1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

1226 nghiên cứu kiến thức thực hành phòng bệnh và khả năng hòa nhập cộng đồng của bệnh nhân mắc lao mới tại tỉnh đồng tháp

131 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 131
Dung lượng 1,14 MB

Nội dung

Hiện có 1/3 dân số thế giới bị nhiễm lao, bệnh lao là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong số các bệnh nhiễm trùng trên thế giới, hằng năm xuất hiện gần 9 triệu người mắc lao mới trung

Trang 1

NGUYỄN HỒNG KHANH

NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC, THỰC HÀNH

PHÒNG BỆNH VÀ KHẢ NĂNG

HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG CỦA BỆNH NHÂN MẮC LAO MỚI

TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP NĂM 2011

LUẬN ÁN CHUYÊN KHOA CẤP II

CẦN THƠ - 2012

Trang 2

NGUYỄN HỒNG KHANH

NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC, THỰC HÀNH

PHÒNG BỆNH VÀ KHẢ NĂNG

HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG CỦA BỆNH NHÂN MẮC LAO MỚI

TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP NĂM 2011

Chuyên ngành: QUẢN LÝ Y TẾ

Mã ngành: 62 72 76 05 CK

LUẬN ÁN CHUYÊN KHOA CẤP II

Người hướng dẫn khoa học:

PGS-TS PHẠM THỊ TÂM

CẦN THƠ - 2012

Trang 3

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các

số liệu và kết quả trong luận án là trung thực và chưa từng ai công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào

NGUYỄN HỒNG KHANH

Trang 4

tận tình giúp đỡ của quý Thầy, Cô các Bộ môn Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Tôi xin chân thành cảm ơn: Ban giám hiệu Trường Đại học Y Dược Cần Thơ; Phòng Sau đại học và Bộ môn Y tế công cộng Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Tôi xin chân thành cảm ơn đến quý các cơ quan đơn vị: Ban Giám đốc

Sở Y tế, Ban Giám hiệu Trường Cao Đẳng Y tế, Ban Giám Đốc Bệnh viện Phổi, Ban Giám Đốc các Trung tâm y tế Huyện, Thị xã, Thành phố và các Tổ chống lao tỉnh Đồng Tháp đã tạo mọi điều kiện để tôi học tập, nghiên cứu và thu thập số liệu phục vụ cho đề tài này

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc PGS.TS Phạm Thị Tâm, Phó hiệu Trưởng Trường Đại học Y Dược Cần Thơ đã trực tiếp, tận tình giúp đỡ tôi suốt quá trình học tập, nghiên cứu khoa học và làm luận án này

Tôi cũng xin được bày tỏ sự kính trọng, lòng biết ơn tới các thầy, cô đã tận tình chỉ bảo và có nhiều ý kiến quý báu giúp tôi trong quá trình học tập , nghiên cứu và Hội đồng chấm luận án Chuyên khoa cấp II cấp trường, TS Trần Ngọc Dung, TS Trần Sophia; cùng tất cả các thầy, cô và các đồng nghiệp đã tham gia đóng góp ý kiến cho bản luận án này

Cuối cùng tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn tới tất cả bạn bè, đồng nghiệp

và những người thân trong gia đình đã động viên, giúp đỡ tôi về tinh thần, vật chất cũng như công sức để tôi hoàn thành tốt khoá học này

Kính gửi đến quý Thầy, Cô, Anh, Chị đồng nghiệp lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt

Đồng Tháp, ngày 26 tháng 09 năm 2012

Tác giả luận án Nguyễn Hồng Khanh

Trang 5

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1 3

TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 Tình hình lao trên thế giới 3

1.2 Dấu hiệu lâm sàng và phương pháp phát hiện bệnh lao 5

1.3 Gánh nặng của bệnh lao 10

1.4 Tình hình bệnh lao ở Việt Nam 10

1.5 Các nghiên cứu có liên quan 16

1.6 Thông tin chung về địa bàn nghiên cứu 20

1.7 Những mục tiêu điều trị của Chương trình chống lao Quốc gia 24 Chương 2 27

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27

2.1 Đối tượng nghiên cứu 27

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 32

2.3 Phương pháp nghiên cứu 32

2.4 Đạo đức nghiên cứu 41

Chương 3 42

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 42

3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 42

3.2 Kiến thức và thực hành phòng bệnh lao 44

3.3 Mối liên quan kiến thức và thực hành phòng bệnh lao 48

3.4 Các hình thức truyền thông 55

3.5 Sự kỳ thị và khả năng hoà nhập cộng đồng 57

Trang 6

4.2 Kiến thức và thực hành về bệnh lao 62

4.3 Các mối liên quan của kiến thức và thực hành về bệnh lao 69

4.4 Các kinh truyền thông phù hợp 74

4.5 Sự kỳ thị đối với bệnh nhân lao 75

4.6 Sự hòa nhập cộng đồng đối với bệnh nhân lao 75

KẾT LUẬN 79

1 Tỷ lệ người mắc lao mới có kiến thức và thực hành đúng về phòng bệnh lao tại tỉnh Đồng Tháp năm 2011 79

2 Các yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành của người mắc lao mới tại tỉnh Đồng Tháp năm 2011 79

3 Tỷ lệ người mắc lao mới bị kỳ thị, hòa nhập bởi gia đình, cơ quan công tác và cộng đồng nơi họ sinh sống trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp năm 2011 80

KIẾN NGHỊ 81

Trang 7

AIDS Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người do nhiễm HIV (Acquired Immunodeficiency Syndrome)

BCG Tiêm ngừa lao (Bacille Calmette-Guerin)

CBYT Cán bộ y tế

CTCLQG Chương Trình Chống Lao Quốc Gia

DOTS Hóa trị liệu ngắn ngày có kiểm soát trực tiếp (directly observed

treatment strategy)

ĐTL Điều tra lại

ĐTV Điều tra viên

Trang 8

Ví dụ: người thứ nhất của huyện Tân Hồng ta ghi: TH1, người thứ năm

ta ghi TH5

Trang 9

Bảng 1.1: Ước tính tỷ lệ bệnh nhân mắc lao mới năm 2002 theo

khu vực 5

Bảng 1.2: Ước tính tỷ lệ và số lượng bệnh nhân lao ở Việt Nam năm 2004 11

Bảng 1.3: Tỷ lệ triển khai hóa trị liệu ngắn ngày qua các năm (2001 - 2002 - 2003) theo địa phương và dân số 13

Bảng 1.4: Kết quả phát hiện và thu nhận bệnh nhân lao 14

giai đoạn 1996-2000 và 2001-2003: 14

Bảng 1.5: Kết quả phát hiện và thu nhận bệnh nhân lao 15

từ năm 2004 đến 2009 15

Bảng 1.6: Kết quả thu dung bệnh nhân lao từ năm 2005 – 2010 22

Bảng 2.1: Phân bổ cỡ mẫu theo Huyện, Thị xã, Thành phố 33

Bảng 2.2: Đánh giá về kiến thức bệnh lao 36

Bảng 2.3: Đánh giá về thực hành phòng bệnh lao 37

Bảng 2.4: Sự kỳ thị đối với bệnh nhân lao 38

Bảng 2.5: Sự hoà nhập cộng đồng của bệnh nhân lao 38

Bảng 3.1: Đặc điểm về tuổi 42

Bảng 3.2: Đặc điểm về giới tính 42

Bảng 3.3: Đặc điểm về nghề nghiệp 43

Bảng 3.4: Đặc điểm về kinh tế gia đình 43

Bảng 3.5: Đặc điểm về trình độ học vấn 44

Bảng 3.6: Kiến thức về nguồn lây, đường lây và nguyên nhân

gây bệnh 44

Bảng 3.7: Kiến thức về bệnh 45

Trang 10

Bảng 3.10: Thực hành chung sống với người thân trong gia đình 46

Bảng 3.11: Thực hành phát hiện và điều trị lao 47

Bảng 3.12: Thực hành chung 48

Bảng 3.13: Mối liên quan giữa nhóm tuổi và kiến thức 48

Bảng 3.14: Mối liên quan giữa giới tính và kiến thức 49

Bảng 3.15: Mối liên quan giữa nghề nghiệp và kiến thức 49

Bảng 3.16: Mối liên quan giữa kinh tế gia đình và kiến thức 50

Bảng 3.17: Mối liên quan giữa học vấn và kiến thức 51

Bảng 3.18: Mối liên quan giữa truyền thông và kiến thức 51

Bảng 3.19: Mối liên quan giữa nhóm tuổi và thực hành 52

Bảng 3.20: Mối liên quan giữa giới tính và thực hành 53

Bảng 3.21: Mối liên quan giữa nghề nghiệp và thực hành 53

Bảng 3.22: Mối liên quan giữa kinh tế gia đình và thực hành 54

Bảng 3.23: Mối liên quan giữa học vấn và thực hành 55

Bảng 3.24: Được cung cấp thông tin về bệnh lao 55

Bảng 3.25: Nguồn cung cấp thông tin chủ yếu về bệnh lao 56

Bảng 3.26: Người thân xa lánh 57

Bảng 3.27: Sự kỳ thị chung 57

Bảng 3.28: khả năng hòa nhập cộng đồng 58

Bảng 3.29: Sự hòa nhập cộng đồng chung 58

Bảng 4.1: So sánh lứa tuổi mắc lao giữa các tác giả 59

Trang 11

ĐẶT VẤN ĐỀ

Tình hình bệnh lao trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang diễn biến khá phức tạp, gây khó khăn trong công tác điều trị và p hòng ngừa Bệnh lao được xem là một trong những vấn đề khẩn cấp toàn cầu hiện nay Hiện có 1/3 dân số thế giới bị nhiễm lao, bệnh lao là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong số các bệnh nhiễm trùng trên thế giới, hằng năm xuất hiện gần

9 triệu người mắc lao mới (trung bình cứ 4 giây có 1 người mắc lao) và có khoảng từ 2 - 3 triệu người chết mỗi năm [13] Tại Việt Nam tình hình bệnh lao bùng phát đứng hàng thứ 13/22 nước có độ lưu hành lao cao nhất và đứng hàng thứ 3 vùng Châu Á – Thái Bình Dương sau Trung Quốc và Philip pine, bệnh lao cũng là một trong 5 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Việt Nam Hiện nay cùng với đại dịch thế kỷ HIV/AIDS, bệnh lao đa kháng thuốc, nghèo đói, di dân tự do giữa các vùng - miền, môi trường sống ô nhiễm là nguyên nhân chính làm gia tăng căn bệnh nguy hiểm này

Ở Đồng tháp, theo báo cáo của Chương trình chống lao Quốc gia [29], từ năm 2004 đến năm 2009 số người mắc lao mới của Tỉnh vẫn không giảm (trung bình gần 1.700 người/năm), số bệnh nhân mắc lao tái phát có chiều hướng gia tăng Kết quả hoạt động chương trình chống lao tại Đồng Tháp năm 2010: số người mắc lao mới 1.687, số bệnh nhân tái p hát 222, số bệnh nhân điều trị thất bại, số bệnh nhân điều trị lại 02, số người mắc lao AFB (-)

384, số người mắc lao ngoài phổi 452 Theo nhận định của Chương trình chống lao Quốc Gia thì ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, Đồng Tháp là Tỉnh có tỷ lệ người mắc lao mới đứng thứ hai chỉ sau An Giang

Đứng trước nguy cơ lây lan của bệnh lao tại tỉnh Đồng Tháp, bệnh nhân mắc lao mới có kiến thức như thế nào về bệnh lao? Họ có thực hiện những

Trang 12

biện pháp phòng chống bệnh lao để phòng ngừa cho gia đình và cộng đồng nơi họ đang sinh sống hay không ?

Để trả lời cho câu hỏi trên tôi tiến hành "Nghiên cứu kiến thức, thực hành phòng bệnh và khả năng hòa nhập cộng đồng của bệnh nhân mắc lao

mới tại Tỉnh Đồng Tháp năm 2011" Với các mục tiêu cụ thể như sau:

Mục tiêu 1: Xác định tỷ lệ người mắc lao mới có kiến thức và thực hành đúng về phòng bệnh lao tại tỉnh Đồng Tháp năm 2011

Mục tiêu 2: Xác định các yếu tố liên quan đến kiến thức thực hành của người mắc lao mới tại tỉnh Đồng Tháp năm 2011

Mục tiêu 3: Xác định tỷ lệ người mắc lao mới có khả năng hòa nhập cộng đồng nơi sinh sống trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp năm 2011

Trang 13

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Tình hình lao trên thế giới [4]

Năm 1944 Streptomycin được sử dụng đầu tiên để điều trị lao và sau đó

là các thuốc chữa lao khác ra đời như Isoniazid, Pyrazynamide, Ethambutol, Rifampicin Bệnh lao đã giảm đi đáng kể ở nhiều nước và thế giới đã hy vọng bệnh lao là một bệnh nhiễm khuẩn thông thường, không còn là một bệnh xã hội nghiêm trọng nữa Và người ta dần dần lãng quên căn bệnh nguy hiểm này Đến năm 1982 tại hội nghị quốc tế chống lao lần thứ XXI ở Buenos Aires, khái niệm về thanh toán bệnh lao đã được đề cập Năm 1986 tại hội nghị quốc tế chống lao lần thứ XXII họp ở Singapore một số nước như Mỹ, Nhật Bản, Hà Lan… vẫn còn nêu thời điểm thanh toán bệnh lao của nước mình

Nhưng đến năm 1990 hội nghị quốc tế chống lao lần thứ XXIII nhóm họp ở Boston (Mỹ) người ta nhận thấy bệnh lao không những không giảm mà ngược lại có xu hướng gia tăng ở nhiều nước, kể cả các nước kinh tế phát triển Ở Mỹ từ năm 1985 - 1993 số bệnh nhân lao đã tăng từ 22.255 đến 63.800 Sau 40 năm bệnh lao ở một số nước Đông Âu và Liên Xô cũ liên tục giảm nhưng đến năm 1990 - 1992 bệnh nhân lao đã tăng ở 20/27 nước với tỷ

lệ phát hiện từ 19 đến 80/100.000 dân Ở Châu Âu từ năm 1990 trở lại đây bệnh lao cũng đã phát triển trở lại như Anh quốc năm 1980 có 6.000 bệnh nhân lao đến năm 1992 đã có 7.000 bệnh nhân lao Từ năm 1986 đến 1996 số bệnh nhân lao ở Thụy Sỹ tăng 33,3%; bệnh nhân lao ở Đan Mạch tăng 30,7%

Châu Phi là khu vực có số bệnh lao tăng cao: tại Tanzania số bệnh nhân lao năm 1994 so với năm 1990 tăng thêm 86%; Ở Zambia số bệnh nhân lao 8.246/ năm 1985 tăng lên 33.078/ năm 1994

Trang 14

Bệnh lao cũng phát triển mạnh tại khu vực Tây Thái Bình Dương (trong

đó có 4 nước mắc lao cao là: Trung Quốc, Philippine, Việt Nam, Campuchia)

Số bệnh nhân lao được phát hiện năm 1994 là 46,3/100.000 dân, năm 1996 tăng lên 58/100.000 dân và vào năm 2001 tăng lên 85/100.000 dân

Tháng 4 năm 1993 TCYTTG đã báo động sự quay lại của bệnh lao và tuyên bố phòng chống lao là một vấn đề khẩn cấp của các quốc gia trên toàn cầu

Mặc dù vi trùng lao đã được phát hiện từ rất lâu (1882) và đã có thuốc kháng lao từ năm 1944 cùng với sự cố gắng của công tác chống lao nhưng công tác này chưa được thành công theo ý muốn đặc biệt gần đây bệnh lao bùng phát trở lại và cùng với đại dịch HIV/AIDS trở thành một trong những căn nguyên gây mắc và tử vong chủ yếu tại các nước đang phát triển.[4], [49]

Hiện nay trên thế giới có khoảng 2,2 tỷ người đã nhiễm lao (chiếm 1/3 dân số thế giới) Theo số liệu công bố của tổ chức y tế thế giới (TCYTTG, 2004), ước tính trong năm 2003 có thêm khoảng 9 triệu người mắc lao nữa và hơn 3 triệu người chết do lao Bệnh lao là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các bệnh nhiễm trùng chỉ do 1 loại vi khuẩn gây ra Khoảng 95% số bệnh nhân lao và 98% số người chết do lao ở các nước có thu nhập vừa và thấp, 75% bệnh nhân lao cả nam và nữ ở độ tuổi lao động trong đó có khoảng 80% số bệnh nhân lao toàn cầu thuộc 22 nước có gánh nặng lao cao

Hiện nay tỷ lệ điều trị trên toàn cầu đạt 82%, nhưng tỷ lệ p hát hiện chỉ đạt 37% số bệnh nhân ước tính Như vậy còn rất nhiều bệnh nhân lao không được chữa trị tiếp tục lây lan cho cộng đồng và theo ước tính của TCYTTG mỗi năm có thêm 1% dân số thế giới bị nhiễm lao (65 triệu người)

Hơn 33% số bệnh nhân lao toàn cầu tại khu vực Đông Nam Châu Á Dưới đây là ước tính tỷ lệ mắc và tử vong do lao ở các khu vực (Tổ Chức Y

Tế Thế Giới, năm 2004)

Trang 15

Bảng 1.1: Ước tính tỷ lệ bệnh nhân mắc lao mới năm 2002 theo khu vực

Khu vực

Số Bệnh Nhân (nghìn) Tỷ lệ/100.000

Tử vong do lao (bao gồm nhiễm HIV)

Các thể AFB (+) Các thể AFB (+) Các thể AFB (+) Châu Phi 2354 (26%) 1000 350 149 556 83

Trang 16

Lao ngoài phổi ít gặp hơn, thường biểu hiện ở màng phổi, hạch, cột

sống, xương, khớp, đường tiết niệu, sinh dục, hệ thống thần kinh hoặc ổ bụng Bất kỳ một bộ phận nào trong cơ thể cũng có thể bị mắc lao

Do tính chất lây truyền của bệnh lao phổi, nên Chương trình chống lao

ưu tiên nguồn lực để phát hiện và quản lý điều trị những bệnh nhân lao p hổi

có khạc ra vi trùng trong đờm và là nguồn lây cơ bản trong cộng đồng

1.2.2 Các triệu chứng chính của bệnh lao p hổi [4]

Triệu chứng thường gặp của bệnh lao phổi là [41]

Ho khạc kéo dài trên 2 tuần, mỗi khi bệnh nhân đến khám ở các cơ sở y

tế với triệu chứng này cần coi đó là “người nghi lao”, đôi khi bệnh nhân có

1.2.3 Các đối tượng dễ mắc lao [13]

Bệnh lao dễ biễu hiện ở những đối tượng sau [41]

Những người sống chung với bệnh nhân lao phổi có vi trùng trong

đờm, đặc biệt ở trẻ em và thanh niên

Những người nhiễm HIV/AIDS

Những người có hình ảnh bất thường nghi lao trên X quang phổi

Người suy dinh dưỡng, mắc các bệnh mãn tính, loét dạ dày, đái tháo đường

Trang 17

Những người nghiện, tiếp xúc với các chất độc

Người dùng các thuốc giảm miễn dịch kéo dài: Corticoit

Người vô gia cư

Người quản giáo, tội phạm sống trong trại giam

Lao phổi AFB(+):

Đảm bảo một trong các tiêu chuẩn sau:

Tối thiểu có 2 tiêu bản AFB (+) từ 2 mẫu đờm khác nhau

Một tiêu bản đờm AFB (+) và có hình ảnh nghi lao trên XQ phổi Một tiêu bản đờm AFB (+) và nuôi cấy dương tính

Lao phổi AFB (-):

Kết quả xét nghiệm AFB âm tính ít nhất 6 mẫu đờm khác nhau qua 2 lần khám, cách nhau 2 tuần đến 1 tháng và có tổn thương nghi lao trên Xquang phổi được thầy thuốc chuyên khoa tuyến tỉnh vẫn nghĩ đến bệnh lao

Kết quả xét nghiệm đờm AFB âm tính nhưng nuôi cấy dương tính 1.2.5.2 Lao ngoài phổi

(Ví dụ lao màng phổi, hạch, xương - khớp, sinh dục - tiết niệu, lao ruột - phúc mạc, màng não, da và lao ngoài tim)

Trang 18

Bệnh nhân có các dấu hiệu lâm sàng nghi ngờ ở các bộ phận tương ứng

Bệnh nhân có kết quả nuôi cấy dương tính từ bệnh phẩm tổn thương ngoài phổi

Bệnh nhân có kết quả tổ chức học, tế bào học nghi lao và được các thầy thuốc chuyên khoa nghĩ tới bệnh lao

1.2.6 Phân loại theo tiền sử dùng thuốc

Bệnh nhân mới: Bệnh nhân chưa bao giờ dùng thuốc hoặc mới dùng thuốc chống lao dưới 1 tháng

Bệnh nhân tái phát: Bệnh nhân đã được điều trị lao và được thầy thuốc xác định là khỏi bệnh, hay hoàn toàn điều trị nay mắc bệnh trở lại AFB (+)

Thất bại: Bệnh nhân còn vi trùng lao trong đờm từ tháng điều trị thứ 5 trở lên

Điều trị lại sau bỏ trị: Bệnh nhân không dùng thuốc trên 2 tháng trong quá trình điều trị, sau đó quay lại điều trị với AFB (+) trong đờm

Bệnh nhân mạn tính: Bệnh nhân vẫn còn vi trùng lao trong đờm sau khi

đã dùng công thức tái trị có giám sát chặt chẽ việc dùng thuốc

1.2.7 Các xét nghiệm chẩn đoán lao phổi

1.2.7.1 Xét nghiệm nhuộm soi AFB/đàm

Phương pháp nhuộm Ziehl - Zeelsen soi tìm AFB trực tiếp trong đàm vẫn được đánh giá là một phương pháp nhanh nhất (chỉ sau vài chục phút), dễ làm và rẻ tiền nên được sử dụng rộng rãi ở hầu hết các địa phương Nhược điểm của phương pháp này là phải có  5.000 AFB/ml đàm mới cho kết quả dương tính [13]

Mẫu đàm dùng để soi AFB, và cấy tìm vi khuẩn lao, được đựng trong những lọ vô trùng, và nhanh chóng đem đến phòng xét nghiệm và xử lý ngay

Trang 19

Đàm được lấy làm 3 mẫu liên tục vào sáng sớm ngay khi mới ngủ dậy hoặc Bệnh Nhân được lấy 3 mẫu đàm (tại chỗ - buổi sáng - tại chỗ) Bệnh Nhân được hướng dẫn để khạc ra đàm nhớt từ đường hô hấp dưới hoặc cho Bệnh Nhân thở khí dung với nước muối sinh lý ưu trương, sau đó lấy mẫu đàm [4]

Mẫu đàm có chất lượng tốt sẽ làm tăng khả năng phát hiện AFB

Phòng ngừa đọc sai kết quả dương tính: [4]

Chỉ dùng tiêu bản mới, không có vết trầy xước

Sử dụng que phết đàm riêng cho từng bệnh phẩm

Chỉ dùng Carbon Fuchsin đã được lọc và còn hạn sử dụng

Không để Carbon Fuchsin khô trong khi nhuộm Tẩy màu bằng cồn axít

Đảm bảo không có thức ăn hoặc chất xơ trong mẫu đàm (nhắc Bệnh Nhân súc miệng bằng nước thường trước khi khạc đàm để không bị lẫn thức ăn)

Không để vật kín dầu chạm vào tiêu bản

Lau vật kính dầu sau mỗi lần soi tiêu bản (+)

Lọ đàm, tiêu bản và phiếu xét nghiệm phải ghi chính xác

Đối chiếu sổ xét nghiệm chính xác trước khi ghi kết quả

Ghi và báo cáo kết quả chính xác

Phòng ngừa đọc sai kết quả âm tính:

Đảm bảo bệnh phẩm là đàm, không phải nước bọt

Đủ số lượng cần thiết (ít nhất là 2ml)

Chọn mẫu đàm đặc, mũ để làm tiêu bản

Dàn tiêu bản không quà dày, quá mỏng

Cố định tiêu bản đủ thời gian

Trang 20

Nhuộm Fuchsin Carbol đủ 5 phút

Phải đọc đủ 100 vi trường

Lọ đàm, tiêu bản và phiếu xét nghiệm phải ghi chính xác

Đối chiếu sổ xét nghiệm chính xác khi ghi kết quả

Ghi và báo cáo kết quả chính xác

1.3 Gánh nặng của bệnh lao [29]

Mức độ nặng nề của bệnh lao đã ảnh hưởng tới thu nhập quốc dân và chỉ

số phát triển con người của mỗi quốc gia Các nghiên cứu về kinh tế y tế cho thấy mỗi bệnh nhân lao sẽ mất trung bình 3 – 4 tháng lao động, làm mất đi 20% đến 30% thu nhập bình quân của gia đình Những gia đình có người chết sớm vì bệnh lao có thể sẽ mất tới 15 năm thu nhập Bệnh lao đã tác động mạnh tới 70% đối tượng lao động chính của xã hội, làm lực lượng sản xuất bị giảm sút, năng suất lao động giảm, các hoạt động kinh tế và xã hội không tham gia được

Bệnh lao là bệnh của người nghèo, lây lan nhanh trong cộng đồng trong điều kiện sống chật chội, thiếu vệ sinh, không khí và dinh dưỡng kém Trên 95% số bệnh nhân lao, 98% số chết do lao trên toàn cầu thuộc các nước có thu nhập vừa và thấp, 75% số người mắc bệnh lao ở các lứa tu ổi 14 – 15, là lứa tuổi làm ra nhiều của cải nhất trong cuộc đời Bệnh lao là kết quả của nghèo đói và nghèo đói là nguyên nhân làm cho bệnh lao phát triển

1.4 Tình hình bệnh lao ở Việt Nam

Ở Việt Nam, bệnh lao còn phổ biến và ở mức độ trung bình cao, Việt Nam đứng thứ 13 trong 22 nước có số bệnh nhân mắc lao cao trên toàn cầu (Tổ chức Y tế thế giới, 2004) Trong khu vực Tây Thái Bình Dương, Việt Nam đứng thứ 3 sau Trung Quốc và Philippines về số lượng bệnh nhân lao lưu hành cũng như bệnh nhân lao mới xuất hiện hàng năm [4]

Trang 21

Năm 1995, trước những biến động xấu đi của tình hình dịch tễ bệnh lao toàn cầu công tác chống lao bắt đầu phải đối mặt với những thách thức mới là bệnh lao kháng thuốc và Lao/HIV [5] Nhà nước và Bộ Y tế Việt Nam đã quyết định đưa CTCLQG thành một trong những chương trình y tế quốc gia trọng điểm Cùng với sự đầu tư phát triển, các chương trình y tế quốc gia nói chung, Bộ Y tế và Chính phủ đã ưu tiên đầu tư đồng bộ một lượng rất lớn cán

bộ, kinh phí và trang thiết bị cho CTCLQG Ban chỉ đạo CTCLQG và chính quyền địa phương các cấp đã tham gia tích cực triển khai công tác này, cùng với sự hợp tác và giúp đỡ có hiệu quả về tài chính và kỹ thuật của các tổ chức quốc tế

Qua kết quả điều tra về nguy cơ nhiễm lao hàng năm, CTCLQG cùng phối hợp với TCYTTG phân tích và ước tính nguy cơ nhiễm lao hàng năm ở Việt Nam là 1,7% trong đó ước tính nguy cơ nhiễm lao trung bình hàng năm

ở các tỉnh phía Bắc khoảng 1,2% Qua đó, ước tính số bệnh lao các thể cho năm 2004 như sau:

Bảng 1.2: Ước tính tỷ lệ và số lượng bệnh nhân lao ở Việt Nam năm 2004

Nguồn lây lao phối AFB (+) 102/100.000 20.800

Tử vong cao hàng năm 25,1/100.000

Trang 22

Như vậy hàng năm trong cả nước xuất hiện khoảng 154.000 Bệnh Nhân lao các thể, trong đó 69.000 Bệnh Nhân lao hiện mắc tại một thời điểm là 232.000 người và cùng một thời điểm trong cả nước có 81.900 người ho khạc

ra vi khuẩn lao Tỷ lệ chết do lao là khá cao (25,1/100.000 dân) tương ứng với khoảng 20.800 người chết do lao mỗi năm [29]

Ở Việt Nam, 70% bệnh nhân lao trong độ tuổi lao động 14/55 tuổi, theo điều tra của Viện Lao và Bệnh Phổi, tỉ lệ lao trẻ em là khoảng 60-61/100.000 trẻ Ước tính mỗi năm có khoảng 20.000 trường hợp lao trẻ em cần được điều trị

Trường hợp HIV đầu tiên phát hiện ở Việt Nam vào tháng 10/1990 tại thành phố Hồ Chí Minh, đến năm 1998 HIV/AIDS đã lan tràn cả nước, đến tháng 4/2005 có 93.927 người mang HIV

Qua theo dõi ở một số địa phương cho thấy, xu hướng tăng số lượng bệnh nhân lao/HIV hàng năm Từ tháng 12/1992 phát hiện trường hợp Lao/HIV đầu tiên đến 12/1997 có 722 trường hợp Lao/HIV, 61/61 tỉnh thành

có bệnh nhân HIV, 35/61 tỉnh thành có bệnh nhân Lao/HIV; tổng số bệnh nhân lao/HIV trên toàn quốc là 1.564 người đa số là người trẻ, nam giới, nghiện ma tuý (theo CTCLQG và UB phòng chống HIV/AIDS) Số lượng bệnh nhân Lao/HIV tăng sẽ làm tăng gánh nặng và giảm hiệu quả của CTCLQG vì việc chẩn đoán bệnh lao ở người HIV (+) khó khăn hơn Tỷ lệ tử vong trong số bệnh nhân Lao/HIV cao hơn sẽ làm giảm hiệu quả của CTCLQG

Theo số liệu giám sát trọng điểm của Chương trình HIV/AIDS cho thấy:

tỷ lệ HIV (+) trong số bệnh nhân lao năm 2002 trên cả nước khoảng 3,2% Nếu không có đại dịch HIV/AIDS thì chỉ có 5% - 10% số người nhiễm lao trở thành bệnh nhân lao Nếu có nhiễm HIV/AIDS thì 50% số người nhiễm lao

Trang 23

trở thành bệnh nhân lao (Đinh Ngọc Sỹ và cộng sự ) Tỷ lệ điều trị khỏi bệnh lao AFB (+) là 98%, điều trị khỏi bệnh nhân lao (nhiễm HIV) chỉ là 50% Lao

và HIV là đôi bạn song hành, là sự phối hợp cực kỳ nguy hiểm, chúng tác động phá hủy hệ thống miễn dịch của cơ thể theo cấp số nhân Bệnh lao được xác định là nhiễm trùng cơ hội, biến chứng nguy hiểm nhất ở bệnh nhân HIV/AIDS TCYTTG cũng dự báo rằng: nếu thế giới thất bại trong việc ngăn chặn đại dịch lao và HIV thì tình hình sức khỏe toàn cầu sẽ trở nên tồi tệ ở thế

Bảng 1.3: Tỷ lệ triển khai hóa trị liệu ngắn ngày qua các năm (2001 -

2002 - 2003) theo địa phương và dân số

Năm

Huyện (%) Xã (%) Dân số (%) CTCL DOTS CTCL DOTS CTCL DOTS

Trang 24

Đến năm 2003 cả nước đã triển khai bảo vệ hoá trị liệu ngắn ngày đạt 100% huyện, 100% xã và 100% dân số

Từ năm 2001-2003, CTCLQG đã triển khai rộng rãi mạng lưới chống lao trong cả nước Nhiều cơ sở phòng khám đa khoa đã tham gia công tác khám phát hiện, số lượng bệnh nhân phát hiện trong 3 năm từ 2001-2003 là 279.828 bệnh nhân lao các thể Trong đó có 166.383 bệnh nhân lao phổi AFB (+) mới (chiếm tỷ lệ 65%), 95.172 lao phổi AFB (-) và lao ngoài phổi chiếm 34%

Bảng 1.4: Kết quả phát hiện và thu nhận bệnh nhân lao

giai đoạn 1996-2000 và 2001-2003:

Giai đoạn

Lao phổi AFB (+) Lao phổi

AFB (-) và LNP

Tổng cộng Mới TP, TB, ĐTL

tỷ lệ bệnh nhân lao phổi AFB(+) và bệnh nhân lao phổi AFB(+) mới trên tổng

Trang 25

số bệnh nhân phát hiện giảm, tương ứng với tăng tỷ lệ % của lao phổi âm tính

và lao ngoài phổi trên tổng số bệnh nhân phát hiện

Bảng 1.5: Kết quả phát hiện và thu nhận bệnh nhân lao

từ năm 2004 đến 2009 [29]

Năm AFB (+)

mới

TP,TB (+) khác

Số liệu phát hiện của CTCL cho thấy tổng số bệnh nhân phát hiện duy trì

ở mức > 98.000 bệnh nhân trong năm 2007; 2008 và ước tính cả năm 2009

Trang 26

Tuy nhiên, số bệnh nhân AFB (+) giảm và số bệnh lao phổi AFB âm tính và lao ngoài phổi tăng dần theo từng năm trong thời gian này

Ngược lại với tỷ lệ lao phổi AFB (+) mới, tỷ lệ lao p hổi âm tính và lao ngoài phổi tăng dần từ 33.7% năm 2004 đến 39.3%, 9 tháng đầu năm 2009

1.5 Các nghiên cứu có liên quan

Nghiên cứu về chẩn đoán muộn bệnh lao ở Việt Nam, Nguyễn Việt Cồ

và Trần Hà 1996 [16] điều tra tình hình phát hiện lao phổi AFB (+) tại 8 trung tâm lao trong năm 1993 tổng số bệnh nhân là 1.496 người cho thấy thời gian chẩn đoán muộn do bệnh nhân là 5,7 tháng; do thầy thuốc là 2 tháng, do cả bệnh nhân và thầy thuốc là 7,7 tháng

Theo Đỗ Châu Giang và Lê Bá Tung (1996) [24] theo dõi và p hát hiện chẩn đoán bệnh nhân lao năm 1994 tại TP Hồ Chí Minh: 1.040 bệnh nhân trong đó có 630 bệnh nhân nội thành và 410 bệnh nhân ngoại thành Kết quả cho thấy nhóm lao AFB (+) nội thành 50% chậm do bệnh nhân dưới 20 ngày, ngoại thành 50% chậm 6 tháng chẩn đoán muộn do thầy thuốc 50% ở nội thành trên 2 tháng, ngoại thành chỉ có 255 muộn từ 2 tháng trở lên

Vấn Đề phát hiện bệnh sớm và tuân thủ nguyên tắc điều trị của bệnh nhân lao phụ thuộc rất nhiều vào hiểu biết của người bệnh Crofton J và Cộng

sự (1992) [59] cho rằng hiểu biết về bệnh lao khác nhau rất nhiều tùy từng quốc gia và khu vực, tùy nền học vấn, và tùy từng nhóm dân trong một vùng Bởi vậy công tác giáo dục tuyên truyền phòng chống bệnh lao là hết sức cần thiết

Theo Wang J.S và Cộng sự (1995) theo dõi số bệnh nhân có triệu chứng nghi lao trên lâm sàng được gửi tới trung tâm xét nghiệm của các địa p hương

ở Tianjin (Trung Quốc) rất khác nhau Năm 1990 tăng cường cô ng tác giáo dục, tuyên truyền kiến thức bệnh lao cho toàn dân ở khu vực này, đồng thời tập huấn cho 2.627 cán bộ y tế về CTCL Kết quả cho thấy trong năm 1992 số

Trang 27

bệnh nhân lao phổi AFB (+) tăng lên 21,8% so với năm 1989 và thời gian chẩn đoán muộn giảm từ 60 ngày (1989) xuống 26,8 ngày (1993)

Ở Hàn Quốc và Nepan cũng có nghiên cứu tương tự, thấy số người có triệu chứng ho khạc đến khám tăng lên, số bệnh nhân lao phổi cũng tăng lên Các tác giả cho rằng giáo dục truyền thông kiến thức về bệnh lao cho toàn dân

là mấu chốt để phát hiện sớm bệnh lao

Ở Mỹ, Marinac J.S (1998) điều tra hiểu biết bệnh lao của 505 người thuộc nhóm nguy cơ cao sống trong thành p hố, trong đó 97% là người Mỹ gốc Phi: Thấy rằng 55% trả lời đúng nguyên nhân gây bệnh, 57% nói đúng về đường lây truyền, 89% trả lời đúng triệu chứng, 49% trả lời đúng điều trị Tác giả kết luận: Kiến thức thiếu hụt chủ yếu về nguyên nhân gây bệnh, đường lây truyền và điều trị bệnh lao

Ở Việt Nam, Nguyễn Sơn Triều và Trần Quốc Lộ (1996) [45] tìm hiểu kiến thức bệnh lao của cán bộ y tế cơ sở (xã, phường) tỉnh Quảng Ninh thấy 90% quan niệm đúng bệnh lao là bệnh lây, biết nguyên nhân gây bệnh và nguồn lây chủ yếu Ngược lại, Nguyễn Việt Cồ và Hà Văn Thư (1996) [17] cho biết kiến thức bệnh lao của cán bộ thôn bản huyện Kompa tỉnh Gia Lai còn rất hạn chế, chỉ 23,81% biết về triệu chứng bệnh lao, 21,43% biết về nguyên nhân gây bệnh lao, thành kiến về bệnh lao còn nặng nề: 80,1% sợ bệnh lao, 59% không dám nói chuyện với bệnh nhân lao Phương Thị Ngọc (1997) [33] điều tra hiểu biết về bệnh lao trên 210 người dân xã Trung Châu, Đan Phượng, Hà Tây thấy rằng: 82,6% quan niệm đúng bệnh lao là bệnh lây truyền, 17,4% vẫn còn cho rằng bệnh lao là bệnh di truyền, 24,5% cho rằng bệnh lao không chữa được Hoàng Hà và Đàm Khải Hoàn (2001) [26] điều tra KAP với cỡ mẫu 300 người dân ở Tân Thịnh và Linh Sơn tỉnh Thái Nguyên thì tỷ lệ nhận thức trung bình và yếu còn cao, chiếm 80% Nguyễn Thị Thu

Trang 28

Dung (2000) [20] mô tả thực trạng phát hiện bệnh lao bằng hai phương p háp phát hiện chủ động tại huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên thì mức độ hiểu biết

về bệnh lao ở những người đi khám phát hiện chủ động là 47,7%

Huỳnh Bá Hiếu và Cộng sự (2001) [27] điều tra kiến thức thái độ cư xử của bệnh nhân lao tại Thừa Thiên - Huế với cỡ mẫu là 300 cho biết 41% số người được hỏi biết được nguyên nhân gây ra bệnh lao là do vi trùng, 56,3%

số người được hỏi biết bệnh lao lây truyền do tiếp xúc với người mắc lao, 47,7% biết phát hiện bệnh lao bằng xét nghiệm đờm

Nguyễn Văn Tiêm và cộng sự (1988 – 1989) thử thăm dò kiến thức bệnh lao tại Hà Tây, trên các đối tượng là cán bộ chính quyền, tổ chức xã hội huyện, xã cho biết 61,8% số người được hỏi biết bệnh lao lây qua đường hô hấp, 61,4% biết triệu chứng bệnh lao là ho kéo dài

Hứa Đình Trọng và cộng sự (1999 ) [46] tìm hiểu kiến thức về bệnh lao của các đối tượng đến khám tại phòng khám lao bệnh viện Thái Nguyên cho biết 36,2% số người đến khám cho rằng bệnh lao là bệnh lây truyền

Phạm Quang Tuệ và cộng sự (1998) [50] phỏng vấn 399 người ở 5 xã thuộc 3 tỉnh miền núi: Hà Giang, Gia Lai, Kom Tum chỉ có 185 người (46,3%) trả lời có nghe nói về bệnh lao qua đài phát thanh, tivi nhưng sự hiểu biết của họ cũng rất khác nhau

Sự hiểu biết về nguyên nhân, triệu chứng, đường lây bệnh: chỉ có 11 người (5,9%) biết nguyên nhân gây bệnh lao, 16 người (7,6%) biết đường lây của bệnh lao 185 người (100%) biết bệnh lao có ho, nhưng chỉ có 30 người biết thêm 1 triệu chứng khác ngoài ho

Sự hiểu biết về cách phòng và chữa: 21 người (11,4%) biết phòng bệnh lao cho trẻ bằng tiêm chủng; 67 người (32,2%) cho rằng bệnh lao p hải

Trang 29

sống cách ly; 105 người (56,8%) cho rằng bệnh lao có thể chữa khỏi, không

có người nào biết thời gian chính xác cần thiết để chữa bệnh lao là bao lâu

Thái độ của người dân đối với bệnh lao: 33 người (17,5%) sẽ giấu bệnh vì ngại người khác biết mình mắc lao; 51 người (27,8%) không muốn tiếp xúc với người mắc bệnh lao

Bùi Đức Dương và cộng sự (2003) [23] điều tra về hiểu biết của người dân sống ở 5 tỉnh đại diện 5 khu vực trên toàn quốc Kết quả điều tra cho thấy 87,1% đã từng biết là có bệnh lao, 65% biết bệnh lao do vi trùng lao gây nên, 83% biết bệnh lao là bệnh lây và 71,9% biết bệnh lao lây qua đường hô hấp

Ho kéo dài, ho ra máu, sốt về chiều và sút cân là dấu hiệu được nhiều đối tượng điều tra biết (lần lượt 77%; 53,7%; 43,6%; 41,4%) Có 80,6% số người được hỏi biết bệnh lao chữa khỏi được, nhưng có tới 41% số người được hỏi không biết chữa trong bao lâu, 81% số người được hỏi cho biết bệnh lao có thể phòng được, nhưng chỉ có 32,3% cho rằng phải đi khám sớm và tiêm chủng BCG là 46,8%

Về thái độ của người được hỏi với người bệnh lao cho thấy số người thông cảm, coi bệnh lao là bình thường và số người sợ bệnh lao, xa lánh, không dám nói chuyện với bệnh nhân lao là tương đương nhau (khoảng hơn 40%) Những lựa chọn chủ yếu của người dân khi nghĩ là mình bị bệnh lao (lần lượt là 39,8%; 34,8%, 20,8%) đến trạm y tế xã, trạm chống lao tỉnh, bệnh viện tỉnh, huyện để khám

Có đến 80,8% số người được hỏi đã từng được tiếp cận thông tin về bệnh lao qua một hoặc nhiều kênh truyền thông khác nhau, trong đó kênh truyền hình được nhiều người tiếp cận nhiều nhất (60,7%), sau đó là đài p hát thanh (41,3%), qua CBYT (33,7%)

Trang 30

Tính đến thời điểm nghiên cứu chúng tôi chưa tìm thấy một nghiên cứu nào có liên quan đến khả năng hoà nhập cộng đồng của bệnh nhân mắc lao mới

1.6 Thông tin chung về địa bàn nghiên cứu

1.6.1 Tình hình Kinh tế – Văn hóa – Xã hội [51]

Theo báo cáo của cục thống kê 2005 tỉnh Đồng Tháp là một trong những tỉnh nghèo thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long, tỉnh có đất rộng người đông Diện tích: 3.238 km2, dân số 1.654.680 người, trong đó nam chiếm 807.525

và nữ chiếm 847.155, mật độ dân số 490 người/km2 Dân số ở thành thị chiếm 285.606, sống vùng nông thôn chiếm 1.369.374

Tỉnh có 50 km đường biên giới giáp với Campuchia Về địa thế phía bắc giáp với Campuchia, phía Tây giáp với An Giang, phía Đông giáp tỉnh Long

An, Tiền Giang, phía Nam giáp Vĩnh Long Tỉnh bao gồm 1 thành p h ố, 2 thị

xã và 9 huyện với 144 xã phường, trong đó có 1 thị xã và 2 huyện đầu nguồn sông Cửu Long là Thị xã Hồng Ngự, Huyện Hồng Ngự và Tân Hồng, nơi mà hàng năm nước lũ tràn về và cũng chính vào mùa này (mùa lũ) tỉnh phải gánh chịu hậu quả nặng nề nhất bởi đa số người dân chủ yếu sống bằng nghề nông

và ngư nghiệp

Đặc điểm của khu vực sông nước miền đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh Đồng Tháp nói riêng với hệ thống sông ngòi chằng chịt, mạng lưới giao thông đường bộ chưa tốt, người dân nông thôn đi lại chủ yếu bằng đường thủy, vì vậy việc đi lại khó khăn, chậm trễ đặc biệt là mùa nước nổi

Do đó địa bàn tỉnh được chia thành 2 vùng thị tứ và vùng sâu - vùng xa

Là một trong những tỉnh có tỉ lệ hộ nghèo cao 4,12%, trình độ dân trí thấp, còn nhiều phong tục tập quán lạc hậu Có tỉ lệ người mắc bệnh lao cao 3%, tỉ lệ nhiễm HIV 0,2% đứng hàng thứ 10 trong 61 tỉnh thành

Trang 31

Hệ thống điều trị gồm: 01 bệnh viện đa khoa tỉnh, 03 bệnh viện khu vực là bệnh viện khu vực Hồng Ngự (Hồng Ngự là thị xã nằm giáp biên giới Campuchia), Bệnh viện khu vực Tháp Mười (giáp tỉnh Tiền Giang), bệnh viện thị xã Sa Đéc nằm bờ Nam sông Tiền và 08 bệnh viện huyện

1.6.3 Mạng lưới phòng chống lao

Phòng khám lao Tỉnh và 03 khoa lao bệnh viện Các khoa lao này ngoài nhiệm vụ đảm bảo công tác điều trị những bệnh nặng còn có nhiệm vụ p hát hiện, hội chẩn và hỗ trợ hoạt động cho Chương Trình Chống Lao Quốc Gia

Do những đặc điểm về địa lý, kinh tế, trình độ dân trí như trên cho nên ý thức về bảo vệ sức khỏe cho chính mình và gia đình nói riêng, cho cộng đồng nói chung của người dân, nhất là người dân ở vùng sâu, vùng xa không cao nên chỉ số mắc lao ở Đồng Tháp vẫn tăng, năm 1989 là 1,8%, 1 995 là 2,9%

và hiện nay khoảng 3% cho thấy rằng mặc dù có sự nỗ lực của ngành y tế để ngăn chặn sự phát triển của bệnh lao nhưng tình hình bệnh lao ở Đồng Tháp vẫn còn là vấn đề trầm trọng

Trang 32

Bảng 1.6: Kết quả thu dung bệnh nhân lao từ năm 2005 – 2010

Stt

AFB(+)

AFB(-) LNP TC Mới TP TB ĐT Lại

Tác động của công tác GDTT sẽ làm chuyển biến được nhận thức, thái

độ và những quan niệm chưa đúng về bệnh lao của người dân để thực hiện những hành vi có lợi cho sức khỏe của họ và cộng đồng

Bệnh lao là một bệnh nhiễm trùng, không phải là bệnh di truyền - bệnh lao do vi khuẩn lao gây nên

Trang 33

Bệnh lao là một bệnh lây, nguồn lây chính là bệnh nhân lao phổi có AFB (+) trong đờm được phát hiện bằng phương pháp nhuộm soi trực tiếp Đường lây chính là đường hô hấp do người lành hít phải những giọt nước bọt (3000 giọt/lần ho) do người bệnh ho khạc hay hắt hơi có chứa vi khuẩn lao

Bệnh lao có quá trình diễn biến qua hai giai đoạn: Giai đoạn nhiễm lao

và giai đoạn bệnh (lao sau sơ nhiễm) Chỉ có khoảng 1/10 số nhiễm lao chuyển thành lao bệnh

Bệnh lao có thể phòng và có kết quả tốt: Phương pháp phòng bệnh là tiêm vacxin BCG cho trẻ sơ sinh và trẻ dưới một tuổi Hiện nay tất cả các thể lao được phát hiện sớm đều có thể điều trị khỏi

Nội dung của TTGDSK về bệnh lao: Nội dung chủ yếu của giáo dục sức khỏe về bệnh lao giúp cho người dân hiểu được cơ bản, nguyên nhân gây bệnh lao, các triệu chứng chủ yếu của bệnh, cách phòng và chữa bệnh lao Cụ thể là giải thích và giúp cho mọi người hiểu được những thông tin chính sau:

Nguyên nhân: Bệnh lao do vi khuẩn gây ra, là bệnh lây và rất dễ lây truyền qua đường hô hấp do hít phải nước bọt của người bệnh ho, khạc bắn ra, phải giúp họ hiểu không được khạc nhổ bừa bãi, khi ho, hắt hơi cần lấ y tay che miệng, khi nói chuyện phải đeo khẩu trang Mọi người đều có thể bị mắc lao Một bệnh nhân lao phổi AFB (+) sau một năm có thể làm nhiễm lao cho 10-15 người khác, trong đó có một người trở thành bệnh nhân lao Nguồn lây chính là những bệnh nhân lao phổi xét nghiệm đờm trực tiếp AFB (+)

Triệu chứng của bệnh lao: Ho kéo dài trên 2 tuần, có thể ho ra máu, đau tức ngực, gầy sút cân, ra mồ hôi trộm

Trang 34

Nguyên tắc căn bản trong điều trị lao [36]

Phối hợp thuốc: Phải phối hợp trong thời gian tấn công 3 loại thuốc kháng lao chính để tránh hiện tượng chọn lọc dòng vi trùng kháng thuốc

Đúng liều lượng: Liều lượng thuốc phải đủ để diệt hoàn toàn vi trùng lao

Thời gian: Hiện nay thời gian tối thiểu là 8 tháng, gồm 2 tháng tấn công và 6 tháng củng cố Thời gian này thay đổi tùy theo phác đồ điều trị Nếu có Rifampine thì thời gian ngắn nhất hiện nay là 6 tháng

Dùng thuốc phải liên tục: Trong thời gian tấn công thuốc p hải dùng mỗi ngày, trong thời gian củng cố có thể dùng cách khoảng 2 lần trong tuần hay liên tục

1.7 Những mục tiêu điều trị của Chương trình chống lao Quốc gia

Tất cả các thể lao nói chung và lao phổi nói riêng đều phải điều trị dù có biểu hiện lâm sàng, X-quang có hang, đàm có BK hay không

Phải điều trị sớm: Trước khi tổn thương lan rộng, tránh cho bệnh nhân những biến chứng và sớm dập tắt nguồn lây

Điều trị phải dựa vào chẩn đoán chính xác: Nhất là dựa vào vi trùng học, nếu không phải có các yếu tố thuyết phục (lâm sàng, IDR, diễn tiến của bệnh …) Trong một số ít trường hợp, nếu còn nghi ngờ thì có thể “điều trị thử” Có tác giả khuyên nên chữa như lao trong vài 3 tuần để có điều kiện theo dõi diễn tiến của BK trong đàm, hoặc nếu phân vân giữa lao và viêm phổi thì điều trị thử bằng kháng sinh trước

Phải khám xét kỹ trước khi điều trị: Trừ một số trường hợp cấp tính, còn lại nên điều tra đầy đủ trước khi bắt tay điều trị

Trang 35

Điều trị bao giờ cũng phối hợp ít nhất 3 loại thuốc chống lao: Trong giai đoạn đầu và liên tục trong một thời gian quy định cho từng công thức Trường hợp bệnh nhân bị tai biến do một loại thuốc nào đó thì thay bằng thuốc khác Nếu không có bắt buộc phải giảm liều hoặc giải mẫn cảm đối với trường hợp

bị dị ứng do thuốc

Cách phòng bệnh lao tốt nhất là: Quản lý nguồn lây, điều trị khỏi những người được chuẩn đoán xác định là lao, phòng lao cho trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 1 tuổi bằng tiêm phòng BCG; giải thích cho bệnh nhân biết giữ gìn vệ sinh chung, khạc đờm vào ca riêng và hàng ngày đổ vào nơi quy định, cọ rửa

ca sạch sẽ trong thời gian điều trị tấn công [12]

Nhằm chuyển biến những nhận thức, thái độ và những quan niệm chưa đúng về bệnh lao của người dân để đạt được hành vi có lợi cho sức khỏe cá nhân và cộng đồng Khi bệnh nhân và người dân hiểu được về cách phòng và chữa bệnh lao họ sẽ có những thay đổi hành vi cụ thể như nếp sống vệ sinh sạch sẽ thoáng mát, ăn ngủ phù hợp với điều kiện của từng cá nhân và giúp nâng cao sức khỏe, để có thể phòng được bệnh lao, để có thể đạt nguyện vọng điều trị khỏi bệnh lao khi đã mắc bệnh và không làm lây bệnh cho người xung quanh Ngoài ra người dân sau khi được giáo dục sức khỏe sẽ là tuyên truyền viên tự giác, lặp lại truyền thông GDSK với người thân, cộng đồng và đồng nghiệp về bệnh lao…

Bệnh lao trước đây thuộc một trong tứ chứng nan y; ngày nay chúng ta

đã có vacxin phòng lao Từ thực tế này, vấn đề cần thiết đặt ra là phải xem xét lại công tác phòng chống bệnh lao và HIV/AIDS

Muốn phòng chống lao tốt thì việc phát hiện sớm bệnh nhân lao và điều trị bệnh nhân lao kịp thời đóng vai trò hết sức quan trọng Mục tiêu phát hiện của CTCLQG là phát hiện nguồn lây chính, nguyên nhân lan tràn của bệnh

Trang 36

lao Theo khuyến cáo của TCYTTG 1999: phát hiện 70% số bệnh nhân AFB (+) bằng phương pháp nhuộm đờm Ziehl – Zelsen soi kính hiển vi trực tiếp (được coi là tiêu chuẩn vàng để lượng giá công tác chống lao một cách chính xác nhất so với bất kì một test nào khác) [12] Ở Việt Nam trong năm 2000 cố gắng duy trì tỷ lệ phát hiện là 72 AFB(+)/100.000 dân Việc phát hiện này được kết hợp với chiến lược DOTS Đây là biện pháp tốt nhất để “ngăn ch ặn bệnh lao tận gốc”

Tính đến nay, trên địa bàn Tỉnh đã có một vài nghiên cứu có liên quan đến bệnh lao, nhưng chỉ dừng lại ở mức độ xác định tỷ lệ mắc lao mới, xác định kiến thức và hành vi chung của người dân về bệnh lao, chưa có một nghiên cứu nào nói về sự kỳ thị và khả năng hòa nhập cộng đồng của bệnh nhân lao

Trang 37

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Tất cả bệnh nhân mắc lao mới từ 15 tuổi trở lên đến lãnh thuốc điều trị lao (sau giai đoạn tấn công) tại các tổ lao huyện, thị xã, thành phố

2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn

Có đủ năng lực trả lời các câu hỏi điều tra

Đồng ý tham gia với nghiên cứu (ký vào giấy đồng ý tham gia nghiên cứu)

Đối tượng phải có hộ khẩu thường trú tại Tỉnh Đồng Tháp

Là người mắc lao AFB (+) mới được chẩn đoán xác định trong thời điểm nghiên cứu

Tiêu chuẩn chẩn đoán xác định lao phổi AFB (+) mới theo tiêu chuẩn của Bộ Y Tế

Có triệu chứng lâm sàng gợi ý đến lao

Có bất thường trên X-quang phổi gợi ý đến nguyên nhân do trực khuẩn lao

 1 mẫu đàm có AFB dương tính

Chưa điều trị bằng thuốc kháng lao hoặc chỉ mới điều trị dưới 1 tháng Xét nghiệm nhuộm soi AFB/đàm:

Phương pháp nhuộm Ziehl-Neelsen soi tìm AFB trực tiếp trong đàm vẫn được đánh giá là một phương pháp nhanh nhất (chỉ sau vài chục phút), dễ làm và rẻ tiền nên được sử dụng rộng rãi ở hầu hết các địa phương

Trang 38

Nhược điểm của phương pháp này là phải có  5.000 AFB/ml đàm mới cho kết quả dương tính [13]

Mẫu đàm dùng để soi AFB, và cấy tìm VK lao, được đựng trong những lọ vô trùng, và nhanh chóng đem đến phòng xét nghiệm và xử lý ngay

Đàm được lấy làm 3 mẫu liên tục vào sáng sớm ngay khi mới ngủ dậy hoặc Bệnh Nhân được lấy 3 mẫu đàm (tại chỗ - buổi sáng - tại chỗ) [4] Bệnh Nhân được hướng dẫn để khạc ra đàm nhớt từ đường hô hấp dưới hoặc cho Bệnh Nhân thở khí dung với nước muối sinh lý ưu trương, sau đó lấy mẫu đàm

Mẫu đàm có chất lượng tốt sẽ làm tăng khả năng phát hiện AFB

Cách lấy đàm làm xét nghiệm:

Bệnh Nhân hít sâu 2 - 3 lần, sau đó, ho khạc sâu từ trong lồng ngực

Mở lọ đàm, đưa lại gần miệng và nhổ đàm vào lọ Không lấy nước bọt hoặc nước mũi Đóng nắp lọ lại một cách chắc chắn Chất lượng mẫu đàm tốt là: đặc, khạc sâu từ trong phổi; nhày mũ; đủ số lượng (ít nhất là 2ml)

Bảo quản và vận chuyển đàm:

Để ở nơi mát cho đến khi chuyển đi (tốt nhất là để ngăn mát tủ lạnh) Tránh nhiệt độ cao và ánh sáng mặt trời Chuyển đến phòng xét nghiệm trong vòng 1 tuần nhưng tốt nhất là chuyển ngay trong ngày

Làm tiêu bản đàm:

Ghi số xét nghiệm vào bên trái lam kính, đảm bảo số tên mỗi tiêu bản tương ứng với số ghi trên thành lọ đàm

Các bước tiến hành [4]:

Bước 1: Dàn tiêu bản: dùng que phết đàm lấy p hần mũ vàng đặt lên

giữa lam kính, dàn đàm trải ra trên lam đều đặn, mịn theo đường xoáy ốc liên tục từ trong ra ngoài với kích thước 1 x 2 cm

Trang 39

Một tiêu bản đạt tiêu chuẩn: Được dàn từ phần đàm nhày mũ Dàn đều đặn, liên tục, mịn Vết dàn cân đối ở giữa lam Kích thước 1 x 2 cm Độ dày vừa phải

Bước 2: Để tiêu bản khô tự nhiên: trong 15–30 phút Không dùng lửa

để làm khô

Bước 3: Cố định tiêu bản: đưa tiêu bản nhanh qua phía trên ngọn lửa đèn cồn 3 - 5 lần, mỗi lần 3 - 4 giây, mặt có bệnh phẩm quay lên trên

Bước 4: Nhuộm tiêu bản bằng Carbon Fuchsin 0,3%: xếp tiêu bản thứ

tự lên giá nhuộm cách nhau 0,5 cm Mỗi lần nhuộm không quá 12 tiêu bản Nhỏ Fuchsin phủ kín toàn bộ mặt tiêu bản Không để Carbon Fuchsin trên tiêu bản quá lâu (khoảng 5 phút là vừa đủ)

Bước 5: Hơ nóng tiêu bản đã nhỏ Carbon Fuchsin: từ p hía dưới cho tới lúc Fuchsin bắt đầu bốc hơi khoảng 5 phút (không để ngọn lửa lâu dưới tiêu bản, không để Fuchsin sôi)

Bước 6: Rửa tiêu bản: nhẹ nhàng dưới vòi nước máy để loại bỏ Fuchsin thừa Nghiêng tiêu bản để cho chảy hết nước Lúc này tiêu bản có màu hồng

Bước 7: Tẩy màu tiêu bản đã nhuộm: nhỏ dung dịch HCL 3% (hoặc H2SO4 25%) lên tiêu bản để 3 phút Màu hồng phải hoàn toàn mất đi trên bề mặt tiêu bản

Bước 8: Nhẹ nhàng rửa hết phần nhuộm HCL 3% dưới vòi nước để đảm bảo vết đàm ở tiêu bản không bị trôi đi Nếu tiêu bản còn màu hồng, tiến hành tẩy màu lần 2 (1 - 3 phút) sau đó rửa lại như trên Nghiêng tiêu bản để nước chảy ra hết

Bước 9: Nhuộm nền bằng xanh Methylen 0,3%: nhỏ xanh Methylen 0,3% phủ kín bề mặt lam kính Để khô trong 1 phút

Trang 40

Bước 10: Rửa tiêu bản: rửa nhẹ nhàng bằng vòi nước Nghiêng tiêu bản cho nước chảy hết và để khô ngoài không khí Không làm khô lam bằng giấy thấm

Cách đọc và nhận định kết quả [4]:

Soi ít nhất 100 vi trường (cần ít nhất là 5 phút)

Bắt đầu đọc từ phần giữa đầu trái tiêu bản qua phải, chuyển dòng khác

từ phải qua trái

VK lao có hình que, thanh mảnh, hơi cong, bắt màu đỏ đứng riêng biệt hay xếp đôi hoặc từng đám dễ nhận biết trên nền xanh

Đếm số lượng AFB và ghi kết quả Kết quả (+) tính phải ghi bằng mực đỏ

Kết quả soi đàm trực tiếp tìm AFB

Kết quả soi Kết quả đọc Phân loại

>10 AFB / 1 vi trường dương tính +++

1 - 10 AFB / vi trường dương tính ++

10 - 99 AFB / 100 vi trường dương tính +

4 - 9 AFB / 100 vi trường dương tính Ghi số VK cụ thể

1 - 3 AFB / 100 vi trường âm tính Xin thử lại

Phòng ngừa đọc sai kết quả dương tính [4]:

Chỉ dùng tiêu bản mới, không có vết trầy xước

Sử dụng que phết đàm riêng cho từng bệnh phẩm

Ngày đăng: 22/08/2023, 18:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w