Ý tưởng xây dựng hệ thống tổng hợp, cập nhật dữ liệu tài chính dành
Sự cần thiết của hệ thống số liệu
1 Sự cần thiết của số liệu trong phân tích chứng khoán
Số liệu là một điều kiện cần có trong mọi ngành phân tích, đặc biệt, phân tích chứng khoán là ngành có phần non trẻ nhưng lại có lượng số liệu rất lớn và đa dạng Tuy nhiên xảy ra tình trạng có rất nhiều nguồn, với chất lượng không thống nhất, và mức độ truy cập cũng giới hạn, hiện tại chủ yếu là qua các trang web Các công cụ phân tích trên các trang web thì phụ thuộc vào nhà cung cấp, người dùng không thể tự do “nhào nặn” dữ liệu và xây dựng nhưng công cụ mới dành cho mình.
2 Thực trạng việc thu thập số liệu và các phương pháp phân tích hiện tại của sinh viên chuyên ngành Toán Tài chính Đối với sinh viên chuyên ngành Toán Tài chính và các chuyên ngành có nghiên cứu, phân tích chứng khoán nói chung, việc thu thập số liệu hiện dựa trên các trang web về chứng khoán hay website của các công ty chứng khoán, việc truy cập tìm kiếm trên mạng đòi hỏi nhiều kỹ năng sử dụng máy tính và gây khó khăn cho đa phần các bạn sinh viên.
Các bài phân tích và thực hành chủ yếu sử dụng Microsoft Excel, là một phần mềm bảng tính khá thân thuộc với sinh viên Phần mềm này có thể cung cấp khả năng tập hợp và xử lý dữ liệu từ đơn giản đến nâng cao Tuy nhiên đa phần các phân tích của các bạn sinh viên hiện nay vẫn chỉ dùng tới công thức toán mà chưa sử dụng Macro, vốn là một phần rất mạnh trong Excel, cung cấp khả năng lập trình và xử lí cao cấp.
Ý tưởng xây dựng hệ thống
1 Những yêu cầu của hệ thống số liệu
Hệ thống số liệu cần khắc phục được những khó khăn trong quá trình tìm kiếm số liệu của sinh viên vừa tạo một kho dữ liệu đa dạng lại vừa có tính cập nhật cao, có thể thay đổi liên tục để nhận biết được những biến động mới nhất, đưa vào trong xử lí.
Hệ thống cần dễ sử dụng, người dùng có toàn quyền truy cập đến toàn bộ các bảng số liệu để dễ dàng thay đổi, chỉnh lý, xử lí cho phù hợp mục đích sử dụng
Hệ thống cần dễ dàng nâng cấp, đưa thêm vào những phát triển, ứng dụng mới để phù hợp với những yêu cầu thực hành của sinh viên và các yêu cầu công việc nếu được sử dụng bởi chuyên viên phân tích.
2 Nền tảng xây dựng hệ thống số liệu
Hệ thống được xây dựng trên nền tảng Macro viết bằng Visual Basics for Applications trong Excel Tất cả các macro đều được viết bởi các tác giả và không sao chép từ bất cứ nguồn nào.
Hệ thống đảm bảo các yêu cầu đặt ra cho một hệ thống tập hợp, lưu trữ, xử lý, cập nhật số liệu dành cho sinh viên chuyên ngành Toán tài chính và các sinh viên có nhu cầu truy cập xử lí số liệu tài chính, chứng khoán:
Hệ thống hiện bao gồm tập hợp 4 file excel, nên việc truy tìm dữ liệu rất đơn giản, việc thay đổi cũng rất dễ dàng vì người dùng có thể sửa công thức của tất cả các ô excel Việc cập nhật được thực hiện thông qua các macro, đem lại cho người dùng những số liệu mới và cập nhật nhất
Hệ thống viết trên excel nên rất dễ sử dụng, macro được tích hợp vào các nút bấm (button), người dùng có thể click vào để có thể thực thi hoạt động của macro
Hệ thống có thể dễ dàng tạo tab và truy cập số liệu phục vụ cho những nghiên cứu, phát triển, ứng dụng mới.
Hình 1 - Macro download giá cổ phiếu
Hình 2 - Macro download dữ liệu công ty
3 Những lợi ích mà hệ thống số liệu mang lại
Hệ thống tạo ra một nguồn tổng hợp chung các số liệu tạo sự thuận tiện trong truy cập và xử lí, rút ngắn thời gian tìm kiếm và điều chỉnh.
Hệ thống tạo một cơ sở chung để sinh viên cùng nhau phát triển các công cụ phân tích tài chính đa dạng
Sinh viên có thể xem công thức để học hỏi cách làm từ các nghiên cứu ứng dụng đã được thực hiện trên hệ thống
Các thành phần của hệ thống số liệu
1 Hệ thống cập nhật số liệu giá hiện thời chứng khoán của tất cả cổ phiếu trên sàn HOSE
2 Hệ thống cập nhật số liệu giá hiện thời chứng khoán của tất cả cổ phiếu trên sàn HNX
3 Hệ thống cập nhật số liệu giá hiện thời chứng khoán của tất cả cổ phiếu trên sàn UPCOM
4 Download giá lịch sử và vẽ đồ thị giá đóng cửa
5 Tải giá đóng của của một danh mục các cổ phiếu và vẽ đồ thị
6 Tính lợi suất và vẽ đồ thị lợi suất của danh mục
7 Download lịch sử giá của tất cả các cổ phiếu trên sàn HOSE
8 Danh sách các hệ số Beta ước lượng của các cổ phiếu trên sàn HOSE
9 Chuỗi lãi suất ngân hàng và chỉ số CPI
10 Tổng hợp danh sách công ty và mã cổ phiếu trên 3 sàn HOSE, HNX, UPCOM và các công ty chưa lên sàn (OTC) cùng các chỉ số tài chính cơ bản
11 Tra cứu thông tin công ty và các chỉ số tài chính cơ bản theo mã cổ phiếu
Phát triển hệ thống
1 Phát triển bài giảng và các công cụ phân tích dựa trên hệ thống dữ liệu
Hệ thống được phát triển theo các mục tiêu
- Tăng số lượng và độ đa dạng của số liệu, mở rộng đưa vào thêm các số liệu kinh tế như GDP, xuất nhập khẩu…
- Điều chỉnh và chuẩn hóa số liệu, chuyển số liệu dạng ngày sang tuần, tháng, năm và ngược lại
- Phát triển thêm nhiều các công cụ phân tích tài chính tích hợp vào hệ thống, sử dụng dữ liệu và cấu trúc chung của hệ thống
2 Kho dữ liệu trực tuyến
- Hệ thống đang được phát triển theo hướng đồng bộ hóa với một website trên mạng để vừa đảm bảo được tính phù hợp và dễ sử dụng trên excel, nhưng các số liệu và nghiên cứu vẫn được trao đổi và cập nhật thông qua trang web http:// vncfo.com
Hệ thống tổng hợp, cập nhật dữ liệu tài chính dành cho sinh viên chuyên ngành Toán Tài chính
Hệ thống cập nhật số liệu giá hiện thời chứng khoán của tất cả cổ phiếu trên sàn HOSE, HNX, UPCOM
cổ phiếu trên sàn HOSE, HNX, UPCOM
Hệ thống cập nhật số liệu giá hiện thời có thể cập nhật trực tiếp đến các website chứng khoán (cụ thể đang dùng website tls.vn của công ty chứng khoán Thiên Long), bảng cho biết tình hình giao dịch hiện tại đang diễn ra trên sàn tương ứng(HNX, HOSE, UPCOM), hiển thị giá trần, giá sàn, khớp lệnh, dư mua, dư bán, v.v
- Giá cổ phiếu được cập nhật trên excel nên có thể trích dẫn số liệu sang các sheet khác để tính toán rất tiện lợi
- Click vào nút cập nhật như hình dưới đây để hệ thống cập nhật bảng giá mới nhất
- Sử dụng để theo dõi giá hiện thời của các cổ phiếu được quan tâm
- Tạo danh mục đầu tư và theo dõi giá trị hiện thời của danh mục
- Sử dụng để cảnh báo rủi ro khi cổ phiếu vượt quá mức giá cho phép
- Người dùng có thể dùng hàm VLOOKUP để truy xuất dữ liệu tương ứng với mã cổ phiếu
Hình 3 - Bảng giá trực tuyến HOSE
Hình 4 - Một phần Bảng giá trực tuyến UPCOM
Hình 5 - Một phần bảng giá trực tuyến HNX
(số liệu được cập nhật từ trang web tls.vn )
Download giá lịch sử và vẽ đồ thị giá đóng cửa
giá lịch sử và vẽ đồ thị giá đóng cửa
Hệ thống download lịch sử giá là phần được đưa ra sớm nhất và cũng đã được sử dụng bởi nhiều bạn sinh viên trong chuyên ngành Toán Tài chính để phục vụ cho các nghiên cứu và thực hiện đề án của mình do tính dễ sử dụng và yêu cầu download giá lịch sử của một mã cổ phiếu là một yêu cầu rất thường gặp trong phân tích chứng khoán Hệ thống cũng đưa ra biểu đồ giá đóng cửa ngay khi tải xong giá
Hình 6 - Download giá lịch sử và đồ thị
2 Sử dụng Để download lịch sử giá chỉ cần nhập mã cổ phiếu và ấn tải lịch sử giá
Tuy nhiên lưu ý rằng giá thường được download theo thứ tự từ hiện tại về quá khứ, mà trong phân tích thường sử dụng chuỗi thời gian từ quá khứ đến hiện tại, nên cần ấn nút đảo ngược để số liệu được thay đổi lại thứ tự cho phù hợp với phân tích
- Thường sử dụng để tính chuỗi lợi suất để phục vụ các phân tích sâu hơn
Tải giá đóng của của một danh mục các cổ phiếu và vẽ đồ thị
Phần này là kết hợp sử dụng nhiều lần download giá lịch sử một cổ phiếu để người dùng có thể tạo bảng giá cùng số lượng quan sát khi phân tích một danh mục
Hình 7 - Giá đóng cửa của danh mục các cổ phiếu
Nhập số mã cổ phiếu( từ 1-10), số quan sát tải về, các cổ phiếu tương ứng ở trong các ô màu cam Ấn tải lịch sử giá
Tuy nhiên lưu ý rằng giá thường được download theo thứ tự từ hiện tại về quá khứ, mà trong phân tích thường sử dụng chuỗi thời gian từ quá khứ đến hiện tại, nên cần ấn nút đảo ngược để số liệu được thay đổi lại thứ tự cho phù hợp với phân tích
Tính lợi suất và vẽ đồ thị lợi suất của danh mục
Thông thường các chuỗi lợi suất mới được sử dụng trong các phân tích chứ không phải là các chuỗi giá, phần này tính lợi suất của toàn bộ danh mục được tải giá ở mục III, đồng thời tính lợi suất trung bình và covariance giữa các chuỗi lợi suất.
Trích xuất số liệu từ trang này để sử dụng cho các phân tích
Download lịch sử giá của tất cả các cổ phiếu trên sàn HOSE
Thông thường việc tập trung và cập nhật số liệu của cả sàn là công việc gây mất nhiều thời gian, nhờ có macro download giá lịch sử ta có thể
Hình 9 - Download giá và phân tích với toàn bộ sàn
Nhập danh sách các mã cổ phiếu của sàn(có thể được lấy trong file dulieucongty.xls) và ấn tải lịch sử giá
Tuy nhiên lưu ý rằng giá thường được download theo thứ tự từ hiện tại về quá khứ, mà trong phân tích thường sử dụng chuỗi thời gian từ quá khứ đến hiện tại, nên cần ấn nút đảo ngược để số liệu được thay đổi lại thứ tự cho phù hợp với phân tích
Có thể thực hiện phân tích với lượng dữ liệu lớn để chọn ra các cổ phiếu đáng quan tâm
Coi toàn bộ các cổ phiếu trên sàn là một danh mục đầu tư để phân tích, tỉ trọng là thị giá vốn của mỗi mã cổ phiếu
Danh sách các hệ số Beta ước lượng của các cổ phiếu trên sàn HOSE
Hệ số beta: là hệ số đo lường mức độ biến động hay còn gọi là thước đo rủi ro hệ thống của một chứng khoán hay một danh mục đầu tư trong tương quan với toàn bộ thị trường
Hệ số beta là một tham số quan trọng trong mô hình định giá tài sản vốn (CAPM).
Beta được tính toán dựa trên phân tích hồi quy, và bạn có thể nghĩ về beta giống như khuynh hướng và mức độ phản ứng của chứng khoán đối với sự biến động của thị trường Một chứng khoán có beta bằng 1, muốn ám chỉ rằng giá chứng khoán đó sẽ di chuyển cùng bước đi với thị trường Một chứng khoán có beta nhỏ hơn 1 có nghĩa là chứng khoán đó sẽ có mức thay đổi ít hơn mức thay đổi của thị trường Và ngược lại, beta lớn hơn 1 sẽ chúng ra biết giá chứng khoán sẽ thay đổi nhiều hơn mức dao động của thị trường Ví dụ, nếu beta của một chứng khoán là 1.2, điều đó có nghĩa là nó có biên độ dao động nhiều hơn thị trường 20%.
Dựa vào hệ thống số liệu này ta có thể tính được beta cho toàn bộ thị trường mà cụ thể là beta của cả sàn HOSE như hình dưới đây
Hình 10- Hệ số beta của toàn bộ các cổ phiếu trên sàn HOSE
Sử dụng trong mô hình CAPM và đánh giá độ biến động của chứng khoán
Chuỗi lãi suất ngân hàng và chỉ số CPI
Chuỗi lãi suất và CPI để phục vụ cho việc định giá chứng khoán, số liệu lấy nguồn từ Bloomberg
Hình 11 - Chuỗi lãi suất ngân hàng và lạm phát (nguồn : Bloomberg)
Tổng hợp danh sách công ty và mã cổ phiếu trên 3 sàn HOSE, HNX,
HNX, UPCOM và các công ty chưa lên sàn (OTC) cùng các chỉ số tài chính cơ bản
Tập hợp các thông tin về các công ty cổ phần được niêm yết trên các sàn và đang giao dịch tự do OTC, số liệu lấy nguồn từ website công ty chứng khoán Tân Việt sử dụng macro.
Các thông tin về công ty được tổng hợp bao gồm:
- Tên / Tên giao dịch / Tên viết tắt
- Địa chỉ / Điện thoại / Website
- Các chỉ số tài chính cơ bản:
- P/B: Chỉ số P/B (Price-to-Book ratio – Giá/Giá trị sổ sách) là tỷ lệ được sử dụng để so sánh giá của một cổ phiếu so với giá trị ghi sổ của cổ phiếu đó.
Tỷ lệ này được tính toán bằng cách lấy giá đóng cửa hiện tại của cổ phiếu chia cho giá trị ghi sổ tại quý gần nhất của cổ phiếu đó. o Công thức tính như sau:
TTS: Tổng giá trị tài sản TSVH : Giá trị tài sản vô hình Deb: Nợ
- EPS: Đây là phần lợi nhuận mà công ty phân bổ cho mỗi cổ phần thông thường đang được lưu hành trên thị trường EPS được sử dụng như một chỉ số thể hiện khả năng kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp, được tính bởi công thức:
EPS = (Thu nhập ròng - cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / lượng cổ phiếu bình quân đang lưu thông
Trong việc tính toán EPS, sẽ chính xác hơn nếu ta sử dụng lượng cổ phiếu lưu hành bình quân trong kì để tính toán vì lượng cổ phiếu thường xuyên thay đổi theo thời gian Tuy nhiên trên thực tế người ta thường hay đơn giản hoá việc tính toán bằng cách sử dụng số cổ phiếu đang lưu hành vào thời điểm cuối kì (khi đó EPS tính được gọi là EPS pha loãng - diluted EPS) Có thể làm giảm EPS dựa trên công thức cũ bằng cách tính thêm cả các cổ phiếu chuyển đổi, các bảo chứng (warrant) vào lượng cổ phiếu đang lưu thông.
- Z-score Altman: Các nhà đầu tư thường xem xét hệ số đòn bẩy tài chính(Financial leverage) để đánh giá tình hình nợ nần của doanh nghiệp từ đó quyết định mức độ rủi ro khi đầu tư vào doanh nghiệp đó Tuy nhiên có một chỉ số có thể giúp các nhà đầu tư đánh giá rủi ro tốt hơn, thậm chí có thể dự đoán được nguy cơ phá sản của doanh nghiệp trong tương lai gần Đó chính là hệ số nguy cơ phá sản (Z-Score) do nhà kinh tế học Hoa Kỳ Edward I. Altman, giảng viên trường đại học New York thiết lập o Hệ số này chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp chứ không áp dụng cho các định chế tài chính như ngân hàng hay là các công ty đầu tư tài chính Ở Hoa Kỳ, hệ số nguy cơ phá sản đã dự đoán tương đối chính xác tình hình phá sản của các doanh nghiệp trong tương lai gần Có khoảng 95% doanh nghiệp phá sản được dự báo nhờ Z-Score trước ngày phá sản một năm Tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 74% cho những dự báo trong vòng 2 năm. o Công thức tính hệ số nguy cơ phá sản:
A1 = Vốn lưu động/Tổng tài sản A2 = Lợi nhuận chưa phân phối/Tổng tài sản A3 = EBIT/Tổng tài sản
A4 = (Giá thị trường của cổ phiếu*Số lượng cổ phiếu lưu hành)/Tổng nợ
A5 = Hiệu quả sử dụng tài sản Chú thích:
Vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn Hiệu quả sử dụng tài sản = Doanh thu/Tổng tài sản
Sau khi đã tính toán được hệ số nguy cơ phá sản rồi, các nhà đầu tư sẽ đối chiếu với các giá trị sau:
Nếu Z-Score ≥ 2.99 thì doanh nghiệp có tài chính lành mạnh
Nếu 1.81