1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất , kinh doanh chè của hợp tác xã chè kim thoa, trên địa bàn thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên

77 14 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 230,7 KB

Cấu trúc

  • Phần 1. MỞ ĐẦU (10)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài (10)
    • 1.2. Mục tiêu của nghiên cứu (11)
      • 1.2.1. Mục tiêu chung (11)
      • 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (11)
    • 1.3. Ý nghĩa của đề tài (11)
      • 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu (11)
      • 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn (12)
  • PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN (13)
    • 2.1. Cơ sở khoa học (13)
      • 2.1.1. Cơ sở lý luận về kinh tế hợp tác và HTX (13)
      • 2.1.2. Một số lý luận cơ bản về thị trường (15)
      • 2.1.3. Khái niệm về đánh giá (15)
      • 2.1.4. Khái niệm kinh doanh (16)
      • 2.1.5. Khái niệm về hiệu quả kinh doanh (16)
      • 2.1.6. Khái niệm chi phí (16)
      • 2.1.7. Khái niệm lợi nhuận (16)
    • 2.2. Cơ sở thực tiễn (16)
      • 2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới (16)
      • 2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè tại Việt Nam (17)
      • 2.2.3. Thuận lợi và khó khăn trong sản xuất chè tại Việt Nam (19)
      • 2.3.4. Vài nét lịch sử hình thành HTX Trà Kim Thoa (22)
  • Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (23)
    • 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (23)
      • 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu (23)
      • 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu (23)
    • 3.2. Nội dung nghiên cứu (23)
    • 3.3. Phương pháp nghiên cứu (23)
      • 3.3.1. Phương pháp điều tra thu thập thông tin (23)
      • 3.3.2. Phương pháp xử lý số liệu (24)
      • 3.3.3. Phương pháp phân tích và tổng hợp số liệu (24)
      • 3.3.4. Hệ thống các chỉ tiêu dùng trong nghiên cứu (24)
  • Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN (26)
    • 4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu (26)
      • 4.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên (26)
      • 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội có tác động đến sản xuất nông nghiệp của hợp tác xã (27)
      • 4.1.3. Thực trạng phát triển của HTX (27)
      • 4.1.4. Tình hình chung của HTX (28)
      • 4.1.5. Đặc điểm chung của HTX (32)
      • 4.1.6. Đánh giá thị trường, khả năng tham gia thị trường của HTX Trà Kim Thoa . 24 4.1.7. Tình hình sản xuất của HTX Trà Kim Thoa (34)
      • 4.1.8. Nguyên liệu, trang thiết bị được sử dụng và các sản phẩm của cơ sở (0)
      • 4.1.9. Thực trạng tiêu thụ chè tại HTX Trà Kim Thoa (40)
    • 4.2. Phân tích HQKT từ hoạt động sản xuất kinh doanh chè của HTX Trà Kim Thoa (40)
      • 4.2.1. Tình hình thành viên và lao động trong HTX (40)
      • 4.2.2. Thực trạng về giống chè tại HTX Trà Kim Thoa (43)
      • 4.2.3. Thực trạng sử dụng phân bón trong HTX Trà Kim Thoa (43)
      • 4.2.4. Giá trị sản xuất của HTX Trà Kim Thoa (44)
      • 4.2.5. Chi phí trung gian của HTX Trà Kim Thoa (45)
      • 4.2.6. Giá trị gia tăng của chè tại HTX Trà Kim Thoa (48)
      • 4.2.7. Hình thức tiêu thụ của HTX Trà Kim Thoa (48)
    • 4.4. Một số nhận xét về tình hình phát triển sản xuất kinh doanh chè của HTX Trà (50)
  • Phần 5. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ (52)
    • 5.1. Quan điểm và mục tiêu (52)
      • 5.1.1. Mục tiêu (52)
    • 5.2. Một số định hướng nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất kinh doanh chè tại HTX Trà Kim Thoa (52)
      • 5.2.1. Phân tích đối thủ cạnh tranh (52)
      • 5.2.2. Kế hoạch marketing (53)
    • 5.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất kinh doanh chè tại (54)
      • 5.3.1. Giải pháp về chính sách thu hút đầu tư (54)
      • 5.3.2. Giải pháp về nguồn lao động (54)
      • 5.3.3. Giải pháp về xây dựng thương hiệu (55)
      • 5.3.4. Giải pháp về khoa học kĩ thuật (55)
    • 1. KẾT LUẬN (56)
    • 2. KIẾN NGHỊ........................................................................................................ 43 PHIẾU ĐIỀU TRA (57)

Nội dung

CƠ SỞ LÝ LUẬN

Cơ sở khoa học

2.1.1 Cơ sở lý luận về kinh tế hợp tác và HTX

2.1.1.1 Khái niệm về hợp tác

Hợp tác là hành động mà các bên cùng nhau chung tay làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc hoặc bất kỳ lĩnh vực nào để cùng hướng tới một mục tiêu chung.

2.1.1.2 Khái niệm kinh tế hợp tác

Kinh tế hợp tác là hình thức tự nguyện của những người lao động những người sản xuất nhỏ dưới các hình thức đa dạng, để kết hợp sức mạnh của các thành viên tạo nên sức mạnh tập thể để giải quyết các vấn đề sản xuất kinh doanh và đời sống tạo điều kiện phát triển sản xuất, kinh doanh có hiệu quả bền vững

Một trong những hình thức liên kết giữa các chủ thể đó là thành lập HTX. HTX được tổ chức trên cơ sở đóng góp cổ phần và sự tham gia lao động trực tiếp của xã viên, phân phối theo kết quả lao động và theo cổ phần Mỗi xã viên có quyền như nhau đối với công việc chung HTX là phương thức tất yếu trong lao động sản xuất và các hoạt động kinh tế, gắn liền với sự phát triển kinh tế và bị ràng buộc và quy định bởi sự tiến triển trong quá trình xã hội hoá của hoạt động kinh tế của con người và phải thích ứng với tiến trình phát triển kinh tế đó HTX phải tạo ra xung lực tăng năng suất lao động và đạt hiệu quả kinh tế cao.

Theo luật HTX năm 2012 có định nghĩa như sau: “Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã (Luật Hợp tác xã, 2012)

 Một số đặc điểm hợp tác xã Việt Nam

Hợp tác xã là hình thức thực hiện các quá trình hợp tác với nhau trong hoạt động kinh tế Với mục tiêu phát triển sản xuất Tiết kiệm chi phí và lao động, tăng hiệu quả kinh tế.

Thứ nhất, xét về góc độ kinh tế, hợp tác xã là một tổ chức kinh tế mang tính xã hội Tính xã hội của HTX thể hiện ở chỗ:

Nguyên tắc phân chia lợi nhuận: Một phần lợi nhuận trong hợp tác xã dùng để trích lập các quỹ, được phân chia cho việc đáp ứng nhu cầu giáo dục, huấn luyện, thông tin cho xã viên, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa – xã hội chung của cộng đồng dân cư địa phương … Một phần lợi nhuận khác cần được phân phối lại cho xã viên theo mức độ sử dụng dịch vụ Do vậy mà kể cả những thành viên góp vốn ít nhưng vẫn có cơ hội được nhiều lợi nhuận hơn người góp nhiều.

Hợp tác xã được thành lập để tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nhằm tạo việc làm cho các thành viên, thúc đẩy sự phát triển và góp phần hạn chế thất nghiệp trong xã hội.

Thứ hai, có số lượng thành viên tối thiểu là 7 thành viên.

Thứ ba, xét về góc độ pháp lý, Hợp tác xã có tư cách pháp nhân và chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn của mình.

Thứ tư, thành viên hợp tác xã góp vốn đồng thời cam kết sử dụng sản phẩm dịch vụ của hợp tác xã hoặc người lao động trong hợp tác xã Nếu không sử dụng sản phẩm dịch vụ trong thời gian 3 năm trở lên hoặc không làm việc trong hợp tác xã quá 2 năm thì mất tư các thành viên.

Tính tự chủ vốn có của các bên tham gia được giữ vững, không bị mất đi Tăng thêm sức mạnh tổng lực và phát triển được những ưu thế của phương thức HTX 2.1.1.4 Vai trò của HTX

Với đặc thù sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ như hiện nay, các HTX chính là

“cánh tay nối dài” giữa các hộ nông dân với các doanh nghiệp, đồng thời giúp cung cấp các vật tư đầu vào, hướng dẫn người dân sản xuất theo quy trình, đảm bảo đầu ra cho các nông sản.

Hợp tác xã có vai trò rất quan trọng trong quá trình thúc đẩy sự phát triển của ngành nông nghiệp Chính vì vậy, việc tháo gỡ các khó khăn nội tại hiện có của HTX là điều cần thiết để đưa sản xuất của ngành nông nghiệp ngày càng có hiệu quả, gia tăng và ổn định thu nhập cho người nông dân.

Thúc đẩy mở rộng thị trường tiêu thụ nhờ đó giúp ổn định thị trường đầu ra cho các xã viên.

Thúc đẩy áp dụng khoa học kĩ thuật, công nghệ hiện đại trong sản xuất.

Nâng cao trình độ nhận thức, trình độ quản lý, trình độ tiếp cận khoa học kĩ thuật cho các xã viên.

2.1.2 Một số lý luận cơ bản về thị trường

2.1.2.1 Khái niệm về thị trường

Thị trường là môi trường cho phép người mua và người bán trao đổi hàng hóa, dịch vụ, thỏa mãn nhu cầu của cả hai bên về cung và cầu.

Một số khái niệm khác về thị trường như: “Thị trường là tập hợp những người mua, người bán tác động qua lại lẫn nhau, dẫn đến khả năng trao đổi” Hay một cách hiểu khác về thị trường chính là “nơi diễn ra các hoạt động mua và bán một thứ hàng hóa nhất định nào đó”

2.1.2.2 Vai trò của thị trường

Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp góp phần vào việc thoả mãn các nhu cầu của thị trường, kích thích sự ra đời của các nhu cầu mới và nâng cao chất lượng nhu cầu Tuy nhiên trong cơ chế thị trường, thì thị trường có vai trò đặc biệt quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Thị trường có vị trí quan trọng, nó vừa là mục tiêu của người sản xuất kinh doanh, vừa là môi trường của hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa nông nghiệp Hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục cần có thị trường đáp ứng Nó là điều kiện quyết định sự sống còn và phát triển của doanh nghiệp HTX Là công cụ điều tiết của nhà nước đến hoạt động thương mại và toàn nền kinh tế Thị trường dự trữ hàng hóa phục vụ sản xuất và tiêu dùng xã hội đảm bảo việc điều hòa cung cầu.

2.1.3 Khái niệm về đánh giá Đánh giá là “Quá trình có hệ thống, độc lập và được lập thành văn bản để thu được bằng chứng khách quan và xem xét đánh giá chúng một cách khách quan để xác định mức độ thực hiện các chuẩn mực đánh giá.

Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới

Trong văn hóa ẩm thực trên thế giới, mỗi quốc gia đều mang bản sắc văn hóa riêng biệt với những món ăn đặc trưng Tuy nhiên về văn hóa chè thì có khá nhiều quốc gia có sự tương đồng nhau Chè đang là một trong những thức uống được nhiều người trên khắp thế giới ưa chuộng Với lịch sử có từ hàng nghìn năm, cho đến nay chè đã và đang được trồng ở hầu khắp trên thế giới Trong đó, Việt Nam và một số nước châu Á đang là khu vực có diện tích và sản lượng chè lớn nhất toàn cầu nhờ vào khí hậu và đất đai màu mỡ.

Hiện nay Thị trường tiêu thụ trong nước phần lớn là chè xanh ngược lại với thị trường xuất khẩu chủ yếu là chè đen (chiếm tỷ trọng đến 51%) Trong những năm gần đây, ngoài người trung niên và lớn tuổi, sản lượng tiêu thụ chè của giới trẻ cũng đang có xu hướng tăng.

Trong 7 tháng đầu năm 2021, giá chè xuất khẩu bình quân đạt 6,21 USD/kg, tăng 5,92% so với cùng kỳ năm 2022 Chè xanh là chủng loại xuất khẩu chính trong

7 tháng đầu năm 2021, đạt 163,3 nghìn tấn, giảm 5,5% so với cùng kỳ năm 2022, chiếm 84,1% tổng lượng chè xuất khẩu Tiếp theo là chủng loại chè đen xuất khẩu đạt 15,7 nghìn tấn, giảm 4,4%, chiếm 8,1%; chè ô long đạt 10,4 nghìn tấn, giảm 4,1%, chiếm 5,4%; chè hương vị đạt 3,02 nghìn tấn, giảm 16,2%, chiếm 1,6%; chè Phổ nhĩ được làm từ lá của cây chè Shan tuyết cổ thụ đạt 1,42 nghìn tấn, giảm 21,6%, chiếm 0,7% (Bộ công thương Việt Nam, 2021).

2.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè tại Việt Nam

2.2.2.1 Vài nét về lịch sử phát triển sản xuất chè ở Việt Nam

Ngành sản xuất chè của Việt Nam đã có từ rất lâu đời, nhiều quá trình hình thành và phát triển khác nhau mới có được như ngày hôm nay.

Vào khoảng trước thế kỷ thứ 17, sản xuất chè của nước ta hình thành hai vùng đó là Vùng Trung du chuyên sản xuất chè tươi, chè nụ và chè băm, chế biến đơn giản (các vùng trung du và đồng bằng), Vùng chè rừng ở miền núi, sản xuất chè Chi, chè Mạn, chè lên men bán phần (đồng bào dân tộc miền núi.). Đến thế kỷ 19, người Pháp bắt đầu cho khảo sát, sản xuất và buôn bán chè tại

Hà Nội Năm 1890, đồn điền chè đầu tiên đã được thành lập tại Tình Cương (PhúThọ) với diện tích khoảng 60 ha Năm 1925, cây chè đã bắt đầu phát triển mạnh,trên cả nước đã hình thành thêm một số vùng chè chính như Vùng chè Tây Nguyên,vùng chè Trung bộ, vùng chè Bắc bộ và Bắc trung bộ.

Giai đoạn 1945-1975, đất nước ta trải qua hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, chiến tranh tàn phá nên việc phát triển sản xuất chè bị thụt giảm và sau khi giải phóng hoàn toàn đất nước năm 1975, sản xuất chè đã được chú ý và tăng cường phát triển trở lại.

Năm 1991, sau khi khối Liên Xô chính thức tan rã, thị trường chè Việt Nam đã gặp rất nhiều khó khăn Để có thể trụ lại với nền kinh tế, ngành chè nước ta đã từng bước chuyển dần từ sản xuất theo kế hoạch hóa sang cơ chế kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế; một số liên doanh sản xuất chè giữa Việt Nam với các công ty chè đến từ Đài Loan, Ấn Độ, Irắc được hình thành Đó là khởi đầu thời kỳ sản xuất, hội nhập của nền sản xuất chè Việt Nam.

Vào đầu thế kỷ 21, ngành sản xuất chè của nước ta có bước phát triển rất khả quan, trên địa bàn cả nước có hơn 34 tỉnh trồng chè với tổng diện tích 130 ngàn ha.

2.2.2.2 Tình hình sản xuất chè của Việt Nam

Hiện nay chè Cả nước hiện đang có khoảng 140.000 ha đất trồng chè Diện tích chè đang cho thu hoạch là 130.000 ha, năng suất bình quân đạt 8 tấn búp tươi/1ha Trong khi tổng sản lượng chè của Việt Nam chỉ đạt 185.000 - 200.000 tấn chè khô/năm, nhưng tổng công suất các nhà máy chế biến từ búp chè tươi lại lớn hơn gấp hai, ba lần.

Là nước thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa, Việt Nam đã có được những điều kiện thuận lợi về thời tiết, khí hậu và đất đai trong việc trồng và sản xuất chè Vì vậy nước ta đã nắm bắt rất tốt lợi thế này để tăng cường hơn cho việc sản xuất chè.Theo thống kê của Hiệp hội chè Việt Nam, tính đến năm 2022, nước ta có 34 tỉnh,thành phố trồng chè với tổng diện tích 123 nghìn ha, năng suất bình quân đạt gần 95 tạ/ha, sản lượng đạt 1,02 triệu tấn chè búp tươi Diện tích trồng chè lớn tập trung chủ yếu ở khu vực Trung du và miền núi phía Bắc, sau đó rải rác ở các khu vực nhưTây Nguyên, đồng bằng Bắc Bộ và bắc Trung Bộ Một số tỉnh của nước ta có diện tích đất trồng chè lớn phải kể đến như: Thái Nguyên (22,3 nghìn ha), Lâm Đồng(10,8 nghìn ha), Hà Giang (21,5 nghìn ha), Phú Thọ (16,1 nghìn ha)

Với Việt nam hiện nay, giống chè là vô cùng đa dạng Theo thống kê có đến

170 giống chè các loại đảm bảo chất lượng và cho năng suất cao, trong đó có một số giống mang hương vị đặc biệt được thế giới ưa chuộng.

2.2.2.3 Tình hình tiêu thụ chè tại Việt Nam

Việt Nam hiện đứng thứ 5 trên thế giới về xuất khẩu chè, đứng thứ 7 về sản xuất chè toàn cầu Sản phẩm chè của Việt Nam hiện đã được xuất sang 74 quốc gia và vùng lãnh thổ Trong đó Các thị trường chính của sản phẩm chè Việt Nam là Pakistan, Trung Quốc, Nga và Indonesia…Trong nửa đầu năm 2021 chè của Việt Nam xuất khẩu chủ yếu tới thị trường Pa-ki-xtan, thị trường Đài Loan và Nga. Lượng xuất khẩu tới 3 thị trường này chiếm 55,4% tổng lượng chè xuất khẩu Trong đó, lượng và trị giá xuất khẩu tới Pa-ki-xtan và thị trường Đài Loan tăng trưởng khá, xuất khẩu sang Nga lại giảm Đáng chú ý chè xuất khẩu tới thị trường Trung Quốc, I-rắc và Ấn Độ tăng rất mạnh trong nửa đầu năm 2021; Trong đó, lượng và trị giá xuất khẩu tới thị trường Ấn Độ tiếp tục tăng rất cao.

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu chè trong tháng 8/2021 đạt 10,3 nghìn tấn, trị giá 17,4 triệu USD, giảm 22,2% về lượng và giảm 20,2% về trị giá so với tháng 8/2022 Tính chung trong 8 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu chè đạt 79,9 nghìn tấn, trị giá 133 triệu USD, giảm 5,6% về lượng và giảm 1,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022 Giá chè xuất khẩu bình quân trong tháng 8/2021 đạt 1.685,9 USD/tấn, tăng 2,5% so với tháng 8/2022 Trong 8 tháng đầu năm 2021, giá chè xuất khẩu bình quân đạt 1.664 USD/tấn (Bộ công thương Việt Nam, 2021).

2.2.3 Thuận lợi và khó khăn trong sản xuất chè tại Việt Nam

2.2.3.1 Vị trí, vai trò của cây chè trong đời sống

Ngày nay, cùng với nền sản xuất nông nghiệp phát triển thì ngành nghề chè cũng phát triển theo Không những vậy, chè còn là thứ nước uống lý tưởng và có giá trị kinh tế cao, trở thành thứ nước uống thông dụng và phổ biến ở 115 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Trong điều kiện được đầu tư thâm canh cao, cây chè có thể giúp người nông dân làm giàu Với những người ít vốn, chè là cây trồng giúp xóa đói giảm nghèo Nếu có thị trường tiêu thụ, đầu tư lớn sẽ thu được nhiều đối tác khách hàng làm tăng thu lợi nhuận.

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu vấn đề vấn đề hiệu quả kinh tế, sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè của các hộ trồng chè trong hợp tác xã Trà Kim Thoa, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

3.1.2.1 Không gian nghiên cứu Đề tài được tiến hành thực hiện nghiên cứu trên phạm vi của HTX Trà Kim Thoa, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

3.1.2.2 Phạm vi về thời gian nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu

Hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển sản xuất chè. Đánh giá hiệu quả kinh tế và tình hình sản xuất chè của HTX Trà Kim Thoa trong những năm gần đây từ 2021 - 2022. Đánh giá chung những mặt thuận lợi, khó khăn trong sản xuất chè. Đề xuất một số phương hướng, giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất chè cho HTX Trà Kim Thoa.

Phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Phương pháp điều tra thu thập thông tin

3.3.1.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Tìm hiểu các chính sách của Nhà nước nhằm hỗ trợ phát triển sản xuất chè Tham khảo thêm trên các trang mạng xã hội, sách báo…

3.3.1.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Phương pháp điều tra bằng phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp và lắng nghe kinh nghiệm của các hộ trồng cây lâu năm.

3.3.2 Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu thứ cấp thu thập được lựa chọn và sắp xếp theo thứ tự nội dung để tạo sự liên kết hợp lý Các số liệu sơ cấp điều tra được xử lý và được sắp xếp theo nội dung cho phù hợp Số liệu từ phiếu điều tra các hộ sản xuất chè được tổng hợp theo các nội dung của phiếu điều tra.

Phương pháp phân tích SWOT: Đánh giá được những thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức của các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất và tiêu thụ chè.

3.3.3 Phương pháp phân tích và tổng hợp số liệu

+ Từ các nguồn số liệu điều tra thu thập được trên địa bàn nghiên cứu Sau đó tiến hành tổng hợp, xử lý và phân tích số liệu trên Excel.

+ Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu: Sử dụng phương pháp này để tổng hợp các số liệu thu thập được sau đó xử lý, biểu diễn số liệu trên các bản biểu, phân tích đánh giá tình hình thực tiễn.

+ Phương pháp thống kê mô tả: Các thông tin, số liệu được mô tả, liên kết rõ ràng theo các phương pháp thống kê.

+ Phương pháp phân tích so sánh: So sách các kết quả đã phân tích qua các năm nhằm đánh giá thực trạng phát triển rõ hơn.

Từ các nguồn số liệu điều tra, thu thập được trên địa bàn nghiên cứu để tiến hành phân tích, tổng hợp và xử lý số liệu:

- Thực hiện tổng hợp theo từng nội dung nghiên cứu từ phiếu điều tra thu được trong lần đi thực tế.

3.3.4 Hệ thống các chỉ tiêu dùng trong nghiên cứu

3.3.4.1 Các chỉ tiêu phản ánh tình hình sản xuất của HTX

+ Năng suất và sản lượng sản phẩm thu hoạch.

+ Cơ cấu sản phẩm chè.

3.3.4.2 Các chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả kinh tế

- Giá trị sản xuất (GO): GO = ∑

Trong đó: Qi là khối lượng sản phẩm i.

Pi là đơn giá sản phẩm i.

- GO đối với cây chè đó là toàn bộ doanh thu bán sản phẩm từ lá chè, búp chè

Q là số lượng sản phẩm, P là giá cả tiêu thụ.

- Chi phí trung gian (IC):

Cj là toàn bộ chi phí vật chất và dịch vụ sản phẩm j.

- IC đối với cây chè đó là toàn bộ chi phí về giống, chi phí vật tư: đạm, lân, kali, phân chuồng, thuốc trừ sâu, vôi bột và các chi phí khác như điện, nước

- Giá trị gia tăng (VA): là giá trị sản phẩm dịch vụ tạo ra trong một năm sau khi đã trừ đi chi phí trung gian.

- Hiệu quả tính trên một đồng vốn trung gian

+ GO/IC: Giá trị sản xuất trên một đồng vốn trung gian

+ VA/IC: Giá trị tăng thêm trên một đồng vốn trung gian

+ MI/IC: Thu nhập hỗn hợp trên một đồng vốn trung gian

+ Pr/IC: Lợi nhuận thu được trên một đồng vốn trung gian - Hiệu quả kinh tế tính trên một đồng chi phí

+ GO/TC: Giá trị sản xuất trên một đồng chi phí

+ VA/TC: Giá trị gia tăng trên một đồng chi phí

+ MI/TC: Thu nhập hỗn hợp trên một đồng chi phí

+ Pr/ TC: Lợi nhuận thu được trên một đồng chi phí

- Hiệu quả kinh tế trên công lao động

+ GO/CLĐ: Giá trị sản xuất trên công lao động

+VA/CLĐ: Giá trị tăng thêm trên công lao động

+ MI/CLĐ: Thu nhập hỗn hợp trên công lao động

+ Pr/CLĐ: Lợi nhuận thu được trên công lao động

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

4.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên

Thành phố Thái Nguyên là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thái Nguyên, đây là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học - kỹ thuật, y tế, du lịch, dịch vụ của tỉnh Thái Nguyên và của vùng trung du miền núi phía Bắc; Theo những tờ rơi Giới thiệu vùng chè Phúc Xuân Thái Nguyên, hiện xã Phúc Xuân có khoảng 300ha chè, trong đó có khoảng 270ha chè kinh doanh Trong đó, số diện tích chè trung du hiện chỉ còn khoảng 50%, số còn lại là các loại chè giống mới Năng suất chè bình quân đạt khoảng 110-120 tạ/ha, thu nhập từ 1ha chè của xã bình quân đạt 80 triệu đồng/năm. Chè Phúc Xuân có đặc điểm gần tương đồng với chè Tân Cương, với vị đậm êm dịu cùng ngọt hậu lan tỏa Với nhiều người, chợ chè Phúc Xuân là một địa điểm có từ lâu đời, nơi người dân quanh vùng mang các sản phẩm trà đến bán.

Người dân Thái Nguyên không chỉ giỏi làm chè mà còn khéo giới thiệu về nghề truyền thống của quê hương Đến thăm đồi chè, du khách sẽ được tận mắt nhìn thấy quy trình thu hái, chế biến và thưởng thức sản phẩm chè Phúc Xuân; cảm nhận được mùi hương thơm ngát, vị chát nơi đầu lưỡi, ngọt ngào, thanh tao nơi cuống họng sau khi nhâm nhi chén nước chè sóng sánh, của người làm chè Phúc Xuân. Với những trải nghiệm này, mỗi người sẽ thêm yêu và sử dụng sản phẩm chè Phúc Xuân Thái Nguyên nhiều hơn.

Các hợp tác xã của Phúc Xuân trong vùng chè đặc sản Tân Cương của tỉnh Thái Nguyên.

Vùng nguyên liệu chè của HTX nằm cạnh phía Đông dãy núi Tam Đảo cao lớn.Địa thế này giúp cho cây chè có được điều kiện tốt nhất để phát triển Dễ dàng tránh được sự gay gắt của ánh nắng mặt trời hoặc sương muối Vì thế, những búp chè non luôn được sống dưới ánh nắng nhẹ nhàng nhiệt độ hài hòa Ngoài ra nguồn nước sạch tự nhiên chảy từ núi Tam Đảo xuống hồ Núi Cốc tạo ra nguồn nước tưới tiêu dự trữ vô cùng dồi dào.

4.1.1.3 Đất đai Đất đai ở Phúc Xuân rất màu mỡ, hơn nữa còn chứa các nguyên tố vi lượng với tỉ lệ phù hợp đặc biệt phù hợp trồng cây chè, độ pH 5.5 - 7.0 trên nền đất Feralit. Nhờ đó đã giúp cây chè có hương vị thơm ngon đậm đà.

Vùng tiểu khí hậu phía Đông dãy núi Tam Đảo cao trên dưới 1000 m so với mực nước biển Được cho là điều kiện lý tưởng cho cây chè phát triển hoàn thiện). Dãy núi Tam đảo như Tấm bình phong khổng lồ, giúp che chắn ánh sáng rất khắc nghiệt phía tây Đây được ví như một màng lọc tự nhiên của hệ sinh thái Tạo ra ánh sáng tán xạ và một bầu khí quyển khá mát mẻ quanh năm.

4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội có tác động đến sản xuất nông nghiệp của hợp tác xã

4.1.2.1 Điều kiện về dân số và lao động

Nhắc tới vấn đề dân số, lao động chính là nói đến vai trò của con người trong sự phát triển của HTX Vai trò đó được thể hiện qua hai góc độ: thứ nhất là con người với tư cách là người tiêu dùng sản phẩm, thứ hai với tư cách là người lao động tạo ra tất cả các sản phẩm đó với sức lực và trí tuệ.

Nhìn chung dân số và lao động tại địa phương hầu hết giao động trong độ tuổi từ

30 trở lên Đây là chỉ tiêu phản ánh năng lực, kinh nghiệm của người dân làm chè.

4.1.2.2 Tình hình giao thông, kết cấu hạ tầng

Từ vùng nguyên liệu tới cơ sở sản xuất hiện nay, hệ thống giao thông luôn được sự quan tâm của các ban ngành trong tỉnh Vì vậy tuyến đường từ thành phố Thái Nguyên vào tới các xã Tân Cương, Phúc Trìu, Phúc Xuân luôn thông thoáng, sạch sẽ Đường làng giữa các thôn và giữa các hộ với nhau đã được bê tông hóa.

4.1.3 Thực trạng phát triển của HTX

Với lợi thế nằm trong vùng chè đặc sản của Thái Nguyên, cùng nhiều thành viên đều là những người có kinh nghiệm lâu năm về các kỹ thuật trồng, chăm sóc và chế biến chè trên địa phương, vì vậy sản phẩm làm ra của HTX luôn luôn đảm bảo về chất lượng Mỗi thành viên khi tham gia HTX đều hiểu rõ tầm quan trọng và trách nhiệm với công việc của mình, và Những người nông dân đó luôn sẵn sàng với mọi công việc được phân công Họ có thể vừa chăm sóc chè, chế biến và thậm chí là trở thành người bán hàng trực tiếp cho HTX.

Vùng Nguyên Liệu chè của HTX Trà Kim Thoa nằm trong vùng chè đặc sản Tân Cương của tỉnh Thái Nguyên Vì vậy, đây là một trong những vùng cung cấp những loại chè ngon và nổi tiếng trên cả nước với diện tích đất trồng chè khá lớn, nguyên liệu cung cấp cho việc chế biến sâu sản phẩm cũng được đảm bảo HTX Trà Kim Thoa hiện có 14 thành viên, hàng trăm lao động thời vụ và gần 50 hộ liên kết cung cấp chè nguyên liệu tại các xã: Tân Cương, Phúc Xuân, Phúc Trìu (đều trực thuộc Vùng chè đặc sản Tân Cương Thái Nguyên) Với nhiều dòng sản phẩm truyền thống như: Chè đinh, Tôm nõn, Móc câu và các sản phẩm đặc biệt mang nét riêng như: Mộc Trà, An Trà, Sơn Trà, Thảo Trà, Lộc Trà, Trà túi lọc 3D… Với nỗ lực không ngừng và phương châm lấy chữ “Tín”, chữ “Tâm” làm kim chỉ nam cho mọi công đoạn kinh doanh, sản xuất, nâng tầm thương hiệu, các sản phẩm Kim Thoa Trà luôn chinh phục và làm vừa lòng cả những khách hàng khó tính nhất HTX Trà Kim Thoa hiện nay đã sản xuất, chế biến, tiêu thụ mỗi năm hàng nghìn tấn chè tươi (tương ứng với 100 - 200 tấn chè búp khô), cung cấp ra thị trường trong và ngoài nước.

Tại Thái Nguyên, Hà Nội và các thành phố lớn trên toàn quốc, thương hiệu Kim Thoa Trà đã trở nên vô cùng quen thuộc và rất được ưa chuộng bởi chất lượng thơm ngon, mẫu mã bao bì đẹp, sang trọng, lịch sự, chính sách giá tốt cho từng sản phẩm. Đây là một bước phát triển tạo tiền đề cho sự phát triển và tăng trưởng về sau.

4.1.4 Tình hình chung của HTX

Hiện nay, chè Thái Nguyên chủ yếu nội tiêu (70%) Nếu được chế biến tốt có thể gia tăng giá trị, mở rộng thị trường xuất khẩu Sản phẩm của Hợp tác xã Trà Kim Thoa đang được thị trường nội địa ưa chuộng và hướng tới xuất khẩu Ngoài ra Thái

Nguyên có đầy đủ điều kiện thuận lợi từ khí hậu đến đấi đai Tạo sự sinh trưởng và phát triển tốt nhất cho cây chè Khác với các vùng đất trồng chè của cả nước, chè Thái Nguyên luôn luôn là một thương hiệu của Việt Nam Nhắc tới chè Việt, người ta sẽ nhắc ngay tới là chè Tân Cương Thái Nguyên.

Hợp tác xã Trà Kim Thoa được thành lập ngày 21/10/2020, có địa chỉ tại Xóm Cây Thị, Xã Phúc Xuân, Thành phố Thái Nguyên, Thái Nguyên.với Ngành nghề sản xuất kinh doanh chính là sản xuất, thu mua, bảo quản, chế biến, đóng gói, mua bán chè búp.

Hình 4.1 Bộ máy tổ chức của HTX Trà Kim Thoa

Chế Hành chính thuật thu Marketing biến kế toán mua NVL

(Nguồn: Dữ liệu lấy từ HTX Trà Kim Thoa năm 2023) Với bất kì HTX nào khi đi vào hoạt động đều thực hiện theo các nguyên tắc khác nhau và HTX Trà Kim Thoa cũng vậy Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu về hợp tác xã cho thấy cách thức tổ chức hoạt động tại đây thực hiện dựa trên các nguyên tắc:

Dân chủ, bình đẳng và công khai: Thành viên HTX có quyền tham gia quản lý,kiểm tra, giám sát hợp tác xã và có quyền ngang nhau trong biểu quyết; thực hiện công khai phương hướng sản xuất, kinh doanh, tài chính, phân phối và những vấn đề khác quy định trong Điều lệ hợp tác xã.

Phân tích HQKT từ hoạt động sản xuất kinh doanh chè của HTX Trà Kim Thoa

4.2.1 Tình hình thành viên và lao động trong HTX Đối với bất kì doanh nghiệp, tổ chức hay HTX nào muốn phát triển bền vững thì yếu tố lao động là yếu tố rất quan trọng Vì lao động tạo nên sản phẩm, mà sản phẩm muốn có chất lượng tốt nhất thì cần có những lao động kinh nghiệm nhất vì vậy vai trò của thành viên trong HTX là điều không thể phủ nhận Việc lựa chọn và sử dụng hợp lý lao động là yêu cầu cần thiết với mọi thành phần kinh tế nói chung và kinh doanh HTX nói riêng. Đối với HTX Trà Kim Thoa, lực lượng lao động chủ yếu là các xã viên, trong quá trình phát triển của HTX về trình độ, năng lực của người lao động và ban quản lý HTX dần được nâng lên nhờ được cử đi đào tạo chuyên môn sâu Tổ chức tập huấn về khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất cho các xã viên nên năng suất lao động ngày càng được nâng cao, công tác quản lý ngày càng hiệu quả hơn Từ khi thành lập HTX đến nay lao động trong HTX là 23 người Đây là lượng lao động vừa đủ cho doanh nghiệp HTX vừa và nhỏ như HTX Trà Kim Thoa vận hành tối đa công suất làm việc.

Dưới đây là bảng cơ cấu giới tính và từng độ tuổi trong HTX Trà Kim Thoa.

Bảng 4.3: Giới tính thành viên trong HTX Trà Kim Thoa

Tên chỉ tiêu Nam Cơ cấu

Số thành viên tham gia quản lý 1 25 1 25 2

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2023)

Bảng 4.4: Độ tuổi thành viên và lao động trong HTX Trà Kim Thoa Độ tuổi Tổng số Số thành viên Lao động thành viên tham gia quản lý thường xuyên

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra 2023) Qua số liệu điều tra cho thấy, độ tuổi của các thành viên và lao động nằm trong nhóm tuổi từ 46 trở lên là nhiều nhất, bởiHTX trước đây là hộ kinh doanh chè Với nguồn lao động dày dặn kinh nghiệm Độ tuổi từ 26-35 cũng chiếm số phần trăm tương đương với độ tuổi 46 trở lên Bởi sau khi HTX thành lập, có nhiều những hộ nông dân mới, có diện tích và mong muốn vào HTX Thấp nhất là độ tuổi từ 36 tới 45 tuổi Số liệu trên cho thấy, độ tuổi từ 26 đến 35 tuổi là những người dân trẻ, có sức khỏe, trí tuệ, sự tiếp cận công nghệ khoa kết hợp hài hòa, tạo nên một HTX phát triển bền vững.

4.2.2 Thực trạng về giống chè tại HTX Trà Kim Thoa

Với việc HTX mới thành lập, chưa liên kết được nhiều nông hộ trồng chè, vì thế diện tích chè của HTX cũng có thể thấy là khá khiêm tốn Tuy nhiên sản lượng chè thu được từ đây cũng khá cao, bởi các nông hộ vẫn giữ được các giống chè có năng suất và sử dụng phân bón một cách hợp lí.

Bảng 4.5: Diện tích, tỷ lệ diện tích các giống chè tại HTX

TT Tên giống chè Diện tích Tổng số

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2022-2023) 4.2.3 Thực trạng sử dụng phân bón trong HTX Trà Kim Thoa

Sau những sự cố gắng về chất lượng sản phẩm thì từ đầu năm 2021, Giám đốc HTX Trà Kim Thoa đã tham gia tập huấn nhiều lớp về HTX, lớp giảng dạy về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm và hiểu được tầm quan trọng của nông nghiệp hữu cơ là như thế nào Vì vậy ngay từ đầu, HTX đã phổ biến vấn đề đó tới từng hộ dân trồng chè chỉ sử dụng những loại phân bón có nguồn gốc tự nhiên, giúp khách hàng an tâm về chất lượng an toàn của sản phẩm.

Bảng 4.6: Loại phân bón, được sử dụng trong HTX Trà Kim Thoa

STT Tên loại phân bón ĐVT Thành tiền (đồng)

1 Phân hữu cơ cao nguyên 01 Bao 350.000

2 Phân hữu cơ FOFER-333 Bao 300.000

3 Phân chuồng ủ (gà, vịt…) Kg 7.000

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra 2023)

4.2.4 Giá trị sản xuất của HTX Trà Kim Thoa

Bảng 4.7: Doanh thu của HTX theo từng năm từ 2021 đến 2022

Năm Tên sản phẩm Q P GO Tổng

Trà móc câu hảo hạng 120 330.000 39.600.000

Trà đinh ôm đặc biệt 280 800.000 224.000.000

Trà đinh ôm hảo hạng 290 1.000.000 290.000.000 Đinh đinh trà đặc biệt 80 1.800.000 140.000.000 Đinh đinh trà hảo hạng 50 2.600.000 130.000.000

Trà móc câu hảo hạng 130 330.000 42.900.000

Trà đinh ôm đặc biệt 300 800.000 240.000.000

Trà đinh ôm hảo hạng 250 1.000.000 250.000.000 Đinh đinh trà đặc biệt 90 1.800.000 162.000.000 Đinh đinh trà hảo hạng 60 2.600.000 156.000.000

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2023)

Từ những số liệu trên, nhìn chung doanh thu của HTX qua 2 năm tăng khá đồng đều và ở mức ổn định Đối với năm 2021 khi mà HTX đã thành lập được một thời gian, doanh thu của HTX là 1.190.850.000 Đối với năm 2022, do HTX mới được thành lập nên doanh thu của HTX chỉ tăng nhẹ lên là 1.223.900.000 VNĐ. Nên sự tăng nhẹ này đã có mặt tích cực để phát triển HTX Năm 2022 là năm có doanh thu cao nhất với tổng doanh thu là 1.223.900.000 VNĐ Năm 2021 những tác động tích cực đang được phát triển, vì vậy việc kinh doanh của HTX cũng từ đó được nhiều người biết đến sản phẩm.

Hợp tác xã Trà Kim Thoa đã có những sự phát triển nhất định từ năm 2021 đến năm 2022, sự ổn định đó thể hiện tại những bảng số liệu doanh thu qua các năm với những chiến lược marketing tốt, quảng bá sản phẩm và phân khúc khách hàng Do đó việc buôn bán của HTX trở nên thuận lợi hơn.

4.2.5 Chi phí trung gian của HTX Trà Kim Thoa Để có được những kết quả trong sản xuất kinh doanh, thì vấn đề chi phí đầu vào là yếu tố quan trọng Bởi nếu có sự đầu tư trong sản xuất, thì các công đoạn cũng như các quá trình hình thành nên sản phẩm của HTX sẽ trở nên đơn giản hóa, tối ưu thời gian, góp phần tăng sản lượng cũng như chất lượng của sản phẩm.

Hợp tác xã Trà Kim Thoa sau khi được thành lập đã nhận thấy lao động thủ công bằng sức con người vẫn chưa thực sự đạt hiệu quả cao Vì vậy, ngay từ đầu đã đầu tư thêm một số các loại máy móc nhằm phục vụ cho sản xuất như Tôn Quay sao chè, máy hút chân không, máy vò chè, tôn ống diệt men…

Hằng năm, với việc đã đầu tư cơ sở máy móc thì nguyên liệu cần cũng đã được HTX tăng lên nhằm sản xuất với số lượng lớn các mặt hàng Trong năm 2021, tổng số chi phí mà HTX đã đầu tư cho hoạt động sản xuất là 705.000.000 đồng Qua số liệu có thể thấy được trong năm đầu HTX thành lập, thì ngay lập tức các sản phẩm của HTX đã được bán ra với số lượng khá lớn Tuy nhiên, bước vào năm

2022, do HTX mới được hoạt động nên HTX cũng đã phải cắt giảm các nguyên liệu đầu vào cho sản xuất Chính vì thế, đây là năm mà chi phí của HTX cũng giảm hơn so với năm 2021 với tổng số chi phí là 689.000.000 đồng.

Bảng 4.8: Chi phí trung gian của HTX Trà Kim Thoa qua các năm từ 2021 đến 2022

Năm Nội dung ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền

Tiền thuê nhân công Đồng 8 5.000.000-7.000.000 528.000.000

Tiền thuê quảng cáo Đồng 2 20.000.000 40.000.000

Tiền vận chuyển và bưu điện Đồng 200 30.000 6.000.000

Tiền thuê nhà, máy móc, thuê sửa chữa nhỏ các Đồng 2 10.000.000 20.000.000

2021 Tiền thuê dịch vị pháp lý Đồng 1 25.000.000 25.000.000

Tiền vệ sinh khu vực, phòng cháy, chữa cháy, bảo Đồng 2 20.000.000 40.000.000 vệ an ninh

Tiền thuê các dịch vụ khác: in chụp, sao văn bản, lệ Đồng 1 5.000.000 5.000.000 phí ngân hàng

Tiền thuê nhân công Đồng 8 5.000.000-7.000.000 528.000.000

Tiền thuê quảng cáo Đồng 2 15.000.000 30.000.000

Tiền vận chuyển và bưu điện Đồng 200 30.000 6.000.000

Tiền thuê nhà, máy móc, thuê sửa chữa nhỏ các Đồng 2 8.000.000 16.000.000

2022 Tiền thuê dịch vị pháp lý Đồng 1 20.000.000 20.000.000

Tiền vệ sinh khu vực, phòng cháy, chữa cháy, bảo Đồng 2 20.000.000 40.000.000 vệ an ninh

Tiền thuê các dịch vụ khác: in chụp, sao văn bản, lệ Đồng 1 5.000.000 5.000.000 phí ngân hàng

4.2.6 Giá trị gia tăng của chè tại HTX Trà Kim Thoa

Bảng 4.9: Giá trị gia tăng của HTX Trà Kim Thoa qua các năm từ năm 2021 đến năm 2022 ĐVT: Đồng

STT Năm GO IC VA

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2023) Tổng hợp số liệu doanh thu và bảng số liệu về lợi nhuận của HTX cho thấy, sau khi trừ đi các chi phí thì giá trị gia tăng trong 02 năm còn lại là 1.020.750.000 đồng. Dựa trên kết quả có được một lần nữa có thể khẳng định về sự hiệu quả kinh tế mà HTX đã xây dựng trong suốt 2 năm qua HTX đã mang lại hiệu quả kinh tế khá ổn định và tăng theo từng năm thể hiện như sau: Nhìn chung, sự gia tăng về giá trị của cả 02 năm đều có xu hướng ổn định, nhưng cao nhất vẫn là năm 2021 với tổng số đạt 705.000.000 đồng vì mới thành lập HTX nên chưa ổn định về mặt kinh tế sau đó là năm 2022 với 689.000.000 đồng năm 2022 là năm hoạt động dần bước vào thời kì ổn định sau khi HTX được thành lập Từ đó HTX đã ổn định được tài chính và đang trên đà phát triển

4.2.7 Hình thức tiêu thụ của HTX Trà Kim Thoa

Qua sự tìm hiểu về các hình thức tiêu thụ thì hình thức tiêu thụ chủ yếu của HTX là bán hàng trực tiếp Sản phẩm có bán tại các gian hàng trưng bày sản phẩm và tại trụ sở chính của hợp tác xã chiếm đến 70%.

Hiện nay vấn đề bán hàng của HTX Trà Kim Thoa đã được nâng lên một tầm cao mới Sau khi đạt chứng nhận sản phẩm OCOP của Tỉnh, các thị trường khó và các siêu thị lớn trên cả nước cũng đã có sự góp mặt của Kim Thoa Trà Đây là những mối liên kết rất quan trọng trong việc tiêu thụ sản phẩm cho HTX.

Bảng 4.10: Các hình thức tiêu thụ

STT Các kênh tiêu thụ Tỷ lệ tiêu thụ

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra 2023)

Sử dụng mạng xã hội: Facebook, zalo, là những trang mạng xã hội có lượng người dùng cao nhất Đây cũng chính là một hình thức bán hàng mà HTX áp dụng. hiện nay HTX đã có trang chủ Facebook với tên gọi Kim Thoa Trà.

Một số nhận xét về tình hình phát triển sản xuất kinh doanh chè của HTX Trà

Sau những nỗ lực không ngừng, HTX Trà Kim Thoa đã khẳng định được chỗ đứng của mình trên thị trường chè VIệt Nam được vinh danh trên nhiều diễn đàn lớn Sản phẩm của HTX được các chuyên gia đánh giá cao về chất lượng và hương vị Với mẫu mã đa dạng và đẹp mắt, hiện nay sản phẩm của HTX đã có mặt tại hầu hết các tỉnh thành trên cả nước như Hà Nội, Hải Phòng Thanh hóa, Quảng Ninh. Các hội chợ thương mại lớn tại Hà Nội,Thành phố Hồ Chí Minh Đây là triển vọng cho xuất khẩu chè đặc sản của Thái Nguyên đối với các thị trường lớn trên thế giới.

Về con người: Những thành viên của HTX là một phần không thể thiếu trong sự phát triển của HTX Với kinh nghiệm làm chè lâu năm, những người nông dân đã góp phần làm cho thương hiệu của HTX trở nên bền vững hơn Không chỉ vậy, con người HTX rất hiếu khách, tạo nên sự thân thiện và thiện cảm đối với khách hàng.

Sản phẩm chè của HTX là sản phẩm tốt cho sức khỏe người tiêu dùng, Điều đó đã được thể hiện qua thành tích sản phẩm đạt chương trình ocop ( chương trình mỗi xã một sản phẩm) Nhờ vậy, thương hiệu của HTX đã ngày một tăng lên.

Với mục tiêu vì sức khỏe cộng đồng, HTX Trà Kim Thoa đã trở thành một trong những doanh nghiệp có thương hiệu sản xuất và chế biến trà trên đất chè được sự tin cậy của người tiêu dùng và khẳng định chỗ đứng trên thị trường Hương vị của Trà Kim Thoa mang đậm nét đặc biệt của Thái Nguyên nói riêng và của Việt Nam nói chung Những hương vị đó sẽ còn mãi lan toả và lưu lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người thưởng thức trà.

“Sản phẩm của HTX Trà Kim Thoa đảm bảo đạt tiêu chuẩn điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở chế biến chè (Do Bộ Nông nghiệp và Phát triểnNông thôn quy định) Cục sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ đã cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý Tân Cương cho sản phẩm chè Tân Cương (TháiNguyên) Đây là một trong những sản phẩm quốc gia được đăng bảo hộ thông tin chỉ dẫn địa lý trên toàn quốc.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ

Quan điểm và mục tiêu

HTX luôn có những mục tiêu hướng tới phía trước rất rõ ràng Với những gì đã đạt được thì mục tiêu được ưu tiên của HTX đó là tạo ra những chuyển biến mới về nhận thức trồng trọt, chế biến cũng như kinh doanh để tăng sự tư duy trong sản xuất của các thành viên để sử dụng có hiệu quả và bền vững các tài nguyên.

Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của thành viên nhờ tăng hiệu quả kinh tế từ việc HTX áp dụng những tiêu chuẩn về chất lượng, phương pháp quản lý trong sản xuất kinh doanh.

Hợp tác và liên kết hơn nữa, đây cũng là mục tiêu mà HTX hướng đến Khi nguồn lực chưa đủ mạnh thì việc hợp tác và liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chính là giải pháp an toàn và hiệu quả Nó sẽ giúp cho HTX đạt được những mục tiêu trước mắt và lâu dài.

Mở rộng hơn nữa về diện tích trồng chè để đảm bảo về nguyên liệu đầu vào.Khi nhu cầu của khách hàng trong tương lai càng lớn thì số lượng chè cũng sẽ tăng lên vì vậy HTX luôn muốn đảm bảo về nguyên liệu không bị thiếu hụt Tiếp tục đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm và mở rộng về thị trường cho HTX.

Một số định hướng nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất kinh doanh chè tại HTX Trà Kim Thoa

5.2.1 Phân tích đối thủ cạnh tranh

(Các đối thủ cạnh tranh với các nội dung: sản phẩm, thị trường, phương thức, mức độ…)

Niềm tin của thị trường và các sản phẩm sạch đang ở mức thấp, điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới những nỗ lực sản xuất và tiêu thụ sản phẩm an toàn, chất lượng cao của HTX Hiện nay sự lạm dụng các chất có nguồn gốc hóa học, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp là một thách thức lớn cho HTX trong việc sản xuất ra sản phẩm sạch, thân thiện với môi trường, an toàn về sức khỏe cho người tiêu dùng.

Trên địa bàn tính tới thời điểm này có khá nhiều những cơ sở cùng sản xuất sản phẩm chè và tiêu thụ cùng địa bàn trong và ngoài tỉnh Đây là những đối thủ cùng chia sẻ thị trường và vùng nguyên liệu tiềm năng của HTX.

Các sản phẩm về chè trên địa bàn tỉnh rất phong phú và đa dạng, bao gồm cả những sản phẩm đã có thương hiệu lâu đời Tuy vậy, HTX đã chú trọng đầu tư khoa học công nghệ trong sản xuất, học hỏi những kĩ thuật trồng và chế biến sản phẩm nên chất lượng sản phẩm cũng đã được nâng cao để có thể cạnh tranh được với các đối thủ khác trong địa bàn tỉnh Sự khác biệt về chất lượng do vùng nguyên liệu đầu vào là vùng chè Đặc sản của tỉnh và cả về mẫu mã, bao bì sản phẩm đẹp mắt cũng thể hiện tính đặc thù riêng của HTX.

Tiếp tục nghiên cứu thị trường: Được thực hiện lồng ghép với hoạt động kinh doanh, phân phối nhằm xác định nhu cầu thị trường

Các sản phẩm chè của HTX đã và đang có mặt tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, vì vậy để marketing cho sản phẩm của mình thì việc sử dụng internet, các trang mạng xã hội giới thiệu sản phẩm là điều quan trọng Ngoài ra trên các kênh sóng truyền hình địa phương HTX sẽ cân nhắc ký kết để thông qua các chương trình đó quảng bá sản phẩm cho HTX.

Ngoài sử dụng công cụ truyền hình, HTX còn thuê thiết kế các biển quảng cáo, logo để giới thiệu với các bạn hàng, thông qua các hiệp hội, các tổ chức xã hội, các tạp chí, báo thế giới doanh nhân, báo pháp luật, báo nông nghiệp thời đại nhằm giới thiệu về sản phẩm của HTX, thông qua các chương trình thiện nguyện, các hoạt động văn hóa thể thao.

Phân khúc thị trường: Xác định phân khúc khách hàng HTX có thể nắm bắt thông tin khách hàng một cách đầy đủ Xác định được thị trường nào là tiềm năng với HTX Khách hàng nào phù hợp với sản phẩm của mình. Định vị thị trường: Xác định thị trường chủ lực chính là Hà Nội và các thành phố lớn trực thuộc trung ương.

Kế hoạch thực hiện: Tham gia các hội chợ thương mại, hội thảo, triển lãm trong và ngoài tỉnh, giới thiệu thông qua du lịch.

Kiểm soát quá trình thực hiện: HTX sẽ phải gắn liền việc xây dựng và phát triển thương hiệu với chỉ dẫn địa lý và thực hiện các quy trình sản xuất chè an toàn thực phẩm, hữu cơ có chứng nhận xuất xứ và nguồn gốc cho từng sản phẩm.

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất kinh doanh chè tại

5.3.1 Giải pháp về chính sách thu hút đầu tư

5.3.1.1 Chính sách tín dụng cho phát triển HTX chè Ưu tiên các nguồn vốn để đầu tư cho phát triển HTX chè.

Có chính sách ưu tiên về vốn và lãi suất: Vốn ngân sách cấp cho đào tạo tập huấn: 100%.

5.3.1.2 Đào tạo nguồn nhân lực

Xây dựng đội ngũ cán bộ thực sự có năng lực và trình độ chuyên môn để chỉ đạo sản xuất chè và làm tốt công tác tiếp thị chè.

Có chính sách hỗ trợ cho người sản xuất, dịch vụ chè tham gia các lớp đào tạo huấn luyện, tham quan học hỏi kiến thức, kinh nghiệm HTX chè.

Có chính sách khuyến khích để thành lập các câu lạc bộ sản xuất chè nhằm cập nhật kiến thức sản xuất và thị trường chè.

5.3.2 Giải pháp về nguồn lao động

Khuyến khích người lao động nhất là lao động trẻ tham gia học tập các trường đào tạo, sau đó trở về phục vụ phát triển chè địa phương là giải pháp phát triển bền vững nhất.

Hàng năm cần có kế hoạch khuyến khích các học sinh tham gia học tập và tham gia sản xuất chè.

Thành lập các trung tâm dịch vụ kĩ thuật sản xuất chè, các trung tâm thương mại, trung tâm du lịch văn hóa du lịch chè nhằm thu hút lao động trong ngành sản xuất kinh doanh chè.

5.3.3 Giải pháp về xây dựng thương hiệu

Nâng cao chất lượng sản phẩm chè, tập huấn nâng cao kỹ năng chế biến, bảo quản nông sản theo tiêu chuẩn VietGAP, xây dựng mô hình sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP, tập huấn kỹ thuật sản xuất chè an toàn, loại bỏ chè bẩn và từ đó phát triển sang công nghiệp hữu cơ.

5.3.4 Giải pháp về khoa học kĩ thuật

Hỗ trợ máy móc cho các khâu trồng trọt, tưới tiêu đến chế biến sản phẩm để chè đạt hiệu quả năng suất cao không tốn kém nhiều về mặt thời gian và sức lao động Sử dụng hệ thống tưới tiêu phun vòi tự động trong việc chăm sóc chè.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN

Với mọi hoạt động sản xuất và kinh doanh của bất cứ một doanh nghiệp, cá nhân hay tổ chức nào đều có mục tiêu rất cụ thể về lợi nhuận và doanh thu Chỉ khi có lợi nhuận thì việc kinh doanh đó mới có thể phát triển, mới có thể bền lâu và Đơn vị HTX Trà Kim Thoa cũng vậy, việc đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh chè của HTX sẽ giúp nhìn nhận những gì mà HTX làm được trong thời gian qua Và với những thành tích đó sẽ là tấm gương cho những ai muốn khởi nghiệp hay kinh doanh về lĩnh vực chè trong thời gian thực tập tại cơ sở, em rất may mắn được sự giúp đỡ nhiệt tình của chính HTX Trà Kim Thoa và đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của cô Trần Thị Ngọc trong việc thực hiện những công việc tại cơ sở và hướng dẫn trong các số liệu Nhờ vậy em đã hoàn thành đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất kinh doanh chè của hợp tác xã Trà Kim Thoa trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên Sau khi tìm hiểu em rút ra được những kết luận sau: Thực trạng phát triển hợp tác xã Trà Kim Thoa trong những năm gần đây là khá hiệu quả Từ một đơn vị thu mua bán chè nhỏ thì hiện nay một bước ngoặt lớn đã đến với HTX Sản phẩm của đơn vị đã và đang được những người tiêu dùng đón nhận. Với hoạt động kinh doanh có hiệu quả nên đã mang lại những lợi ích về kinh tế cao hơn cho xã viên trong trong hợp tác xã.

Qua quá trình tìm hiểu về hợp tác xã sản xuất chè giúp cho em hiểu rõ hơn về vai trò và những gì mà HTX đem lại cho hộ người nông dân giúp nắm bắt được các quy trình chế biến, sản xuất chè của HTX và biết được quy chế làm việc cùng kế hoạch thực hiện các công việc trong những năm qua của của hợp tác xã.

* Hạn chế của nghiên cứu

Trong quá trình tiến hành khóa luận, do thời gian có hạn, kinh nghiệm bản thân còn hạn chế, đồng thời do một số yếu tố khách quan khác nên khóa luận vẫn còn một số những thiếu sót nhất định.

Chưa đánh giá chi tiết và tìm hiểu sâu các điều kiện cơ bản của hợp tác xã tại địa phương.

Các tài liệu điều tra được như điều tra về cách thức tổ chức, nguyên tắc nhiệm vụ của hợp tác xã còn chưa thực sự đầy đủ, chi tiết.

Nghiên cứu và đánh giá hiện trạng, đưa ra những giải pháp phát triển là những ý kiến cá nhân dựa vào kết quả điều tra kinh nghiệm của những người nông dân trong HTX là chủ yếu.

KIẾN NGHỊ 43 PHIẾU ĐIỀU TRA

Hợp tác xã chính là nòng cốt giúp nền kinh tế tập thể phát triển, vì vậy Cần có những chính sách cụ thể hỗ trợ giúp đỡ sát sao hơn trong việc đầu ra của sản phẩm chè, để không chỉ riêng HTX Trà Kim Thoa mà cả toàn ngành chè nói chung được hỗ trợ, giúp cho HTX yên tâm để phát triển.

+ Có chính sách đầu tư vốn cho thâm canh, cải tạo giống chè.

+ Triển khai các mô hình trồng và chế biến chè công nghệ cao, an toàn và đảm bảo chất lượng.

+ Tổ chức các hội thảo chè cho các HTX tham gia hơn nữa để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm.

+ Nên tăng cường đội ngũ khuyến nông có chuyên môn sâu để hướng dẫn kỹ thuật canh tác một cách thường xuyên.

THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN

I THÔNG TIN ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC PHỎNG VẤN

- Tên DN/HTX/hộ dân:

II THÔNG TIN VỀ THÀNH VIÊN CỦA HỢP TÁC XÃ

Thời gian hoạt động của các thành viên

Thông tin của hộ dân liên kết với hợp tác xã

- Diện tích trồng chè:……….ha

- Một năm thu hoạch được bao nhiêu lứa:………

- Số lao động tham gia vào sản xuất:………người

- Giá bán bao nhiêu/kg: ………đồng.

- Các loại máy móc nào được sử sụng để phục vụ việc chăm sóc và thu hoạch chè.

STT Tên thiết bị Đơn vị Số

Giá tiền Thành tiền tính lượng

- Phân bón được sử dụng để chăm sóc chè.

STT Tên loại phân bón Đơn vị Số

Giá tiền Thành tiền tính lượng

Thời gian hoạt động của các thành viên

- Diện tích trồng chè:……….ha

- Một năm thu hoạch được bao nhiêu lứa:………

- Số lao động tham gia vào sản xuất:………người

- Giá bán bao nhiêu/kg: ………đồng.

STT Tên giống chè Đơn vị tính

Số lượng Giá tiền Thành tiền

- Các loại máy móc nào được sử sụng để phục vụ việc chăm sóc và thu hoạch chè.

STT Tên thiết bị Đơn vị Số

Giá tiền Thành tiền tính lượng tính lượng 1

Thời gian hoạt động của thành viên

- Diện tích trồng chè:……….ha

- Một năm thu hoạch được bao nhiêu lứa:………

- Số lao động tham gia vào sản xuất:………người

- Giá bán bao nhiêu/kg: ………đồng.

STT Tên giống chè Đơn vị tính

Số lượng Giá tiền Thành tiền tính lượng

- Phân bón được sử dụng để chăm sóc chè.

STT Tên loại phân bón Đơn vị Số

Giá tiền Thành tiền tính lượng

Thời gian hoạt động của các thành viên

- Số lao động tham gia vào sản xuất:………người

- Giá bán bao nhiêu/kg: ………đồng.

STT Tên giống chè Đơn vị tính

Số lượng Giá tiền Thành tiền

- Các loại máy móc nào được sử sụng để phục vụ việc chăm sóc và thu hoạch chè.

STT Tên thiết bị Đơn vị Số

Giá tiền Thành tiền tính lượng

- Phân bón được sử dụng để chăm sóc chè.

STT Tên loại phân bón Đơn vị Số

Giá tiền Thành tiền tính lượng

Thời gian hoạt động của các thành viên

- Diện tích trồng chè:……….ha

- Một năm thu hoạch được bao nhiêu lứa:………

- Số lao động tham gia vào sản xuất:………người

- Giá bán bao nhiêu/kg: ………đồng.

STT Tên giống chè Đơn vị tính

Số lượng Giá tiền Thành tiền

- Các loại máy móc nào được sử sụng để phục vụ việc chăm sóc và thu hoạch chè.

STT Tên thiết bị Đơn vị Số

Giá tiền Thành tiền tính lượng tính lượng 1

Thời gian hoạt động của các thành viên

- Diện tích trồng chè:……….ha

- Một năm thu hoạch được bao nhiêu lứa:………

- Số lao động tham gia vào sản xuất:………người

- Giá bán bao nhiêu/kg: ………đồng.

STT Tên giống chè Đơn vị tính

Số lượng Giá tiền Thành tiền tính lượng

- Phân bón được sử dụng để chăm sóc chè.

STT Tên loại phân bón Đơn vị Số

Giá tiền Thành tiền tính lượng

Thời gian hoạt động của các thành viên

- Diện tích trồng chè:……….ha

STT Tên giống chè Đơn vị tính

Số lượng Giá tiền Thành tiền

- Các loại máy móc nào được sử sụng để phục vụ việc chăm sóc và thu hoạch chè.

STT Tên thiết bị Đơn vị Số

Giá tiền Thành tiền tính lượng

- Phân bón được sử dụng để chăm sóc chè.

STT Tên loại phân bón Đơn vị Số

Giá tiền Thành tiền tính lượng

Thời gian hoạt động của các thành viên

- Diện tích trồng chè:……….ha

- Một năm thu hoạch được bao nhiêu lứa:………

- Số lao động tham gia vào sản xuất:………người

- Giá bán bao nhiêu/kg: ………đồng.

STT Tên giống chè Đơn vị tính

Số lượng Giá tiền Thành tiền

- Các loại máy móc nào được sử sụng để phục vụ việc chăm sóc và thu hoạch chè.

STT Tên thiết bị Đơn vị Số

Giá tiền Thành tiền tính lượng tính lượng 1

Thời gian hoạt động của các thành viên

- Diện tích trồng chè:……….ha

- Một năm thu hoạch được bao nhiêu lứa:………

- Số lao động tham gia vào sản xuất:………người

- Giá bán bao nhiêu/kg: ………đồng.

STT Tên giống chè Đơn vị tính

Số lượng Giá tiền Thành tiền tính lượng

- Phân bón được sử dụng để chăm sóc chè.

STT Tên loại phân bón Đơn vị Số

Giá tiền Thành tiền tính lượng

Thời gian hoạt động của các thành viên

- Diện tích trồng chè:……….ha

STT Tên giống chè Đơn vị tính

Số lượng Giá tiền Thành tiền

- Các loại máy móc nào được sử sụng để phục vụ việc chăm sóc và thu hoạch chè.

STT Tên thiết bị Đơn vị Số

Giá tiền Thành tiền tính lượng

- Phân bón được sử dụng để chăm sóc chè.

STT Tên loại phân bón Đơn vị Số

Giá tiền Thành tiền tính lượng

Năm Diện tích trồng chè và Năng suất thu hoạch Năng suất thu hoạch liên kết (ha) trên 1 ha (tấn) trên 1 năm (tấn) 2021

Lao động của hợp tác xã trong 03 năm Đơn vị: 1ha

Stt Nội dung Số công Tiền/côngThành tiền

1 Công lao động Phân bón, vật tư cho 1ha

Stt Nội dung DVT Số lượng Tiền/kg Thành tiền 1

III THÔNG TIN KINH DOANH

3.1 Doanh thu từ chè của hợp tác xã theo từng năm

Ngày đăng: 23/08/2023, 19:50

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 4.1. Bộ máy tổ chức của HTX Trà Kim Thoa - Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất , kinh doanh chè của hợp tác xã chè kim thoa, trên địa bàn thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên
Hình 4.1. Bộ máy tổ chức của HTX Trà Kim Thoa (Trang 29)
Hình 4.3: Sơ đồ tóm tắt quy trình sản xuất tạo sản phẩm của HTX - Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất , kinh doanh chè của hợp tác xã chè kim thoa, trên địa bàn thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên
Hình 4.3 Sơ đồ tóm tắt quy trình sản xuất tạo sản phẩm của HTX (Trang 35)
Bảng 4.1. Danh sách các sản phẩm Trà của HTX Chè Kim Thoa - Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất , kinh doanh chè của hợp tác xã chè kim thoa, trên địa bàn thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên
Bảng 4.1. Danh sách các sản phẩm Trà của HTX Chè Kim Thoa (Trang 37)
Bảng 4.2: Máy móc, trang thiết bị sản xuất chè tại HTX Trà Kim Thoa - Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất , kinh doanh chè của hợp tác xã chè kim thoa, trên địa bàn thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên
Bảng 4.2 Máy móc, trang thiết bị sản xuất chè tại HTX Trà Kim Thoa (Trang 39)
Bảng 4.3: Giới tính thành viên trong HTX Trà Kim Thoa - Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất , kinh doanh chè của hợp tác xã chè kim thoa, trên địa bàn thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên
Bảng 4.3 Giới tính thành viên trong HTX Trà Kim Thoa (Trang 41)
Bảng 4.7: Doanh thu của HTX theo từng năm từ 2021 đến 2022 - Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất , kinh doanh chè của hợp tác xã chè kim thoa, trên địa bàn thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên
Bảng 4.7 Doanh thu của HTX theo từng năm từ 2021 đến 2022 (Trang 44)
Bảng 4.8: Chi phí trung gian của HTX Trà Kim Thoa qua các năm từ 2021 đến 2022 - Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất , kinh doanh chè của hợp tác xã chè kim thoa, trên địa bàn thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên
Bảng 4.8 Chi phí trung gian của HTX Trà Kim Thoa qua các năm từ 2021 đến 2022 (Trang 46)
Bảng 4.9: Giá trị gia tăng của HTX Trà Kim Thoa qua các năm - Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất , kinh doanh chè của hợp tác xã chè kim thoa, trên địa bàn thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên
Bảng 4.9 Giá trị gia tăng của HTX Trà Kim Thoa qua các năm (Trang 48)
Hình thức khác - Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất , kinh doanh chè của hợp tác xã chè kim thoa, trên địa bàn thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên
Hình th ức khác (Trang 77)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w