu thầu và QLDA
Chi nhánh tại Hà Nội, Quảng Ninh
Phòng tài chính kế toán
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây
Bảng 1.2.1: Cơ cấu tài chính Công ty từ năm 2007 đến năm 2011
( Nguồn : Báo cáo tài chính của công ty từ 2007 – 2011)
Tỷ trọng giữa TS ngắn hạn với TS dài hạn qua các năm của công ty có biến động nhưng không đáng kể Năm 2007, tỷ lệ TS ngắn hạn chiếm 87,34% tổng tài sản, năm 2008 chiếm 92,78% tổng tài sản ( tăng lên 5,44%) Tuy nhiên, đến năm
2009 tỷ lệ TS ngắn hạn lại giảm nhẹ xuống còn 92,23% tổng tài sản và năm 2010 thì tỷ lệ TS ngắn hạn lại tăng lên 92,7% tăng so với 2009 nhưng vẫn thấp hơn 2008 là 0,08%
Mặc dù có sự biến động trong cơ cấu tài sản nhưng tổng giá trị tài sản của công ty nhìn chung tăng theo từ năm 2007 đến 2009, giảm nhẹ ở 2010 và nhích dần lên ở 2011 Từ năm 2007 đến năm 2008 tăng 77,505 triệu đồng; từ năm 2008 đến năm 2009 tổng giá trị tài sản của công ty tăng mạnh 106,117 triệu đồng; từ năm
2009 đến năm 2010 có giảm nhẹ 20,314 triệu đồng và tăng dần lên 7,913 triệu đồng từ 2010 đến 2011 Chính vì như trên nên lượng tổng nguồn vốn cũng biến động tương ứng như tổng tài sản qua các năm
Chỉ tiêu Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu
Cơ cấu của tổng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn có một số biến động Nhìn chung nợ phải trả tăng nhẹ từ 2007 đến 2008 nhưng đã giảm dần đến 2011, trong đó tỷ lệ nợ phải trả nhỏ nhất là ở năm 2010 với 60,87% Cụ thể hơn, năm 2007, tỷ lệ tổng nợ phải trả là 83,33 %, năm 2008 tỷ lệ này tăng lên 83,81% ( tăng 0,48%), đến năm 2009, tỷ lệ này giảm xuống 78,2%, 2010 tỷ lệ tổng nợ phải trả giảm mạnh còn 60,87% ( giảm 22,46% so với 2007), tuy nhiên tỷ lệ này đã tăng nhẹ ở 2011 với 62,68%.
Qua đó ta thấy cơ cấu trong tổng nguồn vốn và tổng tài sản của Công ty có biến động nhưng không nhiều, nhìn chung có xu hướng tăng qua các năm đối với tổng tài sản và giảm qua các năm đối với tỷ lệ nợ phải trả Từ 2007 đến 2011 tổng tài sản tăng lên 48% chứng tỏ hoạt động kinh doanh của công ty khá thuận lợi.
2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua các năm 2007 – 2011 Bảng 1.2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua các năm 2007 - 2011
5 Doanh thu từ hoạt động tài chính 0.214 14.301 6.731 12.49 16.656
6 Chi phí tài chính 3.35 9.108 6.503 9.049 18.025 -Trong đó chi phí lãi vay 3.35 9.108 6.503 9.049 18.025
7 Chi phí quản lí DN 5.743 7.699 6.334 20.208 10.777
8 Lợi nhuận thuần từ HĐKD 6.286 4.809 14.964 27.635 12.42
( Nguồn : Báo cáo tài chính của công ty từ 2007 – 2011)
Căn cứ vào biểu đồ ta thấy doanh thu nhìn chung tăng đều qua các năm, chỉ riêng 2008 thì giảm xuống 107,939 tỷ đồng thấp nhất trong 5 năm qua Từ 2008 đến
2011 thì doanh thu tăng đều trong đó cao nhất là ở 2011 với 201,510 tỷ đồng, gấp gần 1,87 lần so với 2008.
Biểu đồ 1: Doanh thu và lợi nhuận của Công ty năm 2007 – 2011
Doanh thuLợi nhuận sau thuếLợi nhuận sau thuếDoanh thu
Lợi nhuận của công ty cũng có xu hướng biến đổi như doanh thu là tăng dần qua các năm Năm 2008 là thấp nhất với 4,333 tỷ đồng, đến năm 2009 lợi nhuận của công ty tăng lên 6,910 tỷ đạt mức 11,243 tỷ, và năm 2010 lợi nhuận tăng lên thành 20,820 tỷ gấp gần 4,8 lần so với 2008, tuy nhiên đến 2011 con số này giảm xuống chỉ còn 9,045 tỷ đồng
Như vậy chúng ta có thể thấy năm 2008 doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả nhất do khủng hoảng kinh tế và các yếu tố khách quan khác ảnh hưởng đến, nhưng đã dần khắc phục được và hoạt động hiệu quả hơn qua các năm gần đây Dù vậy, doanh thu ở 2011 cao nhất so với các năm trước nhưng lợi nhuận sau thuế lại chỉ đứng thứ ba, kém lợi nhuận ở năm 2010 và 2009, điều đó chứng tỏ hoạt động kinh doanh ở 2011 chưa thực sự hiệu quả
Với kết quả hoạt động kinh doanh 5 năm gần đây có xu hướng tốt hơn như vậy cộng với việc tình hình kinh tế cũng dần ổn định hơn thì doanh nghiệp dự kiến và phấn đấu năm 2012 doanh thu sẽ đạt 250 tỷ, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh sẽ đạt 15 tỷ và lợi nhuận sau thuế sẽ là 13 tỷ.
Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến công tác mua sắm nguyên vật liệu
Các doanh nghiệp mua sắm nguyên vật liệu chịu ảnh hưởng rất lớn của môi trường kinh doanh vĩ mô hiện tại và tương lai, đặc biệt là tình trạng nên kinh tế trong môi trường mà doanh nghiệp hoạt động kinh doanh Trong một nền kinh tế suy thoái thì các doanh nghiệp giảm bớt việc đầu tư sản xuất và dự trữ, và ngược lại, trong một nền kinh tế tăng trưởng nhanh thì các doanh nghiệp đều thúc đẩy sản xuất kinh doanh dẫn đến việc mua sắm nhiều nguyên liệu hơn là điều tất yếu
1.2 Thị trường nguyên vật liệu:
Sự cạnh tranh trong thị trường nguyên vật liệu cũng là một yếu tố tác động đến hành vi mua sắm nguyên vật liệu của doanh nghiệp Dựa vào những phân tích, quan sát và theo dõi thị trường nguyên vật liệu mà doanh nghiệp đưa ra những quyết định chọn lựa mua nguyên vật liệu thích hợp Thật vậy, khi mà thị trường nguyên vật liệu sôi động, các hoạt động giao dịch mua bán diễn ra rất sôi nổi thì khả năng cung không đủ cầu là rất cao, vì thế doanh nghiệp phải có sự cân nhắc, tính toán để mua sắm hợp lý Ngược lại, khi thị trường nguyên vật liệu ảm đạm thì dư cung và với sự tính toán thích hợp doanh nghiệp có thể mua được nguyên vật liệu chất lượng với giá cả hợp lý.
1.3 Sự phát triển công nghệ:
Chúng ta đang sống trong thời đại công nghệ càng ngày càng phát triển, các nguyên vật liệu cũng như các sản phẩm đều được cách tân, cải tiến để nhằm phát huy tối đa nhất hiệu năng của nó Chính vì thế, các doanh nghiệp khi mua sắm nguyên vật liệu đều chú ý tới yếu tố công nghệ để đạt được hiệu suất cao nhất về tiết kiệm chi phí, nguyên vật liệu hiện đại mà vẫn đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất
1.4 Chính sách của nhà nước:
Khi nhà nước ban hành nhiều chính sách hỗ trợ việc mua sắm nguyên vật liệu của doanh nghiệp thì góp phần tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp trong hoạt động mua sắm, tuy nhiên, khi nhà nước ban hành những chính sách hạn chế thì doanh nghiệp phải tuân thủ các chính sách mua sắm đó, khiến cho hoạt động mua sắm diễn ra bớt suôn sẻ hơn.
2.1 Quy chuẩn về nguyên vật liệu:
Xây dựng là một ngành đặc thù trong nề kinh tế quốc dân cho nên nó cũng có những chuẩn nhất định về sản phẩm cũng như nguyên vật liệu Chính điều này có tác động đến hành vi mua sắm nguyên vật liệu của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng Các quy chuẩn về nguyên vật liệu yêu cầu doanh nghiệp phải tuân thủ chặt chẽ để đảm bảo chất lượng sản phẩm cho nên khi thực hiện hành vi mua sắm nguyên vật liệu doanh nghiệp cần phải chú trọng tới việc xem xét các loại nguyên vật liệu phù hợp
2.2 Sự phát triển của ngành :
Khi nền kinh tế tăng trưởng nhanh cũng không có nghĩa là sự phát triển của ngành tăng nhanh và ngược lại Sự phát triển của ngành cũng không phải phụ thuộc hoàn toàn vào nền kinh tế và nó phát triển nhanh hay chậm ít nhiều tác động đến các doanh nghiệp trong ngành và từ đó ảnh hưởng đến công việc mua sắm nguyên vật liệu Nếu như ngành đang trong đà phát triển thì nhu cầu về các sản phẩm xây dựng tăng cao, dẫn đến các doanh nghiệp sẽ ra sức thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh và từ đó hoạt động mua sắm nguyên vật liệu cũng được tăng mạnh Mặt khác, khi ngành phát triển chậm lại thì các doanh nghiệp cũng giảm đi hoạt động kinh doanh và sự mua sắm nguyên vật liệu cũng giảm xuống.
3.1 Mục tiêu mua sắm: Đối với các doanh nghiệp khác nhau thì mục tiêu mua sắm cũng khác nhau, có doanh nghiệp đặt mục tiêu tiết kiệm chi phí mua sắm lên hàng đầu nhưng cũng có doanh nghiệp đặt mục tiêu chất lượng lên trên hết Chính vì thế, khi mua sắm nguyên vật liệu doanh nghiệp thường bám vào mục tiêu mua sắm của doanh nghiệp mình để thực hiện hoạt động mua sắm sao cho hiệu quả nhất.
Cũng giống như mục tiêu mua sắm, mỗi công ty khác nhau đều có các chính sách mua sắm riêng cho công ty mình Và dựa trên những chính sách đó bộ phận mua sắm nguyên vật liệu phải tuân theo để thực hiện hoạt động mua sắm sao cho phù hợp nhất.
3.3 Cơ cấu tổ chức và hệ thống mua sắm của công ty :
Mỗi công ty riêng biệt thì có những cơ cấu tổ chức riêng biệt và hệ thống mua sắm của các công ty cũng không giống nhau, có công ty thì tổ chức hệ thống mua sắm tập trung nhưng cũng có công ty thì tổ chức hệ thống mua sắm theo chi nhánh.Chính điều này làm cho doanh nghiệp khác nhau thì có hoạt động mua sắm nguyên vật liệu cũng khác nhau để phù hợp với cơ cấu tổ chức và hệ thống mua sắm của công ty mình Có những công ty nhiều chi nhánh thì toàn bộ hoạt động mua sắm nguyên vật liệu sẽ đều do các chi nhánh đảm nhiệm vì các nhu cầu của mỗi chi nhánh là không giống nhau Tuy vậy, có những công ty nhiều chi nhánh thì việc mua sắm nguyên vật liệu lại do tổng công ty thực hiện và phân phối về chi nhánh, tất nhiên các chi nhánh cũng có thể mua thêm từ các đối tượng khác nhưng số lượng là không lớn Như vậy, qua đó ta có thể thấy rõ được sự khác biệt về cơ cấu và hệ thống mua sắm sẽ dẫn đến sự khác nhau về hoạt động mua sắm nguyên vật liệu ở từng doanh nghiệp.
3.4 Mối quan hệ với các nhà cung ứng:
Mỗi doanh nghiệp thì có mối quan hệ nhất định với một số nhà cung ứng truyền thống và các nhà cung ứng khác cho nên hoạt động mua sắm ít nhiều cũng được tác động bởi những mối quan hệ này Các mối quan hệ lâu năm, khăng khít với các nhà cung ứng thì thường được cân nhắc đến nhiều nhất khi thực hiện hoạt động mua sắm và ngược lại các nhà cung ứng mới thường ít được chọn lựa hơn khi quyết định mua sắm nguyên vật liệu.
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC MUA SẮM NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 15
Giải pháp doanh nghiệp đã áp dụng để cải thiện công tác mua sắm NVL
1 Công tác chuẩn bị trước khi mua:
Như đã phân tích ở trên trong khâu chuẩn bị trước khi mua ở quy trình xác định nhu cầu NVL và theo thực tế đã diễn ra thì sự mua sắm NVL của doanh nghiệp thường tăng lên đáng kể của quý sau so với quý trước mặc dù số lượng công trình thi công, sản xuất không thay đổi từ 2008 đến 2009 Nhận thấy được chi phí dành cho việc mua thêm NVL đấy tăng lên một khoản không nhỏ khiến cho tổng chi phí bỏ ra của doanh nghiệp cũng tăng lên cho nên công ty đã tìm ra nguyên nhân và có biện pháp cải thiện. Để tạo thuận lợi cho việc xây dựng, đánh giá, áp dụng và sửa đổi hệ thống định mức tiêu dùng NVL, xí nghiệp đã cử ra 2 cán bộ trong phòng kỹ thuật- kế hoạch chuyên trách theo dõi công tác xây dựng định mức Hệ thống định mức tiêu dùng của xí nghiệp hiện nay đã hoàn thiện cho phù hợp với điều kiện sản xuất thực tế hơn Định mức tiêu dùng một số loại NVL giảm mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm Vấn đề này đã tiết kiệm được một lượng NVL, làm giảm giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh Chính vì vậy, việc điều chỉnh , nâng cấp định mức tiêu dùng NVL để nó ngày càng trở nên tiên tiến, hiện thực phù hợp với sự thay đổi của nhu cầu thị trường. Để hiểu rõ hơn về tình hình thực hiện định mức của doanh nghiệp và hiệu qủa của nó ta theo dõi qua lượng mua NVL cho công trình văn phòng điều hành dự ánKhu đô thị mới Ngã Năm sân bay Cát Bi - Hải Phòng sau:
Bảng 2.2.1: Bảng một số NVL cho công trình văn phòng điều hành dự án Khu đô thị mới Ngã Năm sân bay Cát Bi - Hải
Stt Tên vật tư Đvt Đm
Số lượng phát sinh Chênh lệch sd/đm Đơn giá
Chênh lệch ĐK Xuất kho Sử dụng CK Tăng Giảm
1 Xi măng PC đen Tấn 1,15 1,26 1,26 0.35 1.056.000 116.160
(Nguồn: Phòng kế hoạch kĩ thuật)
Từ đó ta thấy được chênh lệch giảm mà doanh nghiệp thực hiện được khi mua NVL là : 828.676.
Mặt khác, năm 2010 doanh nghiệp cũng đã chú trọng đến xác định định mức hao phí NVL nhằm kiểm soát dễ dàng hơn lượng NVL trong kho để kịp thời có kế hoạch mua sắm.
Bảng 2.2.2: Định mức hao phí NVL ( năm 2010)
Loại hao phí Tỷ lệ ( %)
Hao phí trong khâu dự trữ 2
Hao phí trong khâu sơ chế 4
Hao phí trong khâu lắp ráp 1
Hao phí trong khâu bảo quản 1
(Nguồn: Phòng kế hoạch kĩ thuật)
Nhận thấy định mức hao phí NVL ở mức 10% này vẫn còn chưa được tốt, doanh nghiệp tiếp tục nghiên cứu và tìm cách cải thiện bảng định mức này ở 2011-
Bảng 2.2.3: Định mức hao phí NVL ( năm 2011-2012)
Loại hao phí Tỷ lệ ( %)
Hao phí trong khâu dự trữ 1,1
Hao phí trong khâu sơ chế 3,2
Hao phí trong khâu lắp ráp 0,9
Hao phí trong khâu bảo quản 0,8
(Nguồn: Phòng kế hoạch kĩ thuật)
Bảng định mức này kết hợp với việc xác định định mức tiêu dùng NVL ở trên đã giúp doanh nghiệp có một nền tảng để điều chỉnh và mua sắm NVL hợp lí hơn, giảm thiểu hao phí NVL và tiết kiệm được chi phí một cách đáng kể khiến cho lợi nhuận cũng như khả năng cạnh tranh của công ty tăng lên
2 Công tác tổ chức mua sắm nguyên vật liệu:
2.1 Xác định và lựa chọn nhà cung ứng :
Như đã chỉ ra ở trên trong quy trình này ở bước 1: Lập danh sách nhà cung ứng và bước 2: Tìm hiểu thông tin về nhà cung ứng vẫn còn tồn tại một số nhược điểm nhất định qua các năm 2008-2009, chính vì thế công ty đã chủ động và linh hoạt hơn tìm biện pháp khắc phục Để thấy rõ được sự khắc phục đó, ta sẽ đi xem xét từng sự khắc phục ở bước 1 và bước 2 trong quy trình này của doanh nghiệp. Đối với việc lập danh sách nhà cung ứng công ty nhận thấy tầm quan trọng của việc đa dạng và mở rộng các nhà cung ứng nên đã cử hai nhân viên của phòng Vật tư – Thiết bị chuyên nghiên cứu thị trường nhà cung ứng NVL để từ đó lập ra và tạo mối quan hệ đối với những nhà cung ứng đó Cụ thể hơn, đến 2011-2012 danh sách các nhà cung ứng của công ty đã tăng lên và đa dạng hơn rất nhiều so với trước đây
Khắc phục được điều này khiến cho hiệu quả mua NVL của doanh nghiệp được cải thiện đáng kể, với lượng danh sách nhà cung ứng doanh nghiệp luôn có nhiều lựa chọn để tìm cho mình được nhà cung ứng đạt yêu cầu và phù hợp nhất với tiêu chí của công ty đưa ra.
Bên cạnh đó, công ty cũng đã chủ động tìm hiểu thông tin về nhà cung ứng bằng cách cử nhân viên đi khảo sát thị trường và tìm kiếm thêm thông tin từ nhiều nguồn khác nhau nhằm phục vụ cho những bước đánh giá và lựa chọn nhà cung ứng được phù hợp hơn.
Như vậy qua bức tranh tổng quan trên ta cũng đã có thể thấy được những nỗ lực hoàn thiện các khâu, các quy trình mua sắm NVL để mang lại hiệu quả cao nhất trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Sự chủ động, linh hoạt hơn trong các quy trình chuẩn bị cũng như mua sắm càng ngày càng được công ty chú trọng và các giải pháp đổi mới thường xuyên được đưa ra để khắc phục nhằm giúp công ty kinh doanh được hiệu quả tối đa nhất.
Bảng 2.2.4 : Danh sách các nhà cung ứng NVL 2011-2012
TT Sản phẩm Nhà cung cấp
1 Thép xây dựng Công ty TNHH Sơn Trường
Công ty TNHH Vận tải Vật tư Chi nhánh HTX Vận tải ô tô Tân Phú Cty CP Thép và VTCN Simco
Cty TNHH Kim khí Hoàng Phong Cửa hàng Phương Nam
Cty TNHH ống thép 190 Cty ống thép Vinapipe
2 Xi măng Công ty TNHH Anh Thư
Công ty TM Anh Minh Cty TNHH TM và VT An Thành Cty CP VT Quang Anh Đại lý Xi măng Nghi Sơn
3 Cát, đá, gạch Công ty CP Xây dựng Tiến Lộc
Công ty CP Thương mại Tiến Phát Công ty CP Đầu tư quốc tế Đại Tây Dương Cty Đồng Tâm Hạ Long
Cty CP VLXD Hà Nội Cty TNHH TM và DL Minh Lan Cty CP phát triển Khoáng sản Cty CP Đầu tư XD và SX VLXD Nam Thắng
4 Các loại cọc bê tông Công ty TNHH Song Hoàng
Công ty Cổ phần Bạch Đằng 5 Công ty LICOGI 20
Cty Cầu 9 Thăng Long Cty TNHH Ánh Hồng
5 Bê tông thương phẩm Công ty CP lien doanh bê tông Thành Hưng
6 Gỗ dán và gỗ các loại DNTN Trường Cát
7 Các loại NVL khác Công ty TNHH Tân Trường Thành
Công ty TNHH TM Bích VânCông ty TNHH Thắng ThanhCông ty TNHH cơ điện Trần Phú
Đánh giá công tác mua sắm NVL ở công ty cổ phần Xây dựng số 15
Là một công ty lâu năm với kinh nghiệm dạn dày trên thương trường, doanh nghiệp đã đạt được nhiều thành công trong công tác tổ chức cũng như mua sắm
NVL Các phương pháp mua sắm NVL cũng linh hoạt và phù hợp với tình hình thực tế thị trường hiện nay Đi sâu vào phân tích các thành tựu đó, ta có thể thấy được như sau: Ưu điểm dễ thấy nhất ở công ty cổ phần xây dựng số 1 là công ty đã xây dựng được cho mình một phòng ban riêng về kinh doanh thiết bị vật tư, phòng này có nhiệm vụ mua và cung cấp vật tư cho các công trình của Công ty Do đó, doanh nghiệp đã tránh được hiện tượng như nhiều Công ty khác là các phòng không có chức năng chính về vật tư phải kiêm nhiệm hoặc giao thẳng nhiệm vụ mua sắm vật tư cho từng đội xây dựng dẫn đến phân tán trong việc mua sắm vật tư, khó kiểm soát được khối lượng cũng như chất lượng vật tư mua sắm. Ưu điểm thứ hai đó là Công ty đã xây dựng được một quy trình mua sắm NVL khép kín và đầy đủ Từ việc đề xuất mua hàng, lựa chọn người cung ứng cho đến giao nhận vật tư cho từng công trình đều có các bộ phận phụ trách và đôn đốc, kiểm tra, thực hiện Thêm vào việc xây dựng được những bảng định mức chuẩn giúp cho công tác mua sắm NVL hiệu quả hơn, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Mặt khác, các quy trình, các khâu, các bước trong công tác chuẩn bị cũng như mua sắm NVL tuân theo những quy chuẩn nhất định cho nên sự mua sắm NVL diễn ra ổn định, không gặp nhiều rủi ro khiến cho sự kinh doanh của công ty bị trì trệ.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì như đã phân tích ở trên doanh nghiệp vẫn còn tồn tại những nhược điểm nhất định làm cho công tác mua sắm NVL chưa đạt được hiệu quả tối đa, tình trạng hao phí NVL vẫn còn diễn ra khiến cho chi phí NVL tăng và đẩy giá thành tăng cao Tất nhiên giá thành sản phẩm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố và thị trường dù vậy nếu chi phí NVL được giảm thiểu hiệu quả thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công ty trên thị trường
Mặt khác, đối với Công ty Vinaconex 1, vai trò của nhà cung ứng là rất quan trọng vì đặc trưng của ngành xây dựng là chi phí NVL chiếm tỷ trọng khá lớn trong chi phí xây dựng Tuy nhiên, hiện nay công tác nghiên cứu thị trường và quyết định lựa chọn nhà cung ứng còn nhiều mặt thiếu sót Trong đó nguyên nhân chính là công tác nghiên cứu thị trường chưa cụ thể, bài bản, dẫn đến tình trạng thiếu thông tin về thị trường NVL Công tác nghiên cứu thị trường chủ yếu chỉ được thực hiện thông qua sự phản ánh của các nhà cung ứng, hoặc các thông tin của báo đài, truyền hình… Công ty chưa chủ động tìm hiểu các nguồn thông tin này để có những giải pháp thích hợp.
Về công tác lựa chọn nhà cung ứng, tuy được thực hiện qua 3 bước nhưng cách thức tổ chức thực hiện, đánh giá chưa cụ thể, rõ rang, chi tiết Đánh giá lựa chọn dựa vào cảm nhận chủ quan của ban lãnh đạo và cán bộ phòng Thiết bị - Vật tư, không có cụ thể cách thức, bảng biểu đánh giá riêng với mỗi nhà cung ứng. Chính vì vậy cần phải có các biện pháp để có thể lựa chọn nhà cung ứng tốt nhất cho Công ty.
Nguyên nhân dẫn đến những nhược điểm trong công tác chuẩn bị và mua sắm NVL của doanh nghiệp chủ yếu là do những nguyên nhân sau đây: Đối với công tác lên kế hoạch và xây dựng định mức NVL: Công ty chưa có bộ phận chuyên môn hóa phụ trách khâu này cho nên tình trạng mua sắm NVL vẫn diễn ra chưa hiệu quả tối đa Hơn nữa, công tác định mức chưa được đầu tư chú trọng dẫn đến việc hao phí NVL vẫn còn tồn tại làm cho hiệu quả kinh doanh tăng trưởng không cao. Đối với công tác lựa chọn nhà cung ứng : Doanh nghiệp chưa có bộ phận chuyên nghiên cứu thị trường nhà cung ứng cũng như thị trường NVL để có được sự chủ động về thông tin, linh hoạt về giải pháp chọn lựa Mặt khác, sự đánh giá nhà cung ứng thường dựa trên mối quan hệ lâu năm và kinh nghiệm mà ít thay đổi lại sự đánh giá nhằm mang tính khách quan hơn.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
Định hướng phát triển của doanh nghiệp trong thời gian tới
1 Định hướng toàn doanh nghiệp:
Công ty cổ phần Xây dựng số 15 đã được khẳng định trên thị trường đầu tư, xây dựng cùng với bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng, nguồn nhân lực hùng hậu, công ty hướng tới một chiến lược phát triển lâu dài bằng cách liên tục đổi mới công nghệ, tìm kiếm những lĩnh vực đầu tư mới, đầu tư nâng cao và không ngừng hoàn thiện công tác quản trị doanh nghiệp Với phương châm chiến lược như thế, Vinaconex 15 sẽ tăng lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng và các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm giúp công ty ngày càng phát triển và bền vững hơn.
Bên cạnh việc củng cố lĩnh vực xây lắp, sản xuất vật liệu xây dựng thì Công ty còn đẩy mạnh phát triển hơn nữa lĩnh vực kinh doanh bất động sản với những dự án xây dựng nhà ở, khu đô thị, văn phòng cho thuê để ngày càng hoàn thiện và phù hợp với đường lối chiến lược kinh doanh đa ngành của Công ty Với định hướng phát triển này Công ty tận dụng và khai thác được tiềm năng, nguồn lực vốn có của mình góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh Mặt khác, định hướng này còn phù hợp với định hướng phát triển nhà ở của chính phủ, phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế, đẩy mạnh hoạt động của thị trường bất động sản góp phần phát triển nền kinh tế thị trường
Hơn nữa, đi đôi với việc tăng cường phát triển các hoạt động kinh doanh thì chất lượng bên trong doanh nghiệp cũng được công ty rất chú trọng Với chiến lược xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên có năng lực và trình độ chuyên môn cao, nâng cao và hoàn thiện cơ cấu tổ chức để phát triển Công ty hoạt động theo mô hình Công ty mẹ, Công ty con, góp phần xây dựng Tổng Công ty Vinaconex trở thành một Tập đoàn kinh tế lớn mạnh của đất nước.
2 Định hướng trong công tác mua sắm nguyên vật liệu:
Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố quan trọng cấu thành nên giá thành sản phẩm, bởi trong cơ cấu giá thành sản phẩm chi phí về nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng khá lớn Chính vì thế mà quản lý và sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu là một trong những biện pháp quan trọng góp phần hạ giá thành, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm Lợi ích từ việc tiết kiệm giá thành mua sắm nguyên vật liệu mang lại cho doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xây dựng nói riêng là rất lớn Mặt khác, mua sắm tiết kiệm NVL cũng là một trong những chính sách của Đảng và Nhà Nước Do đó, trong công cuộc phát triển ngày nay doanh nghiệp cũng rất chú trọng đến công tác mua sắm nguyên vật liệu nhằm tiết kiệm chi phí mua sắm nguyên vật liệu, góp phần hạn giá thành, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm, từ đó tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường Kết hợp với việc nhận thức rõ được tầm quan trọng của chất lượng nguyên vật liệu ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cho nên công ty cũng đề ra những phương châm về chất lượng nguyên vật liệu trong mua sắm nhằm giúp mang đến cho khách hàng sản phẩm với chất lượng tốt nhất, góp phần nâng cao uy tín và vị thế của công ty trên thị trường.Vậy nên, đối với công tác mua sắm NVL công ty luôn đặt mục tiêu tiết kiệm chi phíNVL, nâng cao hiệu quả mua sắm, chất lượng mua sắm và giảm thiểu các khâu không cần thiết lên hàng đầu nhằm góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác mua sắm nguyên vật liệu : 44 1 Lập bộ phận chuyên lập kế hoạch và xác định định mức nguyên vật liệu
1 Lập bộ phận chuyên lập kế hoạch và xác định định mức nguyên vật liệu:
Như ta đã phân tích ở chương II, phần I, mục b và bảng so sánh 2.1.9 ta có thể thấy được sự chênh lệch khi sử dụng nguyên vật liệu của doanh nghiệp Việc mua nguyên vật liệu chênh lệch khi số lượng công trình giữa hai thời kì không thay đổi và chưa có nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu cho ta thấy được sự hao phí nguyên vật liệu trong quá trình mua sắm vẫn còn tồn đọng Điều đó ít nhiều làm cho chi phí mua sắm nguyên vật liệu tăng lên, dẫn đến chi phí sản xuất tăng, chưa hoàn thiện mục tiêu tiết kiệm chi phí cũng như khó linh động trong việc giảm giá thành sản phẩm Nhận thấy được tầm quan trọng của việc giảm chi phí mua sắm nguyên vật liệu, và sự cần thiết phải có định mức tiêu dùng nguyên vật liệu cho nên em đề ra giải pháp này nhằm giúp công ty khắc phục tình trạng hao phí nguyên vật liệu, tiết kiệm chi phí mua sắm và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Như đã nói ở trên, không thể phủ nhận được tầm quan trọng của việc lập kế hoạch và xây dựng định mức tiêu dùng NVL, cũng như định mức hao phí NVL Bởi nó dẫn đến việc doanh nghiệp đã gặp tình trạng hao hụt NVL và chi phí NVL tăng lên đáng kể Chính vì thế, cần phải lập ra một đội ngũ nhân viên chuyên sâu về việc lập định mức tiêu dùng cũng như định mức hao hụt NVL và kế hoạch thu mua NVL để đạt được thành tựu đáng kể có những cải thiện và thành tựu nhất định trong công tác lập định mức này, góp phần thực hiện phương châm giảm thiểu chi phí NVL của doanh nghiệp Đội ngũ nhân viên này sẽ luôn lập kế hoạch, tìm tòi, nghiên cứu và thay đổi định mức cho phù hợp với tình hình thị trường hiện nay nhằm mang lại hiệu quả cao nhất tiết kiệm chi phí NVL cho doanh nghiệp Sau đây, ta sẽ có xét một ví dụ so sánh giữa việc chú trọng xác định định mức NVL và việc chưa chú trọng xác định định mức NVL để nhận thấy được sự khác biệt như thế nào:
Nếu trước công trình thi công này công ty xác định định mức hao hụt nguyên vật liệu và định mức tiêu dùng nguyên vật liệu trong quý thì bộ phận kế hoạch sẽ dễ kiểm soát lượng nguyên vật liệu, và giao chỉ tiêu cho các đội thi công để đạt được hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu cao nhất Ta sẽ thấy rõ được sự chênh lệch như sau:
Với việc sử dụng định mức hao phí nguyên vật liệu thì khi thi công các đội trưởng đội thi công có nhiệm vụ quản lí chặt chẽ lượng nguyên vật liệu để đạt được chỉ tiêu hao hụt theo định mức mà vẫn đảm bảo yêu cầu chất lượng công trình, từ đó dẫn đến lượng nguyên vật liệu không bị tiêu hao lãng phí và chi phí mua sắm nguyên vật liệu cũng sẽ giảm Bên cạnh đó, nếu có bảng định mức tiêu dùng nguyên vật liệu trong mỗi kì thì cán bộ phòng kế hoạch kĩ thuật sẽ dễ dàng kiểm soát lượng nguyên vật liệu thực tế, lượng nguyên vật liệu phát sinh, có sự so sánh lượng chênh lệch giữa các quý, các kì, các năm, với những năm mà có lượng công trình giống nhau để có những điều chỉnh thích hợp.
Bảng 3.2.1: Bảng định mức hao hụt vật liệu trong thi công:
Loại vật liệu Mức hao hụt thi công theo% khối lượng gốc
Dây thép buộc 2,0 Đá dăm các loại 1,5
Gạch nung 4 lỗ, 6 lỗ, 10 lỗ 1,0
(Nguồn: Phòng kế hoạch kĩ thuật) Bảng 3.2.2: Công trình Trạm khách Quân khu III
Tên vật tư Đơn vị
Sử dụng theo định mức
Không sử dụng theo định mức Đá dăm 1x2 m 3 226.000 243.567 17.567 7.669.551 Đá dăm 4x6 m 3 21.854 25.783 3929 631.987 Đá trắng nhỏ kg 133.245 133.245
Cát mịn ML 0,7 - 1,4 m 3 39.000 41.235 2235 3.867.854Cát mịn ML 1,5 - 2,0 m 3 61.500 73.124 11.624 2.967.030
Sơn lót Super ATa kg 34.200 34.200
Sơn phủ Super Ata mịn kg 33.200 33.200
Sơn tổng hợp (sắt) kg 27.000 27.000
Thép tròn D 10mm kg 7.448 13.048 5.600 1.138.973
Xi măng trắng kg 1700 2.300 600 30.432 ống nhựa D